Thiết kế mạch đèn chiếu sáng sự cố khi mất điện lưới

April 29, 2017 | Author: Hieu Nguyen | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Báo cáo mô tả việc thiết kế hệ thống đèn chiếu...

Description

THIẾT KẾ MẠCH LED Ế KHI XẢY RA SỰ CỐ Ấ STUDY AND DESIGN EMERGENCY LED LIGHTING CIRCUIT WHEN LOSS OF POWER NETWORK SUPPLY Đỗ Văn Kỳ, Hoàng Thị Phương, Trần Văn Quỳnh, Hoàng Thị Phương Tóm tắt: Hệ thống chiếu sáng sự cố là một phần không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống điện nào như trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, bệnh viện, các công trình công cộng, trạm biến áp hay các nhà máy điện. Trong khi vai trò của chiếu sáng làm việc không những để phục vụ cho lao động sản xuất mà còn để trang trí thì chiếu sáng sự cố có vai trò cực kỳ quan trọng như: đảm bảo thao tác công việc vẫn diễn ra bình thường, thoát hiểm, đảm bảo an toàn khi sự cố hệ thống xảy ra hoặc khi mất chiếu sáng làm việc. Hệ thống chiếu sáng ngày nay rất đa dạng, cả về chủng loại bóng đèn, cách thức chiếu sáng,…với giá thành và độ tin cậy khác nhau. Đề tài tập trung nghiên cứu, thiết kế hệ thống chiếu sáng sự cố tin cậy sử dụng bóng đèn led siêu sáng tiết kiệm điện và những linh kiện điện tử đơn giản không những có độ tin cậy chiếu sáng cao mà còn đơn giản, tiết kiệm điện. Từ khóa: chiếu sáng sự cố, đèn led, điện tử công suất Abstract: Emergency lighting system is indispensable part in any electric power system in industrial factories, hospitals, public offices, power substations and power plants, etc. While working lighting system is used not only to make sure production process safety but also to decorate, emergency lighting system plays very important roles such as: to ensure safety at work, help people escape from danregious places, or operate in the case of breakdown or lost of working lighting system. The emergency lighting systems are quite diversified with variety of lamps and different ways of electric light installation while they are also recorded to have variation in cost and reliability. The project focuses on investigating, and designing reliable emergency lighting system using Leds and simple electronic devices. This system is recorded as simple and low cost system which saves electric energy. Key words: Emergency lighting, led, power electronic devices I.

ặt vấn đề

Ngành kĩ thuật chiếu sáng đã và đang có những bước tiến vững chắc và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng được tốc độ phát triển của xã hội. Chiếu sáng giúp cuộc sống con người được nâng cao, tiện nghi hơn, đảm bảo điều kiện lao động, nâng cao tính thẩm mĩ cho các công trình kiến trúc, các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Một hệ thống chiếu sáng gồm 2 loại: chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố. Trong đó hệ thống chiếu sáng sự cố được sử dụng khi hệ thống chiếu sáng làm việc bị mất nguồn điện, nó được sử dụng tại những nơi có khả năng phát sinh cháy nổ, gây nhiễm độc, ảnh hưởng đến kinh tế chính trị để đảm bảo mọi hoạt động của con người vẫn được diễn ra bình thường, hoặc những nơi cần phân tán người để tránh xảy ra tai nạn như lối thoát hiểm, biển báo, lan can, lối rẽ, hành lang, cầu thang. Với mục tiêu thiết kế hệ thống chiếu sáng sự cố nhằm mang lại hiệu quả chiếu sáng cao, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và kéo dài tuổi thọ của hệ thống. Bằng những kiến thức đã được học chúng em nhận thấy đèn led có thể đáp ứng các yêu cầu đó nên chúng em đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Thiết kế mạch đèn led khi xảy ra sự cố mất điện lưới”. Để qua đó tìm hiểu kĩ hơn về mạch điện sự cố, biết cách kết hợp các linh kiện điện tử cơ bản vào mạch điện cụ thể, đồng thời củng cố thêm kĩ năng trong thiết kế các mạch điện tương tự. Tính cấp thiết: Là sinh viên thì ngoài việc học tập theo chương trình đào tạo của học viện ra thì cần tham gia nghiên cứu khoa học để có thêm hiểu biết thực tế, có thêm kiến thức về chuyên môn cũng như vận dụng lý thuyết vào thực tế.

Nhu cầu chiếu sáng sự cố cũng là mảng đề tài liên quan đến kiến thức chuyên môn về ngành hệ thống điện và có ý nghĩa rất thực tế trong cuộc sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất. Nghiên cứu về đề tài chiếu sáng sự cố dùng đèn Led xuất phát từ nhu cầu thực tế: Chiếu sáng khi sự cố gây mất điện, dùng đèn Led mang lại hiệu quả sáng, tuổi thọ cao, tiết kiệm điện…nên có thể thấy rằng đề tài này mang tính khả thi cao. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu được hệ thống chiếu sáng sự cố mang lại hiệu quả chiếu sáng cao, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ đèn. - Củng cố kiến thức đã học, thực hành một số kỹ năng lắp ráp mạch điện. II.

Phương pháp nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu lý thuyết 2.1.1. Lựa chọn loại đèn, chao đèn phù hợp  Lựa chọn loại đèn Theo TCXD 16- 1986 quy định về các loại đèn được sử dụng trong chiếu sáng sự cố có thể sử dụng đèn nung sáng nhưng ngày nay do tiến bộ của khoa học kĩ thuật còn sử dụng đèn led, compact: Loại đèn Đèn nung sáng

Đèn compact

Đèn led

Ưu điểm

Nhược điểm

• • •

Giá thành thấp Chỉ số màu Ra ≈ 100 Khởi động nhanh



• • •

Tiết kiệm điện Tuổi thọ 5000h Hiệu quả ánh sáng 50 Lm/W

• •

Giá thành cao Có thủy ngân gây hại cho môi trường

• • • •

Thời gian khởi động nhanh Hiệu quả chiếu sáng cao Tiết kiệm năng lượng Tuổi thọ đạt 25000 – 100000 h [1]



Chi phí đầu tư ban đầu cao

• • •

Tốn điện, tuổi thọ thấp từ 800-1000 h Gây phát nóng Dễ bị đứt dây tóc [1] Hiệu quả sáng thấp

Bảng 1: các loại đèn chiếu sáng thông dụng  Ta thấy đèn led có rất nhiều ưu điểm nên sử dụng đèn led là xu hướng mới trong thiết kế chiếu sáng, đặc biệt là chiếu sáng sự cố: - Bảo vệ môi trường. - Có thể phát sáng trong điều kiện nhiệt độ lạnh. - Chất lượng ánh sáng tốt, hiệu suất phát sáng cao. - Mẫu mã đẹp, trang trọng.

 Lựa chọn chao đèn phù hợp Để tăng độ chiếu sáng tập trung cho khu vực làm việc trực tiếp hoặc lối thoát hiểm có thể sử dụng chao đèn. Chao đèn có tác dụng phản xạ ánh sáng, hướng tập trung ánh sáng tới nới cần chiếu và ngăn độ chói của bóng đèn không làm gây chói mắt. Ngoài ra chao đèn còn có tác dụng trang trí hay bảo vệ bóng đèn ít bị bám bụi và tránh va chạm gây vỡ hỏng. - Chao tráng nhôm: Có hệ số phản xạ 67% - Chao giấy bạc: Hệ số phản xạ 92%. - Chao tráng men sứ: hệ số phản xạ 75%  Việc sử dụng chao giấy bạc có ưu điểm hơn: tập trung được ánh sáng nhiều hơn, hệ số phản xạ cao, dễ làm và giá thành thấp …. 2.1.2. Yêu cầu về chiếu sáng sự cố  Vị trí lắp đặt mạch chiếu sáng sự cố [4] - Chiếu sáng sự cố được đặt trong các phòng và những nơi làm việc như: + Những nơi có nguy cơ gây nổ, cháy, nhiễm độc cho người. + Những nơi khi chiếu sáng làm việc đột nhiên bị mất sẽ làm gián đoạn quy trình làm việc hoặc trình tự tiến hành công việc trong một thời gian dài. + Những công trình đầu mối quan trọng nếu ngừng hoạt động sẽ gây ảnh hưởng không tốt về chính trị, kinh tế ví dụ như các trạm bơm cấp thoát nước cho nhà ở và công trình công cộng, hệ thống thông hơi, thông gió trong các phòng v.v... + Những nơi có liên quan đến tính mạng con người như: phòng mổ, phòng cấp cứu hồi sức, phòng khám bệnh v.v... - Với những nơi cần phân tán người như: + Cửa thoát hiểm, đường chạy thoát hiểm. + Ở các lối đi, cầu thang, hành lang phân tán. + Trên đường, tại các điểm có đặt hòm cứu thương, bình cứu hỏa. + Những nơi có sự thay đổi chiều cao của sàn nhà, có ngã rẽ hay đổi hướng trên đường đi. + Trên các cầu thang của nhà ở trên 5 tầng, trong các phòng của công trình công cộng có trên 100 người.  Cách bố trí lắp đặt - Bộ đèn được lắp trên mặt trần sao cho không gây chói mắt và đảm bảo độ rọi cho việc thoát hiểm hoặc thao tác thiết bị điện. - Bộ mạch sạc được đặt trong tường, tách riêng hoàn toàn với hệ thống chiếu sáng làm việc, đèn led đỏ thiết kế nhô ra bên ngoài mặt tường để báo hiệu mạch sạc, sao cho mạch điện đảm bảo tính thẩm mỹ và gọn gàng, tiện cho việc kiểm tra và theo dõi.  Độ rọi chiếu sáng sự cố tối thiểu: [6] - Trên bề mặt làm việc, trong tòa nhà : 2 lux. + Đối thang cuốn: đảm bảo người dùng thoát hiểm an toàn. + Bãi gửi xe: duy trì được ít nhất 1 h trong trường hợp không có nguồn dự phòng. + Tất cả toi let cho người tàn tật với diện tích sàn lớn hơn 8 m2. + Phòng điều khiển động cơ đòi hỏi chiếu sáng sự cố có nguồn 1 chiều dự phòng để hỗ trợ con người trong vận hành hoặc sửa chữa sự cố khi sự cố xảy ra. Trên đường đi, đường thoát nạn: 1 lux. + Trong mọi trường hợp tất cả các phần của đường thoát hiểm cần có ít nhất 2 đèn để chiếu sáng trong trường hợp hỏng đèn. + Yêu cầu 1 lux tại mọi điểm trên đường tâm của lối thoát hiểm với sự cố thông thường. Yêu cầu này phải được đáp ứng cho toàn bộ tuổi thọ của hệ thống. 50% lượng ánh sáng phải được cung cấp trong việc 5 s và toàn bộ lượng ánh sáng phải được đáp ứng trong vòng 60 s sau khi mất nguồn.

- Chiếu sáng nơi có rủi ro cao. Chiếu sáng sự cố nên cấp 10% mức độ chiếu sáng thông thường tại nơi nguy hiểm, độ rọi nhỏ nhất trong trường hợp này bằng 15 lux. 2.1.3. Ý tưởng. Mạch điện gồm 2 phần: phần chiếu sáng và phần sạc pin. [7]  Phần chiếu sáng: sử dụng Tranzitor B817C làm khóa điều khiển sự hoạt động của mạch led.  Phần sạc pin: từ nguồn điện xoay chiều 220V cần hạ điện áp 24V, qua bộ chỉnh lưu và bộ điều chỉnh điện áp ta được điện áp một chiều. Để điều khiển sự đóng tắt của mạch nạp ta sử dụng diode zener và tranzitor C2581. Khi có nguồn điện lưới thì đèn led tắt, khi mất điện thì led sáng.

Biến áp

Bộ chỉnh lưu

Bộ lọc

Bộ chia điện áp

Bộ điều khiển mạch

Hình 1: Sơ đồ khối của mạch thiết kế 2.2. Thiết kế và khảo nghiệm mạch 2.2.1. Tính toán thiết kế mạch  Mạch sạc pin: Nguồn xoay chiều 220 V qua máy biến áp hạ áp 220/24 V. Sau khi qua cầu chỉnh lưu dùng 4 Diode 1N4007 ta được điện áp một chiều: √

Ura = x U2 = 0,9 x 24 = 21,6 V. [2] Điện áp qua chỉnh lưu được lọc bởi tụ điện C1=2200 µF, bộ điều khiển điện áp LM317 có điện áp vào : Uvào = 21,6 V. Điện áp ra lớn nhất LM317: Ura = 21,6 – 3 = 18,6 V. Điện áp ra của LM317 được tính gần đúng theo công thức:U ra = 1,25(1+Rv1 /R1). Điều chỉnh Ura = 18,6 V chọn R1 = 220 => Rv1 = 3,3k . Chọn Rv1 là 4,7 k . Acquy 12V/5 Ah  thời gian sạc đầy pin là 10 h dòng sạc là 5/10 = 0,5 A + Khi pin cạn, pin cần được sạc Upin=8V  điện áp đặt trên chân C: UC = 8+0,55 = 8,55 V Dòng qua chân E (dòng sạc) : IE = 0,5 A = 500 mA. Ta có IE = IB +IC = 0,5 A. Mặt khác IC = 50 IB.  IB = 0,0098 A  IC = 0,49 A Dòng rơi trên R1: IR1= = = 5,68x10-3 A Điện áp rơi trên led đỏ quá cao cần nối tiếp với 1 điện trở R3 để giảm áp qua đèn. Ta có thông số của Led đỏ như sau: U = 2 V (max = 2,5 V), I = 20 mA Điện áp đặt trên R3=18,6 –8,55 - 2=8,05 V  R3=8,05/0,49=16,43 Ω. Chọn R3=20 Ω Lúc này diode Zenner không được mở do Ub = 8 + 0,7 = 8,7 V < Uzenner. IR2 = IB = 9,8 mA R2 = (18,6-8,7)/0,0098 = 1010 Ω  Chọn R2 = 1200 Ω + Khi pin sạc đầy Upin = 12,9 V Lúc này cần ngăn pin bị sạc quá mức: Ub – Ue < 0,7 V  Ub < 12,9+0,7 = 13,6 V.  Chọn diode Zenner 13 V

 Mạch chiếu sáng: Sử dụng tranzitor C2581 phân cực thuận để điều chỉnh mạch chiếu sáng. Dùng led thanh có điện áp 12V, dòng 0,9A. Khi có mạch lưới thì Ub = 21,6V cao hơn điện áp chân E với UE = 12,9V (khi ắc quy đầy) thì trazitor lúc này không thông nên không có dòng qua mạch đèn led. Khi mất điện thì Ub < Ue tranzitor dẫn và cấp dòng cho mạch đèn led. 2.2.2. Thiết kế và kiểm tra mạch bằng phần mềm Proteus  Sơ lược về phần mềm proteus 5 Proteus là phần mềm của hãng Labcenter Electronics, cung cấp cho người dùng hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng, cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử để có thể so sánh với mạch thiết kế thực tế. Ưu điểm: - Dễ dàng tạo sơ đồ nguyên lý từ đơn giản đến phức tạp. - Dễ dàng chỉnh sửa các đặc tính của linh kiện trên sơ đồ. - Hỗ trợ kiểm tra lỗi thiết kế mạch điện. - Chạy mô phỏng, phân tích nhanh và chính xác các tính chất mạch điện cơ bản - Cung cấp đồ thị hỗ trợ mạnh cho việc phân tích tần số, sóng, âm thanh,…  Hình ảnh mô phỏng mạch bằng phần mềm proteus:

Hình 2: Sơ đồ mạch điện mô phỏng bằng phần mềm Proteus

2.2.3. Thiết kế và khảo nghiệm mạch thật  Vật liệu và dụng cụ. [2] STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Tên linh kiện Ăc quy Biến trở Diode1N4007 Diode zener 1N4744A Led đỏ Led thanh trắng Lm317T Điện trở Máy biến áp Tranzitor B817C Tranzitor C2581 Bảng mạch bằng đồng Bột tẩy đồng Mỏ hàn thiếc

Thông số 12 V-5Ah 4.7 kΩ 1000V 13V 2V 12 V; 0,9 A 1.2V – 37V, 1.5A 220 Ω, 820 Ω 220V/24V 100 W 100 W

Số lượng 1 1 4 1 1 6 1 3 1 1 1 1 1 gói 1

Bảng 2: Linh kiện sử dụng trong thiết kế, lắp ráp mạch điện  Trình tự lắp ráp mạch. Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện, vật liệu cần thiết. Dùng bút chì vẽ đường đi dây của mạch đã thiết kế lên bảng mạch bằng đồng sau đó dùng băng dính dán lên tất cả các đường đó cho chặt, rồi đem ngâm và dung dịch tẩy đồng 6h để loại bỏ những phần đồng bên ngoài của đường dây. Khi tẩy xong mạch mạch được làm sạch và lau khô. Đánh dấu vị trí chân các linh kiện và khoan lỗ. Lắp lần lượt các linh kiện vào mạch và hàn. Dùng đồng hồ chỉ thị kim đo, kiểm tra thông số mạch.  Khảo nghiệm mạch. - Kiểm tra sự hoạt động của mạch: + Thời gian hoạt động của mạch. + Độ ổn định của mạch và linh kiện. + Thời gian đáp ứng chiếu sáng của hệ thống khi mất điện lưới. - Kiểm tra về độ rọi: + Mức độ đáp ứng độ rọi. + Khoảng cách treo đèn để đạt tiêu chuẩn về độ rọi. + Thời gian để độ rọi đáp ứng theo yêu cầu chiếu sáng. III.

Kết quả và thảo luận

3.1. Kết quả - Hoạt động của mạch chiếu sáng sự cố. + Khi có điện lưới, đèn led đỏ sáng: hệ thống ở chế độ sạc. + Khi mất điện áp lưới: đèn led đỏ tắt, thanh led trắng sáng lên, hệ thống ở chế độ chiếu sáng sự cố bằng nguồn điện 1 chiều.

 Hoàn toàn phù hợp với nguyên lý làm việc của mạch chiếu sáng sự cố đúng như thiết kế và khảo nghiệm hoạt động qua phần mềm Proteus. Một số hình ảnh mạch điện thiết kế:

Hình 3: Mạch điện khi chưa kết nối với nguồn lưới và ắc quy.

Hình 5: Mạch điện đã được lắp ráp và kết nối với nguồn.

Hình 4: Hệ thống đèn Led.

Hình 6: Ắc quy cấp điện cho hệ thống đèn Led sáng khi mất điện áp nguồn.

- Các thông số của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố: + Thời gian sạc pin 10,5 h. + Thời gian chiếu sáng sự cố 10 h. + Thời gian sau khi mất điện lưới đèn sáng lên trong: 10 s khi ăc quy đang nạp điện và 0 s khi ắc quy no. + Độ rọi của hệ thống. Khoảng cách 2 đèn là 4,5 m. Đường tâm có bán kính 0,5 m. Viền ngoài cách tâm 1 m.

ố bóng

Vị trí cần đo

1

Tâm ( lux) Viền ngoài (lux)

14

Tâm (lux) Viền ngoài (lux)

2

Không chao 2.5 3

Có chao 3.5

2.5

3

3.5

8

5

18

13

9

9

5

3

17

10

7

7

5

3

10

8

6

5

3

2

8

6

5

Bảng 2: Độ rọi của hệ thống chiếu sáng thiết kế theo các độ cao treo đèn khác nhau Độ rọi có đáp ứng được yêu cầu về chiếu sáng sự cố hay không? 3.2. Thảo luận - Hệ thống đáp ứng được tiêu chuẩn độ rọi đối với yêu cầu về chiếu sáng sự cố. - Khi có hệ thống 2 đèn, thì nó có tốt hơn hệ thống 1 đèn hay không, nếu tốt hơn thì ở những khía cạnh nào? - Chiều cao treo đèn là 3 m, khoảng cách. (tại sao chiều cao treo đèn là 3 m, khoảng cách là thế nào?) - Thiết kế mạch chiếu sáng với độ ổn định và độ bền cao, các linh kiện không bị phát nóng. (Chỗ này cần bổ sung số liệu, ví dụ như độ ổn định: chiếu sáng bao lâu, ánh sáng có đều hay không hay bị nháy, thời gian đáp ứng yêu cầu chiếu sáng khi bị mất điện lưới là bao lâu, nhanh hay chậm so với yêu cầu… IV.

Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài đã giúp nhóm nghiên cứu có kĩ năng hàn và chế tạo mạch, sử dụng các linh kiện và thiết bị điện, kỹ năng xác định cực thiết bị, trị số điện trở,…; thấy được sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế như điện trở tính toán không dùng được trong mạch thực tế mà phải thay điện trở khác có trị số lớn hơn, lắp mạch theo tính toán có thể không hoạt động do chất lượng mối hàn thấp,… Mạch điện chiếu sáng sự cố mang lại hiệu quả chiếu sáng và độ ổn định cao, cường độ sáng đảm bảo thao tác công việc vẫn diễn ra bình thường, thoát hiểm, đảm bảo an toàn khi sự cố hệ thống xảy ra trong thời gian dài đủ để khắc phục sự cố cũng như thoát hiểm. Mạch điện sử dụng đèn led tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ cao; và các linh kiện điện tử đơn giản, dễ mua và giá thành rẻ. Mạch đèn chiếu sáng sự cố có ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hiện đại ngày nay và cần được áp dụng vào thực tiễn nhiều hơn cũng như tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chiếu sáng sự cố như tăng công suất, hiệu quả chiếu sáng, độ linh hoạt chiếu sáng... 4.2. Kiến nghị Dựa trên cơ sở nghiên cứu đã thực hiện có thể tiếp tục phát triển đề tài theo hướng thiết kế mạch điện chiếu sáng thông minh, tiết kiệm năng lượng

+ Sử dụng chao đèn có trên thị trường để tăng hiệu quả chiếu sáng, đánh giá chính xác được chất lượng chiếu sáng khi sử dụng chao đèn. + Tăng công suất chiếu sáng: sử dụng tranzitor khuếch đại dòng cấp cho bộ đèn chiếu sáng. + Sử dụng các thiết bị điện tử thông minh, tự động điều chỉnh đóng, ngắt mạch như cảm biến, vi mạch IC, lập trình PLC… V. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Doanh, Đặng Văn Đào, Lê Hải Hưng, Ngô Xuân Thành và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Lê Văn Doanh. Kỹ thuật chiếu sáng chiếu sáng tiện nghi và hiệu quả năng lượng. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội. 288 trang. 2. Nguyễn Văn Đường, 2008. Điện tử công suất. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội. 158 trang. 3. John, 2010, automatic led emergency light modified version, http://www.circuitstoday.com/automatic-led-emergency-light-modified-version, truy cập ngày 20/9/2014. 4. Published, 2012, Emergi-Lite_Emergency_Lighting_Design_Guide, http://wwwpublic.tnb.com/eel/docs/emergilite/Emergi-Lite_Emergency_Lighting_Design_Guide.pdf, truy cập ngày 20 9 2014 5. Cù Ngọc Thuần, 2014, sử dụng toàn diện proteus VSM,http://123doc.org/document/1012226tai-lieu-gioi-thieu-chung-ve-proteus-vsm-pptx.htm, truy cập ngày 20 9 2014. 6. Thư viện pháp luật, 2013, Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 16:1986 về chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng, http://luatvn.net/Filedownload/166279/177357/vi_tcxd16_1986.doc, truy cập ngày 20 9 2014. 7. Wiki, 2010, emergency light, truy cập ngày 20 9 2014. Chỗ này các em cần sắp xếp lại theo chữ cái đầu tiên của dòng theo trình tự A, B, C Ví dụ: 1. Cù Ngọc Thuần... 2. Lê Văn Doanh Nếu sắp xếp lại thứ tự dang mục tài liệu tham khảo thay đổi, nhớ đổi lại các số [x] trong các mục nhỏ ở trong báo cáo đấy

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF