Xu hướng ODA thế giới _ Tiểu luận

October 1, 2017 | Author: Ha Anh Nguyen | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Download Xu hướng ODA thế giới _ Tiểu luận...

Description

LỜI MỞ ĐẦU Đối với các nước đang phát triển, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, viện trợ ODA ra đời nhằm giúp các nước nghèo giải quyết tình trạng thiếu vốn. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành khác. Trên thực tế vai trò của ODA hết sức quan trọng. Có thể minh chứng điều đó qua thực tế ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ mà EU đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, trở về thời thịnh vượng như trước chiến tranh, thậm chí còn phát triển hơn trước. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai nước nhận được nhiều viện trợ của Mỹ. Kết quả sau một thời gian nhất định, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế sau Mỹ; còn Hàn Quốc cũng vươn lên thuộc nhóm các nước công nghiệp mới – NICs. Trong quá trình đổi mới, tình trạng thiếu vốn cho phát triển đã được giải quyết một phần đáng kể khi Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA từ năm 1993. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng: trung bình đóng góp 11% tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội, trong giai đoạn 2006-2010. Các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan nhờ vào nguồn vốn ODA và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này đã tạo ra một nền kinh tế phát triển cao và ngày nay bắt đầu trở thành nước cung cấp viện trợ cho các nước khác. Ngoài ra, viện trợ ODA cũng đóng góp một phần tỷ lệ đáng kể vào tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển, bình quân 1-2%/năm. Như vậy, có thể thấy viện trợ ODA sẽ giúp giải quyết phần nào “cơn khát vốn” này và mang lại luồng sinh khí mới cho các nước đang phát triển và sẽ làm “thay da đổi thịt” cho nhiều nền kinh tế nếu ODA được sử dụng một cách hiệu quả. Ngày nay vốn ODA có xu hướng ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô . 1

CHƢƠNG I – TỔNG QUAN VỀ ODA 1. Khái niệm ODA Theo Bách khoa toàn thư điện tử wikipedia.org: “ODA là viết tắt của cụm từ Official Development Assistance: nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức, là một hình thức đầu tư nước ngoài.  Hỗ trợ: bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài  Phát triển: vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư  Chính thức: vì nó thường là cho Nhà nước vay.”

Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006: “ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.” Như vậy, về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Mục tiêu chính là giúp các nước kém và đang phát triển đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội.

2. Phân loại ODA 2.1.

Theo phương thức hoàn trả

 Viện trợ không hoàn lại (1) Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên. 2

Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:  Hỗ trợ kỹ thuật.  Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.  Viện trợ có hoàn lại (2) Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp. Những điều kiện ưu đãi thường là:  Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).  Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)  Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)  ODA cho vay hỗn hợp (3) Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.

2.2.

Theo nguồn cung ODA

 ODA song phương (1) là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.  ODA đa phương (2) là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB...) hay tổ chức khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc)...

2.3.

Theo mục tiêu sử dụng

 Hỗ trợ cán cân thanh toán (1): Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng:  Chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA 3

 Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá)  Tín dụng thương nghiệp (2): Tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc.  Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.  Viện trợ dự án: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA" 3. Đặc điểm của ODA Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau: - Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện các tổ chức chính thức cung cấp Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Gắn với nguồn cung cấp, người ta chia ODA thành hai dạng, ODA song phương và ODA đa phương:  ODA song phương: Chủ yếu do các nước là thành viên của DAC cung cấp. Hiện nay Uỷ ban này có 22 quốc gia, hàng năm viện trợ một lượng ODA chiếm tỷ trọng khoảng 85% của toàn thế giới. Năm 2006, các nước DAC viện trợ 103 tỷ USD và năm 2007: 102 tỷ USD. Dự kiến trong ngắn hạn và trung hạn, lượng ODA do các quốc gia này cung cấp tiếp tục tăng.  ODA đa phương: Do các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, các Tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, Ngân hàng phát triển châu Phi, Quỹ viện trợ của OPEC, Quỹ Cô oét và các Tổ chức phi chính phủ cung cấp.

4

- Mục tiêu chính là giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế… - Thành tố hỗ trợ (Grant element - GE) phải đạt ít nhất 25% Thành tố hỗ trợ, còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính “ưu đãi” của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố đầu vào: Lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả nợ trong năm, và tỷ lệ chiết khấu. Công thức xác định như sau:

1 1  aG r/a (1  d ) (1  d ) aM GE  (1  ).(1  ). 100 % d d (aM  aG) Trong đó:  GE: Yếu tố không hoàn lại.  r: Tỷ lệ lãi suất hàng năm.  a: Số lần trả nợ trong năm (theo điều kiện của bên tài trợ).  d: Tỷ lệ chiết khấu của mỗi kỳ:  d’: Tỷ lệ chiết khấu của cả năm (theo thông báo của OECD hoặc các thoả thuận của bên tài trợ).  G: thời gian ân hạn.  M: Thời hạn cho vay. 5

CHƢƠNG II – SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ XU HƢỚNG ODA TRÊN THẾ GIỚI Viện trợ ODA trên thế giới chủ yếu do các nước thuộc tổ chức OECD và các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF tiến hành. Hiện nay, có 22 quốc gia thuộc tổ chức OECD cam kết thường xuyên cung cấp ODA (còn được gọi là các nước OECD/DAC), đó là: Áo, Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-len, Italia, Nhật Bản, Lúc-xămbua, Hà Lan, Niu Di-lân, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Anh và Mỹ. Vốn ODA do các quốc gia này cung cấp được gọi là ODA song phương và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn ODA của thế giới. Bên cạnh các nước OECD/DAC là nhà tài trợ song phương chính, các quốc gia OECD không thuộc nhóm DAC (Cộng hoà Séc, Hungari, Ai-xơ-len, Hàn Quốc, Ba Lan, Cộng hoà Slôvakia, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước đang phát triển có trình độ phát triển cao (Cô-oét, Ả Rập Xê-út, Đài Loan…) cũng tiến hành viện trợ ODA. Bên cạnh các hoạt động tài trợ song phương, các định chế tài chính quốc tế và các tổ chức quốc tế, như các cơ quan của liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Phát triển liên châu Mỹ,… tiến hành các khoản tài trợ ODA đa phương. Tuy nhiên, trong phạm vi phần này, người viết chỉ đề cập ODA song phương và đa phương cung cấp bởi các nước DAC. 6

1. Sự biến động chung về quy mô ODA qua các năm 1.1.

ODA song phương (Bilateral ODA) Biểu đồ 1:

140

0.6

120

0.5

100

0.4

80 0.3 60 0.2

40

ODA tính theo % GNI

Giá trị ODA ( tỷ USD) (tính theo giá năm 2009)

Vốn ODA ròng giai đoạn 1960 - 2010

0.1

20

0 1960 1962 1964 1966 1968 1970 1972 1974 1976 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010

0

ODA(tính theo giá năm 2009)

ODA tính theo % GNI

Nguồn: OECD, http://webnet.oecd.org/dcdgraphs/ODAhistory Từ Biểu đồ 1, chúng ta có thể thấy được sự biến động của xu hướng ODA song phương trong suốt 50 năm từ 1960-2010.  Từ năm 1960-1990, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước DAC cho các nước đang phát triển tăng tương đối đều. Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm ODA trong thu nhập quốc dân (GNI) của các nước DAC - một mục tiêu để đánh giá nguồn tài trợ - đã giảm trong giai đoạn từ năm 19601970, và sau đó dao động từ 0,27% và 0,36% trong gần 20 năm.  Từ những năm 1990, ODA giảm cả về giá trị thực và giá trị danh nghĩa do những ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 1990 tác động vào nền kinh tế thế giới. Trong khoảng thời 7

gian từ năm 1993-1997, dòng ODA giảm 16%. Trong khi đó, phần trăm ODA trong GNP đã giảm mạnh từ 0,33% (1992) xuống mức thấp kỷ lục 0,22% (1997).  Viện trợ thực tế sau đó bắt đầu tăng nhanh trong giai đoạn 1997-2005, sau đó giảm xuống trong năm 2006 và 2007.  Dựa vào biểu đồ trên, ODA ròng tăng 59 tỷ USD năm 1997 lên 107,1 tỷ USD vào năm 2005. Tỷ lệ ODA trên GNI của các nước tài trợ đã tăng lên 0,33% so với mức 0,26% năm 2004 và đạt mức cao nhất kể từ năm 1992. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2005, ODA ròng đã giảm xuống còn 104,4 tỷ USD vào năm 2006 và tiếp tục giảm xuống 103,7 tỷ USD năm 2007. Xét về tỷ trọng, ODA giảm 4,5% trong năm 2006 và giảm 8,4% trong năm 2007. Sự sụt giảm này chủ yếu là do sự kết thúc thời gian dài gia tăng viện trợ nợ từ năm 2002.  Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm gần đây, dòng ODA tiếp tục tăng từ năm 2008. Dòng ODA đạt mức cao nhất 128,7 tỷ USD năm 2010 tăng 6,5% so với năm 2009. Đây là mức ODA thực tế đạt kỷ lục từ trước tới nay, vượt cả khối lượng ODA cung cấp trong năm 2005 khi mức viện trợ nợ tăng bất thường. Tỷ lệ ODA ròng trong tổng thu nhập quốc dân (GNI) đạt 0,32%, tương đương năm 2005 và cao nhất trong các năm từ 1992 tới nay. Tuy nhiên sự gia tăng này còn cách xa so với mục tiêu 0.7% vào năm 2015. Dự báo khối lƣợng viện trợ trong những năm tới Dựa vào việc khảo sát các kế hoạch chi tiêu sắp tới của các nhà tài trợ, OECD dự báo khối lượng viện trợ theo chương trình quốc gia (CPA) toàn cầu sẽ tăng thực với tốc độ 2% từ năm 2011-2013, so với tốc độ tăng trung bình 8% trong 8

ba năm qua. Riêng đối với viện trợ song phương của các nước thuộc DAC, tốc độ tăng được dự báo sẽ thấp hơn, ở mức 1,3% mỗi năm. Mức giảm mạnh nhất là CPA dành cho châu Phi, được dự báo tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 1% trong giai đoạn 2011-2013 so với tốc độ tăng 13% hàng năm trong ba năm trước. 1.2.

ODA đa phương (Multilateral ODA)

Biểu đổ 2:

Nguồn: 2010 DAC Report on Multilateral Aid Biểu đồ 3:

9

Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: OECD, 2010 DAC Report on Multilateral Aid Biểu đồ trên cho chúng ta thấy tổng ODA cung cấp bởi các nước thành viên DAC trong 2 thập kỷ qua. Trong khi ODA song phương sụt giảm trong giai đoạn 1991-1997 thì ODA đa phương khá ổn định. Trong vòng 20 năm, ODA đa phương đã tăng thêm khoảng 50%, từ 23 tỷ USD năm 1989 lên 35 tỷ USD năm 2008 (xét theo giá cả và tỷ giá năm 2008). Năm 2008, tỷ lệ ODA đa phương chiếm 28% tổng ODA. Trong suốt giai đoạn, tỷ lệ ODA đa phương trong tổng giá trị ODA tương đối ổn định, dao động trong khoảng từ 27% - 33%, không kể đến cứu trợ nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ viện trợ từ các nước thành viên DAC chuyển thông qua hệ thống đa phương rất khác nhau. Nếu không xét đến sự đóng góp của EU (thực tế tăng nhanh hơn các thành phần còn lại của ODA đa phương), tỷ lệ ODA đa phương giảm nhẹ trong 20 năm qua, từ 22% năm 1989 xuống còn 20% năm 2008.

10

2. Cơ cấu ODA 2.1.

Cơ cấu ODA theo nước tài trợ

Năm 2010, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ròng do các thành viên của Ủy ban Viện trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cung cấp đạt 128,7 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009. Đây là mức ODA thực tế đạt kỷ lục từ trước tới nay, vượt cả khối lượng ODA cung cấp trong năm 2005 khi mức viện trợ xóa nợ tăng bất thường. Tỷ lệ ODA ròng trong tổng thu nhập quốc dân (GNI) đạt 0,32%, tương đương năm 2005 và cao nhất trong các năm từ 1992 tới nay. Biểu đồ 4:

ODA ròng cung cấp bởi các nước thành viên DAC năm 2009 - 2010 35 30 25 20 15

2009

10

2010

5 0

Đơn vị: Tỷ USD -Tổng ODA ròng 2009: 119,78 tỷ USD -Tổng ODA ròng 2010: 128,73 tỷ USD Nguồn: http://webnet.oecd.org/oda2010 & http://webnet.oecd.org/oda2009 Năm 2010, nước cung cấp ODA lớn nhất bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Các quốc gia Đan Mạch, Lúcxămbua, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển tiếp 11

tục vượt mục tiêu của Liên hiệp quốc về cung cấp ODA là 0,7% GNI. Các nước có mức tăng ODA thực tế lớn nhất trong năm 2010 so với năm 2009 là Australia, Bỉ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha và Anh. Bảng 1: TỶ LỆ ODA/GNI CỦA CÁC NƢỚC TÀI TRỢ LÀ THÀNH VIÊN DAC NĂM 2009-2010 Nƣớc

ODA/GNI (%) 2009

2010

Australia

0,29

0,32

Áo

0,3

Bỉ

Nƣớc

ODA/GNI (%) 2009

2010

Hàn Quốc

0,1

0,12

0,32

Luxembourg

1,04

1,09

0,55

0,64

Hà Lan

0,82

0,81

Canada

0,3

0,33

Niu Di lân

0,28

0,26

Đan Mạch

0,88

0,9

Na Uy

1,06

1,1

Phần Lan

0,54

0,55

Bồ Đào Nha

0,23

0,29

Pháp

0,47

0,5

Tây Ban Nha

0,46

0,43

Đức

0,35

0,38

Thụy Điển

1,12

0,97

Hi Lạp

0,19

0,17

Thụy Sĩ

0,45

0,41

Ai Len

0,54

0,53

Anh

0,52

0,56

Italy

0,16

0,15

Mỹ

0,21

0,21

Nhật

0,18

0,2

Nguồn: http://webnet.oecd.org/oda2010 & http://webnet.oecd.org/oda2009 Mỹ tiếp tục trở thành nước tài trợ lớn nhất với mức giải ngân ODA ròng đạt 30,2 tỉ USD, tăng 3,5% so với năm 2009. Đây là mức ODA thực lớn nhất mà một nước cung cấp từ trước tới nay, trừ năm 2005 khi viện trợ xóa nợ của Mỹ cho Irắc tăng cao bất thường. Tỷ lệ ODA/GNI mà Mỹ cung cấp vẫn không đổi và duy trì ở mức 0,21%. ODA song phương của Mỹ dành cho các nước kém phát triển (LDCs) tăng lên mức kỷ lục 9,4 tỉ USD, tăng 16,2% so với năm trước. 12

Phần lớn mức tăng này là do Mỹ tăng cường cứu trợ cho Haiti khi nước này chịu sự tàn phá của trận động đất xảy ra vào năm 2010 (viện trợ cho Haiti tăng 241% lên 1,1 tỉ USD năm 2010). Trong số các nước ngoài LDCs, viện trợ cho Pakixtan tăng mạnh nhất (tăng 126% lên 1,4 tỉ USD) do mức giải ngân ở nhiều lĩnh vực tăng. ODA cung cấp từ 15 nước EU là thành viên của DAC năm 2010 đạt 70,2 tỉ USD (tăng 6,7% so với năm 2009), chiếm 54% tổng ODA ròng do DAC cung cấp. Lượng ODA này cũng chiếm 0,46% GNI của các nước EU thuộc DAC. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức ODA/GNI trung bình của cả khối DAC là 0,32%. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức thuộc EU dành cho các nước đang phát triển và các tổ chức đa phương tăng 0,8% lên 13 tỉ USD. ODA của Nhật Bản đạt 11 tỉ USD năm 2010, tăng 11,8% so với năm trước. Tỷ lệ ODA/GNI của Nhật Bản tăng từ 0,18% năm 2009 lên 0,20% năm 2010. Mức tăng này chủ yếu do viện trợ không hoàn lại song phương dành cho LDCs tăng và đóng góp lớn cho Ngân hàng thế giới (WB). Đối chiếu với cam kết năm 2005 Năm 2005, tại Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại Gleneagles, Scotland và các diễn đàn khác, các nước tài trợ đã có những cam kết cụ thể về việc tăng lượng vốn ODA, theo đó ODA do các nước DAC cung cấp sẽ tăng từ khoảng 80 tỉ USD lên gần 130 tỉ USD (tính theo giá cố định năm 2004). Năm 2005, 15 nước EU thuộc DAC cũng đã cam kết đạt mục tiêu ODA cung cấp là 0,51% GNI vào năm 2010. Cho đến nay, những nước đã vượt qua mục tiêu cam kết gồm: Bỉ (0,64%), Đan Mạch (0,90%), Phần Lan (0,55%), Ailen (0,53%), Lúcxămbua (1,09%), Hà Lan (0,81%), Thụy Điển (0,97%) và Anh (0,56%). Pháp gần đạt mục tiêu cam kết với tỷ lệ ODA/GNI đạt 0,50%. Trong 13

khi đó, các nước không đạt được mục tiêu cam kết gồm Áo (0,32%), Đức (0,38%), Hy Lạp (0,17%), Italia (0,15%), Bồ Đào Nha (0,29%) và Tây Ban Nha (0,43%). Những nước thành viên DAC khác cũng đã đạt được nhiều mục tiêu cam kết về viện trợ. Mỹ đã cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho khu vực Cận Xahara châu Phi trong giai đoạn 2004-2010 và đã đạt được mục tiêu này vào năm 2009, sớm một năm so với cam kết. Canađa đã cam kết tăng gấp đối Quỹ viện trợ quốc tế so với năm 2001 và cũng đạt được mục tiêu này. Na Uy đã vượt được mục tiêu cam kết duy trì tỷ lệ ODA/GNI ở mức 1%, và Thụy Sĩ cũng đạt mục tiêu cam kết về tỷ lệ ODA/GDN ở mức 0,41%. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Gleneagles năm 2005, Nhật Bản đã cam kết tăng viện trợ trong giai đoạn từ 2005-2009 và cũng đã đạt được mục tiêu này theo báo cáo năm ngoái. ODA năm 2010 của Nhật Bản cũng tăng mạnh. Niu Dilân đặt mục tiêu tăng vốn ODA lên 600 triệu đôla Niu Dilân vào năm 20122013 và có nhiều khả năng đạt được mục tiêu này. Năm 2005, Hàn Quốc chưa phải là thành viên của DAC và không đưa ra cam kết về tăng vốn ODA. Tuy nhiên, từ năm 2005, viện trợ của Hàn Quốc đã tăng lên với mức tăng thực là 56%. Tại Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Gleneagles, các nước tài trợ cũng dự tính tăng tổng ODA cho châu Phi thêm 25 tỉ USD. Tuy nhiên, những ước tính sơ bộ cho thấy châu Phi chỉ nhận được thêm 11 tỉ USD. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do một số nước cung cấp phần lớn viện trợ của mình cho châu Phi đạt kết quả yếu kém. Để đảm bảo các mục tiêu và cam kết viện trợ trong tương lai trở nên rõ ràng, hiện thực và khả thi hơn, gần đây DAC đã phê chuẩn một bản Khuyến nghị về Thông lệ cam kết tốt. Bản Khuyến nghị này được đưa ra nhằm giúp tất cả các 14

nước tài trợ cải thiện việc thực hiện cam kết của mình và nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

2.2.

Cơ cấu ODA theo nước nhận tài trợ

Đối tượng nhận ODA là chính phủ các nước đang và kém phát triển. Chính phủ đứng ra tiếp nhận ODA, nhận nợ với các nhà tài trợ như một khoản nợ quốc gia và là người chịu trách nhiệm với các khoản nợ này. ODA được tính vào thu ngân sách, do đó việc sử dụng nguồn ODA cho một dự án cụ thể sẽ được coi là việc sử dụng vốn ngân sách. Theo báo cáo mới nhất của OECD, trong số 163 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận vốn ODA: Bảng 2: TOP 20 NƢỚC NHẬN ODA NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2009 Quốc gia

ODA

Quốc gia

ODA

1.Afghanistan

6,1

11.Sudan

2,3

2.Ethiopia

3,8

12.Mozambique

3.Việt Nam

3,7

13.Uganda

1,8

4.Palestin

3

14.Kenya

1,8

5.Tanzania

2,9

15.Nigeria

1,7

6.Iraq

2,8

16.Ghana

1,6

7.Pakistan

2,7

17.Thổ Nhĩ Kỳ

1,4

8.India

2,4

18.Zambia

1,3

9.Bờ Biển Ngà

2,4

19.Bangladesh

1,2

10.Congo

2,3

20.Trung Quốc

1,1

2

Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: OECD, http://www.oecd.org/dataoecd/42/20/47457763.xls

15

Theo bảng số liệu. Afghanistan chính là nước nhận được nhiều ODA nhất (6,1 triệu USD), theo sau là Ethiopia (3,8 triệu USD) và Việt Nam (3,74 triệu USD). So với năm 2008, lượng vốn ODA dành cho Afghanistan đã tăng rất mạnh, 25%, nó chủ yếu đến từ Mỹ và Nhật. Ngoài mục đích hỗ trợ cho quá trình tái thiết đất nước tại Afghanistan, Mỹ và Nhật đều muốn khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tại đây bởi họ biết rằng, Afghanistan vẫn luôn là tâm điểm của các cuộc chiến tranh có sự tham gia của Mỹ và cũng là nước nắm giữ trữ lượng dầu mỏ rất lớn. Trong Top 20 nước nhận ODA nhiều nhất trên thế giới, có tới hơn một nửa trong số này là các nước đến từ châu Phi. Mục đích chính các nước này sử dụng ODA, đó là tập trung vào chương trình xóa đói giảm nghèo. Với nguồn viện trờ từ nhiều nhà tài trợ, đặc biệt là World Bank, tỷ lệ đói nghèo tại các nước này giảm từ 56% năm 1992 xuống còn 35% năm 2000. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng GDP cũng tăng từ 3,1% (1990) lên 7,2% (2000). Trung Quốc cũng là một trong những nước thu hút và sử dụng ODA hiệu quả. Trong vòng 20 năm, đất nước này đã huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xóa đói giảm nghèo. Kết quả, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 34% (1985) xuống còn 18% (1998). Những năm qua, Việt Nam cũng đã đạt đước những bước tiến đáng kể trong việc thu hút ODA. Tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam giảm mạnh, từ 58% (1993) xuống còn 14,8% (2007). Nền kinh tế Việt Nam cũng có những bước tiến mạnh mẽ, từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Mặc dù vẫn còn đó những bất cập, song với những nỗ lực của mình, Việt Nam vẫn tạo được niềm tin lớn đối với các nhà tài trợ ODA lớn. Các khoản cam kết viện trợ dành cho nước ta vẫn có xu hướng tăng đều đặn hằng năm. 16

Trong số 163 nước tiếp nhận vốn ODA trên thế giới, châu Phi có 56 quốc gia, châu Mỹ: 38, châu Á: 41, châu Âu: 11 và châu Đại Dương: 17. Biểu đồ 5: Phân bổ ODA cho các nước đang phát triển trên từng châu lục giai đoạn 2002-2009 140 120 Khác 100

Châu Đại dương

80

Châu Âu Châu Mỹ

60

Châu Á 40

Châu Phi

20 0

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: http://stats.oecd.org/qwids/#?x=2&y=6&f=3:51,4:1,1:1,5:3,7:1&q=3:51+4:1+1: 1+5:3+7:1+2:262,240,241,242,243,244,245,246,249,248,247,250,251,231+6:20 02,2003,2004,2005,2006,2007,2008,2009 Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy quy mô nguồn vốn ODA hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới có xu hướng tăng mạnh qua từng năm. Trong 7 năm (2002-2009), tổng vốn ODA đã tăng gấp đôi từ 62 tỷ lên tới 125 tỷ USD. Những năm gần đây, vốn ODA song phương và đa phương vẫn được ưu tiên dành cho châu Phi và châu Á. Viện trợ dành cho châu Phi đạt mức 47 tỉ USD 17

năm 2009, tăng 7,6% so với năm 2008, trong đó 42,3 tỉ USD được dành cho khu vực Nam Xahara. Trong khi đó, lượng ODA tại châu Á đạt 38,6 tỷ USD năm 2009, tập trung chủ yếu tại khu vực Nam Trung Á (18,5 tỷ USD) và Trung cận Đông (10,8 tỷ USD). Lâu nay, viện trợ vẫn là vấn đề nhức nhối đối với các nước đang và kém phát triển tại 2 châu lục này. Các chương trình viện trợ phát triển trên thực tế đã mang lại không ít quyền lợi cho các nhà tài trợ và đôi khi nước nhận viện trợ còn bị thiệt thòi nếu như không sử dụng một cách hiệu quả các khoản viện trợ này. Vì đói nghèo, châu Phi buộc phải nhận nhiều viện trợ và cũng phải lệ thuộc quá nhiều vào sự can thiệp từ bên ngoài.

2.3.

Cơ cấu ODA theo lĩnh vực

Biểu đồ 6:

Sự thay đổi cơ cấu ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2005 - 2009 Khác 100%

Người tị nạn ở các nước tài trợ

90%

60%

Ủng hộ các tổ chức phi chính phủ Chi phí hành chính của nhà tài trợ Viện trợ nhân đạo

50%

Hoạt động liên quan đến nợ

40%

Viện trợ hàng hóa/Chương trình hỗ trợ chung Đa lĩnh vực

80% 70%

30% 20%

Lĩnh vực sản xuất

10% 0% 2005

2006

2007

2008

2009

Năm

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ kinh tế Cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội

Nguồn: http://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=ODA_SECTOR

18

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, cơ cấu ODA theo lĩnh vực trong giai đoạn 2005 2009 có sự thay đổi theo từng năm.  Trong đó, cơ cấu ODA các lĩnh vực xác định (sector allocable) bao gồm: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội, kinh tế; lĩnh vực sản xuất và các hoạt động đa lĩnh vực khác chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ODA và đang có xu hướng tăng. Tỉ trọng ODA trong các lĩnh vực này đã tăng từ 59,2% năm 2005 lên 77,14% năm 2009; tức là chiếm tới hơn 75% tổng ODA năm 2009.  Trong đó, ODA dành cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội bao gồm giáo dục, y tế, dân số, nước sạch, chính quyền và tổ chức xã hội… chiếm tỉ trọng cao nhất và tiếp tục gia tăng. Trong vòng 5 năm từ 2005-2009, ODA dành cho lĩnh vực này đã tăng 23,53 tỷ USD, tức tăng 8,83%. Năm 2009, ODA cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội chiếm tới 42,93% tổng ODA thế giới. Các lĩnh vực được chú trọng trong đó là giáo dục, y tế và viện trợ cho chính quyền và xã hội công dân. Biểu đồ 7:

16

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

14 12 10 8 6 4 2 0 2005

2006

2007

2008

2009

Nguồn: EFA Global monitoring report 2011

19

Viện trợ cho giáo dục Tỉ trọng(%)

Tỷ UDS(tính theo giá năm 2009)

Biểu đồ ODA giành cho giáo dục giai đoạn 2005 - 2009

Viện trợ cho giáo dục cơ bản Tỉ trọng viện trợ cho giáo dục

 Giáo dục: ODA dành cho giáo dục có sự gia tăng trong những năm gần đây, trong khi đó tỉ trọng ODA dành cho lĩnh vực này trong tổng viện trợ có sự biến động theo từng năm. Tuy nhiên, viện trợ dành cho giáo dục cơ bản đang bắt đầu có xu hướng giảm. Viện trợ giành cho giáo dục đã tăng gần thêm khoảng 50% tức 4,64 tỷ USD từ năm 2005-2009. Trong khi đó, viện trợ dành cho giáo dục cơ bản tăng chậm hơn rất nhiều, cao nhất vào năm 2008 (3,8 tỷ USD) và sau đó có giảm nhẹ vào năm 2009 (3,58 tỷ USD). Sự sụt giảm của viện trợ dành cho giáo dục cơ bản trong một năm không thể coi như dấu hiệu của xu hướng mới, tuy nhiên nó củng cố những lo ngại về hỗ trợ phát triển giáo dục: Sự thu hẹp viện trợ của các nhà tài trợ lớn, khối lượng viện trợ thấp gắn liền với giáo dục cơ bản và tạo nên khoảng cách viện trợ tài chính. Sự thu hẹp về các nhà tài trợ được thể hiện bởi, trong các năm 2008-2009, 62% ODA dành cho giáo dục cơ bản đến từ 6 nhà tài trợ lớn nhất (EC, Hiệp hội phát triển quốc tế IDA, Hà Lan, Na Uy, Anh và Mỹ).  Y tế: ODA giành cho y tế tăng đều trong giai đoạn từ 2005-2009. Từ năm 2005-2009, ODA giành cho y tế đã tăng 3,17 tỷ USD. Tỷ lệ ODA dành cho y tế sau khi giảm xuống 4,71% năm 2007, đã tăng lên 5,68% năm 2008 và không thay đổi vào năm 2009. Viện trợ ODA cho y tế chủ yếu dành cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe ở các nước đang và chậm phát triển, cùng với việc hình thành các quỹ toàn cầu nhằm đẩy lùi bệnh AIDS, lao và sốt rét. Trong đó, khu vực phía nam sa mạc Sahara là khu vực nhận được viện trợ lớn nhất, chiếm 40% tổng viện trợ dành cho y tế năm 2009, tiếp đó là châu Á với 29%.  Viện trợ cho chính quyền và xã hội công dân (civil society): Viện trợ ODA giành cho lĩnh vực này có sự gia tăng rất lớn trong thời 20

gian gần đây. So với năm 2003, ODA dành cho chính quyền và xã hội công dân bao gồm cả các hoạt động xung đột, gìn giữ hòa bình… đã tăng hơn 2 lần và luôn giữ ở mức cao.  ODA dành cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ kinh tế cũng có xu hướng liên tục tăng trong giai đoạn này. Tỉ trọng ODA cho lĩnh vực này tăng từ 12,63% lên 16,96% trong 5 năm và đứng thứ 2 sau ODA dành cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội. Xét về giá trị thực, viện trợ về kinh tế đã tăng 10,3 tỷ USD tương đương 66,88%. Trong đó, phải kể đến viện trợ dành cho lĩnh vực vận tải và tích lũy tăng 73,97% đạt mức 12,7 tỷ USD và lĩnh vực tài chính ngân hàng tăng 158,8% lên mức 4,4 tỷ USD.  Ngoài ra, các hoạt động viện trợ ODA khác cũng có sự thay đổi lớn, đặc biệt là viện trợ liên quan đến nợ. Năm 2005, viện trợ nợ đạt đỉnh điểm, ở mức 26,05 tỷ USD, chiếm gần ¼ tổng ODA trong năm. Viện trợ nợ cao bất thường trong năm đó cùng với hoạt động viện trợ nhân đạo dành cho các nước chịu thiệt hại do Sóng thần ở Ấn Độ Dương tháng 12/2004 là 2 nguyên nhân chủ yếu làm viện trợ ODA năm 2005 tăng lên mức kỷ lục. Trong năm này, nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) tuyên bố xóa ngay tổng số nợ trị giá 40 tỷ USD cho 18 quốc gia nghèo nhất thế giới. Trong đó, đặc biệt là hoạt động viện trợ cho Iraq và Nigeria. Nhóm các nước Paris Club (gồm 19 nền kinh tế phát triển nhất) đã thống nhất xoá khoản nợ lớn của Iraq và Nigeria. Năm 2005, các nước thành viên DAC đã viện trợ nợ cho Iraq 13,9 tỷ USD và Nigeria 5,5 tỷ USD. Từ năm 2007, viện trợ liên quan đến nợ giảm xuống và chỉ chiếm tỉ lệ dưới 10%; đến năm 2009, viện trợ nợ chỉ còn chiếm 1,8% trong tổng viện trợ ODA.

21

CHƢƠNG III – TÁC ĐỘNG CỦA ODA ĐỐI VỚI NƢỚC NHẬN VIỆN TRỢ VÀ NHỮNG XU HƢỚNG ODA 1. Tác động của ODA đối với nƣớc nhận viện trợ 1.1.

Tác động tích cực

a. ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nƣớc đang và chậm phát triển Đối với các nước đang phát triển khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng. ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10-30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy, Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hoá. Những cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi nguồn vốn ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 0,5%. Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều nước ở Châu Á đã tranh thủ được nguồn vốn ODA từ các nước giàu. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã nhận được viện trợ từ Hoa Kỳ tới 1,482 tỷ USD. Vốn viện trợ đã góp phần rất đáng kể trong quá trình đi lên của Đài Loan. Năm 1945, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản đã gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó, Nhật Bản đã nhận được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, các nước khác trên thế giới, Quỹ nhi 22

đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc bằng thực phẩm, thuốc men, các dịch vụ y tế và một số hình thức trợ giúp khác. ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói, giảm nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Nếu được sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ và giảm 0,9% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Và, nếu như các nước giàu tăng thêm 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến đầu tư của tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” vốn đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, nguồn vốn ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Theo báo cáo của WB, từ năm 1971 đến năm 1974, tại Philippin vốn chi phí cho phát triển giao thông vận tải chiếm tới 50% tổng vốn dành cho xây dựng cơ bản và 60% tổng vốn vay ODA được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội như sân bay, bến cảng, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc gia ở Thái Lan, Singapore, Inđônêxia đã được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản, Hoa Kỳ, WB, ADB và một số nhà tài trợ khác. Một số nước Nhật Bản, Hàn Quốc trước đây cũng dựa vào nguồn ODA của Hoa Kỳ, WB, ADB để hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải của mình.

23

b. ODA giúp các nƣớc nghèo tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực. Các nhà tài trợ ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc phát triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. Thêm vào đó, những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. ODA được cấp cho các nước nhận tài trợ thông qua các hoạt động như: Hợp tác kỹ thuật, huấn luyện, đào tạo nhằm đào tạo cán bộ chuyên môn để đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước có người được huấn luyện, đào tạo, cử chuyên gia để chuyển giao hiểu biết, công nghệ cho các nước đang phát triển thông qua định hướng, điều tra và nghiên cứu, góp ý, cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập cũng là một bộ phận của chương trình hợp tác kỹ thuật, hợp tác kỹ thuật theo thể loại từng dự án. c. ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tƣ phát triển trong nƣớc ở các nƣớc đang và chậm phát triển Việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.

24

ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang và chậm phát triển, nó còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng ngoại đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong nước mạnh mẽ trong một thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông - Công nghiệp thành những nước Công - Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu người cao.

d. ODA hỗ trợ cán cân thanh toán ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy, đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt là các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. e. ODA giúp các nƣớc đang phát triển tăng cƣờng năng lực thể chế ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.2.

Tác động tiêu cực

a. Từ phía nƣớc viện trợ Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh, quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những

25

mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).

- Mục tiêu về kinh tế Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng như là một trong những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cung cấp tới các nước đang phát triển. ODA được dùng để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước tiếp nhận. Mặt khác, trên một giác độ nhất định, các nước cung còn sử dụng ODA để xuất khẩu tư bản, từ việc tạo ra các món nợ lớn dần cho đến việc các nước tiếp nhận ODA phải sử dụng chuyên gia của họ, mua vật tư, thiết bị của họ với giá đắt, thậm chí cả các điều kiện đấu thầu, giải ngân được đưa ra cũng là để làm sao với lãi suất thấp, có ưu đãi nhưng mà họ vẫn đạt được các mục đích khác nhau một cách hiệu quả nhất. Cụ thể là:  Thứ nhất, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Ví như Việt Nam, vào năm 2006 tới sẽ phải mở cửa hơn nữa đối với mặt hàng ô tô của Mỹ và Nhật Bản.  Thứ hai, nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao... Ví như Việt Nam đã phải cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành Bưu chính - Viễn thông.  Thứ ba, một khi lợi ích của nước viện trợ không đảm bảo hay không thoả mãn, họ thường tìm cách giảm mức cấp ODA xuống. Chính vì vậy, các nước giàu thường lựa chọn đối tác để cung cấp ODA gắn với các mục tiêu 26

cần đạt của mình. Ví dụ, trên 50% tổng ODA của Mỹ hàng năm (trên 5 tỉ USD) được cung cấp cho Isrel và Ai Cập (là các nước đồng minh chiến lược của Mỹ).  Thứ tư, nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).  Thứ năm, nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.  Thứ sáu, nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Do đó, các dự án, chương trình mà nước viện trợ lựa chọn để cung cấp vốn ODA có thể không phải là dự án quan trọng và tối ưu nhất đối với nước tiếp nhận. Bởi lẽ, chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ có thể có giá trị rất lớn nhưng công suất sử dụng lại không cao hoặc phải bỏ ra chi phí cao về dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ.

27

- Mục tiêu chính trị ODA không phải là sự giúp đỡ “hào hiệp, vô tư”, giúp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người ở các nước nhận viện trợ mà ODA được sử dụng như là công cụ chính trị của các nước phát triển. Ví như Mỹ viện trợ cho nước ngoài được coi là “những công cụ quan trọng thúc đẩy các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ” và “viện trợ là một bộ phận quan trọng của vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ”. Điều này lý giải tại sao ngày nay cơ quan viện trợ phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) đang giảm sự tập trung trước đây vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và đang xúc tiến cải tổ cơ cấu. b. Từ phía nƣớc nhận viện trợ Một đặc điểm dễ nhận thấy của dòng vốn ODA là khả năng gây nợ rất cao nếu nước tiếp nhận không sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý. Các nước cung ODA không dễ gì lơi là dòng vốn của họ. Họ có một chính sách riêng giám sát việc sử dụng vốn ở các nước tiếp nhận. Qua nghiên cứu hiệu quả viện trợ cho thấy, thất bại trong hoạch định chính sách, xây dựng thể chế và cung cấp các dịch vụ công đã trở thành rào cản đối với phát triển còn trầm trọng hơn so với việc thiếu vốn, từ đó đã chỉ ra cho các nhà tài trợ thấy rằng viện trợ phát triển nên chú trọng chủ yếu vào hỗ trợ cho việc cải tổ thể chế và chính sách phù hợp chứ không phải để cấp vốn (một trọng tâm của cải cách chính sách viện trợ). Trên thực tế, ODA vẫn là vốn vay, mà đã vay thì phải trả cả gốc lẫn lãi. Vì thế, nếu sử dụng không hiệu quả thì nợ nần là điều khó tránh khỏi. Do đó, việc thu hút ODA sẽ phải xem xét lại trong các chương trình nghị sự của nước tiếp nhận không chỉ dưới giác độ chiến lược, thể chế mà cả trên giác độ chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 28

Vì ODA là một hình thức của xuất khẩu tư bản, nếu nước tiếp nhận sử dụng ODA không hiệu quả ở bất kể phương diện nào cũng sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của các bên cung cấp và như vậy, cam kết ODA của các nhà tài trợ sẽ được cân nhắc lại, điều đó đồng nghĩa với việc nước tiếp nhận sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn này để phục vụ các mục tiêu phát triển của mình. Tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. Sử dụng ODA là một sự đánh đổi. Việc tiếp nhận ODA nhiều hơn càng cần phải đi đôi với sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này. Các nhà quản lý và các đơn vị sử dụng vốn ODA cần phải có những chính sách và hành động cụ thể nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của ODA. 2. Nỗ lực của các nƣớc nhằm cải thiện ODA 2.1.

Nỗ lực của nước viện trợ nhằm tăng cường ODA trong thời kỳ khủng hoảng

Sự vận động của dòng ODA năm trong sự vận động chung của nền kinh tế thế giới. Đây là một tất yếu. Sự lên xuống của các chu kỳ kinh tế cũng dẫn đến dòng ODA lên xuống cùng chiều. Theo đó, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái khủng hoảng thì dòng ODA sụt giảm là điều không thể tránh khỏi. Vì như chúng ta đều biết chỉ 25% ODA đến từ các tổ chức đa phương còn 75% là từ các nước DACcác nước phát triển thực thụ. Mà thực chất thì ODA từ các tổ chức đa phương cũng có nguồn gốc từ cá nước phát triển. ODA lại trích ra từ GNI của các nước 29

này nên khi có khủng hoảng kinh tế làm sụt giảm GNI thì tất yếu dẫn đến sự sụt giảm ODA. Một minh chứng dễ thấy là trong khoảng thời gian từ năm 1992 và 1998, dòng ODA giảm 88,7 tỷ USD do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 1990. Trong khi đó, phần trăm ODA trong GNI đã giảm mạnh từ 0,33% (1992) xuống còn 0,22% (1997). Nhưng ngay sau khi khủng hoảng có dấu hiệu phục hồi vào 1998 thì dòng ODA lập tức tăng trở lại và đạt đỉnh điểm vào những năm 2005-2006. Tổng hỗ trợ phát triển chính thức ODA của các thành viên DAC đã tăng 32%, đạt 106,8 tỷ USD trong năm 2005. Tỷ lệ ODA trong GNI của các nước tài trợ đã tăng lên 0,33% so với mức 0,26% năm 2004 và đạt mức cao nhất kể từ năm 1992. Một ví dụ gần đây nữa là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 tàn phá nhiều nền kinh tế của các nước thuộc DAC khiến dòng ODA từ các nước này sụt giảm không theo như dự kiến cam kết ban đầu. Thế nhưng ngay sau đó, năm 2010, dòng ODA tiếp tục tăng ngay trở lại và đạt mức cao nhất 128,7 tỷ USD và tăng 6,5% so với năm 2009. Đây là mức ODA thực tế đạt kỷ lục từ trước tới nay, vượt cả khối lượng ODA cung cấp trong năm 2005 khi mức viện trợ xóa nợ tăng bất thường. Tỷ lệ ODA ròng trong tổng thu nhập quốc dân (GNI) đạt 0,33%, tương đương năm 2005 và cao nhất trong các năm từ 1992 tới nay. Chúng ta có thể giải thích như thế nào về những số liệu đáng khích lệ trên? Chỉ có thể dùng hai chữ: “Nỗ lực”. Chính là nỗ lực của các nước viện trợ dưới sự kêu gọi của Liên Hợp Quốc nhằm thực hiện một thông điệp chung: chung tay góp sức vì một thế giới tốt đẹp hơn. Các nước phát triển nỗ lực giúp đỡ các nước đang và chậm phát triển thông qua các hình thức viện trợ trong đó chủ yếu là ODA.

30

Những sự nỗ lực ấy được thể hiện thông qua rất nhiều các hội nghị các thỏa thuận và cam kết cấp quốc tế dưới sự chủ trì của Liên Hợp Quốc và sự tham gia của các nước thuộc DAC. Trước hết phải kể đến chương trình cải tổ Liên Hợp Quốc đã được đề ra từ đầu những năm 90. Đến năm 2005, tại phiên toàn thể Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 60 tháng 9/2005, trong 3 nội dung chính với tham vọng cải tổ “cả gói” thì vấn đề phát triển và thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) có đề cập tới cam kết nghĩa vụ thực hiện ODA của các nước phát triển. Cụ thể phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 60 tháng 9/2005 kêu gọi các quốc gia, cộng đồng quốc tế có cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn như: hoàn thành MDGs đúng hạn vào 2015; các nước phát triển phải tăng hỗ trợ tài chính và kỹ thuật và có kế hoạch thực hiện nghĩa vụ giành 0,7% GNP cho ODA; phấn đấu giành 50 tỷ USD cho ODA vào năm 2010; thúc đẩy tự do hoá thương mại, sớm kết thúc vòng Đô-ha; mở rộng thêm đối tượng giảm, xoá nợ, dỡ bỏ rào cản thương mại cho các nước nghèo, kém phát triển nhất... Theo tinh thần kêu gọi về MDGs của LHQ nêu trên thì năm 2005, tại Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại Gleneagles, Xcốt-len và các diễn đàn khác, các nước tài trợ đã có những cam kết cụ thể về việc tăng lượng vốn ODA, theo đó ODA do các nước DAC cung cấp sẽ tăng từ khoảng 80 tỉ USD lên gần 130 tỉ USD (tính theo giá cố định năm 2004). Cũng cùng năm, 15 nước EU thuộc DAC cũng đã cam kết đạt mục tiêu ODA cung cấp là 0,51% GNI vào năm 2010. Những nước thành viên DAC khác cũng đã đạt được nhiều mục tiêu cam kết về viện trợ trong đó Mỹ đã cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho khu vực Cận Xahara châu Phi trong giai đoạn 2004-2010 và đã đạt được mục tiêu này vào năm 2009, sớm một năm so với cam kết. Canada đã cam kết tăng gấp đối Quỹ viện trợ quốc tế so với năm 2001 và cũng đạt được mục tiêu này. Na Uy đã vượt được mục tiêu cam kết duy trì tỷ lệ ODA/GNI ở mức 1%, và Thụy Sĩ cũng đạt mục tiêu cam kết về tỷ lệ 31

ODA/GDN ở mức 0,41%. Nhật Bản đã cam kết tăng viện trợ trong giai đoạn từ 2005-2009 và cũng đã đạt được mục tiêu này theo báo cáo năm ngoái. ODA năm 2010 của Nhật Bản cũng tăng mạnh. Niu Dilân đặt mục tiêu tăng vốn ODA lên 600 triệu đôla Niu Dilân vào năm 2012-2013 và có nhiều khả năng đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên sau đó do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 mà một số nước đã không hoàn thành theo dự kiến mức ODA đã cam kết. Điều này có thể dễ dàng thông cảm do sự sụt giảm GNI của các nước này. Nhưng rõ ràng là các nước phát triển đã nỗ lực hết sức để duy trì mức ODA cam kết lớn nhất có thể. Trong đó đáng khích lệ là trường hợp của Hàn Quốc, mặc dù chưa gia nhập DAC và cũng chưa có cam kết gì nhưng viện trợ ODA của nước này đã tăng về giá trị thực lên đến 56% kể từ năm 2005. Hơn thế nữa, một điều thể hiện nỗ lực của các nước DAC trong cải thiện ODA là: Để đảm bảo các mục tiêu và cam kết viện trợ trong tương lai trở nên rõ ràng, hiện thực và khả thi hơn, gần đây DAC đã phê chuẩn một bản Khuyến nghị về Thông lệ cam kết tốt. Bản Khuyến nghị này được đưa ra nhằm giúp tất cả các nước tài trợ cải thiện việc thực hiện cam kết của mình và nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Riêng đối với các nước nghèo nhất thế giới (LDCs), chiếm 13% dân số thế giới, nhưng chỉ tạo ra 1% sản lượng kinh tế toàn cầu, thì LHQ cũng đã có một chương trình nhằm viện trợ các nước này trong đó LHQ cam kết tăng ODA cho các nước kém phát triển (gồm 33 nước châu Phi, 14 nước quanh Thái Bình Dường và một nước Mỹ Latinh, với tổng dân số 880 triệu người). Tại Hội nghị lần thứ 4 về các nước nghèo nhất thế giới diễn ra ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ ngày 9 đến 13-5-2011, Liên hợp quốc đã thông qua kế hoạch 10 năm giúp các nước kém phát triển xóa nghèo. Hội nghị yêu cầu các nước giàu đẩy mạnh cam 32

kết viện trợ, xóa bỏ nhiều rào cản thương mại và mở cửa thị trường đối với các sản phẩm của các nước nghèo hơn. Hội nghị đã công bố "Chương trình Hành động Istanbul”, theo đó, các nước giàu cam kết thực hiện mục tiêu trích từ 0,150,20% thu nhập quốc gia cho ODA; tăng năng lực sản xuất ở các nước kém phát triển như xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy nhân lực, vốn và quản lý. Mục tiêu này là một sự gia tăng đáng kể so với mức chưa đến 0,1% GNP trước đây. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun và nhiều nguyên thủ quốc gia nhấn mạnh, hỗ trợ các nước LDCs phát triển cũng chính là góp phần tạo ra một thế giới ổn định hơn, hòa bình hơn và thịnh vượng hơn. Như vậy có khẳng định một điều với mong muốn đóng góp vào một thế giới tốt đẹp hơn thì các nước phát triển đang không ngừng nỗ lực cải thiện nguồn viện trợ vào các nước đang và kém phát triển thông qua các cam kết và thực hiện ODA.

2.2.

Nỗ lực của các nước nhận viện trợ nhằm thu hút và sử dụng ODA hiệu quả

Những nỗ lực muốn đạt kết quả cao nhất thì phải luôn cần xuất phát từ cả hai phía. Chỉ các nước phát triển nỗ lực cải thiện thôi thì chưa đủ mà quan trọng nhất vẫn là việc các nước nhận viện trợ biết cách sự dụng những khoản viện trợ này như thế nào cho xứng đáng với những gì các nước cấp viện trợ mong muốn. Trên thực tế, việc thất thoát lãng phí và sử dụng không hiệu quả ODA ở các nước tiếp nhận là không thể tránh khỏi do cả nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên vẫn luôn tồn tại những biểu hiện thể hiện những nỗ lực không ngừng của các nước nhận viện trợ trong việc tiếp quản và sử dụng ODA một cách hiệu quả hơn. - Trước hết phải kể đến việc hiện nay các nước nhận viện trợ dưới sự hướng dẫn của OECD/DAC đang nỗ lực xây dựng một hệ thống Theo dõi và Đánh giá 33

(TD&ĐG) để tăng cường các kết quả phát triển chú ý đến cách tiếp cận dựa trên kết quả trong quản lý hành chính công mà trong đó có sự đóng góp của ODA. Mô hình TD&ĐG gồm 10 bước: 1) Thực hiện Đánh giá tính sẵn sàng 2) Thoả thuận về Kết quả để Theo dõi và Đánh giá 3) Chọn chỉ số chính để Theo dõi Kết quả 4) Dữ liệu cơ sở về chỉ số - Hiện nay chúng ta đang ở đâu? 5) Lập kế hoạch Cải thiện - Chọn các Mục tiêu kết quả 6) Theo dõi kết quả 7) Vai trò của Đánh giá 8) Báo cáo Kết quả phát hiện 9) Sử dụng Kết quả phát hiện 10) Duy trì hệ Hệ thống TD&ĐG trong Tổ chức Và được ứng dụng cho nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: cấp dự án, cấp chương trình, cấp ngành, cấp tổ chức, cấp quốc gia, cấp khu vực, cấp toàn cầu, nhằm đánh giá các kết quả phát triển của ODA. Hệ thống TD&ĐG phục vụ cho Quản lý các kết quả phát triển tạo ra công cụ quản lý hữu hiệu trong khu vực nhà nước cũng như các tổ chức khác. Ngoài việc giúp các chính phủ và tổ chức trình bày kết quả và tác động công việc của họ, TD&ĐG có thể nâng cao trách nhiệm giải trình, đồng thời mang lại phương tiện thông tin nhằm nâng cao và tối đa hoá kết quả cũng như giúp đạt được mục đích đề ra. Đặc biệt, nâng cao trách nhiệm giải trình có thể đóng góp đáng kể vào tăng cường quản lý nhà nước cũng như quản lý của các tổ chức. Khung đánh giá hiệu quả hoạt động quốc gia, đánh giá thực hiện chung và thảo luận về tác động tổng thể của ODA ở cấp quốc gia là những sáng kiến quan trọng giúp đưa TD&ĐG vượt ra khỏi phạm vi các dự án, chương trình, đồng thời đem lại cơ hội học hỏi giữa các nước và tổ chức.

34

Hiện nay thì các nước nhận viện trợ đang tích cực xây dựng hệ thống này nhưng thảo luận về cách thức đánh giá viện trợ phát triển thông qua đánh giá tổng tác động của ODA ở cấp độ quốc gia mới được bắt đầu. Cho đến nay đã có nhiều mô hình được đưa ra song chưa có sự đồng thuận chung giữa các nhà tài trợ. Giá trị gia tăng của cách tiếp cận này cũng chưa được xác định rõ ràng, cũng như nó sẽ được thực hiện theo cách hợp lý về phương pháp như thế nào. Tuy nhiên điều đó cũng cho thấy các nước đang nỗ lực tìm cách sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả hơn.

- Thứ hai, nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ hay hiệu quả thu hút ODA, chính phủ các nước tiếp nhận đang tăng cường xây dựng các cơ chế chính sách, hoàn thiện các thể chế pháp lý tạo thuận lợi cho dòng vốn ODA vào đặc biệt là liên quan tới các chính sách mở của thị trường tự do tạo thuận lợi cho giao lưu hội nhập kinh tế thế giới, hài hòa các thủ tục pháp lý cho dòng vốn ODA và thực hiện các cam kết điều kiện ràng buộc khi tiếp nhận viện trợ. - Thứ ba, các nước cũng tích cực xây dụng các cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA, trong đó nổi lên là vấn đề phân công lao động và bổ trợ trên cơ sở lợi thế cạnh tranh giữa các nguồn vốn hợp tác phát triển (viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi và kém ưu đãi); và giữa nguồn vốn này với các nguồn tài chính phát triển khác (đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ khu vực tư nhân). Đây được xem là một cách thức để nâng cao hiệu quả viện trợ, gắn kết giữa viện trợ và phát triển. - Một nỗ lực nữa là các nước tiếp nhận cam kết sẽ có các biện pháp nhằm tăng cường tính minh bạch trong sử dụng ODA phân bổ từ cấp trung ương tới địa phương , quản lý chặt chẽ và rõ ràng.

35

LỜI KẾT Nguồn vốn ODA đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đang và kém phát triển. Nhờ vốn ODA và kinh nghiệm quý báu từ các nước phát triển và các tổ chức đa phương, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của các nước kém phát triển đã dần được cải thiện. Trong những năm gần đây, các nước này đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như xã hội, y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, nguồn vốn ODA bắt đầu có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và sức ép cạnh tranh giữa các nước đang phát triển để thu hút nguồn vốn ODA đang tăng lên. Đối với bất kỳ một quốc gia nào, làm cách nào để tận dụng tối ưu nguồn vốn ODA luôn là một bài toán nan giải. Việc tiếp nhận ODA nhiều hơn cần phải đi đôi với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này. Các nhà quản lý và các đơn vị sử dụng vốn ODA cần phải đưa ra những chính sách và hành động thích hợp nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của ODA.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A-Tài liệu 1. Phạm Thị Mai Khanh (09/2011), Handout “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA”, bộ môn Đầu tư quốc tế, Khoa KTKDQT, ĐH Ngoại thương 2. Lương Thanh Nguyệt, Lớp Nh2 KT- K44 (08/2009), Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam”, ĐH Ngoại thương 3. OECD (2010), “2010 DAC report on Multilateral Aid” 4. OECD (2011), “Development co-operation report 2011” 5. OECD (2008), “OECD journal on Development: Development Cooperation report 2007” 6. Tập thể Tác giả (2008), Giáo trình “Đầu tƣ nƣớc ngoài”, Khoa KTKDQT, ĐH Ngoại thương 7. UNESCO (10/2011), “EFA Global Monitoring Report 2011” 8. James D. Wolfensohn (2004), “A case for Aid: Building a consensus for Development Assistance”, the World bank

B-Website 1. Đoan Trang (04/2011), “ODA thế giới cao kỷ lục năm 2010”, Dịch từ báo cáo “Development aid reaches a historic high in 2010”, OECD http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/odathegioicaokyluc-nd15751.html 2. International Monetary Fund (01/10/2011), Glossary http://www.imf.org/external/glossary 37

3. OECD (01/10/2011), Statistics from A – Z, beta version http://www.oecd.org/document/0,3746,en_2649_201185_46462759_1_1_ 1_1,00.html 4. OECD (01/10/2011), Webnet OECD http://webnet.oecd.org 5. Wikipedia (01/10/2011), Official development assistance (ODA) http://en.wikipedia.org/wiki/Official_development_assistance

38

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF