Phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty co phan du lich dau khi phuong dong

December 13, 2017 | Author: Dạy Kèm Quy Nhơn Official | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty co phan du lich dau khi phuong dong Phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty...

Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC





BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Tên đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG” Lớp: TC01 – VB2-K13 Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Nhóm thực hiện:

Đỗ Cẩm Tú Phạm Nguyễn Phi Yến Lý Thị Hồng Vân Nguyễn Thị Hoàng Phượng Phan Thị Mỹ Hạnh

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

TP HCM, 2011

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Ngoài ra trong các ngành kinh tế thì du lịch đang là ngành mũi nhọn, lợi nhuận tăng rất nhiều lần so với vốn đầu tư bỏ ra ( lợi nhuận tối thiểu 30%). Du lịch mới phát triển khoảng 20 năm, khởi điểm từ năm 1990, do vậy ngành đang ở trong giai đoạn phát triển nên tiềm năng còn rất lớn. Nhu cầu, khuynh hướng du lịch ngày càng tăng do nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống tăng. 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Thêm vào đó du lịch ngành tổng hợp mang tính chất chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội, kéo theo sự phát triển các ngành nghề khác : giao thông, nhà hàng-khách sạn, ẩm thực, hệ thống phương tiện di chuyển, an ninh… đều phát triển. Và ngược lại nếu các yếu tố này không phát triển đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch. “ Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới”. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông”

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...............................................................................................2 ............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

.............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 .............................................................................................................................................. 2 ............................................................................................................................................. 3 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 3 MỤC LỤC............................................................................................................................... 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN..................................................11 DU LỊCH-DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG..................................................................................11 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 11 1. Mục tiêu nghiên cứu:....................................................................................................11 2. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...............................................................................11 4. Hạn chế bài nghiên cứu:...............................................................................................11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .....................................................11 1. Bản chất & vai trò của tài chính doanh nghiệp .............................................................12 i. Bản chất của tài chính doanh nghiệp ........................................................................12 ii. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ...........................................................................12 1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp..........................................14 1.1. Khái niệm............................................................................................................... 14 ii. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp...........................................................14 iii. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................................14 2. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính.......................................................15 1.1. Mục tiêu ............................................................................................................... 15

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

ii. Nội dung phân tích....................................................................................................16 3. Dự báo tài chính:.......................................................................................................... 16 4. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính ...................................................................17 1.1. Bảng cân đối kế toán.............................................................................................17 ii. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................................18 iii. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................................................18 5. Phương pháp phân tích................................................................................................18 1.1. Phương pháp phân tích tỷ số.................................................................................18 ii. Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích theo chiều ngang)..........................19 iii. Phương pháp phân tích tỷ trọng (phân tích theo qui mô chung):..............................19 iv. Phương pháp chia tách (Dupont).............................................................................20 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG................................................................................................................. 21 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:...................................................................21 1. Ngành nghề kinh doanh................................................................................................21 2. Cơ cấu tổ chức:............................................................................................................ 22 3. Cơ cấu cổ đông:........................................................................................................... 22 4. Các dòng sản phẩm chủ lực và hệ thống đơn vị..........................................................23 5. Các thành tựu đạt được:..............................................................................................24 6. Vị thế công ty:............................................................................................................... 24 7. Khách hàng và đối tác:.................................................................................................25 8. Chiến lược phát triển và đầu tư....................................................................................26 9. Các dự án lớn:.............................................................................................................. 27 10. Triển vọng của công ty...............................................................................................27 11. Thuận lợi và rủi ro:......................................................................................................28 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH.....................................................29

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

1. Đặc thù ngành : ........................................................................................................... 29 1. Tốc độ tăng trưởng của ngành.....................................................................................30 2. Nguồn lực của ngành:.................................................................................................30 3. Năng lực sản xuất :......................................................................................................30 4. Sự cạnh tranh: ............................................................................................................. 31 5. Hạn chế của ngành:.....................................................................................................31 6. Thuận lợi và triển vọng của ngành:..............................................................................32 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG.................................................................................................32 1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn.......................................33 1. Phân tích tình hình biến động tài sản...........................................................................33 2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn.....................................................................36 3. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn..................................................39 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản ..............................................................................................39 ii. Bố trí cơ cấu nguồn vốn............................................................................................43 4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán................................................46 1.1. Phân tích tình hình thanh toán ..............................................................................46 ii. Phân tích khả năng thanh toán..................................................................................50 5. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản.............................................................................57 1.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho..........................................................................58 ii. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu...........................................................................59 iii. Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn...................................................................61 iv. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định .........................................................................64 v. Tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu ........................................................................65 vi. Khả năng luân chuyển tổng tài sản..........................................................................67 6. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ....................................................................68

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

1.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp....................................................................................................69 ii. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ..........................................................................73 iii. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận...........................75 iv. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận.................................77 7. Phân tích tỷ số giá trị thị trường:...................................................................................77 1.1. Tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS):...............................................................77 ii. Hệ số P/E.................................................................................................................. 78 iii. Tỷ suất thu nhập (E/P)..............................................................................................79 iv. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B)............................................................................79 8. Phân tích dòng tiền.......................................................................................................79 1.1. Phân tích dòng tiền................................................................................................79 ii. Dòng tiền hoạt động kinh doanh:...............................................................................81 iii. Dòng tiền đầu tư của công ty:...................................................................................82 iv. Dòng tiền tài trợ:.......................................................................................................83 9. Phân tích tỷ số sinh lợi:................................................................................................87 1.1. Tỉ suất sinh lợi ròng:...............................................................................................88 ii. Chỉ số thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT).............................................................88 ..................................................................................................................................... 89 iii. Chỉ số Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA):......................................89 iv. Phân tích tỉ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA):............................................................91 v. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cô phần ( ROE): ..................................................93 10. Phân tích khả năng sinh lợi........................................................................................94 1.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động:...................................................................................94 ii. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:..............................................................................95 iii. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động:...................................................................................97

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

iv. Tỷ suất sinh lời vốn cố định:.....................................................................................99 CHƯƠNG V: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ................................................................100 1. Dự báo về doanh thu..................................................................................................100 1.1. Dự báo thị trường năm 2011................................................................................100 ii. Dự báo du lịch 2011................................................................................................101 1. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh:................................................................102 1.1. Sự thay đổi giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý:....................................102 ii. Dự báo hoạt động tài chính và hoạt động khác:......................................................103 iii. Sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp:..........................................................103 2. Lập bảng cân đối kế toán dự báo:..............................................................................104 1.1. Dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu: .................................................................................................................................... 104 ii. Dự báo về hàng tồn kho:.........................................................................................105 iii. Sự thay đổi tài sản lưu động khác:.........................................................................105 iv. Sự thay đổi tài sản cố định.....................................................................................105 v.

Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn....................................................................105

vi. Sự thay đổi các quỹ:...............................................................................................105 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY.........................107 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN............................................................................111 1. Giải pháp - Kiến nghị:.................................................................................................111 1.1. Về tình hình huy động vốn:..................................................................................111 ii. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:....................................................111 iii. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹthuật và năng lực sản xuất:..................................................................................................113 iv. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty:.........................................113 v. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực:.........................................................................114

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

1. Kết luận:..................................................................................................................... 114

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH-DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được, các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa ra các nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích các tỷ số, phương pháp phân tích Dupont, và các công cụ phân tích chuyên biệt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông và các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành (FDT, HOT) và tổng quát ngành du lịch Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động của các công ty trong hai năm 2009 và 2010. So sánh thêm với dữ liệu quá khứ năm 2008 và dự báo triển vọng năm 2011. 4. Hạn chế bài nghiên cứu: Nguồn dữ liệu thu thập chủ yếu từ internet nên chưa hoàn toàn chính xác. Lý luận, phân tích, đánh giá, đề ra kiến nghị được tham khảo theo kinh nghiệm của các anh/chị làm trong lĩnh vực du lịch nên có thể mang tính chủ quan, chưa toàn diện. Kiến thức ngành và kỹ năng phân tích của nhóm còn hạn chế. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

1. Bản chất & vai trò của tài chính doanh nghiệp i. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn. Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm: •

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước:

Mối quan hệ kinh tế này được thể hiện: trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo luật định và ngược lại nhà nước cũng có sự tài trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình. •

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường:

Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực thi thông qua hệ thống thị trường: thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất, thị trường tài chính…và do đó, với tư cách là người kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp vừa là người mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh, người bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ; đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua, bán các nguồn tài chính nhàn rỗi của xã hội. •

Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm:

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, lãi cổ phần,… Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, với Tổng công ty. ii. Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG



Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất:

Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp – đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường. •

Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh:

Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với qui luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội. •

Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời…Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.

Khái niệm

Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính “biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó. ii. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau:  Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình.  Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… iii. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Với những ý nghĩa trên nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính gồm:  Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn.  Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước.  Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn.  Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.

Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính 1.1.

Mục tiêu

Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. •

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu:

 Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.  Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần,…  Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt,…  Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. • Đối với đơn vị chủ sở hữu:

Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh. • Đối với nhà chủ nợ (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp)

Mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. • Đối với nhà đầu tư trong tương lai:

Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào. • Đối với cơ quan chức năng:

Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,… ii. Nội dung phân tích Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau:  Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn  Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp.  Phân tích tình hình luân chuyển vốn.  Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Phân tích khả năng sinh lời.  Dự đoán nhu cầu tài chính. 3. Dự báo tài chính:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Dự báo tài chính là công việc tiếp tục theo logic của phân tích tài chính. Đó là giai đoạn cuối cùng của công việc, là những tư duy về việc thực hiện các cân bằng tài chính, dự đoán khả năng sinh lời và mức độ rủi ro. Dự báo tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định tài chính của doanh nghiệp. 4. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính Để tiến hành phân tích tài chính người ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của bảng báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định nào đó. Người ta có thể xem bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào cuối năm. Ngược lại bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại giống như bức tranh phản ánh sự vận động bởi vì nó báo cáo về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng lỗ vốn. 1.1.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm: •

Phần tài sản:

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang tồn tại

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. •

Phần nguồn vốn:

Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản lý có thể thấy được thưc trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.Về mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về tổng số vốn được hình thành từ những nguồn khác nhau. ii. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm: •

Phần I:

Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số phát sinh của ký báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. •

Phần II:

Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. iii. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh lưu chuyển tiền tệ hay các luồng tiền vào, luồng tiền ra, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường gồm các phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh; lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài trợ (tài chính). 5. Phương pháp phân tích 1.1.

Phương pháp phân tích tỷ số

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Phân tích các tỷ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm tỷ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài chính:  Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.  Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.  Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp.  Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời. ii. Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích theo chiều ngang) Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối: Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100% iii. Phương pháp phân tích tỷ trọng (phân tích theo qui mô chung): Với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. iv. Phương pháp chia tách (Dupont) Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. •

Ứng Dụng Mô Hình Dupont

Mô hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng để khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA. So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh. Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian. Cung cấp những kiến thức căn bản nhằm tác động đến kết quả kinh doanh của công ty. •

Các bước trong phương pháp Dupont

 Thu nhập số liệu kinh doanh ( từ bộ phận tài chính )  Tính toán ( sử dụng bảng tính )  Đưa ra kết luận  Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại. •

Thế mạnh của mô hình Dupont

 Tính đơn giản.  Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty.  Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên.  Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng.  Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém. •

Hạn chế của Mô hình Phân tích Dupont

 Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy.  Không bao gồm chi phí vốn. 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

 Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.  Trong thời đại kinh tế ngày các phát triển, để công ty hoạt động có hiệu quả bên cạnh việc cắt giảm chi phí nên nghĩ đến những kế hoạch xây dựng thương hiệu, marketing, có những chiến lược thích hợp trong điều kiện kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Bởi vì chi phí ngày nay chưa hẳn là yếu tố quân trọng nhất quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp. CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:

1. Ngành nghề kinh doanh •

Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng;

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG



Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế;



Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng;



Vận chuyển khách du lịch, khách theo hợp đồng bằng xe ô tô;



Đại lý, mua bán: phân bón, xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu;



Mua bán, chế biến hàng nông sản;



Kinh doanh vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ ngành du lịch;



Mua bán các loại hàng hoá phục vụ khách du lịch;



……

2. Cơ cấu tổ chức: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT Quan hệ điều hành

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Quan hệ giám sát

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KHỐI VĂN PHÒNG

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CÁC ĐƠN VỊ

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

KHÁCH SẠN

KHÁCH SẠN

TRUNG TÂM

TCHC

K.DOANH

KTTC

PHƯƠNG ĐÔNG

CỬA ĐÔNG

LỮ HÀNH Q.TẾ

NHÀ HÀNG TRƯỜNG THI

3. Cơ cấu cổ đông:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

4. Các dòng sản phẩm chủ lực và hệ thống đơn vị •

Dòng sản phẩm chủ lực:



Du lịch lữ hành: dịch vụ lữ hành, dịch vụ nhà hàng-khách sạn-văn phòng



Thương mại: phân phối phân đạm, xăng dầu và các sản phẩm dầu khí. •

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Hệ thống đơn vị:

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

5. Các thành tựu đạt được: •

Tổ chức thành công chương trình “Ngày bán hàng trực tiếp Đạm Phú Mỹ cho bà con

nông dân” •

Tổ chức thành công và thường xuyên chương trình “Thăm, tặng quà động viên các gia

đình nghèo và các gia đình chính sách. •

PTC được UBND tỉnh Nghệ An tặng bằng khen tại hội nghị tôn vinh các tổ chức cá

nhân thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách nhà nước năm 2008. 6. Vị thế công ty:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG



Hiện nay Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông đang là công ty kinh doanh các dịch vụ du lịch, khách sạn, vui chơi giải trí, lữ hành quốc tế bậc nhất tại tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ. Với khách sạn 4 sao, hệ thống nhà hàng đạt tiêu chuẩn, Trung tâm Lữ hành Quốc tế Phương Đông hoạt động chuyên nghiệp trên các lĩnh vực: tổ chức tham quan, cho thuê xe du lịch, đặt vé máy bay, dịch vụ hướng dẫn viên tiếng Việt, Anh, Lào, Thái Lan, dịch vụ hộ chiếu, visa, xuất cảnh… tạo nên một quy trình thống nhất, chuyên nghiệp và ngày càng thể hiện đẳng cấp trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Với ngành du lịch Nghệ An, Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông là đơn vị hàng đầu về chuyên môn nghiệp vụ .



Là thành viên của Tập đoàn từ năm 2007, Công ty đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thuộc thế mạnh của Tập đoàn như các sản phẩm hóa dầu, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Hiện công ty đang làm đại lý cấp 1 phân phối đạm Phú Mỹ tại khu vực Bắc Trung bộ, miền Trung – Tây Nguyên. Tổng đại lý xăng dầu cho Tổng công ty Dầu Việt Nam, kinh doanh phân bón nhập khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản trên địa bàn cả nước, nhờ đó, công ty có sự phát triển nhanh chóng vượt bậc.

7. Khách hàng và đối tác: •

Công ty mẹ là Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn là các khách hàng chủ yếu của Công ty. Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông đang từng bước phát triển toàn diện và bền vững về dịch vụ Du lịch, kinh doanh Thương mại đa ngành. Hiện nay Công ty PTC đã ký hợp đồng đại lý cấp I tiêu thụ sản phẩm URÊ “Đạm Phú Mỹ” khoảng 35 ngàn tấn/năm; hợp đồng đại lý xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu khác; hợp đồng dịch vụ cho thuê văn phòng đại diện với Công ty bảo hiểm nhân thọ PRUDENTIAL, Công ty Bảo hiểm Dầu khí Bắc trung bộ.



Công ty còn cung cấp nhiều dịch vụ khác liên quan đến hoạt động du lịch cho các đối tác như: Công ty Du lịch Hữu nghị, Sun Travel, ASIAN Sun Tour, Vina Tour, Viettour, Trung tâm Lữ hành Quốc tế Thắng Lợi…. Đặc biệt là các trung tâm lữ hành từ các nước khác trong khu vực giới thiệu khách hàng ổn định cho Công ty. Do vậy thương hiệu Du lịch Phương Đông đã được khẳng định vững chắc đối với khách hàng trong và ngoài nước. 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Thị trường khách hàng nước ngoài TT

Thị trường khách

Lượt khách

1 2 3 4 5 6

Thái lan Lào Trung Quốc Úc Nhật Mỹ

trung bình/ năm 12.000 5.000 3.000 2.000 2.000 2.000

Thị trường khách hàng trong nước TT 1 2 3 4 5

Thị trường khách

Lượt

khách

UBND tỉnh Nghệ An Tỉnh uỷ Nghệ An Tổng Cty Bia rượu NGK Sài gòn Cty DL Hữu nghị HP Cty DL Cát Việt

trung bình / năm 1.500 1.000 500 2.000 2.500

8. Chiến lược phát triển và đầu tư •

Phát huy thế mạnh thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tranh thủ sự ủng hộ, tao điều kiện giúp đỡ của các ban ngành trong tỉnh, phát huy nội lực của công ty, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tăng tốc phát triển.



Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, phạm vi và năng lực hoạt động của các đơn vị, tiến tới chuyển đổi tổ chức hoạt động Công ty sang mô hình hoạt động Công ty mẹ (Tổng công ty) - Công ty con. Hoàn thiện hệ thống quy chế quản trị Công ty phù hợp với mô hình hoạt động. Tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn vốn với lãi suất thấp, đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi yêu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản; bố trí hợp lý, bảo toàn và tăng vòng quay vốn. Phát huy mọi nguồn lực để phát triển



Mở rộng kinh doanh đa ngành nghề trong đó chủ đạo là khách sạn, du lịch, lữ hành, thương mại và các dịch vụ phong phú khác. Ngoài ra PTC sẽ không ngừng nâng cao

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

chất lượng phục vụ và công nghệ quản lý khách sạn hiện đại. Phát triển toàn diện và bền vững, có thương hiệu mạnh trong nước và khu vực, phù hợp với xu thế phát triển chung. 9. Các dự án lớn: •

Xây dựng mới khách sạn Cửa Đông. Dự kiến xây mới khách sạn cao 7 tầng đạt tiêu chuẩn 2-3 sao, khoảng 50 phòng ngủ, nhà hàng 300 chỗ và các dịch vụ kèm theo. Diện tích đất: 1.125,5 m2; Thời gian thực hiện: 2009-2010; Nguồn vốn: Vốn PTC 30%, Vốn vay ưu đãi thông qua các định chế tài chính của Tập đoàn 70%; Đang lập dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng đầu tư dự án là 20 tỷ đồng.



Dự án Trung tâm hội nghị, dịch vụ Thương mại Quốc tế : Dự kiến xây dựng mới trung tâm hội nghị 8 tầng. Quy mô gồm: Khu trung tâm hội nghị quốc tế; khu trung tâm dịch vụ thương mại và khu văn phòng cho thuê cao cấp tại số 02, Trường Thi, Tp.Vinh, Nghệ An; Thời gian thực hiện từ năm 2009 đến năm 2011.



Đầu tư xây dựng Khách sạn Phương Đông Plaza 5 sao: Dự kiến xây dựng khách sạn 21 tầng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Quy mô: 184 phòng nghỉ và khối phục vụ dịch vụ kèm theo tại 218 Lê Duẩn, Tp.Vinh, Nghệ An. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2009 đến năm 2014. Hiện tại dự án đã hoàn thành xong việc thi tuyển kiến trúc để lựa chọn nhà thầu thiết kế dự án. Hiện đang đàm phán hợp đồng lập dự án đầu tư và thiết kế. Tổng vốn đầu tư cho Dự án Trung tâm hội nghị, dịch vụ Thương mại Quốc tế và Dự án Khách sạn Phương Đông Plaza 5 sao là 800 tỷ đồng.

10. Triển vọng của công ty •

Đối với ngành du lịch: Với mục tiêu phát triển du lịch và lữ hành là lĩnh vực hoạt động mũi nhọn của Công ty, do vậy sự phát triển của ngành khách sạn du lịch trong nước và quốc tế là điều kiện cần thiết thúc đẩy sự phát triển của công ty. Du lịch được xác định là ngành “ công nghiệp không khói”, có tiềm năng phát triển rất lớn. Việt Nam là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có nền chính trị ổn định,... tạo nên sự thu hút khách nước ngoài, đặc biệt là du khách đến từ các nước ASEAN.



Đối với kinh doanh thương mại: Nông sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam trong những năm sắp tới, là nguồn thu ngoại tệ lớn và phấn đấu trở thành 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Với dân số lớn, chủ yếu sống ở nông thôn và cuộc sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì việc sử dụng phân bón chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng và nhu cầu ngày càng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh doanh phân đạm và kinh doanh các sản phẩm nông sản. •

Với vị thế và triển vọng phát triển của thị trường du lịch, thương mại,... định hướng phát triển của Công ty là phù hợp với định hướng chung của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như sự phát triển của ngành.

11. Thuận lợi và rủi ro: •

Thuận lợi:

 Nghệ An là địa điểm có nhiều khu di tích lịch sử gắn liền với các danh nhân văn hóa như khu di tích lịch sử Kim Liên, văn hóa chùa Bà Bụt, di tích Tân Kỳ…thuận lợi để phát triển loại hình du lịch để tìm hiểu văn hóa lịch sử.  Hệ thống giao thông thuận tiện: đường bộ, đường sắt, đường hàng không.  Hệ thống an ninh đảm bảo: đảm bảo uy tín và thu hút phát triển các loại hình sự kiện, hội nghị. •

Rủi ro:

 Khó khăn chung: Khó phát triển loại hình du lịch giải trí đa dạng, vì cần sự đảm bảo an ninh do có nhiều quần thể di tích lịch sử và chưa được xác định là trung tâm du lịch tầm quốc gia, dẫn đến khó thu hút đầu tư mở rộng.  Rủi ro về cạnh tranh: Đồng thời với tốc độ phát triển cao của ngành du lịch Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các công ty du lịch đang diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt. Để thu hút được khách hàng, mở rộng thị trường, ngoài việc tích cực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, Công ty cần phải tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Với tình hình kinh tế suy giảm thì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự giảm giá dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ vững uy tín với khách hàng. Trong khi đó, các chi phí liên quan tới sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, nhân công.... luôn biến động khiến cho việc

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

quản lý các chi phí để đảm bảo chỉ tiêu đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn. Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An đang trong công cuộc đổi mới và phát triển, đặc biệt chủ trương vực dậy nền du lịch tỉnh nhà đang được hết sức chú trọng. Trong điều kiện đó cùng với tiềm năng sẵn có, đã làm cho lĩnh vực kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch trên địa bàn trở nên đầy sức hấp dẫn, vì vậy tính chất cạnh tranh sẽ diễn ra một cách quyết liệt hơn.  Rủi ro về thị trường: Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của Công ty, ngoài kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, lữ hành, còn tập trung kinh doanh đại lý, mua bán phân bón, xăng dầu và các sản phẩm dầu khí. Với những biến động về giá cả xăng dầu và giá phân bón thay đổi như hiện nay sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong việc quản lý, dự trù chi phí, chủ động nguồn cung cấp hàng hóa… cho Công ty. Ngoài ra, Công ty còn tham gia kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học như sắn lát khô. Tuy nhiên, theo nhận định của Công ty, thị trường nông sản mang tính thời vụ và hiện nay đang trong giai đoạn suy thoái, giá bán giảm nhiều so với kỳ vọng.  Rủi ro về biến động nguồn nguyên liệu đầu vào: Hiệu quả hoạt động kinh doanh mua bán sắn lát khô cũng phụ thuộc rất nhiều bởi yếu tố nguồn nguyên liệu đầu vào. Do Công ty phải ứng trước toàn bộ tiền cho đối tác trung gian thu gom sắn lát khô từ các hộ nông dân cho nên nguồn vốn bị chiếm dụng, hơn nữa nếu xảy ra mất mùa thì sẽ không đảm bảo được lượng sắn khô cần thiết để cung cấp cho các đối tác theo như các hợp đồng đã ký. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH 1. Đặc thù ngành :  Mang tính mùa vụ: các tour in-bound &out-bound : tập trung vào các tháng 9, tháng 10, tháng 11; các tour nội địa tập trung vào các tháng còn lại, cao điểm là tết âm lịch và mùa hè.  Bị ảnh hưởng bởi khí hậu: mưa, bão, lũ…  Là ngành kinh tế tổng hợp có tính dịch vụ: nhiều bên cùng tham gia cung ứng sản phẩm, mỗi bên đều có tác động nhất định đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sử 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

dụng, vì vậy, một sản phẩm du lịch thành công sẽ có tác dụng tích cực liên ngành và ngược lại.  Mang tính vô hình và không đồng nhất : sản phẩm du lịch là không cụ thể và dễ dàng bị sao chép, khách hàng không thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua.  Mang tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng, tính mau hỏng và không dự trữ được. 1. Tốc độ tăng trưởng của ngành Rất nhanh : năm 1990, du lịch mới bắt đầu manh nha, thế giới biết rất ít thông tin về du lịch Việt Nam. Chẳng hạn như địa danh Phan Thiết cũng nằm trong mẫu số chung đó. Từ hiện tượng nhật thực toàn phần năm 1995 ở Bình Thuận, thì thế giới biết nhiều hơn về Phan Thiết, du lịch ở Bình Thuận được phát triển mạnh. Và hiện nay, Bình Thuận đã trở thành thủ phủ của resort của Việt Nam. 2.

Nguồn lực của ngành:



Nội lực:  Nguồn nhân sự: dồi dào nhưng thiếu chuyên môn (kiến thức ,nghiệp vụ)  Nguồn vốn: chưa được sử dụng hợp lý,chưa đầu tư hiệu quả.  Cơ sở vật chất: được đầu tư nhưng chưa đúng mức. •

Ngoại lực:

 Chính sách: nhà nước hiện có nhiều chính sách mở cho du lịch như giảm thuế, chương trình quảng bá quốc gia, khuyến khích phát triển , đầu tư du lịch trong và ngoài nước….  Nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức thế giới: unesco ( hội an, mỹ sơn….)  Nhận được cảm tình của nhiều bạn bè, nhiều quốc gia thế giới nên đây là kênh quảng bá ít tốn chi phí nhưng lại mang lại hiệu quả sâu rộng.  Xu hướng hội nhập văn hóa và kinh tế khiến nhu cầu của khách nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu văn hóa rất nhiều: lượng khách du lịch tăng đột biến. 3. Năng lực sản xuất : Vượt bậc, có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn, có nhiều tiềm năng vì giải quyết được ra nhiều việc làm, tận dụng tối đa mọi nguồn lực. Có thể kết hợp liên hoàn nhiều ngành nghề cùng phát triển. Đẩy mạnh các ngành truyền thống của Việt Nam: gốm, dệt, đan, thêu, mộc, sơn

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

mài…. 4. Sự cạnh tranh: Vì du lịch là ngành tổng hợp, nên không có sự cạnh tranh bên ngoài ngành mà chỉ có cạnh tranh nội bộ ngành. Sự cạnh tranh nội bộ đang diễn ra rất khốc liệt do du lịch khó mở rộng thị trường vì sự trung thành của khách hàng cao (dựa vào khoản hoa hồng và chất lượng công ty); vì tính chất mùa dẫn đến nhu cầu du lịch k đồng đều trong một năm; vì đại bộ phận người dân có thu nhập bình quân chưa cao, kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái, dẫn đến nhu cầu du lịch chưa tăng tốc mạnh mẽ làm cho việc khai phá thị trường mới trong thời điểm hiện tại là rất khó khăn. 5. Hạn chế của ngành: •

Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt và nhu cầu khác biệt nên chính sách đầu tư về du lịch được phân bổ không đồng đều : Nha Trang-Phan Thiết-Đà LạtĐà Nẵng-Hà Nội được đầu tư mạnh, có khả năng đáp ứng được đủ nhu cầu của khách du lịch & loại hình du lịch tương đối đa dạng. Ngược lại: Ninh Chữ, Buôn Mê Thuột… thì lại thiếu cơ sở hạ tầng: nhà hàng, khách sạn… loại hình du lịch thiếu đa dạng và hấp dẫn.



Thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn nghiệp vụ, dịch vụ du lịch kém, người dân bản địa không thể hiện được tinh thần hiếu khách, khiến cho các địa danh nổi tiếng như Động Phong nha, Vịnh Hạ Long là danh thắng đẹp không được đánh giá cao.



Tài nguyên du lịch chưa được đầu tư đúng mức, nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp nhưng không được khai thác có hiệu quả, thiếu ngân sách vốn của chính phủ, người dân chưa được cập nhật kiến thức kinh doanh về du lịch, nguồn vốn tư nhân không được phân bổ hợp lý….dẫn đến việc chưa khai thác được nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực trẻ.



Cơ sở hạ tầng yếu và kém: giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi. Hệ thống nhà hàng khách sạn đạt chuẩn quốc tế còn ít.



Việc bảo tồn và phát huy sản phẩm du lịch hiện có mang nhiều yếu kém : Mỹ Sơn, Phong Nha, Lăng tẩm Huế không có chính sách bảo tồn, phục hưng, trùng tu 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

hiệu quả. Việc gìn giữ và tái tạo các di tích lịch sử, các kỳ quan thiên nhiên còn yếu kém. •

Do Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, nên chưa chú trọng đến những nhu cầu tế nhị và thiết thực của khách du lịch để hoàn thiện thành 1 hệ thống du lịch hoàn chỉnh từ vi mô : nhà vệ sinh, các hệ thống dịch vụ cộng thêm: chụp hình sân bay, hệ thống giá cả ổn định….

6. Thuận lợi và triển vọng của ngành: •

Du lịch là ngành đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi là “ngành xuất khẩu vô hình” đem lại nguồn ngoại tệ lớn



Là ngành có sự tăng trưởng vượt bậc: số khách du lịch trên thế giới tăng từ 25 triệu lượt người (năm 1950) lên 69 triệu lượt người (năm 1960) ; 160 triệu lượt người (năm 1970) ; 285 triệu lượt người (năm 1980); 450 triệu lượt người (năm 1991) ; 500 triệu lượt người (năm 1994); Tốc độ phát triển hàng năm của vùng đông nam á, cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng hàng năm của thế giới1



Mang lại lợi ích vô hình: tác động đến tư duy, tâm trạng, hiệu quả hoạt động … của con người.



Mang lại nhiều tiềm năng vì Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp chưa được khai thác hết



nên du lịch là ngành đem lại lợi nhuận cao.



Hiện nay nhà nước đang và sẽ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho du lịch phát triển, vì thông qua du lịch, có thể đánh giá về sự phát triển của quốc gia, thu hút và mở rộng đầu tư vào các ngành nghề khác.



Du lịch là bộ mặt của quốc gia vì nó phản ánh văn hóa và con người của đất nước. Là kênh quảng bá hình ảnh đất nước hiệu quả và có tác dụng lan truyền nhanh. Làm tăng chỉ số tín nhiệm và ưa thích của quốc gia.



Du lịch đang trong giai đoạn đang phát triển, sẽ còn hướng tới sự hoàn thiện, phát triển mạnh hơn trong tương lai.

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau: Bảng 1.1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng STT

CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

Chênh lệch

% theo quy mô chung

Tuyệt đối

Tương đối

2008

2009

2010

08-09

09-10

08-09

09-10

TÀI SẢN A

TÀI SẢN NGẮN HẠN

154,037

138,807

20,674

50.4%

44.4%

11.1%

(15,230)

(118,133)

-9.9%

-85.1%

I

Tiền và các khoản tương đương tiền

22,577

9,124

8,519

7.4%

2.9%

4.6%

(13,452)

(605)

-59.6%

-6.6%

II

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

-

25,000

1,700

-

8.0%

0.9%

25,000

(23,300)

-

-93.2%

III

Các khoản phải thu ngắn hạn

85,362

70,085

6,572

27.9%

22.4%

3.5%

(15,278)

(63,513)

-17.9%

-90.6%

IV

Hàng tồn kho

41,818

31,729

1,798

13.7%

10.1%

1.0%

(10,089)

(29,931)

-24.1%

-94.3%

V

Tài sản ngắn hạn khác

4,280

2,869

2,085

1.4%

0.9%

1.1%

(1,411)

(784)

-33.0%

-27.3%

B

TÀI SẢN DÀI HẠN

151,514

173,891

164,768

49.6%

55.6%

88.9%

22,377

(9,122)

14.8%

-5.2%

I

Tài sản cố định

138,611

154,692

150,656

45.4%

49.5%

81.2%

16,081

(4,037)

11.6%

-2.6%

II

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

12,173

12,173

12,173

4.0%

3.9%

6.6%

0.0%

0.0%

0.0%

0.0%

III

Tài sản dài hạn khác

730

7,026

1,940

0.2%

2.2%

1.0%

6,296

(5,086)

862.3%

-72.4%

305,550

312,698

185,442

100%

100%

100%

7,147

(127,255)

2.3%

-40.7%

TỔNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN A

NỢ PHẢI TRẢ

757,718

645,386

67,728

83.2%

87.4%

36.5%

(112,332)

(577,658)

-14.8%

-89.5%

I

Nợ ngắn hạn

684,798

572,355

68,479

75.2%

77.5%

36.9%

(112,443)

(503,877)

-16.4%

-88.0%

II

Nợ dài hạn

72,920

73,030

(750)

8.0%

9.9%

-0.4%

111

(73,781)

0.2%

-101.0%

B

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

153,164

93,314

117,714

16.8%

12.6%

63.5%

(59,850)

24,401

-39.1%

26.1%

I

Vốn chủ sở hữu

152,912

93,162

117,714

16.8%

12.6%

63.5%

(59,750)

24,552

-39.1%

26.4%

II

Nguồn kinh phí và quỹ khác

252

152

-

0.03%

0.02%

-

(100)

(152)

-39.8%

-100.0%

910,882

738,699

185,442

100%

100%

100%

(172,183)

(553,257)

-18.9%

-74.9%

TỔNG NGUỒN VỐN

1. Phân tích tình hình biến động tài sản Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7.147 triệu đồng, tức là tăng 2,3%, nhưng năm 2010 so với năm 2009 thì lại giảm 127.255 triệu đồng, tức là giảm 40,7%. Trong đó:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 1.1: Tài sản PDC qua các năm

Biểu đồ 1.2: Tài sản ngắn hạn của công ty PDC •

Giai đoạn 2008 – 2009:

Vào thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn có giá trị là 154.037 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 138.807 triệu đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản ngắn hạn đã giảm 15.230 triệu đồng, tức là giảm 9,9%. Nguyên nhân của sự biến động 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

này là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm 13.452 triệu đồng (giảm 59,6% so với đầu năm) do năm 2008 trong khoản mục tiền có chứa một lượng tiền đang chuyển khá lớn có giá trị 20.000 triệu đồng, ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản phải thu ngắn hạn 15.278 triệu đồng, tương ứng là giảm 17,9%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 10.089 triệu đồng (giảm 24,1% so với đầu năm) và giảm các tài sản ngắn hạn khác mà chủ yếu là các khoản tạm ứng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản cuối năm giảm 6% (44,4% - 50,4%), do có sự giảm nhẹ trong tỷ trọng của hàng tồn kho, khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác. •

Giai đoạn 2009 – 2010:

Trong giai đoạn này, toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn giảm rõ rệt từ 138.807 triệu đồng xuống còn 20.674 triệu đồng, tức là giảm 85,1% so với đầu năm. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do có sự giảm mạnh trong tỷ trọng của hàng tồn kho giảm 18,4%(3,5% 22,4%), ngoài ra còn do giảm các khoản phải thu và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.  Kết Luận:

Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 1.3: Tài sản dài hạn Xét giai đoạn 2009 – 2010: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn đầu năm giảm so với cuối năm là 9.122 triệu đồng, tức là giảm 5,2%, nhưng xét về mặt tỷ trọng trong tổng tài sản thì tăng đến 33,3%% (88,9% 55,6%), trong đó tài sản cố định chiếm 81,2%; các khoản đầu tư tài chính dài hạn không tăng so với năm trước nhưng về mặt tỷ trọng chiếm 6,6% tổn tài sản (tăng 2,7% so với đầu năm), ngoài ra chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng từ 780 triệu đồng lên 2.822 triệu đồng (tăng 2.042 triệu đồng so với đầu năm). Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của hầu hết các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng, trừ chi phí xây dựng cơ bảng dở dang tỷ trọng giảm 1,26% (0,91% - 2,17%). Như vậy trong năm 2010 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng liên doanh, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp. 2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm, riêng trong năm 2010 vào cuối năm cũng giảm so với đầu năm là 553.257 triệu đồng, tức là giảm 74,9%, trong đó:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 1.4: Nguồn vốn

Biểu đồ 1.5: Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm 2010 là 117.714 triệu đồng, tức là tăng 26,1% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn kinh doanh tăng 24.552 triệu đồng, tức là tăng 26,4%. Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn vào năm 2010 đã tăng 50,9% so với năm 2009. o Kết Luận: Như vậy qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm ăn có hiệu quả 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

được nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động. Ngoài ra tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn tăng thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng tăng.

Biểu đồ 1.6: Nợ phải trả Năm 2010, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm rõ rệt. Cụ thể, ta sẽ phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Bảng 1.2 : Bảng phân tích vốn tín dụng và ngồn vốn đi chiếm dụng năm 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng % theo quy mô chung CHỈ TIÊU

2008

2009 128,74

2010

2008

2009

2010

53,598

5.5%

17.4%

Chênh lệch Tuyệt đối

Tương đối

08-09

09-10

08-09

09-10

28.9%

78,740

(75,142)

157.5%

-58.4%

Vay ngắn hạn

50,000

Nợ dài hạn đến hạn trả

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Nợ dài hạn

50,000

50,000

-

5.5%

6.8%

-

0

(50,000)

0.0%

-100.0%

100,00

178,74

0

0

53,598

11.0%

24.2%

28.9%

78,740

(125,142)

78.7%

-70.0%

Phải trả cho người bán

18,359

10,278

10,867

2.0%

1.4%

5.9%

(8,081)

589

-44.0%

5.7%

Người mua trả tiền trước

-

2,417

62

-

0.3%

0.03%

2,417

(2,355)

-

-97.4%

64

31

519

0.007%

0.004%

0.3%

(33)

488

-51.2%

1566.6%

Phải trả người lao động

586

653

-

0.1%

0.1%

-

66

(653)

11.3%

-100.0%

Phải trả cho các đơn vị nội bộ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Các khoản phải trả, phải nộp khác

297

544

2,710

0.03%

0.1%

1.5%

247

2,166

83.4%

398.2%

Nợ khác

10,161

3,690

4

1.1%

0.5%

0.002%

(6,471)

(3,686)

-63.7%

-99.9%

Nguồn vốn đi chiếm dụng

29,467

17,614

14,162

3.2%

2.4%

7.6%

(11,853)

(3,451)

-

-19.6%

Nguồn vốn tín dụng

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

0

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

40.2% TỔNG NGUỒN VỐN

910,88

738,69

185,44

2

9

2

100%

100%

100%

(172,183)

(553,257)

18.9%

-74.9%

Nguồn vốn tín dụng năm 2010 giảm 125.142 triệu đồng, tức là giảm 70% so với năm 2009, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là do doanh nghiệp giảm các khoản vay: vay ngắn hạn giảm 58,4% và giảm hoàn toàn khoản vay dài hạn. Như vậy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp giảm về giá trị nhưng lại tăng tỷ trọng do tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giảm, đây là hiện tượng hợp lý vì trong giai đoạn doanh nghiệp đang mở rộng qui mô hoạt động và lượng vốn tự có lại không đủ trang trải thì việc vay vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn phục vụ cho kinh doanh. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp vay quá nhiều thì rủi ro sẽ cao, doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Nguồn vốn đi chiếm dụng cũng giảm 3.451 triệu đồng, tức là giảm 19,6% so với năm 2009, trong đó chủ yếu do khoản tiền lương phải trả cho người lao động đã được thanh toán, do người mua trả tiền trước và các khoản nợ khác giảm. Điều này chứng tỏ trong năm 2010 doanh nghiệp không còn chiếm dụng vốn của các đơn vị nội bộ và tiền lương phải trả cho nhân viên để bổ sung vốn kinh doanh, mặt khác thể hiện ở thời điểm cuối năm doanh nghiệp chấp hành kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh toán, làm nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước tốt hơn so với đầu năm. o Kết Luận: Qua quá trình phân tích trên ta thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì tăng thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại giảm xuống mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ giảm của nợ phải trả, đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn. 3. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn 1.1.

Bố trí cơ cấu tài sản •

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích cấu trúc tài sản

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Bảng 1.3: Cấu trúc tài sản của công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

TÀI SẢN NGẮN HẠN 154,037 TÀI SẢN DÀI HẠN 151,514 TỔNG TÀI SẢN 305,550

2009

2010

138,807 173,891 312,698

20,674 164,768 185,442

% theo quy mô chung 2008 2009 50.41% 44.39% 49.59% 55.61% 100% 100%

2010 11.15% 88.85% 100%

Biểu đồ 1.7: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản năm 2008, 2009 và 2010 Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp du lịch thường ưu tiên đầu tư cho tài sản cố định: xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, mua sắm phương tiện vận chuyển ... Do đó, cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp này có đặc điểm là tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất lớn từ 70-85% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Dựa vào bảng phân tích và biểu đồ, ta có thể thấy được tỷ trọng tài sản dài hạn qua các năm có xu hướng tăng lên. Đặc biệt trong năm 2010 tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm gần 89% tổng tài sản, trong đó tài sản cố định chiếm 81,24% tổng tài sản. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang có sự thay đổi tốt về mặt cấu trúc tài sản. •

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản

Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 1.4: Bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

TÀI SẢN NGẮN HẠN TỔNG TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản

154,037 305,550 50.41%

138,807 312,698 44.39%

20,674 185,442 11.15%



Chênh lệch 08-09 09-10 -9.89% -85.11% 2.34% -40.70% -6.02% -33.24%

Giai đoạn từ 2008 – 2009:

Năm 2009 tài sản ngắn hạn chiếm 44,39% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu so với năm 2000 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã giảm 6,02%. Nguyên nhân là do công ty nâng cấp khách sạn Phương Đông từ tháng 8 năm 2008 và hoạt động chủ yếu của công ty trong giai đoạn nâng cấp là hoạt động thương mại, ngoài ra các khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác cũng giảm, chính vì vậy làm cho tài sản ngắn hạn giảm 9,89 % so với năm 2000 trong khi đó tổng tài sản tăng 2,34% so với năm 2008. •

Giai đoạn 2009 – 2010:

Năm 2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm 33,24% so với năm 2009, chỉ còn chiếm 11,15% trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do trong năm 2010 doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc thu hồi nợ làm giảm các khoản nợ phải thu, đồng thời doanh nghiệp cũng đẩy mạnh bán ra nhằm giảm dự trữ hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm các tài sản lưu động khác đã góp phần giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng và vốn bị chiếm dụng để đưa vốn vào sản xuất. o Kết Luận: Như vậy nhìn chung qua 3 năm thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, do đó trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn. •

Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao. Để đánh giá về tỷ suất đầu tư ta cần xem xét các chỉ tiêu sau: Bảng 1.5: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

TÀI SẢN DÀI HẠN Tài sản cố định Các khoản đầu tư tài chính dài hạn TỔNG TÀI SẢN Tỷ suất đầu tư tổng quát Tỷ suất đầu tư TSCĐ Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn

151,514 138,611 12,173 305,550 49.59% 45.36% 3.98%

173,891 154,692 12,173 312,698 55.61% 49.47% 3.89%

164,768 150,656 12,173 185,442 88.85% 81.24% 6.56%



Chênh lệch 08-09 09-10 14.77% -5.25% 11.60% -2.61% 0.00% 0.00% 2.34% -40.70% 6.02% 33.24% 4.11% 31.77% -0.09% 2.67%

Giai đoạn 2008 – 2009:

Năm 2009 tỷ suất đầu tư tổng quát là 55,61%, nếu so với năm 2008 thì đã tăng 6,02%. Trong đó tỷ suất đầu tư về tài sản cố định là 49,47%, tăng 4,11% so với năm 2008, nguyên nhân tăng là do trong năm 2008 doanh nghiệp đầu tư nâng cấp các mô hình hoạt động bằng cách mua sắm thêm các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, trang bị thêm thiết bị công cụ quản lý, làm cho tổng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng 4,11% so với năm 2008. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2009 lại giảm 0,09% so với năm 2008 nhưng không đáng kể do các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. •

Giai đoạn 2009 – 2010:

Năm 2010 tỷ suất đầu tư tổng quát tiếp tục tăng cao và đạt 88,85%, so với năm 2009 tăng 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

33,46%. Trong đó tỷ suất đầu tư tài sản cố định là 81,42%, tăng 31,77% so với năm 2009, nguyên nhân tăng là do năm 2010 doanh nghiệp tiếp tục trang bị thêm các thiết bị. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2010 cũng tăng cao và đạt 81,24%, tức là đã tăng 31,77% so với năm 2009 nhưng cũng không đáng kể vì về giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2010 không thay đổi so với năm 2009. o Kết Luận: Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng. Đây là hiện tượng hết sức khả quan thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý. ii. Bố trí cơ cấu nguồn vốn •

Phân tích cấu trúc nguồn vốn

Bảng 1.6: Cấu trúc nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

NỢ PHẢI TRẢ 757,718 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 153,164 TỔNG NGUỒN VỐN 910,882

2010

645,386 93,314 738,699

67,728 117,714 185,442

% theo quy mô chung 2008 2009 2010 83.19% 87.37% 36.52% 16.81% 12.63% 63.48% 100% 100% 100%

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

2009

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 1.8: Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng nguồn vốn năm 2008, 2009 và 2010 Cấu trúc NV thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Nội dung phân tích cấu trúc NV bao gồm phân tích tính tự chủ về tài chính và phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. Phân tích tính tự chủ về tài chính thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ. •

Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủ ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng. Bảng 1.7 : Bảng phân tích tỷ suất nợ: Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

NỢ PHẢI TRẢ TỔNG NGUỒN VỐN Tỷ suất nợ

757,718 910,882 83.19%

645,386 738,699 87.37%

67,728 185,442 36.52%

Chênh lệch 08-09 09-10 -11.23% -57.77% -17.22% -55.33% 4.18% -50.85%

Dựa vào bảng phân tích và đồ thị ta thấy: •

Giai đoạn 2008 – 2009: 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Trong giai đoạn này tỷ suất nợ tăng, cụ thể vào năm 2009 tỷ suất nợ là 87,37% (tăng 4,18% so với năm 2008). Nguyên nhân tăng là do nợ phải trả tăng cao, vì trong giai đoạn này là thời gian ngành du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng khách du lịch giảm, đặc biệt là khách quốc tế, giá cả thị trường thường xuyên biến động và bất ổn gây ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, nhất là các mặt hàng phân bón, ngoài ra doanh nghiệp còn mở rộng qui mô hoạt động do đó doanh nghiệp đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất. •

Giai đoạn 2009 – 2010:

Trong năm 2010 tỷ suất nợ là 36,52%, tức là giảm 50,85% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2010 do đó công ty giảm bớt lượng vốn vay ngắn hạn dùng để mua nguyên liệu, chính vì thế làm cho nợ phải trả giảm 21,06% so với năm 2000 và nhanh hơn tốc độ giảm của tổng nguồn vốn (tốc độ giảm của tổng nguồn vốn là 12,53% so với năm 2000). o Kết Luận: Nhìn chung qua 3 năm, tỷ suất nợ của doanh nghiệp trong thời gian đầu cao nhưng có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ thời gian đầu doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay nhiều quá doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp đã có biện pháp giảm bớt lượng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro. •

Tỷ suất tự tài trợ

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn. Tình hình thực tế tại doanh nghiệp Bảng 1.8: Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU TỔNG NGUỒN VỐN Tỷ suất tự tài trợ

153,164 910,882 16.81%

93,314 738,699 12.63%

117,714 185,442 63.48%

09-10 2.44% -55.33% 50.85%

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Chênh lệch 08-09 -5.99% -17.22% -4.18%

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG



Giai đoạn 2008 – 2009:

Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ giảm, năm 2009 tỷ suất tự tài trợ là 12,63% (giảm 4,18% so với năm 2008). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu chậm hơn nhiều so với tốc độ giảm của tổng nguồn vốn. •

Giai đoạn 2009 – 2010:

Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ là 63,48%, so với năm 2009 thì đã tăng 50,85%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ (nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 là 117.714 triệu đồng, tăng 2,44% so vớ năm 2009), trong khi đó tổng nguồn vốn lại giảm mạnh (năm 2010 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ có 185.442 triệu đồng, giảm 55,33% so với năm 2009). o Kết Luận: Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng tăng. Doanh nghiệp đã tích lũy đủ vốn để chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cua mình. 4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 1.1.

Phân tích tình hình thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. •

Phân tích các khoản phải thu

Để nghiên cứu các khoản phải thu ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích tình hình biến động của các khoản phải thu, ngoài ra phải xem xét đến các tỷ số liên quan đến khoản phải thu. •

Phân tích tình hình biến động khoản phải thu

Bảng 1.9: Tình hình biến động khoản phải thu Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2009

2010

% theo quy mô chung

Chênh lệch

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

2008

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

2008

2009

2010

08-09

09-10

Các khoản phải thu ngắn hạn Phải thu khách hàng

85,362 32,477

70,085 88,044

6,572 22,402

27.94% 10.63%

22.41% 28.16%

3.54% 12.08%

(15,278) 55,567

(63,513) (65,643)

Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác

51,277 1,664

27,898 365

27,764 1,065

16.78% 0.54%

8.92% 0.12%

14.97% 0.57%

(23,379) (1,299)

(134) 701

Dự phòng các khoản phải thu khó đòi TỔNG TÀI SẢN

(55) 305,550

(46,222) 312,698

(44,659) 185,442

-0.02% 100%

-14.78% 100%

-24.08% 100%

(46,167) 7,147

1,563 (127,255)

Dựa vào bảng trên ta thấy trong năm 2009 các khoản phải thu giảm 15.278 triệu đồng (tức là giảm 17,9% so với năm 2008) do khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng cao nhưng lượng vốn doanh nghiệp chiếm dụng cũng tăng cao, tăng 55.567 triệu đồng (tăng 171% so với năm 2008). Sang năm 2010 các khoản phải thu lại tiếp tục giảm mạnh (giảm 63.513 triệu đồng, tương ứng là giảm 90,62% so với năm 2009) chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng giảm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy trong năm 2008 tỷ trọng các khoản phải thu là 27,94%, năm 2009 tỷ trọng khoản phải thu giảm còn 22,41%, vào năm 2010 tỷ trọng này chỉ còn 3,54% tổng tài sản của doanh nghiệp. o Kết Luận: Tóm lại qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy về mặt giá trị các khoản phải thu có chiều hướng giảm, nếu xét về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản thì cũng có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp một mặt tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, mặt khác đã rất có cố gắng trong việc thu hồi nợ giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn. •

Phân tích các tỷ số liên quan khoản phải thu

Bảng 2: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

Các khoản phải thu

85,362

70,085

6,572

Nợ phải trả

757,718

645,386

67,728

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Chênh lệch 08-09 09-10 (15,278 (63,513) ) (112,332 (577,658) )

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Tài sản ngắn hạn

154,037

138,807

20,674

Khoản phải thu/Tài sản ngắn hạn 55.42% Khoản phải thu/Khoản phải trả 11.27%

50.49% 10.86%

31.79% 9.70%

(15,230

(118,133)

) -4.93% -0.41%

-18.70% -1.16%

Khoản phải thu trong năm 2009 so với năm 2008 giảm 15.278 triệu đồng, khoản phải thu năm 2009 so với tài sản lưu động giảm 4,93%, so với khoản phải trả giảm 0,41%. Trong năm 2010 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản lưu động và khoản phải thu trên khoản phải trả đều giảm so với năm 2009, do tốc độ giảm của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản lưu động và khoản phải trả, chủ yếu là do doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi nợ làm cho khoản phải thu giảm. o Kết Luận: Như vậy từ kết quả phân tích và kết hợp với đồ thị ta thấy qua 3 năm từ 2008 – 2010 tỷ lệ các khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và tỷ lệ các khoản phải thu trên khoản phải trả đều có chiều hướng giảm dần, chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. •

Phân tích các khoản phải trả

Cũng tương tự như các khoản phải thu ta phân tích các khoản phải trả để thấy được mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng như hiểu được tình hình trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. •

Phân tích tình hình biến động khoản phải trả

Bảng 2.1: Tình hình biến động khoản phải trả của doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng

% theo quy mô chung CHỈ TIÊU

2008

2009

757,71

645,38

8

6

Phải trả cho người bán

18,359

Người mua trả tiền trước

-

NỢ PHẢI TRẢ

2008

2009

2010

Chênh lệch Tuyệt đối 08-09

Tương đối 09-10

08-09 -

09-10

67,728

83.2%

87.4%

36.5%

(112,332)

(577,658)

10,278

10,867

2.0%

1.4%

5.9%

(8,081)

589

-44.0%

5.7%

2,417

62

-

0.3%

0.03%

2,417

(2,355)

-

-97.4%

14.8%

-89.5%

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

2010

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Thuế và các khoản phải nộp nhà

64

31

519

0.007%

0.004%

0.3%

(33)

488

-51.2%

1566.6%

Phải trả người lao động

586

653

-

0.1%

0.1%

-

66

(653)

11.3%

-100.0%

Các khoản phải trả, phải nộp khác

297

544

2,710

0.03%

0.1%

1.5%

247

2,166

83.4%

398.2%

Chi phi phải trả

10,161

3,690

4

1.1%

0.5%

0.002%

(6,471)

(3,686)

-63.7%

-99.9%

Dự phòng trợ cấp mất việc

100

211

211

0

0

0

111

0

110.7%

0.00%

910,88

738,69

185,44

2

9

2

nước

TỔNG NGUỒN VỐN

100%

100%

100%

(172,183)

(553,257)

18.9%

-74.9%

Quan sát bảng phân tích khoản phải trả ta nhận thấy từ năm 2008 – 2010 liên tục giảm, cụ thể năm 2009 khoản phải trả giảm 112.332 triệu đồng, tức là giảm 14,8% so với năm 2008, năm 2010 giảm 577.658 triệu đồng, tức là giảm 89,5% so với năm 2009. o Kết Luận: Như vậy nhìn chung khoản phải trả qua 3 năm có khuynh hướng giảm dần. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải giảm bớt lượng vốn vay, vì nếu vay ngày càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ ngày càng cao. •

Phân tích tỷ số khoản phải trả trên tài sản ngắn hạn

Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 2.2: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

Nợ phải trả Tài sản ngắn hạn Khoản phải trả/Tài sản ngắn hạn

757,718 154,037 491.91%

645,386 138,807 464.95%

67,728 20,674 327.60%

Chênh lệch 08-09 (112,332) (15,230) -26.96%

09-10 (577,658) (118,133) -137.35%

Giai đoạn từ 2008 – 2009, tỷ số khoản phải trả so với tổng tài sản lưu động giảm từ 491,91% xuống còn 464,95%, tức là đã giảm 26,96%. Sang giai đoạn từ 2009 – 2010 tỷ số này tiếp tục giảm và giảm nhiều từ 464,95% xuống còn 327,60%, tức là giảm 137,35% so với năm 2009. o Kết Luận: Nhìn chung qua 4 năm tỷ số các khoản phải trả so với tổng vốn lưu động rất cao và có xu hướng giảm dần, điều này thể hiện lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác có xu hướng ngày càng giảm tuy nhiên lượng vốn chiếm dụng còn rât cao. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng giảm, tuy nhiên cần 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

phải nhanh chóng giảm tỷ số này xuống thấp hơn. Tóm lại qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả ta thấy khoản phải thu của doanh nghiệp ít hơn rất nhiều so với khoản phải trả. Khoản phải thu bằng 31,79% tài sản ngắn hạn, trong khi đó khoản phải trả lại bằng 327,60% tài sản ngắn hạn trong năm 2010. Do đó doanh nghiệp cần thận trọng trong phương án kinh doanh vì những khoản nợ phải trả này sẽ có thể trở thành nợ quá hạn nếu phương án kinh doanh không thành công. ii. Phân tích khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. •

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:  Vốn luân chuyển Vốn luân chuyển cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả. Bảng 2.3: Bảng phân tích vốn luân chuyển Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

Tài sản ngắn hạn

154037

138807

20674

Nợ ngắn hạn

684798

572355

68479

(530762

(433548

(47805

)

)

)

Vốn luân chuyển

Chênh lệch 08-09 09-10 (15,230) (118,133) (112,443 (503,877) ) 97,213

85,744

Trong giai đoạn từ 2008 – 2010 vốn luân chuyển liên tục bị âm nhưng có xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2009 vốn luân chuyển tăng 97.213 triệu đồng so với năm 2008, và năm 2010 vốn luân chuyển tăng 85.744 triệu đồng so với năm 2009. o Kết Luận:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Như vậy nhìn chung qua 4 năm, lượng vốn luân chuyển âm và có xu hướng tăng rất nhanh, làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng dần, hay nói cách khác là sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn ngày càng giảm. 

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Căn cứ vào tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích sau: Bảng 2.4: Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

Mã CK 2008

2009

2010

Tỷ số thanh toán hiện hành

PDC FDT HOT

0.24 2.27 3.39

0.30 1.84 3.89

0.22 1.78 2.55

Chênh lệch 08-09 09-10 0.02 0.06 0.49 (0.434) 0.83 0.50

Biểu đồ 1.9: Biểu diễn khả năng thanh toán hiện hành của công ty và các đối thủ cạnh tranh 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Dựa vào bảng và đồ thị ta thấy giai đoạn từ 2008 – 2010 hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2008 tỷ số này là 0,22 lần, năm 2009 là 0,24 lần và năm 2010 là 0,30 lần. Tuy có tăng nhưng các tỷ số này qua các năm còn rất thấp (nhỏ hơn 1) do khoản nợ ngắn hạn quá cao. Như vây dựa vào kết quả trên thì trong năm 2010 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,30 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Điều này chứng tỏ đây là dấu hiệu không khả quan lắm vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên. Mặt khác doanh nghiệp không đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, số tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo thêm doanh thu này sẽ giảm và như vậy doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn hiệu quả hơn. Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: 

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

Mã CK 2008

2009

2010

Tỷ số thanh toán nhanh

PDC FDT HOT

0.19 1.83 3.24

0.28 1.35 3.81

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

0.16 1.53 2.51

Chênh lệch 08-09 09-10 0.02 0.09 0.29 (0.474) 0.73 0.57

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 2: Biểu diễn khả năng thanh toán nhanh của công ty và đối thủ cạnh tranh Quan sát bảng và đồ thị ta thấy: Giai đoạn 2008 – 2010, khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,16 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2009 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,19 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, tức là đã tăng 0,02 đồng so với năm 2008; vào năm 2010 có 0,28 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo cho nợ ngắn hạn, tăng 0,09 đồng so với năm 2009. Tuy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm nhưng tăng không nhiều, và khả năng thanh toán nhanh còn rất thấp. Mặc khác khi so sánh với đối thủ cạnh tranh càng thấy rõ hơn khả năng thanh toán nhanh của công ty quá kém. o Kết Luận: Như vậy qua 3 năm khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhưng tỷ số này còn rất kém. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên.  Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền) Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẳn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

Mã CK 2008

2009

2010

Tỷ số thanh toán tức thời

PDC FDT HOT

0.02 0.86 1.09

0.12 0.52 0.66

0.03 0.40 0.80

Chênh lệch 08-09 09-10 (0.02) 0.11 0.46 (0.343) 0.29 (0.42)

Đồ thị 2.1 : Đồ thị biểu diễn khả năng thanh toán tức thời cua công ty và các đối thủ cạnh tranh năm 2008, 2009 và 2010 Qua kết quả tính toán ta thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp qua 3 năm rất thấp, cụ thể năm 2008 là 0,03 lần, năm 2009 là 0,02 lần, đến năm 2010 tỷ số này tăng lên là 0,12 lần. Ngoài ra khi so sánh với các công ty khác cùng ngành thì tỷ số này cũng thấp hơn rất nhiều. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp không tốt tuy đã có chiều hướng tích cực vào năm 2010 nhưng vẫn còn rất thấp. Như vậy trong những năm tới doanh nghiệp cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán. 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG



Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể đối với người cấp tín dụng Dựa vào các số liệu liên quan ta lập bảng sau: Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

Mã CK 2008

2009

2010

Khả năng thanh toán lãi vay

PDC FDT HOT

(12.56) 168.23 1,171.47

1.35 184.66 174.16

3.28 43.34 247.56

Chênh lệch 08-09 09-10 (15.83) 13.90 124.89 16.430 923.91 (997.31)

Đồ thị 2.2: Đồ thị biểu diễn hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty và các đối thủ cạnh tranh năm 2008, 2009, và 2010 Trong năm 2009 hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm so với năm 2008, giảm 15,83 lần, chứng tỏ trong giai đoạn này doanh nghiệp không có khả năng chi trả lãi vay do vay nợ quá nhiều. Nhưng vào năm 2010, hệ số khả năng thanh toán lãi vay đã tăng trở lại và đạt 1,35 lần, 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

tức là tăng 13,90 lần so với năm 2009, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năm 2008. o Kết Luận: Như vậy qua 4 năm ta nhận thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tuy vẫn còn rất thấp so với các đối thủ khác nhưng có chiều hướng ngày càng tốt hơn.  Tỷ lệ nợ phải trả & vốn chủ sở hữu Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ lệ này được tính như sau: Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Ta có tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

Mã CK 2008

2009

2010

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

PDC FDT HOT

6.93 0.99 0.14

0.58 1.93 0.11

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

4.96 0.82 0.15

Chênh lệch 08-09 09-10 1.97 (6.35) 0.16 0.945 (0.01) (0.03)

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đồ thị 2.3: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty và đối thủ cạnh tranh năm 2008, 2009 và 2010 Trong năm 2009 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 6,93 lần, tức là so với năm 2008 đã tăng 1,97 lần. Đến năm 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm xuống còn 0,58 lần, giảm 6,35 lần. Khi so sánh với các đối thủ canh tranh trong cùng ngành, ta thấy trong những năm đầu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của PDC cao hơn rất nhiều so với các công ty khác. Nhưng đến năm 2010, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty đã có sự chuyển biến rõ rệt, thậm chí thấp hơn FDT và gần bằng với HOT. o Kết Luận: Đánh giá chung qua 3 năm ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp những năm đầu cao và có xu hướng giảm trong những năm sau, điều này chứng tỏ doanh nghiệp chuyển sang sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu và hạn chế sử dụng nợ, đồng thời tỷ số này còn cho ta thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng tăng. Như vậy trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy và giảm chỉ số này xuống nữa bằng cách giảm bớt các khoản phải trả. 5. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản (hay còn gọi là khả năng luân chuyển vốn) là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Bảng 2.8: Các tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản của công ty CHỈ TIÊU Vòng quay tiền mặt Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoản phải thu

2010 5.39 10.45 4.96 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

2009 4.96 8.74 4.04

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Vòng quay vốn luân chuyển Vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tổng tài sản Vòng quay vốn chủ sở hữu CHỈ TIÊU Kỳ luân chuyển tiền mặt Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Kỳ thu tiền bình quân Số ngày/vòng quay vốn luân chuyển Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn Số ngày/vòng quay tài sản cố định Số ngày/vòng quay tổng tài sản Số ngày/vòng quay vốn chủ sở hữu 1.1.

(0.65) 1.59 2.14 1.02 2.55 2009 73 41 89 (552) 227 168 354 141

(0.79) 3.94 1.25 0.76 1.80 2010 67 34 73 (456) 91 289 472 200

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,…Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho đo lường số ngày hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra. Bảng 2.9: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và đối thủ cạnh tranh Mả CK PDC FDT HOT

CHỈ TIÊU Vòng quay hàng tồn kho Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

2009 8.74 41 5.18 70 44.61 8

2010 10.45 34 3.64 99 45.94 8

Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho của công ty Phương Đông là 10,45 vòng, số ngày hàng hóa tồn kho là 34 ngày, tăng 1,71 vòng và giảm 7 ngày tồn kho so với năm 2009 o Kết Luận: Như vậy, nhìn chung qua 2 năm 2009 và 2010, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

tăng thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.

(1)

(2)

Đồ thị 2.4: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay hàng tồn kho (2) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ii. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Bảng 3: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty và các đối thủ cạnh tranh Mả CK PDC FDT HOT

CHỈ TIÊU Vòng quay khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân

2009 4.04 89 4.95 73 8.33 43

2010 4.96 73 3.49 103 5.54 65

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu năm 2010 là 4,96 vòng, và kỳ thu tiền bình quân là 73 vòng, so với năm 2009 đã tăng 0,92 vòng, tương ứng giảm 16 ngày/vòng. o Kết Luận: Từ kết quả phân tích và dựa vào đồ thị ta nhận thấy qua 2 năm hoạt động thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu khả quan, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị tồn đọng và ít bị các đơn vị khác chiếm dụng, tạo ra sự thuận lợi hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp.

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

(1)

(2)

Đồ thị 2.5: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay khoản phải thu (2) Kỳ thu tiền bình quân iii. Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn (vốn lưu động) không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:  Số vòng quay vốn lưu động: là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.  Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = 1/Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Dựa vào các số liệu có liên quan ta có bảng sau: Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

Doanh thu thuần 232,239 Tài sản ngắn hạn 154,037 Tài sản ngắn hạn bình quân Vòng quay tài sản ngắn hạn Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn Hệ số đảm nhiệm

2009

2010

314,213 138,807 146,422 2.15 168 0.466

190,093 20,674 79,740 2.38 151 0.419

Chênh lệch 08-09 09-10 35.30% -39.50% -9.89% -85.11% -45.54% 0.24 (17) 0.047

Từ bảng phân tích ta thấy: Giai đoạn 2009 – 2010, số vòng quay tài sản ngắn hạn trong năm 2010 là 2,38 vòng, mỗi vòng là 151 ngày. So với năm 2009 tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 0,24 vòng và giảm 17 ngày/vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần và tài sản ngắn hạn bình quân đều giảm nhưng tốc độ giảm của tài sạn ngắn hạn bình quân nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (tài sản ngắn hạn bình quân giảm 45,54%, đặc biệt năm 2010 tài sản ngắn hạn chỉ là 20.674 triệu đồng tức là giảm 85,11% so với năm 2009, trong khi đó doanh thu thuần chỉ giảm 39,50% so với năm 2009) . Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2010 tốt hơn so với năm 2009, giúp công ty hạn chế bớt ứ động vốn và tiết kiệm được một lượng vốn. Nếu kết hợp phân tích vế hệ số đảm nhiệm ta thấy trong năm 2009 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần dùng vào sản xuất kinh doanh 0,466 đồng vốn lưu động. Sang năm 2010 để tạo 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần dùng 0,419 đồng vốn lưu động, như vậy nếu xét theo chênh lệch giữa 2 năm thì lượng vốn lưu động cần để tạo 1 đồng doanh thu thuần năm 2010 giảm 0,047 đồng so với năm 2009. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2009 không tốt bằng so với năm 2010. o Kết Luận: Tóm lại qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các năm có xu hướng tăng dần và lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

tạo 1 đồng doanh thu thuần lại có xu hướng ngày càng giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng, tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm sẽ dẫn đến ứ động vốn và bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động lên như đẩy mạnh việc tiêu thụ để nâng cao doanh thu, đề ra những biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của khách hàng và nợ trong nội bộ doanh nghiệp. Bảng 3.2: Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của công ty và các đối thủ cạnh tranh Mả CK PDC FDT HOT

CHỈ TIÊU Vòng quay tài sản ngắn hạn Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng quay tài sản ngắn hạn Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn Vòng quay tài sản ngắn hạn Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn

2010 2.38 151 0.92 392 1.98 182

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

2009 2.15 168 0.95 380 2.25 160

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

(1)

(2)

Đồ thị 2.6: Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay tài sản ngắn hạn (2) Số ngày/vòng quay tài sản ngắn hạn iv. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định Tài sản cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng. Bảng 3.3: Tốc độ luân chuyển tài sản cố định của công ty và các đối thủ cạnh tranh Mả CK PDC FDT HOT

CHỈ TIÊU Vòng quay tài sản cố định Số ngày/vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định Số ngày/vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định Số ngày/vòng quay tài sản cố định

2009 2.14 168 4.70 77 1.66 217

2010 1.25 289 5.62 64 1.67 216

Dựa vào số liệu bảng trên, ta thấy tốc độ luân chuyển tài sản cố định của công ty năm 2010 là 1,25 vòng, giảm 0,89 vòng so với năm 2009. Tương ứng số ngày của 1 vòng quay tài sản cố định năm 2010 là 289 ngày, nhiều hơn năm 2009 là 121 ngày. o Kết Luận:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Như vậy nhìn chung qua 2 năm hoạt động tốc độ luân chuyển tài sản cố định có xu hướng giảm, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do tài sản cố định sử dụng bình quân tăng (năm 2010 tăng 6.022 triệu đồng, tức là tăng 4,11% so vớn năm 2009), trong khi đó doanh thu thuần lại giảm (năm 2010 doanh thu thuần giảm 39,5% so với năm 2009). Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, đồng thời thể hiện khả năng thu hồi tài sản cố định của doanh nghiệp ngày càng chậm, khó có điều kiện tích luỹ. Do đó trong các năm tới doanh nghiệp nên có những biện pháp để nâng dần tốc độ luân chuyển vốn cố định lên nhằm nâng cao khả năng tích luỹ để tái đầu tư vào tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp.

(1) (2) Đồ thị 2.7: Tốc độ luân chuyển tài sản cố định của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay tài sản cố định (2) Số ngày/vòng quay tài sản cố định v. Tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu hay không. Bảng 3.4: Tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu của công ty và các đối thủ cạnh tranh

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Mả CK PDC FDT HOT

CHỈ TIÊU Vòng quay vốn chủ sở hữu Số ngày/vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay vốn chủ sở hữu Số ngày/vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay vốn chủ sở hữu Số ngày/vòng quay vốn chủ sở hữu

2009 2.55 141 1.44 250 1.18 304

2010 1.80 200 1.86 193 1.06 339

Tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu của công ty năm 2009 và năm 2010 đều thấp, hơn nữa số vòng quay vốn chủ sở hữu năm 2010 thấp hơn năm 2009 0,75 vòng, tương ứng tăng 59 ngày/vòng. o Kết Luận: Nhìn chung qua 2 năm tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không tốt, ngoài ra tình hình luân chuyển lại có chiều hướng giảm dần, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng giảm, vốn bị ứ động trong sản xuất kinh doanh, vốn chủ sở hữu không tham gia tạo nhiều doanh thu. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp để nâng cao tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu.

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

(1)

(2)

Đồ thị 2.8: Tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay vốn chủ sở hữu (2) Số ngày/vòng quay vốn chủ sở hữu vi. Khả năng luân chuyển tổng tài sản Với những phân tích chi tiết từng thành phần vốn trên giúp ta có cách nhìn chi tiết và cụ thể khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quát hơn tình hình sử dụng vốn ta cần xem xét khả năng luân chuyển toàn bộ vốn. Bảng 3.5: Khả năng luân chuyển tổng tài sản của công ty và đối thủ cạnh tranh Mả CK PDC FDT HOT

CHỈ TIÊU Vòng quay tổng tài sản Số ngày/vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản Số ngày/vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản Số ngày/vòng quay tổng tài sản

2009 1.02 354 0.75 478 1.01 356

2010 0.76 472 0.76 475 0.96 376

Theo bảng phân tích ta nhận thấy trong năm 2010 số vòng quay toàn bộ vốn là 0,76 vòng, mỗi vòng là 472 ngày. Nếu so với năm 2009 thì tốc độ luân chuyển vốn đã giảm 0,26 vòng, mỗi vòng tăng 118 ngày. o Kết Luận: Như vậy qua các năm thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần,

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khó có điều kiện tích luỹ để tái đầu tư.

(1)

(2)

Đồ thị 2.9: Tốc độ luân chuyển vốn tổng tài sản của công ty và các đối thủ cạnh tranh qua các năm (1) Vòng quay tổng tài sản (2) Số ngày/vòng quay tổng tài sản o Kết Luận: Tóm lại, qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, bằng chứng tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn, vốn cố định và vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần qua các năm. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đề ra các giải pháp nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế những tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất, đồng thời tăng doanh thu bán hàng. 6. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảng 3.6: Các tỷ số hiệu quả hoạt động CHỈ TIÊU Biên lợi nhuận gộp Biên lợi nhuận hoạt động kinh doanh Biên lợi nhuận trước thuế Biên lợi nhuận sau thuế Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần

2009 -2.28% -19.03% -19.02% -19.02% 102.28% 0.29%

2010 7.85% 0.81% 0.99% 0.99% 92.15% 2.64% 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

2008 3.36% 1.72% 1.82% 1.35% 96.64% 0.16%

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

CPQLDN/Doanh thu thuần 1.1.

1.30%

16.11%

2.27%

Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 3.7: Phân tích tình hình biến động của giá vốn, CPBH, CPQL Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần CPQLDN/Doanh thu thuần

224,426 383 3,026 232,239 96.64% 0.16% 1.30%

321,385 905 50,620 314,213 102.28% 0.29% 16.11%

175,165 5,013 4,312 190,093 92.15% 2.64% 2.27%



Chênh lệch 08-09 09-10 96,959 (146,220) 522 4,109 47,594 (46,309) 81,974 (124,119) 5.65% -10.14% 0.12% 2.35% 14.81% -13.84%

Giá vốn hàng bán

Bảng 3.8: Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu của công ty và các đối thủ cạnh tranh CHỈ TIÊU

Mã CK

2008

2009

2010

Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần

PDC FDT HOT

96.64% 86.65% 64.96%

102.28% 93.24% 58.21%

92.15% 93.99% 62.34%

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 3: Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu của công ty và các đối thủ cạnh tranh  Giai đoạn từ 2008 – 2009: Trong giai đoạn này tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu tăng. Năm 2008 giá vốn hàng bán chiếm 96,64% trong doanh thu thuần. Năm 2009 giá vốn hàng bán chiếm 102,28% trong doanh thu thuần, tức là đã tăng 5,64% so với năm 2008, thậm chí cao hơn doanh thu thuần. Nguyên nhân do năm 2009 kinh tế toàn cầu bị suy thoái dẫn đến giá cả thị trường thường xuyên biến động và bất ổn gây ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, nhất là các mặt hàng phân bón.  Giai đoạn 2009 – 2010: Trong năm 2010 tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu có xu hướng giảm, giảm 10,13% so với năm 2009. Tuy doanh thu năm 2010 không cao nhưng doanh nghiệp đã điều chỉnh phương án kinh doanh dẫn đến giá vốn hàng bán có xu hướng giảm tích cực . o Kết Luận: Tóm lại đánh giá chung qua 3 năm ta nhận thấy tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp có chiều hướng giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc giảm chi phí. Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp cũng còn cao, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu giảm giá vốn nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận. 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG



Chi phí bán hàng

Bảng 3.9: Tỷ trọng chi phi bán hàng trong doanh thu của công ty và các đối thủ cạnh tranh CHỈ TIÊU

Mã CK

2008

2009

2010

Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần

PDC FDT HOT

0.16% 0.67% 0.16%

0.29% 2.44%

2.64% 3.64%

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu của công ty và các đối thủ cạnh tranh Giai đoạn 2008 – 2010: Trong giai đoạn này tỷ trọng chi phí bán hàng trong tổng doanh thu tăng liên tục. Năm 2009 chiếm 0,26% doanh thu (tăng 0,13% so với năm 2008), năm2010 chiếm 2,64% doanh thu (tăng 2,35% so với năm 2009). Nguyên nhân tăng là do trong các năm 2009 và 2010 chi phí bán hàng liên tục tăng vối tốc độ tương đối cao, trong khi đó doanh thu tăng với tốc độ chậm hơn, năm 2010 doanh thu lại giảm. Chi phí bán hàng trong năm 2009 tăng phần lớn là dùng chi trả tiền điện, nước cho các nhà hàng, khách sạn do thiết bị cũ kỹ dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng, hệ thống điện tải quá cũ nên thất thoát trên đường dây, chi phí sữa chữa trang thiết bị cao, chi phí tiền lương cho số lượng nhân viên

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

thừa chưa bố trí được công việc, ngoài ra còn do tăng chi phí bốc xếp, vận chuyển. Sang năm 2010 doanh nghiệp đã tiến hành sữa chữa hệ thống điện cho các nhà hàng, khách sạn, bố trí lại nhân sự, tuy nhiên chi phí bán hàng vẫn tăng do tăng đầu tư quảng cáo cho các nhà hàng, khách sạn và cho loại hình du lịch mới đưa vào hoạt động. o Kết Luận: Nhìn chung chi phí bán hàng qua các năm có xu hướng tăng, cao nhất là vào năm 2010 chủ yếu do công ty đầu tư cho quảng cáo, đây là sự gia tăng hợp lý góp phần quảng bá cho doanh nghiệp. Công ty cần cố gắng trong việc giảm bớt chi phí để quản lý chi phí tốt hơn góp phần làm tăng lợi nhuận. •

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 4: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong doanh thu thuần của công ty và các đối thủ cạnh tranh

CHỈ TIÊU

Mã CK

Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu PDC FDT thuần HOT

2008

2009

2010

1.30% 4.03% 7.73%

16.11% 5.29% 5.03%

2.27% 4.79% 4.48%

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh thu của công ty

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

và đối thủ cạnh tranh Giai đoạn 2008 – 2010: Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tổng doanh thu ở giai đoạn này có chiều hướng tăng, đặc biệt năm 2009, tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong doanh thu tăng cao đột biến 16,11%. Nguyên nhân tăng là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng quá nhiều khoảng 50.620 triệu đồng, tăng 47.594 triệu đồng so với năm 2008, do công ty phải tiến hành trích dự phòng công nợ phải thu khó đòi và hoạt động kinh doanh phân bòn không hiệu quả, trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn. Năm 2010, tuy doanh thu thuần giảm so với năm 2009 nhưng tỷ trọng này giảm còn 2,27%. Điều này chứng tỏ, năm 2010 doanh nghiệp đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy nhân sự và thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí hợp lý. o Kết Luận: Qua 4 năm ta thấy chi phí quản lý có chiều hướng tăng dần, tuy nhiên các khoản gia tăng này nếu chủ yếu giúp công ty hoạt động tốt hơn và nhằm nâng cao uy tín của công ty thì đây là các khoản chi hợp lý và không nên hạn chế. ii. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau: Bảng 4.1: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp

2009

2010

232,2

314,2

190,0

Chênh lệch 08-09 09-10 81,97 (124,11

39 224,4

13 321,3

93 175,1

4 96,95

9) (146,22

26 383 3,026

85 905 50,62

65 5,013 4,312

9 522 47,59

0) 4,109 (46,309

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

2008

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Tổng chi phí SXKD Hiệu suất sử dụng chi phí (Doanh thu thuần/Tổng chi phí)

227,8

0 372,9

184,4

4 145,0

) (188,42

35

10

90

75

0)

1.02

0.84

1.03

(0.18)

0.19

Năm 2009 cứ 1 đồng chi phí mang lại 0,84 đồng doanh thu, so với năm 2008 đã giảm 0,18 đồng. Nhưng đến năm 2010 thì cứ 1 đồng chi phí đem lại 1,03 đồng doanh thu, tức là tăng 0,19 đồng so với năm 2009.

Đồ thị 3.3: Đường hồi quy hiệu suất sử dụng chi phí của công ty Từ kết quả phân tích và đồ thị ta thấy qua 3 năm từ 2008 – 2010 hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng tăng nhưng tăng chưa nhiều. Điều này cho thấy, doanh nghiệp cần sử dụng chi phí hiệu quả hơn góp phần làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Bảng 4.2: Hiệu suất sử dụng chi phí của công ty và các đối thủ cạnh tranh CHỈ TIÊU

Mã CK

2008

2009

2010

Hiệu suất sử dụng chi phí

PDC FDT HOT

1.02 1.09 1.37

0.84 1.01 1.52

1.03 1.01 1.42 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đồ thị 3.4: Hiệu suất sử dụng chi phí của công ty và các đối thủ cạnh tranh iii. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo chức năng, công ty còn có những hoạt động tài chính với những chi phí và thu nhập có liên quan. Việc phân tích hoạt động này sẽ giúp ta đánh giá được sử ảnh hưởng của chúng vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảng 4.3: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

1,465 1,864 (399) 4,224

3,320 4,409 (1,088) (59,750)

1,372 5,430 (4,058) 1,874

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Chênh lệch 08-09 09-10 1,856 (1,948) 2,544 1,022 (689) (2,970) (63,974) 61,625

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 3.5: Đồ thị biểu diễn lợi nhuận từ hoạt động tài chính và tổng lợi nhuận Dựa vào bảng phân tích ta thấy hoạt động tài chính luôn bị lỗ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm cho hoạt động tài chính lỗ là do thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp ít nên không bù đắp nổi chi phí tài chính. Thu nhập hoạt động tài chính chủ yếu của công ty là thu lãi tiền gửi, thu lãi do chênh lệch tỷ giá và doanh thu từ hoạt động mua bán bột cá với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Sinh Việt, trong khi đó chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà chủ yếu là chi phí trả lãi vay thì lại cao. Cụ thể: Năm 2009, công ty vay ngắn hạn từ Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu Khí gồm 2 hợp đồng tín dụng: tháng 3/2009 với hạn mức tín dụng là 50 tỷ đồng và vào tháng 10/2009 với hạn mức tín dụng là 100 tỷ đồng, chịu lãi suất 6,5%/năm và được sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho công ty. Ngoài ra, công ty còn một khoản vay dài hạn từ Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí vào tháng 11/2008 với hạn mức 50 tỷ đồng và chịu lãi suất 1,5%/năm, được sử dụng cho dự án nâng cấp khách sạn Phương Đông. Năm 2010, công ty đã bổ sung vốn lưu động bằng một khoản vay ngắn hạn từ Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí hạn mức 100 tỷ đồng với lãi suất 14,9%/năm vào tháng 11/2009, và khoản vay 1,4 tỷ đồng vào tháng 11/2010 chịu lãi suất 16%/năm để bổ sung vốn nhắm cải tạo dự án nhà hàng Trường Thi. o Kết Luận:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Từ biểu đồ cho thấy, khoản lỗ từ hoạt động tài chính qua 3 năm có xu hướng tăng lên, đây là dấu hiệu không tốt chứng tỏ thu nhập hoạt động tài chính không bù đắp được chi phí tài chính và gây ảnh hưởng bất lợi hơn đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. iv. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận

Bảng 4.4: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU

2008

2009

2010

Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

465 246 219 4,224

366 331 35 (59,750)

392 63 330 1,874

Chênh lệch 08-09 (98) 85 (184) (63,974)

09-10 26 (268) 294 61,625

Thu nhập khác của doanh nghiệp chủ yếu là thu từ việc bán phế phẩm, phế liệu, thu nhập do thanh lý tài sản, thu hoa hồng bảo hiểm khách du lịch. Qua bảng phân tích ta thấy thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí khác, nghĩa là hoạt động khác của doanh nghiệp luôn có lời. Riêng năm 2009 do ngành du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng khách du lịch giảm, đặc biệt là khách quốc tế. Đến năm 2010, công ty đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy nhân sự, điều chỉnh phương án kinh doanh và tiết giảm chi phí hợp lý. Như vậy dù hoạt động khác của công ty không chiếm tỷ trọng lớn nhưng có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh, bằng chứng là lợi nhuận của hoạt động khác luôn dương và có chiều hướng ngày càng tăng dần góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. 7. Phân tích tỷ số giá trị thị trường: EPS P/E E/P BVPS P/B 1.1.

2008 209.20 10,165.80 -

2009 6,168.30 1.80

2010 124.96 81.62 0.01 7,812.21 1.31

Tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS):

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. EPS của công ty không ổn định và ở mức kém hấp dẫn. EPS năm 2009 là âm do công ty phải trích dự phòng công nợ khoản phải thu khó đòi và hoạt động kinh doanh thương mại ( phân đạm) không hiệu quả. EPS năm 2010 đạt 124,96 đồng/CP do công ty đã sắp xếp bộ máy nhân sự, điều chỉnh phương án kinh doanh, thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí hợp lý. Vì vậy, mảng kinh doanh du lịch và thương mại đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Nhưng vẫn còn kém xa so với EPS chung của ngành ( khoảng 12200 đồng/CP) và các công ty trong cùng ngành ( HOT: 3648 đồng/CP; FDT: 2517 đồng/ CP). o Kết Luận: Doanh nghiệp sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả.

Biểu đồ 3.6: EPS của công ty và nội bộ ngành du lịch Việt Nam. ii. Hệ số P/E P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

P/E năm 2010 của công ty đạt 81.62 cao hơn hẳn hệ số P/E chung của ngành là 22.10, của FDT là 68.48 hay của HOT là 7.91 chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng khả năng tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai của công ty. iii. Tỷ suất thu nhập (E/P) E/P của công ty năm 2010 chỉ đạt 0.01, cho thấy hiệu suất sinh lời rất kém, gần như không xảy ra. iv. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Tỉ lệ P/B của công ty qua các năm 2009 và 2010 tương ứng là 1.8 và 1.31 (lớn hơn 1) lại cho thấy dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao hoặc doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá cao hơn giá trị ghi sổ của nó. So với ngành (2.59) và các công ty cùng ngành (FDT: 1.27; HOT: 1.31) , tỉ lệ P/B của công ty là khá chứng tỏ PDC vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm và kỳ vọng của nhà đầu tư. 8. Phân tích dòng tiền 1.1.

Phân tích dòng tiền

Để phân tích dòng tiền ta tập trung vào ba hoạt động chủ yếu của công ty là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính. Chính vì vậy dựa vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông ta có biểu đồ sau:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đồ thị 3.7: Thể hiện dòng tiền của ba hoạt động của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông Năm 2008 dòng tiền hoạt động tài trợ có tỉ trọng lớn và có giá trị dương khá lớn so với dòng tiền đầu tư và kinh doanh có thể trong giai đoạn này công ty vừa mới chính thức chuyển sang loại hình công ty cổ phần Du lịch Dầu khí phương đông do đó đã huy động bằng cách vay ngắn hạn và dài hạn là 259 tỷ cùng với một khoản chi trả nợ gốc vay lớn 164 tỷ nhằm xây dựng và đầu tư tài sản do đó là cho chi phí hoạt động dở dang của công ty năm 2008 đạt 60 tỷ do công ty ngừng vận hành kinh doanh tòa nhà khách sạn Phương Đông và tiến hành sửa chữa nâng cấp lên thành khách sạn 4 sao vào tháng 8 năm 2008 Nhưng so với đối thủ cạnh tranh như công ty du lich dịch vụ Hội An với mã chứng khoán là HOT:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đồ thị 3.8: Biểu diễn tỉ trọng của ba dòng tiền hoạt động của công ty du lịch dịch vụ Hội An Nhìn vào biểu đổ này ta thấy công ty du lịch dịch vụ Hội An dòng tiền từ hoạt động kinh doanh rất lớn trong khi công ty sử dụng dòng tiền tài trợ vừa phải như trong năm 2009 công ty với doanh thu đạt gân 30 tỷ VND thì công ty đã sử dụng gần 20 tỷ để đầu tư mua sắm các tài sản cố định và cho các đơn vị khác vay. Còn lại là chi trả cổ tức cho các cổ đông. ii. Dòng tiền hoạt động kinh doanh: Năm 2010 ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty vượt trội đạt 106 tỷ chủ yếu là do các khoản phải thu tăng lên trong đó có khoản nợ khó đòi với công ty TNHH, công ty này đã phá sản vào ngày 18/01/2010 Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thuận và hàng tồn kho lớn nguyên nhân do giá trị phân lân Lâm Thao tồn kho. Mặt khác dòng tiền hoạt động đầu tư có giá trị dương nhưng chủ yếu là là do lãi tiền gửi, tiền cho vay và chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên dòng tiền hoạt động tài trợ có giá trị âm do chi phí trả lãi vay và các khoản vay đến hạn phải thanh toán trong năm 2010 lớn ngoài ra công ty còn thanh toán tiền thuê đất với Ủy ban nhân dân tỉnh nghệ An Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông chủ yếu từ khấu hao tài sản cố định trong năm 2008 Và trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi năm 2009:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đồ thị 3.9: Biểu diễn cấu trúc hình thành nên dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ dầu khí phương đông Qua biểu đồ ta thấy khoản doanh thu từ hoạt động kinh doanh không phải từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chính của công ty mà chủ yếu từ khấu hao tài sản cố định và khoản trích dự phòng giảm giá. Điều này cho ta thấy công ty dịch vụ dầu khí Phương Đông hoạt động không hiểu quả. Quan sát qua ba năm hoạt động của công ty từ năm 2008 đến năm 2010 công ty đang trong giai đoạn khởi sự do đó cần nguồn vốn lớn, hoạt động kinh doanh còn hạn chế do đó giám đốc công ty cần có các chiến lược kinh doanh tốt hơn trong quản lý các khoản nợ khó đòi và giảm chi phí lãi vay. Vì chi phí lãi vay đã chiếm phần lớn doanh thu của công ty do đó làm lợi nhuận giữ lại của công ty không còn sẽ gây khó khăn cho việc tái đầu tư và phát triển mở rộng của công ty. iii. Dòng tiền đầu tư của công ty:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Năm 2008 công ty chính thức cổ phần và tách ra làm thành công ty dịch vụ dầu khí Phương Đông chính vì thế công ty tập trung vào mua sắm tài sản cố định và tiến hành sửa chữa nâng cấp tòa nhà khách sạn Phương Đông thành khách sạn đạt tiêu chuẩn bốn sao và hoạt động đầu tư có giá trị âm lớn do trong giai đoạn này công ty mua các tài sản hữu hình như máy móc thiết bị phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lí có giá trị tăng lên từ 77 tỷ năm 2008 đến 153 tỷ năm 2009. Trong giai đoạn này chi phí hoạt xây dựng cơ bản dở dang kết chuyển sang tài sản cố định hữu hình từ năm 2008 sang năm 2009 được đưa vào sử dụng làm tài sản hữu hình tăng lên. Ngoài ra chi phí đầu tư vào thiết kế và chi phí ban quản lí cho công trình Phương Đông Plaza và khách sạn Cửa Đông đẩy chi phí quản lý doanh nghiệp lên 50 tỷ VNĐ . Công ty còn đầu tư vào mua cổ phần của công ty Cổ Phần Sài Gòn – Kim Liên với tỷ lệ tương ứng là 16,5% vốn điều lệ của công ty này.

Đồ thị 4: Cấu trúc dòng tiền đầu tư của công ty dịch vụ dầu khí phương đông iv. Dòng tiền tài trợ:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đồ thị 4.1 :Cấu trúc dòng tiền tài trợ của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông Phần lớn công ty nhận vốn từ các nguồn vay vốn ngắn và dài hạn chiếm đến 250% so với tổng dòng tiền tài trợ trong khi đó nguồn vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đạt 17,67%. Đây là một công ty hoạt động chủ yếu dựa vào khoản tiền tài trợ từ bên ngoài chính vì thế dẫn đến chi phi lãi vay cao.Vào năm 2009 thì dòng tiền hoạt động tài trợ của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông giảm đi chỉ còn 78 tỷ

Đồ thị 4.2: Dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài trợ

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Nhìn vào biểu đồ dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ cho ta một cách nhìn cụ thể hơn về hoạt động đầu tư và tài chính của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông. Năm 2008 và 2009 công ty nhận được sự tài trợ lớn từ các khoản vốn vay ngắn và dài hạn thì đến năm 2010 công ty trả lãi nguồn vay này dẫn đến trong năm 2010 công ty gánh một chi phí lãi vay lớn.

Đồ thị 4.3: Biểu diễn dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông Nhìn vào đồ thị giữa dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty Dịch Vụ Dầu khí Phương Đông ta nhận thấy sự chênh lệch khá lớn của lợi nhuận và dong tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt năm 2009 lợi nhuận sau thuế âm 60 tỷ nguyên nhân của điểu này la công ty trong năm 2009 đã đầu tư vào thiết kế và quản lý doanh nghiệp cho công trình Phương Đông Plaza và khách sạn Cửa Đông trong khi gian đoạn này

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

công ty đã có thời gian ngừng hoạt động để đầu tư, tu sửa các khách sạn dẫn đến dòng tiền hoạt động kinh doanh bị âm. Tuy nhiên ta nhìn vào năm 2010 dòng tiền hoạt động kinh doanh đã tăng một cách ấn tượng từ âm 40 tỷ VNĐ sang dương 106 tỷ. mặc dù vậy lợi nhuận của công ty chỉ đạt 1,5 tỷ VNĐ điều này phản ánh chi phí cho lãi vay và các khoản nợ tới hạn của công ty quá lớn dẫn đến khoản doanh thu bù đắp cho khoản lỗ lũy kế và chi phí lãi vay gần hết. So sánh với đối thủ cạnh tranh công ty du dịch dịch vụ Hội An ta có lợi nhuận vượt trội so với doanh thu, doanh thu chính của công ty dịch vụ hội an chủ yếu thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. ngoài ra công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu lớn sử dụng nguồn vạy nhỏ và đem sử dụng nguồn vốn của mình đi đầu tư và cho vay do đó dẫn đến lợi nhuận của công ty vượt trội.

Đồ thị 4.6: thể hiện giữa lưa chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty du dịch dịch vụ Hội An Qua biểu đồ Dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty dịch vụ và dầu khí Phương Đông ta có thể thây công ty này hoạt động không hiệu quả chủ yếu dựa vào nguồn vay là chính do đó lợi nhuận của công ty thấp dẫn đến lãi trên mỗi cổ phiếu âm 3983

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

VNĐ đo đó với chỉ số như vậy công ty không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Sẽ dẫn đến khả năng huy động vốn đầu tư của công ty kém. Nhìn vào hoạt động của ba dòng tiền kinh doanh, đầu tư và tài trợ ta nhận thấy công ty dịch vụ dầu khí Phương Đông có doanh thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh phân đạm trong khi hoạt động kinh doanh chính là khách sạn chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm: kinh doanh khách sạn, phân đạm, lát sắn khô và kinh doanh khác. Nhìn vào biểu đồ bên dưới ta thấy tỉ trọng của kinh doanh phân đạm đạt được tỉ trọng lớn chiếm gần 70% doanh thu của công ty. Có thể trong giai đoạn gần đây công ty chuyển sang hoạt động kinh doanh phân đạm nhằm tiềm kiếm kinh phí cho hoạt động kinh doanh khách sạn vì vậy trong năm 2010 doanh thu kinh doanh khách sạn có tăng nhẹ.

Đồ thị 4.7:thể hiện cấu trúc hình thành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông 9. Phân tích tỷ số sinh lợi:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

1.1.

Tỉ suất sinh lợi ròng:

Biểu đồ 4.8: Tỉ suất lợi nhuận ròng Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng của một công ty so với doanh thu của nó. Từ biểu đồ trên, có thể thấy PDC đã quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào ( nguồn vốn, nguồn nhân lực…) không tốt so với các công ty trong cùng ngành và hệ số chung của ngành. Thậm chí, thậm chí -19% vào năm 2009. Năm 2010, do cơ cấu lại bộ phận quản lý và chuyển giao một phần chủ sở hữu cho tổng công ty PTSC, nên tình hình đã khả quan hơn. ii. Chỉ số thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 4.9: Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) EBIT là một chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty và do đó khiến cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các công ty. EBIT của PDC luôn thấp hơnvà không ổn định so các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, trong khi chi phí trả lãi vay luôn cao hơn rất nhiều (Xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), điều này có thể lý giải là do công ty đang trong quá trình đầu tư và tái cấu trúc quản lý. Điều này cũng làm giảm đáng kể lợi nhuận trước thuế thu nhập của công ty so với FDT và HOT, cho dù các công ty trả một tỷ lệ thuế thu nhập như nhau thì cuối cùng, PDC vẫn có lợi nhuận sau thuế thấp hơn rất nhiều. iii. Chỉ số Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA):

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 5: Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) Kể cả xem xét về chỉ số EBITDA, chúng ta cũng không nhận thấy sự hấp dẫn của công ty so với HOT và FDT. Với FDT, EBITDA có xu hướng gia tăng ổn định qua các năm, có thể tạo ra sự hấp dẫn các nhà đầu tư ( trong khi tỷ số thanh toán nợ của công ty cũng khá đảm bảo, nhưng không có sự ổn định). Với HOT, EBITDA lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây, nhưng tỷ số thanh toán nợ lại gia tăng, điều này cho thấy công ty tăng khả năng đảm bảo việc thanh toán nợ vay. Như vậy, khả năng tạo ra lợi nhuận và đảm bảo thanh toán nợ vay của PDC là không ổn định và kém so với các công ty cùng ngành. Thậm chí với biến động năm 2009, công ty còn bị đưa vào diện cảnh báo của HNX

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Biểu đồ 5.1: Tỷ số thanh toán nợ (DCR) iv. Phân tích tỉ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA):

Biểu đồ 5.2: Tỉ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản và hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. ROA của PDC qua các năm là khá thấp so với ngành và các công ty trong cùng ngành do PDC đang tập trung đầu tư vào xây dựng, nâng cấp hệ thống nhà hàng-khách sạn trong giai đoạn (2008-2009) nên cần lượng vốn đầu tư cao và bị gián đoạn hoạt động kinh doanh do đầu tư xây mới và nâng cấp, nên nguồn lợi nhuận thu về là khá thấp. Cộng với tình hình biến động kinh tế từ năm 2008, làm cho lĩnh vực kinh doanh phân đạm gặp nhiều khó khăn. Từ giữa 2009, khách sạn Phương Đông hoạt động trở lại, và được công nhận đạt chuẩn quốc tế ( 4 sao) làm cho lợi nhuận và doanh thu của PDC khả quan hơn khi bước vào giai đoạn 2010 nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Mặc dù từ quý II/2010 công ty đã thu hẹp quy mô hoạt động (Giải thể xí nghiệp kinh doanh Nông sản, Phân bón Miền Trung-Tây Nguyên…) và tập trung vào hai mảng kinh doanh chính là du lịch-khách sạn và kinh doanh phân bón, bước đầu cơ cấu một phần bộ phận quản lý làm cho hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn tài sản, vốn cổ phần của công ty có hiệu quả hơn. Chỉ Tiêu Doanh thu Lãi ròng Tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản (%) Tỉ suất sinh lợi/Doanh thu (%)

2008 232,238,940,628 3137931430 305550459077 0.76 1.35

2009 314,212,805,059 (59750159723) 312697699115 1.00 (19.02)

2010 190,093,461,132 1874471182 185442383228 1.03 0.99

Hiệu suất sử dụng tài sản trong các năm vừa qua của công ty quá thấp, với một đồng tài sản, công ty chỉ làm ra được 0.7 đồng doanh thu ( năm 2008), 1 đồng doanh thu (2009) và 1.03 đồng doanh thu (2010). Vấn đề này được cải thiện dần qua các năm tiếp theo. Ngoài ra, lợi nhuận biên của công ty vẫn còn kém, và có xu hướng giảm. Với 100 đồng doanh thu năm 2009, công ty chỉ làm ra được 1.35 đồng lãi ròng , nghĩa là có tới 98.65 đồng chi phí ( trong khi lĩnh vực du lịch, lợi nhuận ít nhất là 30%). Rõ ràng, trong các năm vừa qua, công ty đã không quản lý tốt chi phí. o Kết luận:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Năng lực quản trị của công ty không đạt hiệu quả, thành quả hoạt động kém và rủi ro cao so với các công ty trong cùng ngành. o Khuyến nghị: Công ty cần rà soát lại sự hợp lý trong việc sử dụng và quản lý tài sản hiện có, chất lượng sản phẩm và giá cả của công ty cũng như các chính sách để tiêu thụ sản phẩm cần được cải thiện. Kiểm tra lại việc quản trị hàng tồn kho, các chi phí và việc sử dụng nợ cũng như cấu trúc vốn. v. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cô phần ( ROE):

Biểu đồ 5.3: Tỉ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE) Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. ROE của công ty thấp so với các đối thủ cạnh tranh, chứng tỏ công ty không sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, nghĩa là chưa cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Hệ số ROE thấp có thể làm cho cổ phiếu công ty trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư, nếu công ty không có biện pháp cải thiện trong các năm tiếp theo.

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Ngoài ra, hệ số ROE của công ty cũng thấp hơn lãi vay ngân hàng của công ty nhưng ngược lại khoản vay ngân hàng của công ty thấp hơn phần vốn cổ đông ( trừ biến động năm 2009) thì phần lợi nhuận công ty tạo ra có thể tạm chấp nhận trong giai đoạn khởi sự khi cần đầu tư-sửa chữa-nâng cấp cơ sở vật chất nhiều (2008-2009). o Kết luận: ROA và ROE của công ty qua các năm luôn ở mức thấp, thậm chí âm. Doanh thu hoạt động truyền thống của công ty chỉ có từ Khách sạn Phương Đông nhưng lại không ổn định, các chi nhánh hoạt động chưa hiệu quả. Doanh thu chính từ hoạt động kinh doanh phân bón nhưng cũng nhiều rủi ro bởi biến động giá cả và không chủ động được nguồn cung. Ngoài các rủi ro chung, năng lực quản trị của công ty còn kém. o Khuyến nghị: Công ty có cơ cấu sở hữu đa phần là doanh nghiệp nhà nước, lại là công ty con của tập đoàn dầu khí Việt Nam, nên nội lực và lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường là rất lớn. Công ty có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn từ nội bộ tập đoàn lẫn nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp nhờ uy tín và sự tín nhiệm đã có từ trước, để có thể gia tăng tỷ lệ ROA, ROE trong giai đoạn mới từ 2011. Ngoài ra, công ty cần cơ cấu lại ban quản trị, cũng như hiệu quả quản lý tài chính để cải thiện tình hình kinh doanh và sử dụng nguồn vốn của mình. 10. Phân tích khả năng sinh lợi 1.1.

Chỉ số lợi nhuận hoạt động:

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính dựa vào công thức sau: Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận thuần HĐKD / Doanh thu thuần Tình hình thực tế tại công ty như sau: Bảng 4.5:Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU

Năm 2008

Năm 2010

Chênh lệch 08-09 09-10

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Năm 2009

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Lợi

nhuận

thuần HĐKD 4,005 Doanh thu

(59,785)

1,545

(63,790)

61,330

thuần Chỉ số

314,213 -19.03%

190,093 0.81%

81,974 -20.75%

(124,119) 19.84%

nhuận

232,239 lợi 1.72% hoạt

động

Đồ thị 5.6: chỉ số lợi nhuận hoạt động Năm 2009, chỉ số lợi nhuận hoạt động là -19,03%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ mất đi 19,03 đồng lợi nhuận thuần trong năm 2009, nếu so với năm 2008 thì đã giảm 20,75 đồng. Vào năm 2010, 100 đồng doanh thu chỉ đem lại 0,81 đồng lợi nhuận thuần (tăng 19,84 đồng so với năm 2009. Như vậy nhìn chung qua 3 năm, chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có những thay đổi đáng kể. ii. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tổng lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Theo số liệu thực tế tại công ty ta có: Bảng 4.6:Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

TIÊU Tổng lợi

Chênh lệch 08-09

09-10

nhuận trước thuế Doanh

4,224

thu thuần 232,239 Tỷ suất 1.82%

(59,750)

1,874

(63,974)

61,625

314,213 -19.02%

190,093 0.99%

81,974 -20.83%

(124,119) 20.00%

lợi nhuận trên doanh thu

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đồ thị 5.7: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 1.82%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 1.82 đồng lợi nhuận. So với năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2009 đã giảm 20.83 đồng. Từ sau năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng tăng nhanh, cụ thể là năm 2010 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 0,99 đồng lợi nhuận. Như vậy qua 3 năm từ 2008 đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng có nhiều thay đổi lớn. iii. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động = Tổng lợi nhuận trước thuế/ Tổng vốn lưu động sử dụng BQ Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động càng cao thì trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Bảng 4.7: Phân tích tỷ suất sinh lời vốn lưu động Đơn vị tính: Tỷ đồng

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

CHỈ TIÊU Tổng

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch 08-09

09-10

lợi

nhuận trước thuế 4,224 Tổng vốn lưu

động

sử

dụng

bình quân 154,037 Tỷ suất 2.74% sinh

lời

vốn

lưu

(59,750)

1,874

(63,974)

61,625

138,807 -43.05%

20,674 9.07%

(15,230) -45.79%

(118,133) 52.11%

động

Đồ thị 5.8:Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn lưu động Trong năm 2009 cứ 100 đồng vốn lưu động mất đi 2.74 đồng lợi nhuận, so với năm 2008 thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động không hiệu quả, bằng chứng là tỷ suất sinh lời vốn lưu 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

động giảm xuống 45,79%.Từ sau năm 2009, tỷ suất sinh lời vốn lưu động có chiều hướng tăng nhanh. Vào năm 2010 cứ 100 đồng vốn lưu động tạo ra được 9.07 đồng lợi nhuận, tăng 52.11 đồng so với năm 2009. Như vậy trong giai đoạn 2009-2010 doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, kinh doanh hiện nay của công ty tiết kiệm được vốn và tỷ lệ sinh lời vốn lưu động cao. iv. Tỷ suất sinh lời vốn cố định: Tỷ suất sinh lời vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời vốn cố định = Tổng lợi nhuận trước thuế /Tổng vốn cố định sử dụng bình quân Dựa vào các tài liệu liên quan ta có bảng sau: Bảng 4.8: Phân tích tỷ suất sinh lời vốn cố định Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ

Năm 2008

TIÊU Tổng lợi 4,224

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch 08-09

09-10

(59,750)

1,874

(63,974)

61,625

154,692

150,656

16,081

(4,037)

-38.63%

1.24%

-41.67%

39.87%

nhuận trước thuế Tổng vốn 138,611 cố định sử dụng bình quân Tỷ suất 3.05% sinh

lời

vốn

cố

định

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Đồ thị 5.9: Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn cố định Từ bảng phân tích và đồ thị ta nhận thấy trong năm 2009 cứ 100 đồng vốn cố định có thể mất đi 38,63 đồng lợi nhuận, so với năm 2008 thì giảm 41,67 đồng. Như vậy năm 2009 doanh nghiệp sử dụng vốn cố định không hiệu quả so với năm 2008. Kể từ sau năm 2009 tỷ suất sinh lời vốn cố định có xu hướng tăng dần, cụ thể là năm 2010 cứ 100 đồng vốn cố định thì tạo ra 1.24 đồng lợi nhuận (tăng 39.87 đồng so với năm 2009). Điều này chứng tỏ là năm 2008 và năm 2010 doanh nghiệp sử dụng vốn cố định hiệu quả về năm sau. Trong các năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất này lên. CHƯƠNG V: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1. Dự báo về doanh thu 1.1.

Dự báo thị trường năm 2011

Dự báo, thị trường ngoại hối trong năm 2011 nhìn chung sẽ tương đối ổn định, lượng ngoại tệ doanh nghiệp bán cho NHTM sẽ tăng, nhờ đó lãi suất huy động USD ổn định. Đồng thời, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do sẽ thu hẹp khoảng cách so với tỷ giá niêm yết tại các NHTM.Dự báo, trong năm 2011, VND sẽ tiếp tục giảm giá so với hầu hết các ngoại tệ trong khu vực châu Á và trên thế giới. Hoạt động huy động USD của các NHTM sẽ tiếp tục tăng

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

do tâm lý giữ USD của người dân và doanh nghiệp vẫn khá lớn khi tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định và khả năng VND sẽ tiếp tục giảm giá so với USD trong dài hạn. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm mạnh, nguy cơ lạm phát vẫn ở mức cao ii. Dự báo du lịch 2011 Dự đoán năm 2011 thị trường khách sạn sẽ tăng mạnh. Trong năm 2011, nhiều khách sạn từ 3 sao trở lên sẽ tiếp tục được lên kế hoạch xây dựng do lượng du khách đến Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Cùng với đó, xu hướng xây dựng tổ hợp khách sạn kết hợp với khu thương mại bán lẻ của các nhà đầu tư trong nước cũng gia tăng. Dự đoán du lịch 2011 sẽ có nhiều sự phát triển do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2011bao gồm 4 đề án trọng điểm.  Thứ nhất, đề án “Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài” thực hiện năm 2011. Trong đó, Bộ chủ trương quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các sự kiện lớn tại nước ngoài; tuyên truyền quảng bá trên kênh truyền hình, truyền thông đa phương tiện và nghệ thuật biểu diễn; mời, đón các đoàn làm phim, phóng viên du lịch nước ngoài (phát sóng, đăng tải trên kênh truyền hình và phương tiện truyền thông tại thị trường du lịch trọng điểm).  Thứ hai, đề án “Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam ở trong nước” với hoạt động duy trì kênh truyền hình Du lịch, tăng cường chất lượng nội dung; tuyên truyền du lịch Việt Nam trên báo chí; sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch. Đồng thời, tổ chức hoạt động biểu diễn, giới thiệu không gian di sản văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam phục vụ xúc tiến du lịch; lựa chọn các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của văn hóa dân tộc để xây dựng, dàn dựng thành chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ khách du lịch đến Quảng Ninh và biểu diễn thường xuyên tại Vịnh Hạ Long; tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin về các chương trình nghệ thuật biểu diễn tại Hà Nội phục vụ khách và các tour du lịch.  Thứ ba, đề án “Tăng cường giới thiệu về sản phẩm du lịch các vùng miền” gồm các hoạt động tham gia, tổ chức một số sự kiện trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia Phú Yên 2011; tham gia Hội chợ ITE TP. HCM 2011; tuyên truyền bầu chọn Vịnh 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Hạ Long; nghiên cứu thử nghiệm tạo mẫu sản phẩm quà tặng xúc tiến, quảng bá du lịch đối ngoại.  Thứ tư, đề án “Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các phương thức cung cấp thông tin, dịch vụ du lịch” gồm hoạt động thiết lập, cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin du lịch Việt Nam phục vụ công tác xúc tiến du lịch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến du lịch cho các bộ quản lý nhà nước về du lịch. 1. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh: 1.1.

Sự thay đổi giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý:  Giá vốn: trong năm 2011 công ty có thể sẽ đưa vào hoạt động khách sạn Cửa Đông và Trung tâm hội nghị, dịch vụ Thương mại Quốc tế.  Chi phí bán hàng và chi phí quản lý: trong năm tới công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá về du lịch, tham gia các hội chợ du lịch và đưa nhân viên đi đào tạo các lớp về du lịch, về quản lý, các lớp về vận hành máy, kiểm phẩm,...nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Dựa vào tình hình trên ta dự báo các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý như sau: tính các khoản mục này theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu và sau đó thực hiện hồi quy để có được kết quả dự báo trong năm 2011. Chỉ tiêu Doanh thu Giá vốn Chi phí bán hàng Chi phí quản lý

Năm 2009 36% 43% 136% 1573%

Năm 2010 -39% -45% 454% -91%

Dự báo 2011 -6.3% -8% 135% 12.5%

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Dự báo 2011

Doanh thu

315,514,122,383

191,154,917,793

179,082,169,538

Giá vốn

321,385,065,227

175,165,403,175

161,277,417,968

Chi phí bán hàng

904,988,893

5,013,491,414

11,817,125,145

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Chi phí quản lý

50,620,037,113

4,311,506,788

4,851,483,901

ii. Dự báo hoạt động tài chính và hoạt động khác: Thu nhập hoạt động tài chính trong năm 2011 bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi các họat động đầu tư và thu lãi do chênh lệch tỷ giá. Do đó khoản mục này sẽ biến động không nhiều và được dự báo dựa vào phương pháp hồi qui giá trị qua các năm để có kết quả dự báo năm 2011. Chỉ tiêu Thu nhập HĐTC Chi phí HĐTC

Năm 2009 3,320,304,019 4,408,508,047

Năm 2010 1,372,256,525 5,430,450,270

Dự báo 2011 1,342,743,914 7,755,708,719

Thu nhập khác

366,466,986

392,499,580

371,004,912

iii. Sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo thông tư 128/2003/TT_BTC của Bộ Tài Chính thì bắt đầu từ năm 2004 sẽ áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Từ các số liệu dự báo trên ta có bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo trong năm 2011 như sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ BÁO NĂM 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu

MS

Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ (0,1% Doanh thu)

1 3

1. Doanh thu thuần ( 10=01-03 ) 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp ( 20=10-11 )

10 11 20

4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí quản lý 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ( 30=20-21-21 ) 7. Thu nhập HĐTC

21 22 30 31

179,082,169,538 1,790,821,695.38 177,291,347,842 161,277,417,968 16,013,929,874 11,817,125,145 4,851,483,901 (654,679,171) 1,342,743,914 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Dự Báo Năm 2011

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

8. Chi phí HĐTC Trong đó: Chi phí lãi vay 9. Lợi nhuận HĐTC ( 40=31-32 ) 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác ( 50= 41-42 ) 13. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 60=30+40+50 )

32 33 40 41 42 50 60

7,755,708,719 7,745,008,575 (6,412,964,805) 371,004,912 39,934,110 331,070,802

14. Thuế TNDN (28% lợi nhuận trước thuế)

70

0

15. Lợi nhuận sau thuế

80

0

(6,736,573,174)

2. Lập bảng cân đối kế toán dự báo: 1.1.

Dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu:

Các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu bao gồm: tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản phải trả và các khoản nợ khác Khoản Mục

2008

2009

2010

Phần trăm so với

Dự

Báo Phương Pháp

2011

doanh thu Tiền Đầu tư ngắn hạn Khoản phải thu

9.7% 0.0% 36.8%

2.9% 8.0% 22.3%

4.5% 0.9% 3.5%

Chi phí XDCBDD Các khoản phải trả

25.9% 326.3%

0.2% 205.4

1.5% 1.5% 35.6% 35.6%

3.4% 4.4% 12.9%

Hồi quy Trung bình cộng 2 năm Trung bình cộng 2 năm 2009 và 2010 Bằng năm 2010 Bằng năm 2010

% Khoản Mục

2008

2009

2010

Dự Báo 2011

Tiền

22,576,796,154

9,124,310,841

8,519,076,523

6,156,056,378

Đầu tư ngắn hạn

0

25,000,000,000

1,700,000,000

7,925,002,175

Khoản phải thu

85,362,196,916

70,084,651,318

6,572,021,004

23,067,658,374

779,668,879

2,821,844,395

2,658,387,160

Chi

phí 60,224,272,371

XDCBDD 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Các khoản phải 757,718,124,937 trả

645,385,814,511

67,728,128,029

63,804,930,659

ii. Dự báo về hàng tồn kho: Hàng tồn kho được dự báo bằng cách tính giá trị hàng tồn kho theo tỷ lệ phần trăm so với giá vốn hàng bán và tiến hành hồi quy để có được tỷ lệ cho năm 2011. Chỉ tiêu 2008 Hàng tồn kho 41,817,621,558 Giá vốn 224,425,730,082 Phần trăm so 18.6%

2009 31,728,569,965 321,385,065,227 9.9%

2010 1,797,757,037 175,165,403,175 1%

Dự báo 2011 629,779,066 161,277,417,968 0.39%

với giá vốn iii. Sự thay đổi tài sản lưu động khác: Tài sản lưu động khác được dự báo bằng cách lấy giá trị trung bình cộng của 2 năm 2009 và 2010 làm giá trị cho năm tiếp theo. Như vậy tài sản lưu động khác vào năm 2011 sẽ là 2,869,347,156+2,085,135,996=2,477,241,576 đồng iv. Sự thay đổi tài sản cố định Dự tính trong năm 2011, doanh nghiệp xây dựng và hòan thành khách sạn Cửa Đông với tổng giá trị ước tính 20 tỷ đồng, như vậy tài sản cố định ước tính năm 2011 là 170,655,601,205 đồng v.

Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn

Khoản mục này được dự báo bằng cách hồi quy giá trị qua 3 năm từ 2008 – 2010 để dự báo giá trị trong năm 2011, ta có kết quả dự báo là 2,570,996,646 đồng. vi. Sự thay đổi các quỹ: Doanh nghiệp hoạt động nếu có lãi sẽ thực hiện trích lập các quỹ theo tỷ lệ như sau:  Quỹ đầu tư phát triển: mức trích lập là 42% lợi nhuận sau thuế.  Quỹ dự phòng tài chính: mức trích lập là 8% lợi nhuận sau thuế.  Quỹ trợ cấp mất việc làm: mức trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế. 

Quỹ khen thưởng, phúc lợi: cũng được trích từ lợi nhuận sau thuế, nhưng mức trích lập không theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế mà

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

được tính như sau: Mức trích lập quỹ khen thưởng = Lương bình quân thực tế * 2 * Số lượng công nhân viên. 3.7. Sự thay đổi nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh trong năm 2011 được dự báo sẽ bằng nguồn vốn kinh doanh năm 2010 là 117,714,255,199 đồng cộng với phần còn lại của lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 1,874,471,182 đồng, như vậy giá trị dự báo vào năm 2011 sẽ là 119,588,726,381 đồng. 3.8. Sự thay đổi khoản mục vay ngắn hạn: Khoản mục vay ngắn hạn sẽ được dự báo bằng cách cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong năm 2010, phần chênh lệch này sẽ là nguồn vốn thiếu hụt mà doanh nghiệp phải huy động ở bên ngoài. Từ các phân tích trên ta có bảng cân đối kế toán dự báo trong năm 2011 như sau: CHỈ TIÊU



DỰ BÁO NĂM 2011

SỐ TÀI SẢN A.TSLĐ & ĐTNH

100

40,255,737,570

I.Tiền

110

6,156,056,378

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120

7,925,002,175

III.Các khoản phải thu

130

23,067,658,374

IV.Hàng tồn kho

140

629,779,066

V.Tài sản lưu động khác

150

2,477,241,576

200

188,057,655,012

I.Tài sản cố định ròng

210

170,655,601,205

II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

220

12,172,670,000

III.Chi phí XDCB dở dang

230

2,658,387,160

IV.Chi phí trả trước dài hạn

241

2,570,996,646

250

228,313,392,582

B.TSCĐ & ĐTDH

TỔNG TÀI SẢN

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả

300

106,066,279,041

310

105,903,036,605

1.Vay ngắn hạn

311

39,515,902,363

2.Nợ dài hạn đến hạn trả

312

-

3.Các khoản phải trả

313

63,804,930,659

4.Lương và các khoản phải trả, phải nộp khác

314

2,582,203,583

II.Nợ dài hạn

320

163,242,436

III.Nợ khác

330

-

400

122,247,113,541

410

122,247,113,541

1.Nguồn vốn kinh doanh

411

119,588,726,381

2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản

412

-

3.Chênh lệch tỷ giá

413

-

4.Quỹ đầu tư phát triển

414

-

5.Quỹ dự phòng tài chính

415

-

6.Lợi nhuận chưa phân phối

416

-

7.Nguồn vốn đầu tư XDCB

417

2,658,387,160

II.Nguồn kinh phí, quỹ khác

420

I.Nợ ngắn hạn

B.Nguồn vốn chủ sở hữu I.Nguồn vốn quỹ

1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

421

-

2.Quỹ khen thưởng và phúc lợi

422

-

430

228,313,392,582

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY Bảng thống kê các chỉ số tài chính từ năm 2008- 2010 Chỉ tiêu

Năm2008

Năm2009

Năm2010 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

ĐVT

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

1.Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính 1.1.Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản lưu động/ Tổng tài sản % 50.41% Tỷ suất đầu tư tổng quát % 49.59% Tỷ suất đầu tư tài sản cố định % 45.36% Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn % 3.98% 1.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất nợ % 83.19% Tỷ suất tự tài trợ % 16.81% 2.Nhóm chỉ tiêu tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 2.1.Tình hình thanh toán

44.39% 55.61% 49.47% 3.89%

11.15% 88.85% 81.24% 6.56%

87.37% 12.63%

36.52% 63.48%

2.1.1.Khoản phải thu/ Tài sản lưu động

%

55.42%

50.49%

31.79%

2.1.2.Khoản phải thu/ Khoản phải trả

%

11.27%

10.86%

9.70%

2.2.3.Khoản phải trả / Tài sản lưu động

%

492%

465%

328%

2.2.Khả năng thanh toán 2.2.1.Khả năng thanh toán trong ngắn hạn Vốn luân chuyển triệu -530,762 -433,548 Hệ số thanh toán hiện hành lần 0.22 0.24 Hệ số thanh toán nhanh lần 0.16 0.19 Hệ số thanh toán bằng tiền lần 0.03 0.02 2.2.2.Khả năng thanh toán trong dài hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần 3.28 (12.56) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 4.96 6.93 3.Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn 3.1.Luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho vòn 8.74 g Thời gian tồn kho bình quân ngày 41 3.2.Luân chuyển khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu vòn 4.04 g Kỳ thu tiền bình quân ngày 89 3.3.Luân chuyển vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động vòn 2.15 g Số ngày của một vòng quay ngày 168

1.35 0.58

10.45 34 4.96 73 2.38 151

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

-47,805 0.30 0.28 0.12

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

Hệ số đảm nhiệm 3.4.Luân chuyển vốn cố định Số vòng quay vốn cố định

lần vòn g

Số ngày của một vòng quay 3.5.Luân chuyển vốn chủ sở hữu Số vòng quay vốn chủ sở hữu

ngày vòn g

Số ngày của một vòng quay 3.6.Luân chuyển toàn bộ vốn Số vòng quay toàn bộ vốn

ngày vòn g

Số ngày của một vòng quay

0.466

0.419

2.14

1.25

168

289

2.55

1.8

141

200

1.02

0.76

ngày 354 472 4.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh

4.1.Tỷ trọng giá vốn trong doanh thu % 4.2.Tỷ trọng chi phí bán hàng trong % doanh thu 4.3.Tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh % thu 4.4.Hiệu suất sử dụng chi phí

lần

96.64%

102.28%

92.15%

0.16%

0.29%

2.64%

1.30%

16.11%

2.27%

1.02

0.84

1.03

Qua toàn bộ quá trình phân tích trên đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty Du Lịch Phương Đông như sau: • 

Thứ nhất:

Về cơ cấu tài chính Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2008–2010 qui mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó:  Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm xuống,tuy nhiên các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động,chứng tỏ mặc dù doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ nhưng lượng vốn bị tồn đọng trong khâu thanh toán vẫn còn nhiều,công ty cần đưa lượng vốn bị chiếm dụng nàyvào đầu tư kinh doanh

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần,điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản giúp cho cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng tăng cường và qui mô về năng lực sản xuất ngày càng mở rộng. Do doanh nghiệp đang trong thời kỳ đổi mới nên đây là sự thay đổi hợp lý.  Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn tài trợ qua các năm đều có xu hướng giảm cả về vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu thì tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhẹ rồi giảm mạnh, như vậy doanh nghiệp đã không sử dụng đòn bẩy tài chính,tức là vay và chiếm dụng vốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Ngược với sự giảm của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ lại có chiều hướng tăng, chứng tỏ tính tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của công ty hiện nay chưa hợp lý lắm. •

Thứ hai: Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản phải trả.Doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ, bằng chứng là tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động có chiều hướng giảm, do đó doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Các khoản phải trả giảm mạnh,cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng giảm. Khả năng thanh toán của công ty cũng có chiều hướng tăng, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền vì chỉ số này khá thấp,mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm. •

Thứ ba: Về hiệu quả sử dụng vốn

Dựa vào việc phân tích tốc độ luânc huyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời các loại vốn ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng, thời hạn thu tiền của doanh nghiệp ngày càng ngắn, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn nhanh,vốn của doanh nghiệp không bị các đơn vị khác chiếm dụng và doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ. Công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp rất tốt giúp công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty khi đang hoạt động có lãi. •

Cuối cùng là về hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Doanh thu của công ty có sự sụt giảm nhanh,trong đó giảm mạnh nhất là vào năm 2010 chỉ đạt 191,154,917,793 đồng, tương ứng là giảm xấp xỉ 40% so với năm 2009. Hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thuvẫn còn cao mà chủ yếu là do trong giai đoạn này doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn nhằm thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nên khoản chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào giá vốn rất cao, đây là khoản chi phí không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu các cơ sở mới đi vào hoạt động, nhưng trong những năm tiếp theo những cơ sở này sẽ mang lại lợi ích cho công ty; ngoài ra giá vốn tăng còn do sự gia tăng giá vốn ở mảng thương mại. Do đó trong những năm tiếp theo để giảm giá vốn doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm giá vốn của mặt hàng giúp tăng lợi nhuận của công ty.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 1. Giải pháp - Kiến nghị: 1.1.

Về tình hình huy động vốn:

Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay Công ty Du Lịch Phương Đông đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn tự có. Như vậy công ty đã không sử dụng đòn bẩy tài chính để tối đa hoá lợi nhuận. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của doanh nghiệp và có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để tăng tỷ suất sinh lời, công ty nên tăng nguồn vốn vay và nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào sản xuất. ii. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

năng thanh toán bằng tiền. Để thựchiện được điều đó công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu.Việc quản trị tốt các khoản mục này mộtmặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay. •

Quản trị khoản phải thu:

Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu.Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt. Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng. •

Quản trị tiền mặt:

Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi cheque và giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm cheque được xuất trình.Đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ. Áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, đúng thời hạn yêu cầu, chi phí 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

không cao. Hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh. iii. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹthuật và năng lực sản xuất: Đối với tài sản cố định chưa dùng công ty nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ sản xuất. Đối với tài sản cố định không cần dùng công ty có thể điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc của công ty nếu có nhu cầu về tài sản đó, hoặc công ty có thể cho thuê, như ợng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Đối với các tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường công tác thanh lý các tài sản này nhằm thu hồi vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. iv. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty: Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu,lợi nhuậnvà nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảmchi phí. •

Một số biện pháp giúp tăng lợi nhuận:

Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng như hoạch định những chiến lược cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời,chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế. Hiện nay doanh thu của công ty có giảm và giá vốn cao nên lợi nhuận giảm mạnh, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn 118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí PHƯƠNG ĐÔNG

bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa ở mảng du lịch để từ đó giảm bớt chi phí tiền lương. v. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: Việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân là việc mà doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn, bởi vì đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì con người luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ngoài ra Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sang tạo trong công việc, công ty cũng cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năngl ực, phát triển họ để người lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ vào công việc. 1. Kết luận: Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó cho “toa thuốc” hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ.

118

Nhóm 17-VB2-K13-TCDN 1

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF