Phân loại kháng sinh
September 26, 2017 | Author: writtingtu | Category: N/A
Short Description
Download Phân loại kháng sinh...
Description
Phân loại kháng sinh Kháng sinh thường được xếp theo nhóm có cấu trúc hoá học gần giống nhau, có những nhóm chính sau : β - lactam ( các penicillin, các cephalosporin ). Aminoglycosid( steptomycin, gentamycin ). Lincosamid. Macrolid. Phenicol. Tetracyclin. Rifamycin. Đa – peptid. Nhóm thuốc tổng hợp : Quinolon, 5 – Nitroimidazol, dẫn xuất nitrofuran, các dẫn xuất của sulfanilamid. 1.Các loại Penicilin (CCTC, TD, CĐ, CP, LL) trình bày từng loại đã học? + Penicilin G: - CCTD: Vách VK Gr(+) và 1 số VK Gr(-) là mạng lưới dày đặc các peptidoglycan. Xúc tác cho quá trình nối này cần các enzym transpeptidase. Khi dùng β -lactam, transpeptidase tạo phức nhầm với β -lactam. Phức này vững bền và không hồi phục -> vi khuẩn không tạo được vách. - Tác dụng: Là kháng sinh có phổ hẹp, nhưng diệt khuẩn, có tác dụng tốt với: . Các cầu khuẩn Gram dương: tụ cầu, liên cầu, phế cầu. . Các cầu khuẩn Gram âm : màng não cầu, lậu cầu. . Trực khuẩn: trực khuẩn than, trực khuẩn hoại thư sinh hơi, uốn ván. . Xoắn khuẩn giang mai. . Không tác dụng trên tụ cầu tiết Penicilinase và trực khuẩn Gr(-) đường ruột. - Chỉ định: Trong các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kể trên gây nên. - CP – LL: Lọ Penicillin G 1 triệu đơn vị. Tiêm bắp 3-6 triệu đv/ngày. Ngoài ra nếu có nhiễm khuẩn nặng tăng liều 5-10-20-30-40-50 triệu đv/ngày, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. - Tai biến: rất ít độc (trẻ em và phụ nữ có thai vẫn dùng được ). Nguy hiểm nhất là sốc phản vệ, cần đề phòng bằng cách khai thac tiền sử dị ứng với penicillin của bản thân và gia đình người bệnh và thử phản ứng trước khi tiêm.
1
+ Penicilin V: CCTD , TD, CĐ như trên. Liều lượng: uông 3-4 triệu đv/ngày chia làm nhiều lần. + Penicilin M: - Đặc điểm tác dụng: ngoài tác dụng giống như Penicilin G cón có tác dụng tốt với tụ cầu và các vi khuẩn tiết ra β - lactamase. CP - LL: Methicilin 2-8g/ngày tiêm tĩnh mạch. Oxacilin, Dicloxacilin: 12g/ngày + Penicilin A: - TD : Ngoài tác dụng giống penicillin G, nó còn có tác dụng mở rộng ra tới một số TKGr(-):TK đường ruột,phẩy khuẩn tả. Không có tác dụng với tụ cầu tiết β - lactamase - Chế phẩm: Ampicilin , Amoxilin, Ticarcollin. - Liều lượng: Người lớn: uống, tiêm bắp 1-2g/ngày hoặc tiêm TM 212g/ngày. - Trẻ em : Uống 50mg/kg/ngày hoặc tiêm tĩnh mạch 100-300mg/kg/ngày.
2. Cephalosporin
Thế hệ thứ nhất: + Tác dụng: Phổ tác dụng gần giống với ampicilin và meticilin, nói chung là: - Các cầu khuẩn Gram dương: tụ cầu, liên cầu, phế cầu. - Các cầu khuẩn Gram âm : màng não cầu, lậu cầu. - Trực khuẩn Gr (-): Trực khuẩn ruột: Ecoli, Salmonella.. + Chỉ định: Viêm thận- bể thận, nhiễm khuẩn huyết. + Chế phẩm: Cephalotin, Cephazolin, Cephadin.. + Liều lượng: 1-2g/ngày uống hay tiêm TM Thế hệ thứ hai: + Tác dụng: So với thế hệ thứ nhất, có tác dụng mạnh hơn với β - lactamase, nhóm trực khuẩn Gr(-), H.influenzae. + Chỉ định: nhiễm khuẩn Gr(-), nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhóm trực khuẩn ruột.. + Chế phẩm: Cefamandol, Cefoxitin, Cefuroxim.. + Liều lượng: 1-2g/ngày có thể uống hay tiêm tĩnh mạch. Thế hệ thứ 3: + Tác dụng: Cầu khuẩn Gram dương : tác dụng yếu hơn penicillin và Cephalosporin thế hệ 1. Các cầu khuẩn Gram âm: có tác dụng mạnh hơn thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ 2. Trực khuẩn Gr (-): + Chỉ định: dùng trong nhiêm khuẩn nghiêm trọng khi vi khuẩn đã kháng lại 2 thế hệ kháng sinh trước đó. + Chế phẩm: Cefotaxim, Cefoperazon, Ceftazidim.. + Liều lượng: 1-6g/ngày tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch.
2
3. Kháng sinh nhóm Aminoglycosid: + Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp Protein của tế bào vi khuẩn bằng cách thuốc gắn vào tiểu phần 30s thuộc Riboxom. + Tai biến: AG có độc tính kép: với thính giác, với thận. - Rối loạn ốc – tiền đình: có thể gây điếc, tổn thương không phục hồi. - AG dễ gây bệnh thận, ống thận kẽ cấp, dễ thải tới thận, tích luỹ mạnh ở vỏ thận. + Chế phẩm và liều lượng: - Gentamycin: Tác dụng kìm hãm hầu hết vi khuẩn Gr(+) và một số trực khuẩn Gr(-) . Chỉ định: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hôhấp, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn ngoai da, viêm màng trong tim, viêm xương. Liều lượng: người lớn tiêm bắp: 0,8-1,2mg/kg/ngày. Trẻ em: 35mg/kg/ngày. - Spectinomycin: Tác dụng: VK Gr(+), Gr(-). Chỉ định : điều trị lậu do lậu cầu gây ra. Liều lượng: tiêm bắp sâu vùng mông 2g dùng liều duy nhất. 4. Kháng sinh nhóm Lincosamid: + Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein của tế bào VK bằng cách thuốc gắn vào tiểu phần 50s của riboxom. + Chế phẩm, chỉ định và liều lượng: - Lincomycin: Thường tác dụng mạnh với: vi khuẩn Gr(+) (nhất là liên cầu, tụ cầu, phế cầu). Vi khuẩn Gr(-) lậu cầu. Uống hấp thu được. Tiêm bắp hấp thu hoàn toàn. Vào được cả xương và nhiều tổ chức. Chỉ định: Các nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu. Liều lượng: Người lớn: Uống 500mg/lần x 3-4/lần/ngày. Tiêm bắp 1g/ngày chia làm 2 lần. Trẻ em: Uống 30-60mg/kg/ngày.Tiêm bắp 10mg/kg/ngày. - Clidamycin : Uống hấp thu tốt , tiêm thuốc vào được xương , các tổ chức , dịch . Tác dụng chủ yếu với vi khuẩn kị khí. Chỉ định dùng trong các nhiễm khuẩn khị khí nguồn gốc ở ruột, âm đạo, viêm khung chậu, viêm xương, nhiễm khuẩn phổi, đề phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật. Chế phẩm và liều luợng: Người lớn: Uống 150 - 300mg/lần x 34lần/ngày.TB hay tiêm TM chậm 0,6 - 2,4g/ngày chia làm 3 - 4lần. Trẻ em: Uống 75-100mg/lần x 3 - 4lần /ngày. TB từ 15 - 40mg/kg/ngày chia làm 3 - 4 lần.
3
5. KS nhóm macrolid (erythromycin, Spiramycin). Erythromycin: + Tác dụng: Là kháng sinh có phổ hẹp, nhưng diệt khuẩn, có tác dụng tốt với: Các cầu khuẩn Gr (+) :tụ cầu, liên cầu, phế cầu. Các cầu khuẩn Gr (-) : màng não cầu, lậu cầu. Trực khuẩn: trực khuẩn than, trực khuẩn hoại thư sinh hơi, uốn ván. Xoắn khuẩn giang mai. Không tác dụng trên tụ cầu tiết Penicilinase và trực khuẩn Gram âm (nhóm trực khuẩn ruột + Chỉ định: trong các bệnh nhiễm khuẩn ( Gram dương, Gram âm, trực khuẩn, xoắn khuẩn). + Chế phẩm và liều lượng: 1- 2g/ngày. Spiramycin: - Tác dụng: Phổ tác dụng như ở erythromycin, đặc biệt rất hữu hiệu với Toxoplasma gondi. - Rất ít tai biến, dùng được cho người có thai. - Chỉ định: Nhiễm lậu cầu, phế cầu ở người dị ứng với β - lactam. Là thuốc duy nhất chữa bệnh toxoplasma ở người có thai. Dự phòng ở người tiếp xúc với người bệnh viêm màng não tuỷ. Viêm xương khớp do tụ cầu... - Liều lượng : người lớn uống 1 – 2g/24h. 6. KS nhóm phenicol. - Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp Protein do gắn có phục hồi vào tiểu phần 50s của riboxom vi khuẩn. - Tác dụng: Phổ hoạt rộng, hâu hết VK Gr(-), Gr(+), Ricketsia. Đặc biệt đối với trực khuẩn thương hàn, phó thưong hàn. - Dược động học: hấp thu tốt, khả dụng sinh học 76 – 93%. Thuốc dễ vào trong ống sóng. Tập trung mạnh ở vùng hạch mạc treo ruột, nên khi uống có tác dụng chọn lọc trên bệnh thương hàn và phó thưong hàn. Tan mạnh trong lipid, dễ phân phối vào dịch cơ thể. Thải chủ yếu qua nước tiểu, có thể qua sữa va rau thai. - Tai biến: Nhẹ là Rối loạn tiêu hoá, nôn, buồn nôn. Nặng là thiếu máu, suy tuỷ. - Chỉ định: Thương hàn, phó thương hàn, các nhiễm khuẩn toàn thân nặng. - Chống chỉ định : người có thai và cho con bú. - Chế phẩm và liều lượng: * Thương hàn và phó thương hàn: Ngưòi lớn uống 2-3g/ngày x 14 - 21 ngày. Trẻ em uống 30 - 50mg/kg/ngày. * Bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng: tiêm bắp hoặc truyền nhỏ giọt 1 2g/ngày x 14 - 21 ngày.
4
7.KS nhóm chống nấm: + Griseofulvin (glicin): - TD: có hiệu quả tốt với bệnh nấm da. Rất ít dùng chữa nấm Candida, Histoplasma, Aspergilus.Thuốc có tác dụng kìm nấm chứ không diệt nấm. - CĐ: nấm ngoài da, móng tay, kẽ ngón chân tay, nấm cơ quan. - LL: Uống 0,5-1g/ngày chia làm 2 lần x một đợt 4 tuần ->vài tháng tuỳ bệnh + Nystatin: - TD và CCTD: Có hoạt tính trên nấm dạng men. Vừa kìm nấm vừa diệt nấm. Thuốc gắn vào sterol của màng rồi huỷ màng, làm rối loạn tính thấm. - CĐ: Chống nấm candida ở da, niêm mạc và ống tiêu hoá. Dùng tại chỗ, thường dùng làm kháng sinh chống khuẩn. - CP- LL: Viên nén hay viên bọc đường 500.000 đvqt. Dùng 1-2viên/lần x 2-3lần/ngày. Viên đặt âm đạo hậu môn 100.000 đvqt. + Ketoconazol: - Là thuốc chống nấm có phổ rộng, diệt nấm dạng men và dạng sợi gây nhiễm nấm sâu và nông. Không thấy chủng kháng thuốc. - Liều lượng: 200-400mg/ngày x 2-4tuần/đợt tuỳ tiến triển của bệnh. 8. KS nhóm Quinolin mới. - Tác dụng: trực khuẩn Gr(-) (heamophilus ifluenzae, pseudomonas ), tụ cầu (kể cả loại kháng meticilin ). - Tai biến: Tiêu hoá ( buồn nôn, nôn, đau thượng vị), ngoài da (dị ứng, viêm da bọng nước), thần kinh ( nhức đầu, chóng mặt, ngủ gà, ảo giác..) - Chống chỉ định: phụ nữ có thai, trẻ em dưới 16 tuổi, suy gan, suy then, người thiếu G6PD, tai biến thần kinh, lái xe.. - Chỉ định: Cho các nhiễm khuẩn Gr(-), 1 số VK Gr(+). Nhiễm khuẩn toàn thân nặng ( viêm não, viêm màng trong tim,viêm xương..) - Chế phẩm và liều lượng: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Enxacin, Norfloxacin. 200-400mg/ngày uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. 9.Nhóm 5-nitro-imidazol: + Cơ chế tác dụng: Vi khuẩn kị khí thực thụ chứa các protein khử được nhóm Nitro của thuốc dẫn tới 2 hậu quả: Dạng tự do của thuốc trong tế bào vi khuẩn giảm và tạo chất chuyển hoá trung gian không bền và đôc với tế bào, ADN, làm chết vi khuẩn, sau đó những chất chuyển hoá này chuyển rất nhanh thành những phân tử không độc. * Loại tác dụng trên KST amip. + Tác dụng: Có tác dụng tốt với các nhiễm VK-KST : Amibe, Gr(-) đường ruột, giardia intestitalis, Trichomoas. + Chỉ định-chế phẩm- liềulượng: - Điều trị Lỵ amibe cấp: người lớn 1,5-2g/ngày x 7-10ngày.
5
- Điều trị nhiễm khuẩn do Giardia intestitalis: Metronidazol: 1g/ngày x 5-7 ngày. - Điều trị viêm âm đạo do Trichomonas: Uống 250mg/lần x 2lần/ngày. Uống vào bữa ăn đồng thời đặt 1 viên vào âm đạo thước khi đi ngủ, dùng 10 ngày liền * Loại tác dụng trên vi khuẩn. + CĐ : Là thuốc đầu vị dùng chữa nhiễm khuẩn kỵ khí, tác dụng rất nhanh và ổn định với B. fragilis. Nhiễm khuẩn toàn thân, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn TKTW, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, xương khớp... Phòng bệnh Bacteroides trong phẫu thuật ruột kết – ruột thẳng, ruột thừa, phụ – sản + Tai biến: buồn nôn, chán ăn, lưỡi đen, viêm lưỡi, đi lỏng. Có thể gây viêmnhiều dây thần kinh cảm giác – vận động ở tứ chi, hồi phục sau khi ngừng thuốc. - Điều trị Vk Gr(-) Đường ruột: Metronidazol 1g/ngày x 5 ngày. 10.KS đường tiết niệu loại dẫn xuất Nitrofuran. + CCTD: Dẫn xuất nitrofuran ức chế chu trình Krebs của vi khuẩn, làm giảm sản xuất năng lượng cần cho sinh sản và phát triển của vi khuẩn, với nồng độ vừa phải thuốc ức chế tổng hợp ADN, ARN vi khuẩn, nồng độ gấp đôi làm ngừng hẳn tổng hợp ADN, ARN. + Độc tính: Buồn nôn, nôn, đi lỏng. Dị ứng ngoài da, tăng bạch cầu ưa eosin, sốt. Thiếu máu tan máu. Nghiêm trọng nhất là viêm nhiều dây thần kinh sau khi dùng thuốc dài ngày, nhất là khi bệnh nhân suy thận. + CĐ: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. + CCĐ: Có thai 2 tháng đầu, suy thận nặng, trẻ sơ sinh, thiểu niệu, vô niệu. + LL: Viên 0,05g. Người lớn uống 2 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày. 11.Isoniazid (Rimifon, INH ). + CCTD: chưa được giải thích đầy đủ. + TD: Phổ tác dụng của INH rất hẹp, chỉ tác dụng trên trực khuânt, chủ yếu là trực khuẩn lao. Đối với trực khuẩn lao, nồng độ ức chế tối thiểu MIC thấp hơn so với những thuốc khác. Trên lâm sàng, phải phối hợp INH với thuốc chống lao khác. + TD phụ: - Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị. - Dị ứng thuốc. - Viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm dây thần kinh thị giác. - Viêm da, viêm gan, hoại tử tế bào gan. - Co giật ở bệnh nhân có tiền sử động kinh, chấn thương sọ não. + CĐ: Điều trị mọi thể lao. + CP – LL: Rimifon viên nén 50, 100, 300mg . ống tiêm 2ml chứa 50mg. Người lớn 5mg/kg, Trẻ em 10 – 20mg/kg, tối đa 300mg/24h. 6
12.Rifampicin. + TD : Thuốc không chỉ có tác dụng diệt trực khuẩn lao, phong mà còn diệt cả các vi khuẩn Gr(-), E. coli, trực khuẩn mủ xanh, H. influenzae, não mô cầu, lậu cầu. + CCTD: Rifampicin gắn vào chuỗi β của ARN- polymerasephụ thuộc ADN của vi khuẩn, làm ngăn cản sự tạo thành chuỗi ban đầu trong qua trình tổng hợp của ARN. Thuốc không ức chế ADN- polymerase của người và động vật ở liều điều trị. + TD phụ: Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, sốt, rối loạn sự tạo máu. Vàng da, viêm gan rất hay gặp trên người có tiền sử bệnh gan, nghiện rượu, và cao tuổi. + CĐ: Phối hợp với các thuốc chống lao để điều trị các thể lao. Không dùng đơn độc Rifampicin để điều trị lao. + LL: Người lớn dùng 1 lần/ngày liều 10mg/kg. Tối đa 600mg/24h. + CCĐ: Không dùng cho người bệnh gan. Khi dùng cần theo dõi chức năng gan thường xuyên. 13.Ethambutol. + TD : Là thuốc kìm khuẩn lao mạnh nhất khi đang kỳ nhân lên, không có tác dụng trên vi khuẩn khác. + CCTD: Do ức chế sự xâm nhập của axit mycolic vào thành tế bào trực khuẩn lao làm rối loạn sự tạo màng trực khuẩn lao. + TD phụ: Rối loạn tiêu hoá, đau đầu, đau bụng, đau khớp, nặng nhất là viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu gây rối loạn nhận biết màu sắc. + CĐ: Phối hợp với thuốc chống lao khác để điều trị các thể lao. + Liều lượng: 25mg/kg/24h. + CCĐ: không dùng cho người có thai, cho con bú, trẻ em < 5 tuổi. 14.Steptomycin. + TD: Steptomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn lao và một số vi khuẩn Gr(+) và Gr(-). Phối hợp với thuốc chống lao khác để điều trị lao. + LL: Dùng hàng ngày hoặc cách quãng 0,5 – 1g/ngày, mỗi đợt 80g. + CĐ: Điều trị lao cấp, mới mắc. + TD phụ với dây thần kinh số 8 ( tiền đình ốc tai ). + CCĐ: suy thận , có thai. Rối loạn ốc tai tiền đình cần rất thận trọng. 15.Pyrazinamid. + TD: Diệt trực khuẩn lao cả trong và ngoài tế bào, khi dùng phải phối hợp với các kháng sinh chống lao khác. + TD phụ: Đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, đặc biệt thuốc có thể gây tổn thương tế bào gan, vàng da, viêm gan ngay cả với liều điều trị. + CĐ: Điều trị lao phổi mới và những thể lao khác. Trong điều trị phải phối hợp pyrazinamid với thuốc chống lao khác theo phác đồ. + LL: liều 30mg/kg/24h nếu dùng cách ngày liều 50mg/kg và không vượt quá 3g/24h. Viên 0,5g. 7
8
View more...
Comments