tham khao tb 3g

November 3, 2017 | Author: Thuần Nguyễn | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Download tham khao tb 3g...

Description

Thiết bị node B RBS 3000 cua Ericsson 1. Tổng quan về RBS 3000 của Ericsson 1.1. RBS 3000 trong mạng UMTS

Cấu trúc UTRAN

• • • • • •

Radio Base Station (RBS) hay còn gọi là Node B Radio Network Controller (RNC) – Bộ điều khiển mạng vô tuyến Radio Access Network Operation Support (RANOS) – Hỗ trợ hoạt động mạng truy cập vô tuyến O&M Infrastructure (OMINF) – Cơ sở hạ tầng khai thác và bảo dưỡng Radio Access Network Aggregator (RANAG) – Bộ gộp mạng truy cập vô tuyến Network Subsystem Gateway (RNSGW) – Cổng vào hệ thống con mạng vô tuyến

Các giao diện Mub và Iub có thể dùng chung môi trường truyền dẫn. RBS EM (Element Manager) không được xem la một nốt riêng biệt trong UTRAN mà được tích hợp luôn vào RBS. Tương tự RBS EM, RNC EM cũng được tích hợp trong RNC 1.2. Chức năng chính của RBS 3000 Chức năng của RBS được chia thành các nhóm chức năng sau: • • • • • • • • • •

Platform Functions – Chức năng nền Radio Transport Functions – Chức năng truyền tải vô tuyến Synchronization Functions – Chức năng đồng bộ Bearer Functions – Chức năng bộ đỡ Traffic Control Functions – Chức năng điều khiển lưu lượng Configuration Management Functions – Chức năng quản lí cấu hình Fault Management Functions – Chức năng quản lí lỗi Performance Management Functions – Chức năng quản lí quá trình thực hiện User Interface Functions – Chức năng giao diện người sử dụng Infrastructure Functions – Chức năng cơ sở hạ tầng

Cấu trúc chức năng của một RBS 1.3. Kiến trúc và cấu trúc node B 1.3.1. Kiến trúc node B Thông thường chức năng của RBS được chia làm hai nhóm chính bao gồm nhóm chức năng người sử dụng (User plane functions) và nhóm chức năng điều khiển (Control plane functions) •



Nhóm chức năng người sử dụng: o

Transport – Truyền tải

o

Baseband – Băng tần cơ sở

o

Radio – Vô tuyến

o

Antenna Near Parts -

Nhóm chức năng điều khiển o Traffic control – Điều khiển lưu lượng o O&M – Khai thác và bảo dưỡng

Tổng quan kiến trúc RBS 1.3.2. Cấu trúc node B Cấu trúc node B bao gồm 3 lớp quan trọng: • •

Platform view – Lớp nền Traffic control view – Lớp điều khiển lưu lượng Lớp điều khiển lưu lượng bao gồm 4 tầng: - Traffic Service Layer – Lớp dịch vụ lưu lượng: giải quyết các thủ tục NBAP (Node B Application Part) hay còn gọi là phần ứng dụng Node B. Nó nhận yêu cầu dịch vụ từ RNC và tối ưu hóa lớp nguồn logic để thi hành các chức năng - Logical Resource Layer - Lớp nguồn logic: cung cấp các nguồn logic như các kênh (channels), sóng mang của ô (cell-carrier), đường dẫn ATM (ATM links) đến lớp dịch vụ lưu lượng - Equipment Layer – Lớp thiết bị: đưa ra bảng mạch đặc biệt mà tại đó các chức năng quan trọng được phân bổ - Hardware Layer – Lớp phần cứng: che giấu các thiết kế chi tiết về các bảng mạch như DSPs, FPGAs, ASICs và các mạch điện phần cứng khác



Management view – Lớp quản lí

1.4. Các giao diện ngoài của RBS 3000

1.4.1. Iub

Iub la giao diện giữa RNC và RBS dùng cho việc báo hiệu lưu lượng. Nó bao gồm báo hiệu điều khiển NBAP (NBAP control signaling) và báo hiệu dữ liệu người sử dụng (user data signaling) thông qua các giao thức khung (Frame Protocols).

Iub được chia thành các tầng giao thức sau: •

Tầng vật lý (L1)



Tầng ATM và thích ứng ATM (ATM adaptation) (L2)



Tầng mạng (L3)

1.4.2. Uu

Uu la giao diện vô tuyến giữa RBS (Radio Base Station) va UE (User Equipment). Giao diện này được chia thành 3 tầng giao thức: •

Physical layer (L1) – Lớp vật lý



Data link layer (L2) – Lớp liên kết dữ liệu



Network layer (L3) – Lớp mạng

Thông thường tầng 1 của giao diện Uu kết thúc tại RBS, các tầng khác cao hơn thì kết thúc tại RNC hoặc mạng lõi (Core Network) 1.4.3. Mub Mub la giao diện quản lí được cung cấp bởi RBS. Nó được dùng trong việc quản lí phần tử và quản lí mạng. Khác với giao diện Iub, Mub không được chuẩn hóa. Sự tương tác giữa tổng đài với hệ thống được thực hiện bởi Thin Client (TC). TC ở đây như 1 máy tính được cài đặt sẵn các phần mềm như trình duyệt web (web browser) hay một JVM (Java Virtual Machine). Mub dựa trên cơ sở IP, do vậy RBS cũng sẽ có một địa chỉ IP. Việc quản lí từ xa sẽ sử dụng IP thông qua mạng ATM (Asynchronous Transfer Mode) và việc quản lí tại trạm sẽ sử dụng mạng Ethernet. Các tầng giao tiếp cấp thấp như FTP (File Transfer Protocol) server, HTTP (Hyper Text Transfer Protocol) server, SNMP (Simple Network Management Protocol) agent, ORB và Telnet server sẽ được cung cấp bởi tấm nền Cello (Cello Platform)

Giao diện quản lí 1.4.4. GUI GUI (Graphical User Interface) được cung cấp đến tổng đài nhằm kích hoạt sự khai thác và bảo dưỡng của RBS theo cách của người sử dụng. Giao diện được cung cấp bởi Element Manger. Các ứng dụng GUI chạy trên nền web (HTML, Java) và chạy trong một chuẩn trình duyệt web 1.4.5. VMI VMI (Visual and Mechenical Interface) là giao diện mà khách ghé thăm trạm gặp phải. Nó bao gồm: •

Visual indicators – Bộ xác định nhìn thấy được, ví dụ như đèn LEDs



Các công tắc và nút bấm có thể vận hành bằng tay, ví dụ như nút reset bảng mạch



Incoming external power -



External alarms/outputs



Bộ nối (connectors), cáp (cables) và các đinh ốc (screws)

2. Các node B cua Ericsson: RBS 3206 & RBS 3418 2.1. Giới thiệu về RBS 3000 của Ericsson Dòng RBS 3000 của Ericsson là những RBS với chuẩn WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) phạm vi rộng có thể hoạt động vô tuyến với nhiều ứng dụng trong các môi

trường thành thị, ngoại ô, và nông thôn. RBS 3000 giúp tiết kiệm giá thành lắp đặt bằng cách giảm số lượng trạm. Thiết kế giúp cho việc lắp đặt trở nên linh động và việc bảo dưỡng được đơn giản hóa Tất cả các trạm RBS 3000 có thể được tích hợp chung với các mạng đang tồn tại, ví dụ như các trạm RBS 2000 của mạng GSM. Ngoài ra RBS 3000 còn hỗ trợ cho HSPA (High Speed Packet Access) cho các mạng di động băng thông rộng: tăng tốc độ truyền tải dữ liệu, giảm trễ và tăng dung lượng mạng. Do vậy RBS 3000 được xem là giải pháp tương lai cho công nghệ thông tin di động tốc độ cao HSPA

2.2. RBS 3206 2.2.1. Giới thiệu Tủ indoor marco RBS 3206 được thiết kế để đáp ứng các vấn đề như tốc độ dữ liệu cao, số lượng thuê bao lớn, khu vực phủ sóng rộng. RBS 3206 được xem là giải pháp lý tưởng cho truyền hình di động và di động băng thông rộng. Tủ RBS 3206 có thể được dùng cho cả cấu hình đơn band và dual band, hỗ trợ các dải tần số phổ biến: 2100, 1900, 1700/2100, 900 và 850 MHz. RBS 3206 có thể được cài đặt cấu hình 6x2 (6 sector & 2 cell carrier) hoặc 3x4 (3 sector & 4 cell carrier) và 60W cho mỗi cell carrier đối với một tủ đơn Tủ RBS 3206 có chung dạng với các tủ indoor marco GSM như RBS 2206, RBS 2202 va 2 tủ chồng RBS 2216. RBS 3206 có độ linh động cao và dễ dàng nâng cấp. Bên cạnh đó RBS 3206 còn hỗ trợ HSPA 2.2.2. Cấu trúc phần cứng của trạm RBS 3206 •

RBS 3206M Trạm RBS 3206M là phiên bản được trang bị một phần của trạm RBS 3206F và hỗ trợ chỉ 3 khối vô tuyến (RU). Tram 3206M có thể được nâng cấp lên thành trạm RBS 3206F

Cấu trúc phần cứng trạm RBS 3206M •

RBS 3206E và RBS 3206F Trạm RBS 3206E hỗ trợ 6 khối vô tuyến (RU) và được dùng cho các băng tần 850/1900/17-2100 MHz. Trạm RBS 3206F cũng hỗ trợ 6 khối vô tuyến (RU) nhưng lại hoạt động ở băng tần 2100/900 MHz. Trạm RBS 3206E cao hơn trạm RBS 3206F 10 cm do đó phiên bản E sẽ có nhiều chỗ trống hơn phiên bản F và tiện lợi cho việc lắp thêm các thiết bị khác, chẳng hạn như thêm đươc 3 khối vô tuyến (RU)

Cấu trúc phần cứng trạm RBS 3206E và 3206F 2.2.3. Tủ trạm RBS 3206 2.2.3.1. Radio Unit (RU) – Khối vô tuyến Khối vô tuyến bao gồm các chức năng cho việc tách tín hiệu (signal clipping), chuyển đổi tín hiệu số qua tín hiệu analogue (digital-to-analogue), điều chế (modulation), khuếch đại tần số vô tuyến cho đường phát cũng như chuyển đổi tín hiệu analogue qua tín hiệu số và lọc cho đường dẫn thu Số khe RU sẵn có cho trạm RBS 3206 phụ thuộc vào loại tủ •

RBS 3206M: 3 khe



RBS 3206F: 6 khe



RBS 3206E: 9 khe

2.2.3.2. Filter Unit (FU) – Bộ lọc Một bộ lọc (FU) bao gồm một bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA (Low Noise Amplifier), và đảm nhận việc phân chia sóng mang tần số vô tuyến. LNA bao gồm 1 nhánh ăng ten phát đường xuống và 2 nhánh ăng ten thu đường lên Số lượng của FU tùy thuộc vào loại tủ trạm •

RBS 3206M: 1-3



RBS 3206F/E: 1-6

2.2.3.3. Digital Subrack và Cassette Digital subrack của RBS 3206F và 3206E bao gồm 2 ngăn chứa baseband riêng biệt. Trong khi dó digital cassette của RBS 3206M chỉ có duy nhất 1 ngăn chứa baseband. Mỗi ngăn chứa baseband hỗ trợ lên tới 6 sector-carriers. Bên dưới là các loại bảng mạch bao gồm: •

Control Base Unit (CBU) – Khối điều khiển cơ sở CBU được xem la đơn vị trung tâm điều khiển của trạm RBS. Nó giải quyết các chức năng điều khiển và cung cấp các yêu cầu kết nối cho hầu hết các mạng truyền tải phổ biến. Ngoài ra, CBU còn chứa bộ phân phối nguồn và bộ lọc Số lượng CBU tùy thuộc vào loại tủ trạm



-

RBS 3206M: 1

-

RBS 3206F/E: 1-2

Transmitter Boards (TXB) – Mạch phát TXB được hỗ trợ hoàn toàn HSPDA. TXB bao gồm phần phát dải cơ sở, đảm nhiệm việc phân chia ô (cell splitting), ghép kênh (channel combining), mã hóa (encoding), điều chế (modulation) và mở rộng cũng như giải quyết các kênh truyền dẫn. Tùy thuộc vào phiên bản của trạm RBS 3206 mà số lượng TXB khác nhau



-

RBS 3206M: 1-2

-

RBS 3206F/E: 1-4

Random Access and Receiver Boards (RAXB) – Mạch thu và truy cập ngẫu nhiên RAXB bao gồm phần thu dải cơ sở và RAXB giải quyết việc nối ô trong chuyển giao mềm, giải mã, tìm kiếm cũng như truy cập ngẫu nhiên các kênh truyền dẫn. Tất cả bảng

mạch hoàn toàn tương thích với EUL (Enhanced Up-Link), với các phiên bản hỗ trợ 10ms hoặc 2/10ms khoảng thời gian truyền tải TTI (Transmit Time Interval) Số lượng RAXB phụ thuộc vào phiên bản của RBS 3206



-

RBS 3206M: 1-6

-

RBS 3206F/E: 1-12

Radio Unit Interface (RUIF) – Giao diện khối vô tuyến RUIF chứa các kết nối điểm-tới-điểm thông qua các cáp tới các khối vô tuyến (RUs). RUIF mang theo tín hiệu cho cả đường phát và đường thu cũng như các tín hiệu điều khiển số (digital control signals) và các tín hiệu thời gian (timing signals) Số lượng RUIF:



-

RBS 3206M: 1

-

RBS 3206F/E: 1-2

Exchange Terminal Boards (ETBs) – Bảng chuyển mạch đầu cuối ETBs cung cấp thêm các cổng kết nối mạng truyền tải. Việc sử dụng ETB co thể tùy ý vì CBU đã cung cấp sẵn 4 cổng E1/T1. ETB có thể dùng để trang bị thêm cho tủ trạm các cổng kết nối khác như: E1/J1/T1, E3/J3/T3, STM (Synchronous Transfer Mode) -1 và Ethernet Số lượng ETB: - RBS 3206M: 0-4 - RBS 3206F/E: 0-8

2.2.3.4. Power Supply Unit (PSU) – Đơn vị cấp nguồn PSU chuyển đổi hiệu điện thế AC hoặc DC đầu vào thành - 48V DC. PSU giao tiếp với CBU thông qua EC bus và là một đơn vị được yêu cầu khi RBS được trang bị với một DCCU (DC Connection Unit) hoặc ACCU (AC Connection Unit) Số lượng PSU: 0-4 2.2.3.5. Power Connection Units – Đơn vị kết nối nguồn Trạm RBS 3206 có thể được trang bị các đơn vị kết nối nguồn khác nhau tùy thuộc vào việc chọn nguồn cung cấp



DC Connection Unit (DCCU) – Đơn vị đấu nối nguồn 1 chiều DCCU được sử dụng để đấu nối 24V DC và – 48V DC và được dùng để phân phối nó tới DC PSUs Số lượng DCCU:



-

RBS 3206M: 1 (duy nhất - 48V DC)

-

RBS 3206F/E: 0-1

AC Connection Unit (ACCU) – Đơn vị đấu nối nguồn xoay chiều ACCU được sử dụng để đấu nối nguồn AC đầu vào và phân phối nó tới AC PSUs Số lượng ACCU:



-

RBS 3206M: 0

-

RBS 3206F/E: 0-1

DC filter (DCF) – Bộ lọc DC DCF được sử dụng để kết nối nguồn vào – 48V DC. DCF là bắt buộc khi nguồn dự phòng bên ngoài được sử dụng Số lượng: -

RBS 3206M: 1

-

RBS 3206F/E: 0-1

2.2.3.6. Power Distribution Units – Đơn vị phân phối nguồn PDU được sử dụng cho việc phân phối nguồn DC trong Số lượng PDU: 1 2.2.3.7. Optional Units – Các khối tùy chọn Các thiết bị được mô tả bên dưới được đặt bên ngoài trạm RBS và có thể đặt cách nhau riêng biệt. Các thiết bị này được thiết kế nhằm nâng cao hiệu suất trạm nhưng cũng không cần thiết cho các chức năng cơ bản của trạm RBS •

Power and Battery Backup – Nguồn và pin dự phòng Giải pháp pin và nguồn dự phòng nên dùng cho trạm RBS 3206 khi được lắp đặt chung với trạm RBS GSM là tủ nguồn PBC 6500. Một tủ nguồn có thể phục vụ tới 2 trạm RBS

GSM và một tram RBS 3206, nó có thể cung cấp dung lượng pin lên tới 500Ah (-48V DC). Lưu ý rằng trạm RBS 3206E/F có thể được lắp đặt với nguồn +24V DC hoặc -48V DC và nguồn xoay chiều AC, do vậy một hệ thống pin và nguồn dự phòng thường được tái sử dụng khi triển khai các trạm RBS 3206F/E •

Antenna System Controller (ASC) – Bộ điều khiển hệ thống ăng ten ASC là một cặp khuếch đại TMA song công dùng cho dải tần số 2100 MHz. ASC được sử dụng cho đường dẫn thu nhằm giảm thiểu độ nhiễu ở bộ thu. Nó cũng có thể dùng chung feeder để nhận và phát tín hiệu. Một sector chỉ cần 1 ASC. ASC cũng có phần giao diện hỗ trợ cho RET (Remote Electrical Tilt)



Tower Mounted Amplifier (TMA) – Bộ khuếch đại TMA Có nhiều loại TMA với chuẩn độ lợi (12dB). ddTMAs dải đơn dùng cho các dải tần số 900, 1900, 17/2100 va 850 MHz. TMAs dải kép dùng cho dải tần 850/1900 MHz. Thông thường 1 sector thì cần 1 TMA dải đơn hoặc 2 TMA dải kép



Wideband Tower Mounted Amplifier (WTMA) – Bộ khuếch đại TMA dải rộng WTMA là một bộ ddTMA (dual duplex TMA) với độ lợi cao dùng cho dải tần 2100 MHz



Remote Electrical Tilt (RET) – Chức năng RET được dùng để tối ưu hóa hiệu suất mạng vô tuyến bằng cách kích hoạt điều khiển từ xa góc nghiêng của búp bức xạ ăng ten. Tổng đài có thể điều khiển góc nghiêng bằng OSS-RC (Operation and Support System Radio and Core)

2.2.4. Ứng dụng của trạm RBS 3206 2.2.4.1. Giải pháp kết hợp GSM

GSM Co-sitting Solution RBS 3206 được thiết kế có cùng diện tích lắp đặt với các trạm indoor marco GSM của Ericsson như RBS 2206, RBS 2202, RBS 200 và RBS 2216. Do đó RBS 3206 giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và lắp đặt bằng cách lắp đặt chung với các trạm GSM sẵn có 2.2.4.2. Metropolitan Indoor Site

Metropolitan Indoor Site Đối với khu vực thành thị không có khả năng kết hợp với các trạm GSM thì RBS 3206 cũng được xem là một giải pháp. Nhờ vào hiệu suất vô tuyến cực cao mà RBS 3206 giúp làm giảm tối thiểu số lượng trạm cần thiết. Thêm vào đó việc triển khai lại dễ dàng vì diện tích lắp đặt nhỏ của trạm RBS 3206 2.2.4.3. Rural Coverage Site

Rural Coverage Site Có 2 cách phổ biến để cải thiện việc kinh doanh dịch vụ WCDMA ở khu vực nông thôn, nơi mật độ dân số thấp: •

Sử dụng trạm có độ phủ sóng một khu vực lớn có thể giúp gia tăng số lượng thuê bao của mỗi trạm gốc



Sử dụng trạm có độ phủ sóng khu vực nhỏ (phủ một làng hoặc một thung lũng) giúp giảm giá thành của trạm

RBS 3206 có thể hỗ trợ một độ phủ cực rộng, chẳng hạn 6 sector mỗi ô và 60W mỗi sector. Chính vì vậy trạm RBS 3206 được xem là giải pháp thứ nhất được đề cập ở trên trong việc triển khai WCDMA ở khu vực nông thôn 2.2.4.4. In-building Coverage Solution

In-building Coverage Solution Trạm RBS 3206 có thể được dùng để phủ sóng trong các tòa nhà. Cùng với DAS (Distributed Antenna System) được cài sẵn bên trong tòa nhà, trạm RBS 3206 có thể hỗ trợ một số lượng lớn thuê bao với lưu lượng dữ liệu tốc độ cao

2.2.5. Cấu hình trạm RBS 3206 •

Frequency Bands – Giải tần số Trạm RBS 3206 có thể dùng cho cấu hình dải kép cũng như dải đơn, và hỗ trợ các dải tần số sau:



Radio Configurations – Cấu hình vô tuyến Bảng bên dưới mô tả số lượng khe RU (Radio Unit) và cấu hình tối đa cho các phiên bản khác nhau của trạm RBS

o Single Band Configurations – Cấu hình dải đơn

o Dual Band Configurations – Cấu hình dải kép

o MIMO 2×2 Configuration – Cấu hình MIMO 2x2 MIMO 2x2 sử dụng 2 ăng ten phát tại trạm gốc và 2 ăng ten thu tại điểm đến nhằm nâng cao tốc độ truyền dữ liệu trên đường xuống.



Baseband Capacity – Lưu lượng baseband Tất cả các phiên bản của trạm 3206 đều hỗ trợ hoàn toàn HSPA. o

Downlink Capacity – Lưu lượng đường xuống Lưu lượng baseband đường xuống cực đại là 1536 CE và có thể được phân theo bất kì sự kết nối sau (tối đa 2 bảng mạch cho RBS 3206M và tối đa 4 bảng mạch cho RBS 3206E/F):

o

-

HS-TX15

-

HS-TX45

-

HS-TX60

Uplink Capacity – Lưu lượng đường lên Lưu lượng baseband đường lên cực đại là 1536 CE và có thể được phân theo bất kì sự kết nối sau (tối đa 6 bảng mạch cho RBS 3206M và tối đa 12 bảng mạch cho RBS 3206E/F):



-

32 CE RAXB (10ms TTI)

-

64 CE RAXB (10ms TTI)

-

128 CE RAXB (10ms TTI)

-

128 CE RAXB (RAX 2e, 10ms và 2ms TTI)

Transmission Configurations – Cấu hình truyền dẫn CBU la thiết bị chuẩn được hỗ trợ 4 port truyền dẫn mạng E1/T1/J1. Trạm RBS 3206E và trạm RBS 3206F có thể được trang bị thêm 8 ETB (Exchange Terminal Board) cho các port truyền dẫn phụ. Trạm RBS 3206M được trang bị thêm 4 ETB cũng cho các port truyền dẫn phụ Có nhiều loại ETB khác nhau được chọn tùy thuộc vào các yêu cầu của port truyền dẫn. Bảng bên dưới mô tả các loại ETB và kiểu port truyền dẫn mà nó hỗ trợ

2.2.6. Technical Specifications – Các đặc tính kỹ thuật •

Radio Specifications – Đặc tính vô tuyến



Power Options – Tùy chọn nguồn



Cabinet Dimensions – Kích thước tủ trạm



Weight – Cân nặng



Color – Màu sắc

2.3. RBS 3418 2.3.1. Giới thiệu Tủ Main-Remote RBS 3418 bao gồm 1 bộ MU (Main Unit) indoor và 6 bộ RRU (Remote Radio Unit) outdoor. RRU kết nối với MU thông qua cáp quang giúp tăng cường sự linh động khi vẽ bản đồ trạm. Sự gọn nhẹ cũng giúp giảm giá thành vận chuyển và lắp đặt Tủ Main-Remote RBS 3418 giúp làm giảm thất thoát feeder và làm cho hệ thống đạt cùng hiệu suất cao khi nguồn thấp nhờ hệ thống RRU đặt gần ăng ten. Vì phần cứng bị tách biệt thành từng khối nhỏ với trọng lượng nhẹ và dễ mang tới trạm nên tủ Main-Remote RBS 3418 rất thích hợp cho các trạm đặt ở nơi có không gian bị giới hạn. Tủ RBS 3418 còn được xem là lí tưởng cho việc phủ sóng các khu vực như đường cao tốc nhờ bộ RRU có mức linh động cao có thể trải rộng trên một diện tích lớn

Tủ RBS 3418 có thể được cấu hình lên tới 6 sector với 1 carrier/sector hoặc 3 sector với 2 carrier/sector. Nó còn co dùng cho cả cấu hình dải đơn lẫn dải kép và hỗ trợ hầu hết các dải tần phổ biến như: 2100, 1900, 1700/2100, 1700/1800, 900 và 850 MHz. Tủ RBS 3418 còn hỗ trợ nhiều mức công suất phát, lên tới 60W mỗi cell carrier MU được lắp đặt trong 1 giá 19-inch hoặc được gắn trên tường trong một tủ nhỏ hoặc một phòng thiết bị nhỏ. MU cũng có thể lắp đặt được trong 1 tủ SSC-01 outdoor. Bộ RRU outdoor thì được lắp đặt trên một cây cọc, tường hoặc tháp. Tủ RBS 3418 có thể dễ dang tích hợp với hệ thống mạng GSM sẵn có 2.3.2. Cấu trúc phần cứng của trạm RBS 3418 Tủ Main-Remote RBS 3418 có cùng kiến trúc như các tủ khác trong họ RBS 3000. Tủ RBS 3418 được chia làm 2 phần: MU và RRU. RRU được kết nối với MU thông qua cáp quang

2.3.3. Tủ RBS 3418 2.3.3.1. Main Unit (MU) – Khối chính MU được thiết kế cho môi trường indoor và thường được gắn trên một giá 19-inch hoặc một bức tường nhỏ. MU cũng có thể được gắn trong tủ GSM RBS 2106 và kết hợp với nhau tạo thành tủ RBS 3018. MU bao gồm các phần cứng sau:



Fan Unit (FU) – Quạt Quạt giúp làm mát ngăn tủ. Tốc độ của quạt được điều khiển trong và cảnh báo được phát ra nếu tốc độ của quạt xuống dưới mức cho phép Số lượng: 1



Power Distribution Unit (PDU) hoặc Power Supply Unit (PSU) – Đơn vị nguồn MU được trang bị PDU, DC-PSU hoặc AC-PSU PDU được sử dụng để phân phối nguồn vào – 48V DC đến CBU (Control Base Unit) và FU (Fan Unit) DC-PSU chuyển đổi nguồn vào 24V DC thành – 48V DC và phân phối đến CBU, FU AC-PSU chuyển đổi nguồn vào AC thành – 48V DC và phân phối tới CBU, FU



Control Base Unit (CBU) – Khối điều khiển cơ sở CBU được xem la trung khu của tủ RBS. Nó xử lí các chức năng điều khiển chính trong tu RBS và điều khiển các board thông qua các board processor. CBU còn chứa một bộ chuyển mạch lưu lượng cao và giao tiếp với các khối khác trong MU cũng như giao tiếp với bộ lọc nguồn

Số lượng: 1 •

Transmitter Boards (TXBs) – Mạch phát TXB được hỗ trợ hoàn toàn HSPDA. TXB bao gồm phần phát baseband, đảm nhiệm việc phân chia ô (cell splitting), ghép kênh (channel combining), mã hóa (encoding), điều chế (modulation) và mở rộng cũng như giải quyết các kênh truyền dẫn. Số lượng: 1-2



Random Access and Receiver Boards (RAXB) – Mạch thu và truy cập ngẫu nhiên RAXB bao gồm phần thu baseband và RAXB giải quyết việc nối ô trong chuyển giao mềm, giải mã, tìm kiếm cũng như truy cập ngẫu nhiên các kênh truyền dẫn. Các RAXB hoàn toàn tương thích với EUL (Enhanced Up-Link), với các phiên bản hỗ trợ 10ms hoặc 2/10ms khoảng thời gian truyền tải TTI (Transmit Time Interval) Nếu tủ RBS 3418 được trang bị 2 hoặc nhiều hơn 2 RAXB thì các RAXB sẽ chia sẽ chung tải nhằm đạt lợi ích cao. Nếu 1 RAXB hư, thì tải sẽ di chuyển đến RAXB khác. Điều này đảm bảo các RBS tiếp tục giải quyết lưu lượng nhưng bi giảm đi dung lượng Số lượng: 1-4



Optical Radio Unit Interface (OBIF) – Giao tiếp vô tuyến – quang OBIF cung cấp các giao tiếp quang nơi mà cáp quang từ RRU được kết nối đến MU. Có 2 loại OBIF: OBIF2 và OBIF4. OBIF4 được chọn nếu cảnh báo ngoài được yêu cầu Số lượng: 1



Exchange Terminal Boards (ETBs) – Bảng chuyển mạch đầu cuối ETBs cung cấp thêm các cổng kết nối mạng truyền tải. Việc sử dụng ETB co thể tùy ý vì CBU đã cung cấp sẵn 4 cổng E1/T1. ETB có thể dùng để trang bị thêm cho tủ trạm các cổng kết nối khác như: E1/J1/T1, E3/J3/T3, STM (Synchronous Transfer Mode) -1 và Ethernet Số lượng: 0-1

2.3.3.2. Remote Radio Unit (RRU) – Bộ điều khiển vô tuyến từ xa RRU được thiết kế để lắp đặt gần ăng ten, và có thể được gắn cả trên tường hoặc trên cọc. Có tới 6 RRU được kết nối đến cùng 1 MU

Các loại RRU khác nhau dùng cho các nhu cầu khác nhau, với nguồn ra lên tới 60W, cho độ phủ rộng và đòi hỏi dung lượng cao. Các RRU khác nhau có thể được dung chung 1 cấu hình. Cấu hình dải kép cũng được hỗ trợ bằng cách kết nối các RRU cho các dải tần số khác nhau đến cùng chung MU RRU chứa phần lớn hardware xử lí vô tuyến. Các phần chính của RRU bao gồm: •

Filter – Bộ lọc



TRX – Bộ thu phát



Power Amplifier – Bộ khuếch đại nguồn



Optical Interface – Giao tiếp quang

Tất cả các kết nối được đặt ở đáy của RRU. RRU phải được lắp đặt thẳng do yếu tố nhiệt độ TMA (Tower Mounted Amplifier) hoặc ASCs (Antenna System Controllers) không cần thiết khi RRU được gắn gần ăng ten. Tuy nhiên một vài loại RRU không hỗ trợ ASC, TMA, RET (Remote Electrical Tilt) và RIU (RET Interface Unit). Sự tương thích của các loại RRU khác nhau được giới thiệu trong bảng bên dưới

2.3.3.3. Optical Interface Link – Đường nối giao tiếp quang Các RRU được kết nối đến MU thông qua các cáp quang. Độ dài giữa MU và 1 RRU có thể lên tới 15km Các khối có thể được liên kết với nhau theo một vài cách khác nhau tùy thuộc vào thiết kế trạm. Tủ RBS 3418 hỗ trơ: •

Đấu nối hình sao (start connection) đến các RRU, tại đó mỗi RRU được đấu nối đến MU



Đấu nối tầng (cascade connection) mà tại đó chỉ một sợi quang được đấu nối giữa MU và một trong các RRU. Các RRU khác được kết nối với nhau. Giải pháp này làm giảm độ dài của sợi quang cần dùng và có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khi các RRU được đặt xa MU. Đối với đấu nối tầng thì RRUW-01 được dùng

2.3.3.4. Optional Units – Các đơn vị tùy chọn •

Power and Battery Backup System (PBC-04) – Hệ thống pin và nguồn dự phòng PBC-04 là bộ cung cấp nguồn indoor, có thể cấp nguồn dự phòng cho 1 MU indoor và 3 RRU outdoor. PBC-04 có thể được gắn trên trần hoặc trên tường Dung lượng tối đa của PBC-04 la 200Ah



Site Support Cabinet (SSC-01) – Tủ hỗ trợ trạm SSC-01 là một giải pháp indoor giúp cung cấp một tủ chứa được 2 MU cũng như các thiết bị truyền dẫn, pin, bộ chỉnh lưu. Dung lượng pin tối đa cho SSC-01 la 200Ah



Power and Battery Backup System (PBC-02) – Hệ thống pin và nguồn dự phòng PBC-02 là nguồn dự phòng outdoor giúp cấp nguồn cho các RRU. PBC-02 có thể được gắn trên cọc hoặc trên tường và có dung lượng pin lên tới 65Ah. Thêm vào đó, PBC-02 có thể dễ dàng được mở rộng với các pin phụ giúp tăng được thời gian dự phòng

2.3.4. Ứng dụng của trạm RBS 3206 2.3.4.1. Metropolitan Indoor Site

RBS 3418 hoàn toàn thích hợp cho các địa điểm nội thành, từ nhu cầu dung lượng thấp đến dung lượng cao và công suất tiêu thụ thấp. Các khối lắp đặt nhỏ gọn có thể vận chuyển dễ dàng bằng thang máy hoặc thang bộ Các RRU được gắn gần các ăng ten va MU được lắp đặt trong một giá đỡ 19-inch hoặc bộ gắn tường trong phòng thiết bị

2.3.4.2. Suburban Shelter Site

Tủ RBS 3418 được xem là một giải pháp hoàn hảo về việc phủ sóng cũng như dung lượng trong khu vực ngoại ô. Tủ Main-Remote RBS 3418 cung cấp một độ phủ rộng giúp giảm giá thành phủ sóng Các trạm vô tuyến trong khu vực điều khiển với việc giới hạn về hạ tầng nguồn có thể được hưởng lợi từ tủ Main-Remote RBS 3418 vì nó tiêu thụ ít điện năng và hiệu suất lại cao MU có thể được lắp đặt trong một giá rộng 19-inch hoặc được gắn trong một khung nhỏ bên dưới tháp, mỗi RRU được lắp đặt gần các ăng ten trên đỉnh tháp. Tủ RBS 3418 còn có thể lắp đặt được chung với tủ GSM RBS 2106 mà không tốn thêm diện tích lắp đặt 2.3.4.3. Highway Coverage Site

Hiệu suất phủ sóng cao, dung lượng lớn, điện năng tiêu thụ thấp giúp cho tủ RBS 3418 trở thành một sự lựa chọn lí tưởng cho việc lắp đặt trạm phủ sóng o khu vực đường cao tốc. Các RRU có thể được trải dọc các đường cao tốc mà tại đó chúng có thể được gắn dễ dàng trên các trụ dọc đường. MU được gắn trong tủ outdoor SSC-01 đặt trên mặt đất 2.3.4.4. In-building Coverage Solution

In-building Coverage Solution Việc RRU được sử dụng như một bộ điều vận và được kết nối đến DAS khiến cho tủ RBS cũng trở nên thích hợp cho việc phủ sóng trong nhà như các trung tâm mua sắm, nhà ga xe lửa và các sân thể thao 2.3.5. Cấu hình trạm RBS 3418 •

Radio Configurations – Cấu hình vô tuyến Tủ RBS 3418 hỗ trợ lên đến 6 cell carrier và 1 loại RRU tùy ý. Tủ được cấu hình cho các dải tần như 2100, 1900, 1700/2100, 1700/1800, 900 và 850 Mhz Các cấu hình phổ biến được trình bày trong bảng cấu hình bên dưới gồm cấu hình dải đơn và cấu hình dải kép -

Single band Configuration – Cấu hình dải đơn 3x1: 3 sector và 1 carrier mỗi sector



Double band Configuration – Cấu hình dải kép

Baseband Capacity – Lưu lượng baseband Tất cả các phiên bản của tủ RBS 3418 đều hỗ trợ hoàn toàn HSPA. o Downlink Capacity – Lưu lượng đường xuống Lưu lượng baseband đường xuống cực đại là 768 CE và được xếp theo thứ tự kết hợp sau (tối đa 2 boards): -

HS-TX15

-

HS-TX45

-

HS-TX60

o Uplink Capacity – Lưu lượng đường lên Lưu lượng baseband đường lên cực đại là 512 CE và được xếp theo thứ tự kết hợp sau:



-

32 CE RAXB (10ms TTI)

-

64 CE RAXB (10ms TTI)

-

128 CE RAXB (10ms TTI)

-

128 CE RAXB (2ms và 10ms TTI)

Transmission Configurations – Cấu hình truyền dẫn CBU la thiết bị chuẩn được hỗ trợ 4 port truyền dẫn mạng E1/T1/J1. MU có thể được trang bị thêm các port phụ bởi ETB (Exchange Terminal Board) Có nhiều loại ETB khác nhau được chọn tùy thuộc vào các yêu cầu của port truyền dẫn. Bảng bên dưới mô tả các loại ETB và kiểu port truyền dẫn được hỗ trợ và số lượng tối đa của từng loại port ma tủ RBS 3418 có thể trang bị thêm:

2.3.6. Technical Specifications – Các đặc tính kỹ thuật •

Radio Specifications – Đặc tính vô tuyến



Power Options – Tùy chọn nguồn



Cabinet Dimensions – Kích thước tủ trạm



Weight – Cân nặng

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF