T1 - Tiep Can Y Niem

April 30, 2024 | Author: Anonymous | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Download T1 - Tiep Can Y Niem...

Description

TIẾP CẬN Ý NIỆM CONCEPTUAL APPROACH

T1

1. ĐỊNH HƯỚNG Sử dụng cách tiếp cận ý niệm (Conceptual Approach) để phác thảo công trình mang tính biểu trưng, có mục đích biểu đạt một nội dung tinh thần hoặc phản ánh một trạng thái tình cảm nhất định (VD: Bia lưu niệm / tưởng niệm, Đài liệt sĩ / Tổ quốc ghi công, Khu tưởng niệm, Nhà nguyện, Công trình biểu tượng / điểm nhấn, Cổng đô thị / Cửa ô,..). Tiếp cận ý niệm (Conceptual Approach): xuất phát từ mục đích & tính chất của công trình để xác định một thông điệp tinh thần, rồi dùng cơ chế liên hệ / liên tưởng để tìm đến những hình thức biểu đạt thông điệp đó. Vận dụng quy luật về tính thống nhất trong sự đa dạng (nét khái quát chi phối các biểu hiện cụ thể - các chi tiết phản ánh thống nhất một tinh thần chung). Giảm thiểu yếu tố chức năng sử dụng, tập trung khai thác các yếu tố về ngữ nghĩa / ký hiệu học (các dấu hiệu / tín hiệu / ký hiệu / biểu hiệu / biểu tượng / hình tượng, các loại mã lịch sử / mã VH / mã hình học,..) để truyền đạt ý tưởng. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ

2.1.

Đề tài: Không gian tưởng niệm “Khâm Thiên 1972”

Công trình được xây dựng để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết trong trận không quân Mỹ dùng máy bay ném bom chiến lược B52 rải thảm hủy diệt phố Khâm Thiên (Hà Nội) đêm 26/12/1972. Tháng 10/1972, theo thỏa thuận đàm phán, lẽ ra Mỹ phải chấm dứt chiến tranh để lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ đã bội ước, đưa con át chủ bài của không lực Hoa Kỳ là các “pháo đài bay” B52 tham chiến, với lời đe dọa “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, hòng buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện áp đặt trước khi ký kết Hiệp định Paris. Trong 12 ngày đêm (từ 18/12 đến 29/12/1972), toàn bộ lực lượng 200 máy bay B52 của Mỹ ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á đã tập trung không kích vào các thành phố lớn ở miền Bắc - đặc biệt là Hà Nội & Hải Phòng. Không chỉ các cơ sở công nghiệp & quân sự bị tàn phá - mà cả những công trình dân sự như bệnh viện, trường học, nhà ga, nhiều khu phố & làng mạc cũng bị bom Mỹ hủy diệt, gây nên những tổn thất nặng nề cho người dân. Đỉnh điểm là lúc 22g45 đêm 26/12/1972, 30 máy bay B52 đã ném bom rải thảm xuống Hà Nội - trong đó có phố Khâm Thiên, con phố đông đúc ở trung tâm thành phố. Cả 17 khối phố đều bị thiệt hại, các khối 44 đến 47 hầu như bị hủy diệt hoàn toàn. Nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng lương thực, thực phẩm, công trình tôn giáo (đình Tương Thuận), di tích lịch sử, rạp hát, nhiều cơ sở sản xuất và hàng nghìn nhà dân bị sập đổ (trong đó 534 nhà bị phá hủy hoàn toàn). Mặc dù phần lớn người dân đã đi sơ tán, nhưng trong đêm 26/12 đó vẫn có tới 278 người chết (trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em) và 290 người bị thương, làm cho 178 cháu bé khác trở thành mồ côi vì mất cha / mẹ.

Chỉ cho đến 2 ngày trước năm mới 1973 - khi đã bị bắn rơi đến 81 máy bay các loại (gồm 34 chiếc B52, 5 chiếc F111 và 42 máy bay chiến thuật khác) - phía Mỹ mới chịu dừng không kích, chấp nhận thất bại và trở lại bàn đàm phán để ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Tượng đài tưởng niệm những nạn nhân bom B52 ở phố Khâm Thiên

2.2.

Phố Khâm Thiên sau trận rải thảm B52 của Mỹ

Những hố bom trên mặt đất do B52 rải thảm

Địa điểm xây dựng

- Khu đất xây dựng có kích thước 11,5m x 23,5m tại địa chỉ số 51 phố Khâm Thiên. Nơi đây từng có một ngôi nhà - nhưng sau trận bom B52 rải thảm đêm 26/12/1972 chỉ còn lại một hố sâu, tất cả 7 người trong gia đình ở ngôi nhà này không còn ai sống sót. Sau chiến tranh, tại địa điểm này đã dựng lên một đài tưởng niệm - với bức tượng bằng đồng theo phong cách hiện thực, tạc hình một phụ nữ mang trên tay đứa con đã chết vì bom, đứng dưới một trụ biểu (?) / tấm bia đá (?) khắc dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ”. - Hơn 45 năm sau sự kiện bi thương này, phố Khâm Thiên ngày nay đã nhanh chóng hồi sinh và phát triển sầm uất. Thành phần và số lượng dân cư đã có nhiều sự thay đổi và xáo trộn, những thế hệ mới đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Nhà cửa xung quanh xây dựng lên cao 5-7 tầng, đường phố được mở rộng với nhiều hoạt động tấp nập,.. đã tác động không nhỏ đến khung cảnh và không khí tĩnh lặng của khu tưởng niệm. - Trong 20-25 năm vừa qua, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng đã được bình thường hóa và từng bước được cải thiện đáng kể. Khép lại sự đối đầu thù địch để đối thoại và trở thành đối tác để hướng tới tương lai; không khoét sâu thêm vào vết thương cũ, không khơi lại nỗi đau của quá khứ nhưng cũng không bao giờ quên những người đã mất - đó là bối cảnh đặt ra để tạo dựng một không gian tưởng niệm mới về “Khâm Thiên 1972”.

Tuyến phố Khâm Thiên và vị trí khu tưởng niệm

Góc nhìn 1

2.3.

Mặt bằng khu đất

Mặt đứng hướng tiếp cận chính

Góc nhìn 2

Nội dung:

+ Khu vực đệm / không gian tiếp cận ban đầu + Khu vực / không gian tưởng niệm chính + Bộ phận phụ trợ (phục vụ, quản lý, khu vệ sinh,..) Sinh viên quyết định diện tích các khu vực và có thể bổ sung các chức năng khác nếu cần thiết & phù hợp. Lưu ý: - Chiều cao xây dựng phù hợp / hài hòa với cảnh quan chung của tuyến phố - Không làm thành công trình tượng đài (hạn chế sử dụng ngôn ngữ tạo hình bằng điêu khắc hoành tráng) - Tránh hình tượng hóa một cách dễ dãi (theo lối mòn quen thuộc); không bắt hình thức & giải pháp kiến trúc phải theo một ý đồ khiên cưỡng (được ấn định trước).

2.4. Yêu cầu thực hiện: - Chuẩn bị: sưu tầm / tìm hiểu các thông tin & tài liệu liên quan (kể cả các công trình tương tự để tham khảo) - Buổi 1: Phân tích XD ý niệm - Buổi 2: Phác thảo ý tưởng theo ý niệm đã được khẳng định. Chuẩn bị trước các phương án sơ phác để phân tích lựa chọn. GV nhận xét góp ý trong quá trình. - Buổi 3: Đánh giá & phân loại (A/B/C). Chọn 5-10 bài tiêu biểu để thuyết trình. GV nhận xét chung.

3. MỘT SỐ ĐỀ TÀI TƯƠNG ĐƯƠNG - Không gian tưởng niệm các liệt sĩ cách mạng trong khu di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) - Biểu tượng ghi dấu cửa ô Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội tại khu vực nút giao thông Ô Chợ Dừa / Cầu Giấy.

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF