April 27, 2017 | Author: Trần Châu Thông | Category: N/A
BỘ QUỐC PHÒNG
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
HƯỚNG DẪN ĐO KIỂM SỬ DỤNG MÁY BIRD (Dành cho nhân viên lắp đặt, nghiệm thu, vận hành, ƯCTT và tối ưu) LƯU HÀNH NỘI BỘ
1
HÀ NỘI, 5 - 2008
2
BỘ QUỐC PHÒNG
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
HƯỚNG DẪN ĐO KIỂM SỬ DỤNG MÁY BIRD (Dành cho nhân viên lắp đặt, nghiệm thu, vận hành, ƯCTT và tối ưu) LƯU HÀNH NỘI BỘ
BAN ĐIỀU HÀNH KỸ THUẬT 3
PHÒNG KỸ THUẬT-TCT
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL
HÀ NỘI, 5 - 2008 3
4
LỜI MỞ ĐẦU Trong hệ thống vô tuyến viễn thông từ khi xây lắp cũng như trong quá trình vận hành khai thác chúng ta cần có một loại thiết bị để đo kiểm, xác định chất lượng hệ thống. Để làm được điều này trên hệ thống trạm BTS chúng ta dùng máy đo Bird (BSA: Bird Site Analyzer) để đo kiểm công suất phát của TRE, kiểm tra chất lượng của hệ thống cáp Jumper, Connector, feeder, anten cũng như kiểm tra xác định những điểm lỗi trên Jumper, Connector, feeder, anten để khắc phục. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên kỹ thuật trong quá trình lắp đặt, nghiệm thu và vận hành hệ thống trạm BTS, Ban điều hành kỹ thuật 3 đã biên soạn tài liêu “Hướng dẫn đo kiểm sử dụng máy đo BIRD”, tài liệu bao gồm 6 chương sau: Chương 1: Giới thiệu Tổng quan về máy đo Bird. Chương 2: Các chỉ tiêu đo kiểm. Chương 3: Cân chỉnh máy đo Bird. Chương 4: Chế độ đo đáp ứng tần số. Chương 5: Chế độ đo vị trí lỗi. Chương 6: Đo công suất. Tài liệu này được sử dụng cho nhân viên lắp đặt, nghiệm thu, vận hành, ƯCTT và tối ưu khi kiểm tra, nghiệm thu tích hợp trạm BTS, cũng như trong quá trình vận hành khai thác BTS có thể xử lí được lỗi VSWR tại trạm. Tài liệu này yêu cầu nhân viên phải nắm được hệ thống cáp Jumper, feeder, Connector, anten cũng như phải nắm được chương trình BTS Terminal để kích hoạt TRE phát khi đo công suất. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi nhưng thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện cho lần chỉnh sửa sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Đào tạo Viettel M1 - An Khánh - Hoài Đức - Hà Tây Tel: 04 265 0291 Fax: 04 265 0174 Emai:
[email protected]
ĐƠN VỊ VIẾT TÀI LIỆU
5
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt
Thuật ngữ tiếng Anh
Tiếng Việt tương đương
BSA GSM Cal Combo Esc
Bird Site Analyzer Global System of Mobile Calibration Combination Escape Key
VSWR
Voltage Standing Wave Ratio
Máy đo kiểm trạm Bird Hệ thống di động toàn cầu Khối cân chỉnh máy đo Bird Phím hủy hoặc trở vể trạng thái trước Tỉ số sóng dội
BTS
Base Transceiver Station
Trạm thu phát gốc
DCS
Digital Cordless System (European 1800MHz GSM System)
Hệ thống GSM băng tần 1800MHz
PCS
Personal Communication Service
Hệ thống GSM băng tần 1900MHz
Rx
Receiver
Máy thu
Tx
Transmitter
Máy phát
TRX
Transceiver
Máy thu phát
6
Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MÁY ĐO BIRD − Bird Site Analyer (BSA) là một thiết bị đo kiểm đa chức năng được sử dụng trong lắp đặt và bảo trì các hệ thống thông tin vô tuyến. Các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống ăngten GSM và truyền dẫn vô tuyến được kiểm tra bằng BSA và bộ cảm biến công suất RF. Dữ liệu được hiển thị dưới dạng công suất hoặc các đơn vị đo tương ứng (dBm, Watl v.v...) 1.1. Giới thiệu chung: − Một vài chủng loại máy đo Bird:
Hình 1.1 Một số chủng loại máy đo Bird
7
− Máy đo và phụ kiện:
Hình 1.2 Máy đo bird và một số phụ kiện − Vùng kết nối trên máy:
Hình 1.3. Vùng kết nối trên máy đo Bird 8
− Sensor cấu hình máy (Cal Combo):
Hình 1.4 Sensor đo cân chỉnh − Sensor đo công suất:
Hình 1.5 Sensor đo công suất 1. 2. Chức năng các phím bấm trong máy Bird Site Analyzer: − Mô hình máy đo Bird
Hình 1.6 Các phím chức năng trên máy đo 9
− Tổ hợp các phím có chức năng “mềm”: Chức năng được thay đổi tùy theo chế độ cụ thể, thể hiện bên phải. − Tổ hợp các phím có chức năng “cứng”: trong đó có 4 phím o Mode: phím này dùng để lựa chọn các chế độ làm việc: Measure Match, Fault Location. Measure Power hoặc Utilities Mode o Config: Để thiết lập các thông số khác nhau cho Mode được lực chọn (tần số, khoảng cách, băng tần, đơn vị…) o Calibrate: dùng để kích hoạt để vào mục cân chỉnh máy đo. o Marker: dùng để kích hoạt để vào mục đánh dấu. − Các phím số: Thay đổi các giá trị tùy chọn. − Escape: o Nếu đang thao tác trên Menu: Dùng để trở lại mục trước. o Nếu đang nhập dữ liệu: thì nó sẽ thóat khỏi thư mục nhập dữ liệu và không chấp nhận giá trị vừa mới nhập vào. − Enter o Nếu đang thao tác trong List: dùng để lựa chọn mục cần trong list này o Nếu đang nhập dữ liệu: thì nó sẽ thóat khỏi thư mục nhập dữ liệu và chấp nhận giá trị vừa mới nhập vào − Phím mũi tên: Chọn các thông số cụ thể trong từng chế độ đo. o Phím bên trái: Nếu đang ở chế độ Maker: thì nó dời điểm được đánh dấu về phía bên phải Các trường hợp còn lại nó sẽ thực hiện như đúng chức năng mô tả của nó. o Phím bên phải: Nếu đang nhập dữ liệu thì nó sẽ xóa ký tự trước nó. Nếu đang ở chế độ Maker: thì nó dời điểm được đánh dấu về phía bên trái Các trường hợp còn lại nó sẽ thực hiện như đúng chức năng mô tả của nó. o Phím đi lên: Nếu đang nhập dữ liệu thì nó sẽ tăng số nhập lên. Nếu đang ở chế độ Maker: thì nó dời điểm được đánh dấu đến giá trị cao nhất. Trường hợp sử dụng ở chế độ tương phản: thì nó tăng chế độ tương phản hiển thị.
10
Các trường hợp còn lại nó sẽ thực hiện như đúng chức năng mô tả của nó. o Phím đi xuống: Nếu đang nhập dữ liệu thì nó sẽ giảm số nhập xuống. Nếu đang ở chế độ Maker: thì nó dời điểm được đánh dấu đến giá trị thấp nhất. Trường hợp sử dụng ở chế độ tương phản: thì nó giảm chế độ tương phản hiển thị. Các trường hợp còn lại nó sẽ thực hiện như đúng chức năng mô tả của nó. − Battery Led o Led sẽ sáng vàng khi thiết bị được cung cấp nguồn từ 1 nguồn DC bên ngoài. Nó sẽ chớp trong khi đang nạp cho Battery, khi battery được nạp đầy thì Led này sẽ ngưng chớp. o Led sẽ sáng xanh bất cứ khi nào thiết bị được bật. − Phím tương phản o Giữ phím này kết hợp với các phím (lên xuống) khi muốn thay đổi độ tương phản. − I/O: Dùng để bật, tắt thiết bị. 1.3. Màn hình hiển thị: − Chế độ đo đáp ứng tần số:
Hình 1.7. Chế độ đo đáp ứng tần số 11
− Chế độ đo khoảng cách lỗi:
Hình 1.8 Chế độ đo vị trí lỗi 1) Thể hiện dưới dạng đồ thị của kết quả đo. 2) Hiển thị giá trị đo được tại vị trí con trỏ. 3) Hiển thị vị trí hiện thời của con trỏ (marker). 4) Chỉ định trạng thái cân chỉnh hiện thời. 5) Chỉ định hiện tại thiết bị đang sử dụng nguồn Battery hay nguồn cung cấp bên ngoài và thời gian có thể duy trì của acqui. 6) Chỉ định tên file được lấy ra. 7) Chỉ định kiểu đo hiện đang sử dụng 8) Các phím mềm: thay đổi tùy theo lựa chọn. 9) Indicator ball: Hiển thị trạng thái đang đo hoặc đang tạm dừng. 10) Hiển thị giá trị giới hạn thiết lập. 11) Hiển thị Fault nếu giá trị đo được vượt qúa giá trị giới hạn thiết lập. 12) Đường gạch ngang chỉ định đồ thị của đường giới hạn 13) Hiển thị giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trên trục đo 14) Hiển thị kiểu đơn vị đo trên trục.
12
Chương 2 CÁC CHỈ TIÊU ĐO KIỂM − Các chỉ tiêu kỹ thuật dùng để đo kiểm, nghiệm thu, tích hợp hệ thống trạm BTS theo quy định như sau: STT
Thông số
Giá trị chuẩn
1
Mức suy hao phản xạ của feeder
… ->6. 3) Nhấn phím Active/Off để kích hoạt hoặc hủy bỏ việc lựa chọn con trỏ. 4) Nhấn phím mềm Type để lựa chọn hình dạng con trỏ (hình tam giác hay đường thẳng). 20
5) Nhấn phím ESC để trở lại màn hình đo chính.
Hình 4.12 Di chuyển con trỏ hiển thị − Di chuyển con trỏ 1) Nhấn nút Maker để vào chế độ cài đặt con trỏ. 2) Nhấn phím mềm Mark để lựa chọn con trỏ cần di chuyển. 3) Sử dụng các phím qua trái, qua phải để di chuyển con trỏ như mong muốn, sử dụng phím lên nếu muốn tìm điểm cao nhất, sử dụng phím xuống nếu muốn tìm điểm thấp nhất. 4) Nhấn phím ESC để trở lại màn hình hiển thị ban đầu. 4.4.3. Lưu và hiển thị lại kết quả đo – Save and Recall: − Các đồ thị và kết quả đo có thể được lưu lại trong bộ nhớ của máy đo với thời gian tiến hành đo kiểm kèm theo và tên file. Mục đích lưu lại kết quả để có thể in trực tiếp qua máy in hoặc xuất vào máy tính làm cơ sở lưu trữ thông tin trạm, nghiệm thu, đưa trạm vào hoạt động. a) Lưu kết quả đo: 1) Trong chế độ đo tương ứng. 2) Chọn Phím chức năng Save/Recall.
21
Hình 4.13 Lưu kết quả đo 3) Chọn nút Save 4) Đặt tên cho kết quả đo 5) Chọn phím Enter để lưu kết quả đo. b) Hiển thị lại kết quả đo: 1) Trong chế độ đo tương ứng. 2) Chọn Phím chức năng Save/Recall.
Hình 4.14 Hiển thị lại kết quả đo 3) Dùng phím mũi tên lên/xuống để di chuyển đến tên file cần hiển thị 4) Chọn nút Recall 5) Chọn phím Enter để hiển thị kết quả đã đo (được lưu trước đó) lên màn hình. 4.4.4. In giá trị đo: − Máy BSA có thể in các thông tin hiển thị trên màn hình đến bất ký máy in nào HP Deskjet nào mà có hỗ trợ giao thức PCL lớp 3. Để in các hình ảnh hiển thị như mong muốn trước hết phải giữ hình ảnh cần in (xem chế độ Measurement Hold) sau đó nhấn phím Print. − Chú ý: nếu sau khi nhấn lệnh in nhưng máy in không được kết nối, thì nó sẽ hiển thị từ ERROR bên cạnh phím Print. Để xóa lỗi này, lựa chọn Mode>Ultility>Priinter, sau đó nhấn phím Printer và đợi khoảng 1 giây thì hệ thống sẽ reset lại.
22
Chương 5 CHẾ ĐỘ ĐO VỊ TRÍ LỖI – FAULT LOCATION MODE − Chế độ đo này cho phép xác định vị trí mất cân bằng trở kháng (Gây suy hao lớn) trên hệ thống cáp feeder ăngten. Kết quả đo được hiển thị theo dạng đồ thị x-y. Khoảng cách được hiển thị trên trục x (ngang) và giá trị suy hao cáp được hiển thị trên trục y (đứng). − Chú ý: phải chọn khoảng tần số ở chế độ Measure Match trước khi thực hiện cân chỉnh, nếu không khi thay đổi tần số cài đặt nó sẽ tự động chuyển chế độ Calibration sang OFF kết quả đo sẽ không chính xác. 5.1. Chọn chế độ đo – Fault Location Mode: 1) Nhấn phím Mode. 2) Chọn phím chức năng Fault Location tương ứng.
Hình 5.1 Chọn chế độ đo đáp ứng khoảng cách 5.2. Cài đặt các tham số: 5.2.1. Cài đặt loại cáp cần đo: − Loại cáp cần đo có thể được chọn từ một danh sách thiết lập sẵn trên máy đo hoặc co thể chọn nhân công bằng cách nhập giá trị vận tốc truyền (Velocity of propagation) và suy hao cáp (cable loss). − Chú ý: khi thay đổi loại cáp trục x hiển thị khoảng cách sẽ trở về giá trị lớn nhất, do đó luôn chọn loại cáp trước khi chọn khoảng cách. 1) Trong chế độ đo Fault Location Mode. 2) Chọn phím chức năng Config. 3) Chọn phím chức năng tương ứng Cbl Type.
23
Hình 5.2 Cài đặt loại cáp 4) Chọn loại cáp từ chức năng Cable list dưới góc phải màn hình, chọn phím lên/xuống để chọn loại cáp cần đo. Hoặc có thể nhập giá trị Vel Prop và Loss tu phím số trên máy đo.
Hình 5.3 Chọn loại cáp theo danh sách 5) Chọn phím Enter để xác nhận giá trị vừa chọn 6) Chọn phím Esc để trở về màn hình đo chính. 5.2.2. Cài đặt khoảng cách đo: − Cài đặt khoảng cách đo phải lớn hơn 25% khoảng cách thực của hệ thống cáp, ăngten cần đo. 1) Trong chế độ đo Fault Location Mode. 2) Chọn phím chức năng Config. 3) Chọn phím chức năng Distance tương ứng. 24
Hình 5.4 Cài đặt giới hạn khoảng cách cần đo 4) Dùng phím mũi tên chọn thông số cần hiệu chỉnh. Dùng phím số để nhập giá trị cần hiệu chỉnh tương ứng. 5) Chọn phím Enter để xác nhận giá trị vừa chọn 6) Chọn phím Esc để trở về màn hình đo chính. 5.2.3. Cài đặt tỷ lệ và đơn vị đo: − Tỷ lệ hiển thị có thể được cài đặt bằng tay hoặc tự động. Đơn vị đo có thể là dB hay VSWR. 1) Trong chế độ đo Fault Location Mode. 2) Chọn phím chức năng Config. 3) Chọn phím chức năng Scale tương ứng.
25
Hình 5.5 Cài đặt tỉ lệ và đơn vị cần đo 4) Dùng phím mũi tên chọn thông số cần hiệu chỉnh như Min, Max hay Units. Dùng phím số để nhập giá trị cần hiệu chỉnh tương ứng. 5) Chọn phím Enter để xác nhận giá trị vừa chọn 6) Chọn phím Esc để trở về màn hình đo chính. 5.2.4. Cài đặt giá trị chuẩn Limit Line: − Giá trị chuẩn được cài đặt cho phép so sánh giá trị đo được với giá trị chuẩn một cách trực quan trên đồ thị, hiển thị kết quả đo là đạt hay không đạt yêu cầu kỹ thuật. 1) Trong chế độ đo Fault Location Mode. 2) Chọn phím chức năng Config. 3) Chọn phím chức năng Limit Line như trong hình vẽ:
Hình 5.6 Cài đặt giá trị chuẩn 4) Dùng phím số để nhập giá trị cần thiết. 5) Chọn phím Enter để xác nhận giá trị vừa chọn 6) Chọn phím Esc để trở về màn hình đo chính. 5.3. Đo kiểm: − Sau Sau khi đã cài đặt các tham số đo cần thiết, cân chỉnh máy đo FULL, đảm bảo trên hệ thống cáp cần đo không có công suất >22dBm, đấu nối hệ thống cáp feeder, ăngten vào máy đo. Tiến hành đo và phân tích, đánh giá kết quả đo được.
26
Hình 5.7 Ví dụ kết quả đo vị trí lỗi theo khoảng cách 5.4. Phân tích xử lí kết quả đo: − Phân tích xử lí kết quả đo như giữ kết quả đo hiện tại, hiển thị con trỏ, lưu, hiển thị lại, in kết quả tương tự như chế độ đo Measure Match Mode. Khi kết quả đo không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phải khắc phục mới đảm bảo chất lượng khi đưa hệ thống vào hoạt động.
27
Chương 6 ĐO CÔNG SUẤT – MEASURE POWER MODE: − Phép đo này cho phép kiểm tra công suất phát của khối thu phát (TRE). Tùy theo bộ cảm biến và chủng loại, thế hệ máy đo có thể đo được các giá trị công suất khác nhau. − Chú ý: Không được kết nối trực tiếp TRE hoặc khối thu/phát vào trực tiếp máy đo. Phải TẮT máy đo khi kết nối hoặc tháo Sensor đo công suất vào máy đo bằng cáp cổng COM DB9. 6.1. Chọn chế độ đo – Measure Power Mode: 1) Chọn phím Mode. 2) Chọn phím chức năng Measure Power Mode tương ứng.
Hình 6.1 Chọn chế độ đo công suất 6.2. Cài đặt giới hạn công suất đo: − Tắt máy đo, kết nối Sensor đo công suất vào máy đo để cài đặt: 1) Trong chế độ đo công suất 2) Chọn phím Config
Hình 6.2 Cài đặt giới hạn công suất đo 28
3) Nhập giá trị giới hạn công suất cần đo vào mục FullScale 4) Chọn Enter để xác nhận giá trị nhập. 6.3. Chọn chế độ hiển thị: − Trong chế độ đo công suất, chọn phím chức năng “mềm” Display để thay đổi hiển thị từ: Foward -> Raflection -> Match.
Hình 6.3 Chọn chế độ hiển thị 6.4. Chọn đơn vị: − Trong chế độ đo công suất, chọn phím “mềm” PwrUnit: để thay đổi đơn vị đo từ: Kwatts -> Watts -> dBm. − Cũng trong chế độ đo công suất, chọn phím “mềm” MatchUnit: để thay đổi đơn vị đo phối hợp từ: VSWR -> Return Loss -> Match Efficiency
Hình 6.4 Chọn đơn vị đo 6.5. Đo kiểm: − Chú ý: KHÔNG được nối trực tiếp TRE vào cổng máy đo. Luôn TẮT MÁY ĐO khi kết nối hoặc tháo kết nối bộ Sensor đo công suất với máy đo. − Đấu nối máy đo, bộ thu phát (TRE), Sensor đo công suất theo hướng dẫn. 29
Hình 6.5 Sơ đồ đấu nối đo công suất − Kích hoạt bộ thu phát (TRE) để có công suất phát. − Kết quả đo được thể hiện trên màn hình hiển thị:
Hình 6.6 Màn hình hiển thị kết quả đo công suất − Trong đó: 1) Tình trạng Sensor: Sensor công suất đã được kết nối. 2) Kết quả chính: Chỉ định kết quả chính theo kim đo. 3) Giá trị chính: hiển thị kết quả đo theo đơn vị được chọn. 4) Khung tỷ lệ đo: Hiển thị khung tỷ lệ từ thấp đến cao. 5) Kim hiển thị: Hiển thị kết quả trên đồ thị. 6) Kết quả phụ: HIển thị kết quả đo không được hiển thị trên kim đo. 7) Giá trị phụ: Hiển thị đơn vị kết quả đo phụ. 30