Những cánh đồng kim cương - ecoblader free copyrighted ebook project.pdf

May 7, 2017 | Author: phongcam64 | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Download Những cánh đồng kim cương - ecoblader free copyrighted ebook project.pdf...

Description

Russell H. Conwell

NHỮNG CÁNH ĐỒNG KIM CƯƠNG Bản quyền bản dịch: ecoblader Bạn có toàn quyền chia sẻ miễn phí và sử dụng với mục đích phi thương mại

Download các sách khác của ecoblader tại đây

NHỮNG CÁNH ĐỒNG KIM CƯƠNG Dịch từ bản tiếng Anh: ACRES OF DIAMONDS Tác giả: Russell H. Conwell Dịch giả: Nguyễn Hạo Nhiên Sách này thuộc Tủ sách ECOBLADER – ecoblader.com

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Lời nói đầu ‚Những cánh đồng kim cương‛ là một trong những bài diễn thuyết cực kì đáng đọc của Russell H. Conwell. Ở tác phẩm này, ông luôn nói về một ý tưởng duy nhất: bất kì ai cũng có thể tìm thấy cơ hội đạt được điều mình muốn và trở nên vĩ đại ở ngay chính bản thân mình. Nói cách khác, mỗi người đều đang sống trên một cánh đồng kim cương mà không hề hay biết. Quyển sách gồm rất nhiều câu chuyện và ví dụ thực tiễn. Tuy nhiên, một số ví dụ sẽ khó hiểu đối với độc giả vì được lấy từ nước Mỹ thời kì sau Nội chiến. Ở phiên bản hiện tại, dịch giả của ecoblader chưa thêm vào các thông tin giải thích cho các ví dụ lạ lẫm (ví dụ như

Russell H. Conwell

1

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

chuyện của John Jacob Astor hay chuyện Abraham Lincoln). Chúng tôi sẽ bổ sung trong phiên bản tiếp theo. Tác phẩm này đã từng được Alphabooks xuất bản. Tuy nhiên, với tầm ảnh hưởng của ‚Những cánh đồng kim cương,‛ ecoblader quyết định dịch một phiên bản tiếng Việt riêng và chia sẻ hoàn toàn miễn phí cho mọi người. Hi vọng bản dịch này sẽ giúp thay đổi cuộc đời mỗi con người nói riêng và cả đất nước nói chung. Chúng các bạn đọc sách vui vẻ và hữu ích! TPHCM, ngày 4 tháng 11 năm 2015 Nguyễn Hạo Nhiên

2

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Thưa các bạn, bài giảng này được giảng trong hoàn cảnh sau: Tôi đến thăm một thị trấn hay thành phố nào đó, cố gắng đến sớm để gặp người làm ở bưu điện, thợ hớt tóc, người trông khách sạn, hiệu trưởng và mấy mục sư, hoặc đến thăm các nhà máy, cửa hàng, nói chuyện với người làm ở đó để thấu hiểu hoàn cảnh địa phương. Tôi muốn tìm hiểu lịch sử, cơ hội và những thất bại của họ. Ở nơi nào cũng có những thất bại. Thế rồi tôi đi diễn thuyết để nói cho những con người đó những chủ đề ứng dụng được cho địa phương mình. “Những cánh đồng kim cương” là ý tưởng chủ đạo và không hề thay đổi dù ở nơi nào. Ý tưởng là ở đất nước này, mỗi con người đều có thể trở nên vĩ đại hơn hiện tại, với những kĩ năng, năng lượng và bạn bè của chính mình. Russell H. Conwell

Russell H. Conwell

3

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Nhiều năm trước, khi xuôi theo hai dòng song Tigris và Euphrates với một đoàn lữ hành người Anh, tôi được một ông già người Ả Rập mà cả đoàn thuê ở Bagdad dẫn đường. Tôi thường thấy người dẫn đường này rất giống thợ cắt tóc ở nhiều đặc điểm trong cách nghĩ. Ông nghĩ rằng nhiệm vụ của ông không chỉ là dẫn đường cho các đoàn lữ hành xuôi theo dòng sông, không phải chỉ là làm những thứ ông được thuê làm, mà ông còn có nghĩa vụ giúp mọi người giải trí bằng những câu chuyện kì bí và lạ lùng, cả cổ xưa lẫn hiện đại, cả khác thường lẫn quen thuộc. Nhiều chuyện trong số đó tôi quên mất rồi – và tôi cũng mừng vì mình đã quên – nhưng có một câu chuyện tôi không thể nào gạt bỏ khỏi tâm trí mình. 4

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Người dẫn đường già cầm dây cương dắt lạc đà của tôi đi dọc bờ những dòng sông cổ đại, và ông cứ tiếp tục kể hết chuyện này đến chuyện khác cho tới khi tôi phát mệt và ngừng nghe. Bản thân tôi thì không thấy khó chịu lúc ông nổi quạu khi phát hiện tôi không còn nghe ông kể nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ rằng ông lột ngay chiếc mũ Thổ Nhĩ Kỳ và quay tròn để thu hút sự chú ý của tôi. Tôi có thấy cái mũ quay quay nơi khóe mắt, nhưng tôi kiên quyết không nhìn thẳng vào ông vì sợ ông sẽ lại kể tiếp. Nhưng dù tôi không phải là phụ nữ, nhưng cuối cùng tôi vẫn không kiềm chế được và nhìn. Ngay lập tức ông dẫn đường già kể ngay một câu chuyện khác. Ông nói: ‚Tôi sẽ kể anh nghe một câu chuyện tôi chỉ dành kể cho những người bạn đặc biệt mà thôi.‛ Khi ông nhấn mạnh mấy chữ ‚người bạn đặc biệt,‛ tôi bắt đầu nghe – và rất may là tôi đã nghe. Tôi chân thành biết ơn, và tôi biết rằng 1,674 thanh niên đã nghe bài giảng này cũng sẽ rất vui vì tôi đã nghe. Russell H. Conwell

5

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Ông dẫn đường già kể rằng, thời cổ đại, gần dòng sổ Indus có một người Ba Tư tên là Ali Hafed. Ông kể Ali Hafed có một trang trại lớn, với đồng lúa và vườn tược bạt ngàn. Ali cũng có rất nhiều tiền bạc. Nói tóm lại ông rất giàu và hài lòng. Ông hài lòng vì mình giàu, và ông cũng giàu chính vì ông hài lòng. Một ngày nọ, có một thầy tu thông thái theo đạo Phật từ phương Đông đến thăm ông nông dân. Vị thầy tu ngồi bên đống lửa và kể cho người nông dân nghe cách thế giới hình thành. Thầy tu kể rằng thế giới vốn chỉ là một mớ sương mù, và Thượng Đế dùng ngón tay mình khuấy tròn vùng sương ấy. Ngón tay Người từ từ nhanh dần, và cuối cùng biến sương thành một quả cầu lửa. Quả cầu lửa lăn tròn khắp vũ trụ, đi qua những vùng sương mù khác, làm cô đọng những vùng sương này và tạo ra một trận mưa lớn trên bề mặt quả cầu, làm nguội bề mặt lại. Những ngọn lửa bên trong bùng lên và tạo thành núi non, thung lung, đồng bằng và thảo nguyên – đó chính là thế giới của ta. 6

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Nếu những ngọn lửa bên trong bùng lên và nguội nhanh, thì nó sẽ tạo thành than; chậm hơn tạo thành đồng, chậm hơn nữa thành bạc, chậm hơn nữa thì là vàng. Và cuối cùng, nếu nguội lâu hơn cả vàng sẽ tạo thành kim cương. Vị thầy tu nói: ‚Kim cương chính là kết tinh của những giọt nắng trời.‛ Dĩ nhiên giờ thì ai cũng biết khoa học đã chứng minh kim cương là một dạng tinh thể carbon. Thầy tu nói với Ali Hafed rằng chỉ cần một viên kim cương bằng ngón tay cái, ông nông dân có thể mua cả thị trấn, và nếu có một mỏ kim cương, thì con cái của ông nông dân có thể được ngồi lên cả ngai vàng. Tối đó, sau khi Ali Hafed nghe về kim cương và giá trị của nó, ông bắt đầu đi ngủ và cảm thấy mình nghèo rớt mồng tơi. Ông chẳng mất gì cả, nhưng ông nghèo vì ông bắt đầu không thấy thỏa mãn, và ông thấy không thỏa mãn chính vì ông sợ rằng mình đang nghèo. Ông thầm nghĩ: ‚Mình muốn một mỏ kim cương quá,‛ và thức trắng đêm. Russell H. Conwell

7

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Sáng sớm hôm sau, ông nông dân lay vị thầy tu dậy. Theo cảm nhận cá nhân của tôi, chắc vị thầy tu cũng không được vui khi bị lay dậy sớm như thế. Ali Hafed lay vị thầy tu xong thì hỏi ngay: - Xin nói cho tôi biết tôi phải tìm kim cương ở đâu đi. - Kim cương! Ông muốn tìm kim cương làm gì? - Thì tôi muốn giàu. - Vậy thì đi tìm đi. Ôn chỉ việc đi tìm, rồi sẽ có. - Nhưng tôi không biết phải đi đâu cả. - Nếu ông tìm thấy một dòng sông chảy qua cát trắng giữa những ngọn núi cao, thì ông sẽ thấy kim cương ở vùng cát trắng ấy. - Tôi không tin, làm gì có dòng sông nào như thế. - Có, có đầy. Ông chỉ việc đi tìm đi, rồi sẽ thấy. - Tôi sẽ đi. Thế là Ali Hafed bán trang trại, lấy hết tiền bạc, gửi gắm gia đình cho hàng xóm, và lên đường đi tìm kim cương. Ông nhắm mình sẽ bắt đầu tìm ở Những ngọn núi 8

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

của Trăng. Sau đó ông đến Palestine, rồi đi sâu vào châu Âu. Dần dần, những đồng tiền cuối cùng cũng ra đi, còn Ali Hafed thì rách rưới và nghèo túng. Ông đứng sững ở bờ biển Barcelona, Tây Ban Nha. Vừa lúc đó, một con sóng lớn cuộn đến giữa những cột trụ của thần Hercules. Người đàn ông già nghèo đói, vô vọng, đau đớn và không còn động lực sống để ngăn mình tự đắm vào con sóng ấy. Ông chìm dưới bọt trắng, kết thúc đời mình. Khi ông dẫn đường kể xong câu chuyện cực kì buồn đó, ông dừng con lạc đà tôi đang cưỡi lại và quay lại chỉnh hành lí sắp tuột trên lưng một con lạc đà khác. Tôi có cơ hội cảm nhận lại câu chuyện. Tôi tự hỏi: ‚Tại sao ông ấy lại để dành câu chuyện này cho những người bạn đặc biệt chứ?‛ Câu chuyện chẳng có mở đầu, chẳng có diễn biến, cũng không có kết thúc. Đây là câu chuyện đầu tiên trong đời tôi nghe mà anh hùng–nhân vật chính chết ngay chương đầu tiên. Tôi nghe được có một chương, và ông nông dân chết mất tiêu rồi. Russell H. Conwell

9

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Khi ông dẫn đường quay lại cầm cương con lạc đà của tôi, ông vào ngay chương hai của câu chuyện, cứ như nãy giờ ông chưa từng ngưng kể vậy. Một ngày nọ, người mua lại trang trại của Ali Hafed dẫn lạc đà ra vườn uống nước, và khi con lạc đà vục mặt vào vùng nước cạn ở con suối nhỏ trong vườn, ông chủ mới của trang trại phát hiện ra một ánh lóe từ vùng cát trắng dưới dòng suối. Anh nhấc một tảng đá to ra, và thấy một vùng ánh sắc cầu vồng. Anh lấy một viên vào nhà và đặt lên bệ lửa, rồi quên khuấy đi mất. Vài ngày sau, vị thầy tu đến thăm anh chủ trang trại, và ngay khi mở cửa phòng, ông thấy ngay ánh lóe. Ông chạy ngay tới và kêu to: - Kim cương! Ali Hafed về chưa? - Chưa, Ali Hafed chưa về. Mà đó có phải kim cương đâu. Là viên đá tôi nhặt ngay sau vườn ấy mà. - Nhưng tôi biết ngay là kim cương khi vừa nhìn thấy. Tôi chắc chắn đây là kim cương. 10

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Cả hai người chạy ngay ra vườn và lấy tay đào bới vùng cát trắng lên. Hàng tá tinh thể sáng choang xuất hiện. Ông dẫn đường nói, và những gì ông nói đều đúng với lịch sử: ‚Và thế là, mỏ kim cương Golconda được phát hiện. Đó là mỏ kim cương vĩ đại nhất lịch sử loài người, vượt cả mỏ Kimberly. Viên Kohinoor và viên Orloff trên các vương miện ngọc ở Anh và Nga, những viên lớn nhất trái đất, đều từ mỏ đó mà ra.‛ Khi ông dẫn đường kể tôi chương hai của câu chuyện xong, ông cởi cái mũ ra và quay tròn để thu hút sự chú ý của tôi vào ý nghĩa câu chuyện. Những người dẫn đường Ả Rập hay có phần ý nghĩa câu chuyện, dù không phải lúc nào cũng vậy. Ông vừa quay mũ vừa nói: ‚Nếu Ali Hafed ở nhà và đào chính căn nhà mình, hay đào đồng lúa, hay khu vườn mình lên thay vì đói khát đến phải tự tử ở một nơi xa lạ, ông đã có cả cánh đồng kim cương rồi. Mỗi công đất ở cái trang trại cũ đó, đúng vậy, mỗi xẻng đào xuống sẽ đào được hàng tá kim cương sau này được Russell H. Conwell

11

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

dùng để trang hoàng trên những vương miện của những bậc quân vương.‛ Ngay khi ông nói ý nghĩa câu chuyện, tôi thấy ngay lí do vì sao ông chỉ dành nó cho những người bạn đặc biệt. Nhưng tôi không nói với ông là tôi đã hiểu. Người Ả Rập thường làm cách này, đi vòng vòng như luật sư để nói một cách gián tiếp những gì ông không dám nói trực tiếp, rằng ‚trong quan điểm cá nhân, ông thấy một gã trai đang cắm đầu xuôi dòng Tigris thay vì lẽ ra nên ở nhà bên Mỹ.‛ Tôi không nói với ông là tôi hiểu, nhưng tôi bảo ông rằng câu chuyện ấy gợi nhớ tôi một câu chuyện khác. Và tôi kể ngay cho ông, cũng như tôi sẽ kể cho các bạn nghe vậy. Có một anh chàng ở California năm 1847 cũng sở hữu một trang trại. Anh nghe tin người ta vừa mới tìm thấy vàng ở nam California. Thế là anh mê đến nỗi bán trang trại cho Đại tá Sutter và lên đường đi đào vàng. Đại tá Sutter xây một cái cối xay trên dòng kênh chảy dọc trang 12

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

trại. Một ngày nọ, con gái ông đại tá mang một nắm cát ướt dưới mương về nhà, sàng trước lửa. Đúng lúc đó, một vị khách bỗng phát hiện ra ánh vàng – những hạt vàng đầu tiên thực sự được tìm thấy ở California. Anh chàng chủ trang trại lúc trước muốn tìm vàng, và lẽ ra anh ta đã có thể có vàng nếu đừng bán trang trại đi. Kể từ đó, mỗi một công đất nhỏ ở đó, người ta tìm được lượng vàng trị giá đến tận 38 triệu đô la. Tám năm trước, tôi đã giảng bài này ngay tại thành phố có trang trại ấy, và người ta nói rằng một người sở hữu một phần ba tài sản ở đó đã kiếm được 120 đô la cứ mỗi 15 phút, dù đang thức hay đang ngủ, và không phải đóng thuế. Tôi và các bạn sẽ không thể chê một nguồn thu nhập như vậy, nhất là khi không phải đóng thuế thu nhập. Có một ví dụ khác xảy ra ngay tại Pennsylvania. Không có gì làm tôi thích bằng kể câu chuyện này với một khán giả người Đức ở Pennsylvania, và tôi nay tôi sẽ có cơ hội làm điều đó. Câu chuyện thế này: Có một anh Russell H. Conwell

13

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

chàng ở Pennsylvania. Không giống như những người Pennsylvania khác mà bạn thường thấy, người này có một nông trại. Và anh đã bán nó đi – nếu tôi là anh ấy tôi cũng bán. Nhưng trước khi bán, anh quyết định phải tìm được việc đã, và công việc anh nhắm đến là một vị trí khai thác dầu-than cho một người anh bà con đang kinh doanh ở Canada – nơi đầu tiên phát hiện dầu ở châu Mỹ. Thời đó người ta đào dầu ở các dòng chảy. Thế là anh nông dân Pennsylvania viết thư xin làm việc cho người bà con. Các bạn thấy đó, anh nông dân này không dại. Không hề dại. Anh không bán nông trại trừ khi có việc khác để làm. Thề có trăng sao trên trời, tôi tin chắc rằng bỏ việc trước khi có việc khác là việc làm dại dột nhất trên đời. Mà nói rõ hơn lời khuyên trên chỉ áp dụng cho công việc, chứ không áp dụng cho hôn nhân nhé.

14

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Vậy là anh chàng của chúng ta viết thư cho ông anh họ để xin việc. Ông anh họ đáp: ‚Anh không thuê em được, vì em có biết gì về dầu đâu.‛ Anh nông dân nói: ‚Rồi em sẽ biết.‛ Thế là anh nông dân nỗ lực hết mình nghiên cứu toàn bộ lĩnh vực mới mẻ này. Anh bắt đầu học từ ngày thứ hai Chúa tạo ra thế giới, từ khi trái đất còn được bao phủ bởi thảm thực vật dày đặc, cho tới khi những thảm thực vật này hóa thành than. Anh nghiên cứu cho tới khi biết rằng chính phần dầu-than nằm phía dưới tầng than hóa thạch chính là phần đáng giá nhất. Anh cũng biết phương thức dầu phun thành dòng thế nào. Anh nghiên cứu cho tới khi biết dầu-than trông thế nào, có mùi thế nào, có vị thế nào, và phải lọc thế nào. Sau đó, anh biên thư cho ông anh, viết: ‚Em hiểu về ngành khai thác dầu rồi.‛ Ông anh đáp: ‚Được rồi, em qua anh đi.‛ Thế là anh nông dân bán nông trại, và theo ghi chép lại từ quận, thì tổng tiền là 833 đô la (chẵn, không lẻ xu Russell H. Conwell

15

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

nào). Anh nông dân lên đường ít lâu thì người chủ mới đến. Người chủ mới đi tìm nơi tắm gia súc, và thấy rằng người chủ cũ đã đặt một tấm ván ngăn dọc theo con kênh sau khu chuồng. Tấm ván cách mặt nước chỉ vài phân. Mục đích của anh chủ cũ là dùng tấm ván để ngăn một hỗn hợp là lạ ở bờ kênh bên kia, để gia súc không nhúng mũi vào hỗn hợp này. Ở bờ bên này, gia súc có thể uống thoải mái. Vậy là trong suốt 23 năm ròng, anh nông dân vừa đến Canada kinh doanh dầu-than đã ngăn cả biển dầu. Mười năm sau, các nhà địa chất học Pennsylvania tuyên bố với công chúng rằng mỏ dầu này trị giá 100 triệu đô la. Bốn năm trước, họ lại tuyên bố lần nữa, lần này mỏ dầu đã trị giá 1 tỉ đô la. Anh nông dân sở hữu vùng đất đó hồi trước – vùng đất mà nay là thành phố Titusville và thung lung Pleasantville – đã nghiên cứu ngành dầu từ ngày thứ hai Chúa sáng tạo thế giới cho đến nay. Anh đã nghiên cứu cho tới khi biết mọi thứ, thế

16

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

mà chính anh cũng lại bán cả mỏ dầu với chỉ 833 đô la, và xin nhấn mạnh là 833 đô la chẵn, không lẻ một xu nào! Tôi sẽ lấy một ví dụ khác. Lần này là ở Massachusetts, quê tôi. Anh chàng Massachusetts này hiện ra ngay trong dòng suy nghĩ của tôi. Anh học trường Yale, ngành khai khoáng. Anh học giỏi đến nỗi trường thuê dạy cho khóa sau. Trong suốt năm cuối, anh kiếm được 15 đô la mỗi tuần với công việc này. Khi tốt nghiệp, họ nâng lương anh lên 45 đô la mỗi tuần, và mời làm giảng viên. Ngay lập tức, anh bỏ việc về nhà ngay. Nếu họ nâng lương từ 15 lên 15,60 đô la, anh đã ở lại và tự hào hết sức rồi. Nhưng khổ nỗi họ lại nâng lên tận 45 đô la. Anh bảo với mẹ: ‚Mẹ, con không làm lương 45 đô đâu. Người như con mà phải làm lương 45 đô mỗi tuần à! Mình chuyển qua California tìm mỏ vàng mỏ bạc làm giàu đi mẹ.‛ Mẹ anh nói: ‚Charlie à, vui vẻ cũng là tốt rồi, không cần giàu có đâu.‛

Russell H. Conwell

17

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Charlie đáp: ‚Vâng, nhưng vừa giàu vừa hạnh phúc thì tốt hơn chứ.‛ Cả hai đều đúng cả. Charlie là con một, còn mẹ anh là góa phụ, và mỗi người có cách nghĩ của riêng mình. Luôn là vậy. Họ bán nhà ở Massachusetts, và thay vì đến California, họ đến Wisconsin. Anh con trai làm cho Công ty Superior Copper Mining với lương 15 đô la một tuần, nhưng có them điều khoản là anh sẽ nhận được một phần lợi nhuận ở bất kì mỏ nào anh tìm được cho công ty. Có vẻ như anh chàng không tìm được mỏ nào, và nếu nhìn vào mặt mấy cổ đông công ty đó, bạn sẽ thấy họ ước giá mà anh chàng tìm được bất kì cái gì. Tôi có mấy người bạn là cổ đông công ty đó lúc thuê Charlie, và hôm nay họ không thể ngồi ở đây vì không đủ tiền mua vé. Charlie rời quê hương, và tôi chẳng còn nghe tin tức gì của anh nữa. Tôi không biết giờ anh ra sao, chẳng biết anh có kiếm được mỏ nào chưa, nhưng xem tình hình thì chắc là chưa rồi. 18

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Tôi không biết tin của Charlie, nhưng tôi biết chuyện xảy ra ở quê. Khi gia đình anh đi ít lâu, một ngày nọ người chủ mới đi đào khoai tây. Khi chủ mới mua lại đất thì khoai tây đã mọc rồi. Khi anh chủ mới đang khiêng một rổ khoai tây, thì cái rổ bị kẹt chặt giữa mấy cái rào bằng đá. Ở Massachusetts, người ta thường rào bằng đá, và cửa chính được thiết kế khá tiết kiệm. Khi rổ khoai bị kẹt, anh nông dân đặt khoai xuống đất, leo qua bên kia và bắt đầu kéo. Trong lúc kéo rổ khoai, anh nông dân phát hiện góc trên tường đá, ngay kế bên cái cửa là một viên bạc diện tích khoảng 8 inch vuông. Vị chuyên gia khai khoáng của chúng ta, người chê một công việc với lương 45 đô la mỗi tuần, bán nhà ở Massachusetts để đi làm giàu đã ngồi ngay kế bên viên bạc khi kí hợp đồng bán nhà. Charlie sinh ra ở đây, lớn lên ở đây, và đã đi qua đi lại kế viên bạc này không biết bao lần. Lẽ ra anh chàng đã có thể chà chà viên bạc cho tới khi sáng bóng và lẩm bẩm: ‚Hà hà, mình đang ngồi Russell H. Conwell

19

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

trên 100 nghìn đô la đây.‛ Nhưng không, chuyện đó không xảy ra. Căn nhà đó nằm ở Newburyport, Massachusetts. Ở đó đã có người không tìm thấy viên bạc. Tôi cũng không biết bạc nằm ở đâu, và Charlie cũng vậy. Nhưng mà, Charlie là giảng viên khai khoáng cơ mà! Bạn tôi ơi, đừng có cười Charlie, sai lầm đó hay xảy ra lắm. Tôi không biết anh chàng giờ ra sao, nhưng tôi sẽ đoán thử. Tôi đoán anh đang ngồi bên đống lửa, quanh bạn bè, và anh nói với họ thế này: - Mấy anh có biết Conwell ở Philadelphia không? - Ờ, có nghe nói. - Mấy anh có biết lão Jones ở Philadelphia không? - Biết luôn. Rồi Charlie sẽ cười to đến rung người và bảo: ‚Mấy thằng đó đã mắc đúng cái sai lầm tôi đã mắc phải.‛ Hết vui, bởi cả tôi lẫn các bạn đã làm đúng những gì Charlie đã làm. Nếu ta ngồi đây cười Charlie, thì anh chàng có quyền ngồi đâu đó và cười lại chúng ta. Tôi biết sai lầm 20

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

của Charlie, nhưng dĩ nhiên, đó không phải là lí do ta có quyền được cười, bởi không phải ai cũng thấy được và né được. Khi tôi đến đây đêm nay và nhìn khắp khán giả, tôi lại thấy khung cảnh quen thuộc suốt 50 năm qua – những con người đã phạm phải đúng sai lầm đó. Tôi thường ước gì mình được thấy nhóm khán giả trẻ tuổi hơn, và ước gì học viện hôm nay gồm toàn những học sinh cấp hai, cấp ba nghe tôi nói chuyện. Dù tôi thích khán giả như thế hơn – bởi nhóm này dễ tiếp thu, vì tụi nhỏ chưa có định kiến như người lớn, chưa có những thói quen khó bỏ, và chưa gặp những thất bại như ta – và dù tôi có thể giúp cho khán giả nhỏ tuổi nhiều hơn là khán giả trưởng thành, tôi vẫn sẽ cố hết sức mình. Tôi muốn nói với các bạn rằng các bạn đang có ‚những cánh đồng kim cương‛ ngay tại Philadelphia, nơi các bạn đang sống. ‚Ờ,‛ nhưng các bạn sẽ nói thế này, ‚anh không biết gì về thành phố mới bảo ở đây có ‘cánh đồng kim cương’ rồi.‛ Russell H. Conwell

21

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Tôi rất hứng thú khi đọc được tin một thanh niên tìm được viên kim cương ở North Carolina. Đó là một trong những viên kim cương tinh khiết nhất từ trước đến giờ, và trước đó ở khu ấy người ta cũng tìm được vài viên rồi. Tôi đi gặp một giáo sư khoáng vật học và hỏi xem ông nghĩ các viên kim cương đến từ đâu. Vị giáo sư xem bản đồ địa chất châu Mỹ và tìm thử. Ông bảo có thể nó nằm ở tầng carbon chạy dọc về phía tây qua Ohio và sông Mississippi, hoặc nhiều khả năng là về phía đông qua bang Virginia đến bờ Đại Tây Dương. Sự thật là người ta đã tìm thấy kim cương ở đây rồi; và rằng kim cương được dịch chuyển xuống vùng này trong quá trình trôi dạt lục địa từ các địa phương phía bắc. Các bạn nói rằng chưa thấy ai mang mũi khoan đi quanh Philadelphia và đào được mỏ kim cương đúng không? Ôi, các bạn ạ, các bạn cũng không thể nói rằng mình đang không ngồi trên mỏ kim cương lớn nhất thế giới đúng không, và những viên

22

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

kim cương được tìm thấy trước đó cũng thường chỉ đến từ những mỏ lớn mà thôi. Nhưng nói cho cùng các ví dụ trên cũng chỉ để minh họa cho ý của tôi thôi, và dù các bạn không có ngồi trên một mỏ kim cương thật, thì các bạn cũng đang có những thứ có ích cho bản thân mình. Nữ hoàng Anh đã trao tặng những lời ngợi khen cho cách ăn mặc của phụ nữ Mỹ vì phụ nữ Mỹ không đeo trang sức theo như cách nhìn hiện tại ở Anh, cho nên giờ kim cương cũng thoái trào rồi. Vậy là giờ ta chỉ cần quan tâm đến những thứ ta thật sự dùng, còn lại có thể đem bán hết là xong. Và giờ tôi xin nói lại rằng cơ hội làm giàu, cơ hội đạt đến sự phồn thịnh, đang ở ngay tại Philadelphia đúng thời điểm này, nằm trong tầm với của hầu hết mọi người đang nghe tôi nói tối nay. Tôi không đến đây để đọc lại Kinh Thánh cho các bạn nghe. Tôi đến đây để nói cho các bạn những gì tôi thấy từ ý Chúa, và trong suốt ngần ấy năm sống trên đời, tôi biết rằng mình đã đúng; tôi biết Russell H. Conwell

23

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

rằng những con người ngồi đây, những người có thể đã phải rất khó khăn mới đủ tiền mua vé, đang có trong tầm với ‚những cánh đồng kim cương,‛ hay nói cách khác, những cơ hội làm giàu. Không có nơi nào thích nghi nhanh như Philadelphia ngày nay, và trong lịch sử, chưa bao giờ một người nghèo không có vốn liếng lại có nhiều cơ hội làm giàu nhanh chóng một cách chân thật như tại thành phố này ngay thời điểm này. Đó là sự thật, và tôi mong các bạn cũng chấp nhận sự thật này. Nếu các bạn chỉ muốn tôi đến đây đọc vài ba đoạn trích nào đó, thì tôi không nên ở đây nữa. Tôi không muốn phí thời gian nói những bài kiểu đó. Tôi muốn nói những điều tôi tin, và nếu một vài người trong số các bạn không giàu có hơn sau khi nghe tôi nói, thì đêm nay tôi đã phí thời gian rồi. Tôi xin nhấn mạnh rằng các bạn phải – và có nghĩa vụ – làm giàu. Rất nhiều người sùng đạo đã nói với tôi thế này:

24

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

- Anh, một mục sư, sao lại dám bỏ thời gian đi khắp nước Mỹ để khuyến khích người trẻ làm giàu, kiếm tiền? - Dĩ nhiên tôi phải làm thế chứ. - Không hay đâu! Tại sao anh không giảng phúc âm mà là giảng về kiếm tiền? - Vì giảng kiếm tiền về bản chất cũng là giảng phúc âm mà. Đó là lí do. Người đã làm giàu cũng thường là một trong những người chân thật nhất trong cộng đồng. ‚Ôi,‛ sẽ có vài bạn ở đây nói thế này, ‚suốt đời tôi toàn nghe là người nào có tiền cũng đều là người dối trá, thiếu tự trọng, nhỏ nhen và đáng khinh cơ mà.‛ Bạn tôi ơi, đó là lí do vì sao các bạn không có tiền, bởi các bạn nghĩ như thế về người khác. Nền tảng đức tin của bạn hoàn toàn sai lầm. Hãy để tôi nói rõ ràng và ngắn gọn – vì thời gian có hạn – rằng 98% người giàu có ở Mỹ đều là người chân thật. Đó cũng là lí do vì sao họ giàu. Đó là lí do vì sao họ được người khác tin tưởng trong chuyện tiền Russell H. Conwell

25

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

bạc. Đó là lí do vì sao họ có thể điều hành những công ty lớn với vô số nhân viên dưới quyền đang làm việc cho họ. Tất cả là vì họ là người chân thật. Có người lại bảo: ‚Nhưng có mấy lúc tôi nghe có người kiếm hàng triệu đô la một cách vô đạo đức.‛ Đúng, dĩ nhiên là bạn có nghe, và tôi cũng vậy. Nhưng những chuyện như thế lại hiếm đến mức báo chí cứ nhai đi nhai lại để có tin. Dần dần, ta bắt đầu tưởng rằng những người giàu đều làm giàu phi pháp. Bạn tôi ơi, nếu có một chiếc ô tô, hãy chở tôi về vùng ngoại ô Philadelphia, giới thiệu tôi một người đang có một căn nhà ở quanh thành phố này, với vườn hoa, cách bài trí đầy nghệ thuật đi. Khi đó, tôi sẽ giới thiệu cho bạn người có tính cách vừa tốt vừa làm giàu chính đáng cũng ở trong thành phố Philadelphia. Người ta nói, một người đàn ông sẽ chưa phải là đàn ông thật sự cho đến khi có một căn nhà của riêng mình. Họ đã trở nên đáng kính

26

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

trọng, chân thành, trung thực, biết tính toán và cẩn thân cũng chính vì có một căn nhà. Chuyện một người có tiền, thậm chí rất nhiều tiền, không phải là chuyện gì khó hiểu. Mục sư như tôi thường giảng về sự tham lam trên giảng đàn, và chúng tôi đả kích tính cách này quá nhiều, nên dần dần từ ‚tiền tài bẩn thỉu‛ được dùng lặp đi lặp lại, khiến mọi người bắt đầu nghĩ mục sư luôn khinh rẻ những kẻ có tiền. Và rồi chúng tôi lại vác thùng quyên góp đi vòng vòng, rồi suýt thì sỉ vả những kẻ không nộp tiền. Ôi, đó mới gọi là khó hiểu đấy các bạn ạ! Tiền bạc là sức mạnh, và bạn phải thật tham vọng một cách hợp lí mới có thể có được. Bạn phải có tiền, bởi bạn có thể làm nhiều việc tốt khi có tiền hơn là khi nghèo túng. Nhờ tiền ta mới có thể in Kinh Thánh, xây nhà thờ, thuê nhà truyền giáo và giảng sư. Nếu không có tiền, chắc chắn bạn cũng không thể có những thứ kể trên. Tôi luôn muốn nhà thờ tăng lương cho tôi, bởi những nhà thờ trả Russell H. Conwell

27

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

lương cao nhất luôn là những nhà thờ dễ tăng lương nhất. Bạn sẽ luôn thấy nghịch lí này trong suốt đời mình. Người có lương cao có thể làm nhiều việc tốt bằng quyền lực đang có. Dĩ nhiên là họ có thể, nếu có tinh thần đúng đắn khi sử dụng những thứ đã được tin tưởng giao cho. Thế nên, bạn phải có tiền. Nếu bạn có thể làm giàu chính đáng ở Philadelphia, thì đó chính là nghĩa vụ của bạn mà Chúa đã giao phó. Nhiều người sùng đạo cứ lầm tưởng rằng phải nghèo mạt rệp mới có thể trở thành người sùng đạo! Có người hỏi: ‚Vậy anh không cảm thông với người nghèo à?‛ Dĩ nhiên là tôi rất cảm thông, nếu không tôi đã chẳng đi giảng suốt mấy năm ròng rã. Tôi cảm thông với người nghèo, nhưng vấn đề là số người nghèo đáng được cảm thông rất ít. Nếu anh cảm thông với một người mà Chúa đã trừng phạt vì tội lỗi người đó đã gây ra, và giúp đỡ họ khi Chúa vẫn đang muốn trừng phạt, thì không còn nghi ngờ gì nữa, anh đã làm việc sai trái rồi. Ta sẽ 28

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

làm được nhiều việc hơn nếu cảm thông với những người đáng được cảm thông. Tuy ta cảm thông với những người nghèo không thể tự giúp được mình, nhưng ta sẽ không cảm thông với những người nghèo khi họ cũng có cơ hội phát triển không thua gì người khác. Khi đó, nghèo là tội lỗi. Ta sẽ không bàn sâu thêm nữa, và gạt vấn đề này sang một bên. Khi tôi nói đến đây, có một người ở hàng ghế sau đứng lên và hỏi: ‚Anh không nghĩ trên thế giới có những thứ có giá trị hơn tiền bạc hay sao?‛ Dĩ nhiên là tôi cũng nghĩ thế, nhưng giờ tôi đang nói về tiền. Dĩ nhiên là có nhiều thứ quan trọng hơn tiền bạc. Và chân thành mà nói tôi cũng đã thấy những thứ thanh cao hơn, ngọt ngào hơn, và tinh khiết hơn tiền bạc. Tôi biết nhiều thứ quan trọng và quý giá hơn vàng. Tình yêu là thứ quý giá nhất trên thế gian, nhưng những người biết yêu có nhiều tiền sẽ sống tốt hơn. Tiền là quyền lực, tiền là sức mạnh, và tiền cũng sẽ giúp anh làm nhiều việc tốt cũng như việc Russell H. Conwell

29

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

xấu. Nhưng trong tay những người tốt, tiền sẽ giúp hoàn thành nhiều việc thiện hơn. Tôi không thích ý nghĩ bài trừ tiền bạc chút nào. Có một người đứng lên trong buổi giảng kinh và cảm ơn Chúa vì anh chàng là ‚một trong những người nghèo của Chúa.‛ Hừ, tôi không biết vợ anh ta sẽ nghĩ gì. Cô ấy kiếm toàn bộ tiền nuôi gia đình, còn anh chồng thì vung tiền qua cửa sổ. Tôi không muốn thấy thêm những người nghèo của Chúa theo kiểu đó, và tôi cũng tin rằng Chúa cũng không muốn thấy. Thế mà vẫn có người nghĩ muốn thành người sùng đạo thì phải nghèo đói và dơ bẩn cực kì. Không ai bảo thế cả. Dù ta cảm thông với người nghèo, nhưng ta phải hiểu rõ những lập luận nói trên không phải là ý nghĩ của Chúa. Thế nhưng nhiều người lớn tuổi vẫn cứ khó chịu khi thấy ai đó khuyên những người theo đạo đi tìm kiếm sự giàu sang. Định kiến ấy lan rộng và sâu lắm. Lúc trước, lâu lắm rồi, khi tôi còn ở Đại học Temple, có một chàng 30

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

trai trẻ khoa thần học. Anh nghĩ rằng mình là sinh viên duy nhất sùng đạo trong khoa. Tối nọ, anh đến văn phòng của tôi, ngồi xuống bàn và nói: - Thưa thầy, em nghĩ em có nghĩa vụ phải đến góp ý với thầy. - Chuyện gì vậy em? - Em nghe thầy bảo ở lễ khai giảng ở Peirce rằng thầy nghĩ người trẻ muốn làm giàu là rất đáng trên trọng, rằng thầy muốn thanh niên khát khao làm mình nổi bật, và phải làm việc thật siêng năng để đạt được điều đó. Thầy bảo rằng việc thanh niên muốn giàu có sẽ giúp họ thành người tốt. Thưa thầy, em muốn nói với thầy rằng Kinh Thánh đã nói rõ rằng ‘tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi.’ Tôi nói với anh ta rằng tôi chưa từng thấy câu đó trong Kinh Thánh, và khuyên anh sinh viên đến kệ sách lấy quyển Kinh Thánh chỉ cho tôi xem đoạn đó. Anh sinh viên đi một chốc và quay lại với quyển Kinh Thánh mở, với vẻ mặt đầy sự tự hào nhảm nhí của một tín đồ nông Russell H. Conwell

31

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

cạn, y hệt một người tưởng mình đã thấy chân lí khi chỉ đang hiểu sai lời Chúa. Anh sinh viên quăng quyển Kinh Thánh xuống bàn tôi, và nghiến: - Đó thưa thầy. Thầy tự đọc đi. - Nào, chàng trai, khi lớn hơn chút nữa em sẽ biết là không nên để một kẻ ngoại đạo giảng Kinh Thánh cho em. Em đã học từ những nguồn không chính thống. Tuy em học ngành thần học, nhưng lời Chúa mà em biết đã bị làm sai lệch. Giờ em cầm quyển Kinh Thánh lên và tự đọc cho chính xác nào. Anh sinh viên cầm quyển Kinh lên và đọc một cách tự hào: ‚Lòng ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi.‛ Bấy giờ anh sinh viên mới trích dẫn đúng, và khi trích dẫn chính xác Kinh Thánh, thì anh mới nói đúng chân lí. Tôi đã sống suốt 50 năm để thấy người ta tranh cãi về tính đúng đắn của Kinh Thánh, và tôi đã thấy những ngọn cờ Kinh Thánh tung bay tự do. Trong lịch sử, chưa

32

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

bao giờ những bộ óc vĩ đại khắp thế giới lại thống nhất về tính đúng đắn của Kinh Thánh hoàn toàn như bây giờ. Tôi xin nhấn mạnh lại, khi anh sinh viên trích dẫn đúng, anh ấy đã nói một chân lí. ‚Lòng ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi.‛ Người nào muốn kiếm tiền quá nhanh một cách phi đạo đức sẽ sa lưới, không sớm thì muộn mà tôi. Lòng ham mê tiền bạc là gì? Là biến tiền thành thần tượng, và đó là thứ mà Kinh Thánh lên án mọi lúc mọi nơi, và đó là thứ người ta thường sa ngã vào. Người nào tôn thờ đồng tiền thay vì nghĩ về những mục đích cao cả mà nó có thể làm, người đó chính là người tôn thờ đồng tiền một cách ngu ngốc. Đó là người giấu giấu giếm giếm tiền trong kho, giấu tiền trong tất, không chịu đầu tư tiền bạc vì thế giới tốt đẹp hơn, luôn ôm khư khư đồng tiền dù bản thân đói khát. Đó mới chính là người đang mang trong mình quỷ dữ. Tôi nghĩ tôi sẽ bỏ lại vấn đề này phía sau và trả lời câu hỏi tất cả các bạn đang tự vấn: ‚Liệu có cơ hội làm giàu ở Russell H. Conwell

33

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Philadelphia không?‛ Giờ đây, câu trả lời thật đơn giản, và thời điểm bạn nhìn ra cơ hội nằm ở đâu phụ thuộc ở chính bạn. Có một quý ông lớn tuổi đã đứng lên ở đằng kia và bảo: - Thưa anh Conwell, anh đã sống ở Philadelphia 31 năm mà không biết là cơ hội làm giàu ở thành phố này đã qua lâu rồi sao? - Không, tôi không nghĩ vậy đâu. - Đúng thế đấy, tôi thử rồi. - Anh kinh doanh ngành gì? - Tôi có một cửa hàng, hoạt động 20 năm rồi, và chưa bao giờ kiếm quá một nghìn đô la trong suốt ngần ấy năm. - Vậy thì anh cũng có thể đo lường đóng góp của mình cho thành phố theo lượng tiền mà anh đã kiếm được, vì ta có thể đánh giá giá trị của chính mình bằng những gì ta kiếm được. Nói cách khác, ta có thể biết bản thân mình đáng giá bao nhiêu với thế giới này. Nếu suốt 34

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

20 năm anh không thể kiếm hơn một nghìn đô la ở Philadelphia, thì có lẽ Philadelphia đáng ra nên đá anh ra khỏi thành phố 19 năm 9 tháng trước rồi thì hơn. Không ai có quyền mở cửa hàng ở Philadelphia suốt 20 năm mà không kiếm ít nhất 500 nghìn đô la, cho dù đó là cửa hàng nằm ở ngay góc phố. Anh có thể biện hộ: ‚Giờ mở cửa hàng không kiếm được 5 nghìn đô la đâu.‛ Ôi bạn tôi ơi, nếu đi vòng vòng bốn khu nhà quanh chỗ anh và chịu khó tìm hiểu xem người ở đó cần gì, rằng anh phải cung cấp những gì, cầm bút viết hết ra giấy, tính toán lợi nhuận nếu làm theo kế hoạch, thì anh sẽ thấy ngay lợi nhuận thôi. Sự giàu có nằm ngay trong tầm với anh đấy thôi. Có người nói: ‚Anh chẳng hiểu gì về kinh doanh hết. Mục sư sao hiểu chuyện kinh doanh được.‛ Vậy thì giờ tôi sẽ phải chứng minh rằng mình là chuyên gia. Tôi không muốn làm việc này, nhưng nếu tôi không chứng tỏ mình là chuyên gia, thì lời của tôi sẽ chẳng ai nghe cả. Cha tôi có một cửa hàng ở vùng quê, và dưới vòm trời Russell H. Conwell

35

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

này, cửa hàng ở vùng quê chính là nơi mà người ta có thể tiếp thu nhiều kinh nghiệm về việc kinh doanh buôn bán nhất. Tôi không tự hào về kinh nghiệm của mình, nhưng đôi lúc cha tôi đi vắng và cũng cho tôi coi sóc cửa hàng một thời gian, dù may mắn là ông không đi vắng nhiều. Nhưng mấy chuyện thế này xảy ra rất nhiều lần thưa các bạn: Một người khách vào cửa hàng và hỏi tôi: ‚Cậu có bán dao gập không?‛ ‚Không, tụi tôi không có dao gập,‛ và tôi quay lung, huýt sáo một cách thoải mái. Tôi có quan tâm gì tới người khác đó đâu. Rồi một anh nông dân khác đến hỏi: ‚Anh có dao gập không?‛ ‚Không, tụi tôi không có dao gập.‛ Rồi tôi lại quay lưng huýt sáo. Người thứ ba đến và lại hỏi: ‚Anh có dao gập không?‛ ‚Không. Tại sao ai cũng đòi mua dao gập thế nhở? Bộ mấy anh nghĩ tụi tôi mua dao gập về bán cho cả xóm chắc?‛ Các bạn có điều hành cửa hàng theo kiểu đó ở Philadelphia không? Khi đó, tôi không hiểu rằng nền tảng của niềm tin ở Chúa và nền tảng thành công kinh doanh hoàn toàn 36

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

giống nhau. Người nào nói: ‚Tôi không thể mang niềm tin tôn giáo của mình vào chuyện kinh doanh được,‛ người đó sẽ trở thành một kẻ buôn gian bán lận, hoặc đang trên con đường phá sản, hoặc sắp trở thành kẻ trộm cướp. Vài năm nữa người như thế sẽ thất bại. Nếu anh không mang niềm tin tín ngưỡng vào kinh doanh, anh sẽ chết. Nếu tôi điều hành cửa hàng của cha theo tinh thần Thiên Chúa, tôi đã nhập dao gập về ngay khi người khách thứ ba hỏi mua rồi. Khi đó, tôi đã giúp đỡ khách, và bù lại, tôi được phần thưởng là doanh thu. Đó chính là nghĩa vụ của tôi. Có một số con chiên sùng đạo quá mức cứ nghĩ rằng nếu bán hàng mà có lời thì đồng nghĩa với buôn gian bán lận. Ngược lại, bán hàng dưới giá vốn mới là sai trái. Anh không có quyền làm như thế. Anh không thể tin tưởng đưa tiền cho một người mà thậm chí tiền của bản thân cũng không giữ nổi. Anh không thể tin tưởng một người mà đến chính vợ mình cũng đi lừa dối. Anh không thể tin Russell H. Conwell

37

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

bất kì ai không hành động từ tâm, từ đúng tính cách và bản chất của mình. Tôi có nghĩa vụ cung cấp dao gập cho người khách thứ ba, thậm chí thứ hai, và khi tôi thực hiện nghĩa vụ của mình, tôi phải kiếm lời từ đó. Tôi không có quyền bán hàng mà không lấy chút lãi nào, cũng y như việc tôi không có quyền chặt chém khách vậy. Nói tóm lại, tôi phải bán hàng với mức giá hợp lí cho cả tôi lẫn khách. Rõ ràng sống và để cho người khác sống với là nguyên lí từ phúc âm, là nguyên lí của thông lệ hàng ngày. Ôi các chàng trai, hãy nghe tôi đi; hãy cứ sống và cảm nhận cuộc sống. Đừng đợi tới khi già như tôi mới bắt đầu hưởng thụ niềm vui. Nếu hồi đó tôi có hàng triệu đô, hoặc giả như phân nửa số tiền đó thôi, thì số tiền đó cũng không quý giá bằng buổi chia sẻ đêm nay. Tôi đã từng được trả số tiền gấp tram lần đêm nay để chia sẻ những trải nghiệm của mình trong suốt những năm tháng qua. Tôi không nên nói thế, nghe khá tự cao, nhưng giờ tôi già 38

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

rồi, nên chắc mọi người cũng bỏ quá cho. Tuy nhiên, tôi vẫn làm, vì tôi phải giúp thế hệ tiếp nối rồi cảm nhận niềm vui từ đó, và đó cũng là việc ai cũng phải làm. Một kẻ ăn trộm một đô la sẽ không bao giờ ngủ ngon giấc. Hắn sẽ thức dậy thật mệt mỏi vào buổi sáng, lương tâm cũng cắn rứt vào ngày hôm sau. Người như thế không bao giờ là người thành công, dù trong túi có thể có hàng triệu đô la đi nữa. Tuy nhiên, những người biết sống và chia sẻ với mọi người, tự gầy dựng và hưởng quyền lợi và lợi nhuận từ chính đối tay mình, chia sẻ những quyền lợi và lợi nhuận đó sẽ lại chính là những người đang đi đến đỉnh cao của sự phồn thịnh. Con đường làm giàu của hàng nghìn triệu phú đều cho ta thấy chân lí đó. Người nào bảo rằng không kiếm được tiền từ cửa hàng ở Philadelphia chắc chắn đã điều hành cửa hàng sai lầm hoàn toàn. Giả sử sáng mai tôi vào cửa hàng của anh và hỏi thế này:

Russell H. Conwell

39

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

- Anh có biết anh A ở khu phố bên kia, nhà 1240 không? - Ờ biết, tôi gặp rồi. Anh đó bán ở góc phố. - Anh ấy quê ở đâu? - Tôi không biết. - Nhà ảnh có mấy người? - Tôi không biết. - Ảnh thích đảng nào? - Tôi không biết. - Ảnh đi nhà thờ nào nhỉ? - Tôi không biết và cũng không quan tâm nhé. Sao anh hỏi mấy câu đó hoài vậy? Nếu bạn có một cửa hàng ở Philadelphia, bạn có trả lời tôi kiểu đó không? Nếu có, thì bạn đang bán hàng y hệt cách tôi bán hàng cho cha tôi ở Worthington, Massachusetts. Bạn không biết hàng xóm quê ở đâu, và cũng chả quan tâm. Nếu bạn quan tâm, bạn đã giàu lâu rồi. Nếu bạn quan tâm đến chuyện của hàng xóm, để biết 40

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

họ cần gì, bạn chắc chắn giàu. Nhưng nếu bạn cứ đi vòng vòng vào la lên: ‚Không có cơ hội làm giàu,‛ thì rõ ràng chính bạn mới là người có lỗi. Một người khác bảo: - Tôi không đi buôn được. (Khi đó tôi đang nói rằng việc buôn bán xuất hiện trong mọi ngành nghề.) - Tại sao anh không đi buôn được? - Vì tôi không có vốn. Ôi một chàng trai trẻ tội nghiệp chỉ nhìn thấy bốn bức tường! Nhiều con người yếu đuối thường hay đứng một góc và bảo: - Ôi, giá mà mình có vốn mình giàu lâu rồi. - Chàng trai, anh nghĩ anh sẽ giàu nhờ có vốn à? - Chắc chắn. Tôi không nghĩ vậy. Nếu mẹ của anh có nhiều tiền, mẹ của anh cũng sẽ kinh doanh giùm anh luôn. Nói cách khác, khi mà mẹ của anh rót vốn cho, thì thực ra, mẹ của anh đang kinh doanh chứ đâu phải anh! Russell H. Conwell

41

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Thời điểm một con người có nhiều tiền hơn số tiền người đó kiếm được từ trải nghiệm thực tế, thì họ đã bị mắc một lời nguyền. Chẳng ích gì khi để một thanh niên thừa kế gia sản. Chẳng ích gì khi để lại tiền cho con cái cả. Lẽ ra con người ta nên để lại cho con cái sự giáo dục, tính cách và đức độ của một con người theo đạo. Lẽ ra con người ta nên để lại cho con cái những mối quan hệ bạn bè rộng lớn hay danh dự, thay vì chỉ là tiền. Để lại tiền làm mọi thứ tệ hại hơn cho con cái họ, cho cả đất nước này nữa. Ôi các bạn trẻ ạ, nếu các bạn được thừa kế tiền bạc, thì đừng coi đó là một món quà. Chính tiền thừa kế ấy sẽ nguyền rủa bạn suốt đời, và ngăn bạn đến với những thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Những đứa con thừa kế gia sản kếch xù chính là những người đáng thương nhất thế hệ này. Tôi tội nghiệp con của đại gia. Con trai đại gia sẽ chẳng bao giờ trải nghiệm được những thứ đáng giá nhất mà cuộc sống ban cho.

42

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Một trong những trải nghiệm sống quý giá nhất của một người đàn ông là khi anh tự tay kiếm tiền, đính hôn với một cô gái đáng yêu và quyết định tự xây nhà. Lúc đó, chính tình yêu đang mang đến cảm hứng về những điều tốt đẹp hơn, và thế là anh bắt đầu tiết kiệm tiền. Anh bắt đầu bỏ thói quen xấu để gửi tiền vào ngân hàng. Khi có vài tram đô la, anh ra ngoại ô tìm nhà. Anh đến ngân hàng và có thể vay phân nửa trị giá căn nhà. Rồi anh kết hôn, và khi anh bế cô dâu qua cánh cửa lần đầu tiên, anh có thể nói với giọng tự hào mà tôi không thể nào diễn tả nỗi: ‚Anh đã tự tay làm việc để mua căn nhà này. Căn nhà này là của anh, và anh muốn chia sẻ cùng em.‛ Đó chính là khoảnh khắc vĩ đại nhất mà con người từng biết. Nhưng thiếu gia bạc tỉ không bao giờ có thể trải nghiệm được khoảnh khắc đó. Anh ta bế cô dâu vào một căn biệt thự, nhưng lại phải đi quanh và nói với vợ: ‚Mẹ anh cho anh cái này, mẹ anh cho anh cái kia, mẹ anh cho anh cái nọ,‛ cho tới khi cô vợ ước là giá mình được cưới Russell H. Conwell

43

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

bà mẹ thay vì thằng con. Tôi tội nghiệp cho anh chàng thiếu gia. Số liệu thống kê ở Massachusetts cho thấy không có một thiếu gia nào trong số 17 thiếu gia vẫn giàu vào cuối đời. Tôi tội nghiệp các thiếu gia bạc tỉ trừ khi họ có tinh thần của nhà Vanderbilt, dù rất hiếm. Con người vĩ đại này đã đến gặp cha và hỏi: - Cha kiếm hết số tiền cha có đúng không? - Đúng rồi con. Cha từng làm ở trên tàu, lương chỉ 25 xu một ngày. - Vậy thì con sẽ không lấy tiền của cha. Tối thứ bảy tuần đó, anh con trai đi xin việc ở bến tàu. Anh không được nhận, nhưng sau đó cũng tìm được một chỗ làm với lương ba đô la một tuần. Dĩ nhiên là nếu một thiếu gia bạc tỉ sống theo cách này, anh ấy sẽ có kỉ luật của một chàng trai nghèo – thứ đáng giá hơn bất kì khóa học đại học nào. Khi đó, anh ấy mới đủ sức thừa kế tài sản cha mình để lại. Nhưng thường thì chẳng hiểu sao các 44

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

đại gia không bao giờ cho con mình làm những thứ đã giúp bản thân họ trở thành người vĩ đại. Các đại gia thường không cho con mình làm việc. Rồi còn các bà mẹ nữa chứ! Chẳng hiểu sao các bà lại nghĩ xã hội sẽ coi thường đứa con của các bà nếu những anh công tử tội nghiệp, yếu ớt, ẻo lả với ngón tay búp măng ấy đi ra ngoài kiếm sống với nghề nghiệp đàng hoàng. Những con gà công nghiệp ấy không đáng được tội nghiệp. Tôi nhớ có một anh ở Thác Niagara, và một số anh gần đó nữa. Lần đó họ đi chung một bữa tiệc với tôi, và tôi xin phép về trước. Ngồi cạnh tôi trong bữa tiệc đó là một anh thanh niên hiền lành, anh nói: ‚Ông Conwell, mấy năm gần đây tôi có nghe sức khỏe ông không được tốt. Khi ông về, cứ đi chiếc limousine của tôi. Xe sẽ chở ông về tận nhà luôn.‛ Tôi cảm ơn anh chàng, và lẽ ra tôi không nên kể chuyện này ở đây, nhưng tôi phải kể. Tôi lên chiếc limousine, và khi đang trên đường, tôi hỏi anh tài xế: Russell H. Conwell

45

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

- Chiếc limousine này bao nhiêu nhỉ? - 6.800 đô la, cộng thêm thuế nữa. - Ồ vậy anh chủ xe có tự lái không? Nghe xong, anh tài xế cười ngặt nghẽo, đến độ mất lái. Anh ngạc nhiên đến nỗi anh leo luôn lên lề, vòng qua một cái cột đèn rồi về lại lòng đường. Lúc đã giữ lại tay lái, anh vẫn cười tới nỗi cứ như cả xe rung lên vậy. Anh nói: ‚Nó mà lái xe! Ôi trời ơi, không biết nó có biết cách leo ra khỏi xe không nữa ấy chứ.‛ Tôi phải kể với các bạn về một anh con trai nhà đại gia khác. Lần đó tôi đến khách sạn để giảng. Khi đến bàn tiếp tân thì một thiếu gia đến từ New York đã đứng đó sẵn. Trông anh chàng rất tiềm năng trở thành mẫu vật cho ngành nhân chủng học. Thiếu gia ấy đội một cái mũ với chùm tua rua trên đỉnh, tay cầm một cây gậy đầu bịt vàng có giá trị hơn cả cái đầu mình. Rất khó mô tả anh thanh niên này. Anh đeo một cái mắt kiếng dày cộp nhìn không xuyên qua nổi, chân đi bốt da bóng loáng to đùng 46

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

nhấc chân không nổi, còn cái quần thì trông chắc khó mà ngồi xuống được. Nói chung là y như con châu chấu hay con dế ấy. Khi tôi đang đi vào thì anh người dế này đến bàn tiếp tân, chỉnh kiếng, và nói mấy lời vàng ngọc này với anh tiếp tân ngồi bàn. Ghi chú là anh thiếu gia bị nói đớt: ‚Anh kia, phiền anh cung cấp cho tôi vài tuờ dấy và vài bì thuơ!‛ Anh tiếp tân nhìn và đánh giá người đối diện thật nhanh, rồi kéo giấy và bì thư ra, quăng qua quầy cho anh thanh niên, rồi tiếp tục đọc sách. Các bạn phải nhìn thấy mặt anh thiếu gia khi anh tiếp tân quăng bì thư qua quầy. Thiếu gia phồng mang trợn mắt lên như con gà tây, chỉnh lại cái kiếng và tru lên: ‚Lại đây anh kia. Giờ anh phải sai người hàu mang tuờ dấy và bì thuơ lại cái boàn đoằng kia cho tôi.‛ Ôi trời ơi, một con khỉ tội nghiệp, đáng thương và đáng khinh! Cậu chàng thậm chí còn không vác nổi mấy tờ giấy và cái bì thư đi vài mét. Tôi đoán chắc chàng không cử động tay được. Tôi không hề tội nghiệp những Russell H. Conwell

47

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

sinh vật mỉa mai con người như thế. Chàng trai ơi, giá mà anh không có tiền. Anh cần kiến thức sống, chứ không phải vàng một đống! Tôi sẽ lấy một ví dụ mà mọi người đều biết. A. T. Stewart, một chàng trai nghèo ở New York, có 1,50 đô la để khởi nghiệp. Cậu mất 87,5 xu ngay lần kinh doanh đầu. Một chàng trai trẻ, thua ngay lần đánh bạc đầu tiên. Cậu nói: ‚Mình sẽ không ăn thua kiểu rủi ro như thế này nữa,‛ và cậu làm thế thật. Cậu đã mất 87,5 xu như thế nào? Có lẽ các bạn ai cũng đều biết: cậu đã mua kim, chỉ và nút để bán cho những người không có nhu cầu, rồi ôm một đống hàng tồn không đẩy đi được. Cậu trai tự nhủ: ‚Mình sẽ không mất tiền kiểu này nữa.‛ Rồi cậu đi quanh, hỏi mọi người họ cần gì. Khi đã biết mọi người cần gì, cậu bỏ hết 62,5 xu còn lại để lấy nguồn cung phục vụ nhu cầu đó. Nghiên cứu, học hỏi, đó là nguyên tắc thành công dù là trong kinh doanh, trong nghề nghiệp, trong việc dọn dẹp nhà cửa, hay trong cuộc sống. Bạn 48

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

phải biết nhu cầu đang là gì đã. Bạn phải biết người ta cần gì, rồi đầu tư bản thân mình vào nơi mình được mọi người cần nhất. A. T. Stewart đã làm theo nguyên tắc đó cho tới khi kiếm được 40 triệu đô la, sở hữu cửa hàng ở New York mà Wanamaker sau này mua lại. Gia tài của Stewart được gầy dựng từ việc thua lỗ, mất mát. Chính sự thất bại đã dạy cho Stewart bài học lớn, rằng ta chỉ nên đầu tư bản thân hoặc tiền bạc của mình vào nơi có nhu cầu. Dân bán hàng các anh có học được bài học đó chưa? Rồi những người làm mảng sản xuất có biết rằng phải phục vụ nhu cầu luôn luôn thay đổi của loài người nếu muốn thành công? Hãy áp dụng vào bản thân mình, thưa các bạn, dù bạn đang là nhà sản xuất, thương mại hay công nhân. Phục vụ nhu cầu con người chính là nguyên tắc lớn của thành công. Ví dụ hay nhất tôi từng nghe là về John Jacob Astor. Các bạn biết là ông đã kiếm tiền cho cả dòng họ Astor khi sống ở New York. Ông vượt đại dương khi còn đang nợ Russell H. Conwell

49

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

nần. Nhưng chàng treo nghèo khổ không có một xu dính túi đã gầy dựng nên gia tài cho cả gia tộc Astor với chỉ nguyên tắc ấy. Có vài bạn sẽ bảo: ‚Đúng rồi, họ ở New York kiếm tiền được là đúng rồi, nhưng mà ta đang ở Philadelphia mà!‛ Bạn tôi ơi, ban đã bao giờ đọc quyển sách của Riis chưa? Ở đó ông đã thống kê từ dữ liệu của 107 triệu phú New York vào năm 1889. Nếu đọc tài liệu này, bạn sẽ thấy trong số 107 triệu phú có bất động sản từ 10 triệu đô la trở lên, thì 67 kiếm tiền từ những thị trấn nhỏ dưới 3.500 dân. Người giàu nhất nước ta thời điểm này tính theo giá trị bất động sản từ nhỏ vẫn chỉ sống ở một thị trấn 3.500 dân. Rõ ràng bạn ở đâu hay bạn là ai chẳng quan trọng. Nếu không giàu nổi ở Philadelphia, thì có đến New York bạn cũng chả giàu nổi đâu. Tấm gương của John Jacob Astor có thể được bắt chước theo ở bất kì đâu. Hồi trước, ông có cho vay thế chấp một tiệm bán nón, và doanh thu không đủ bù lãi suất. Thế là ông thanh lí khoản vay, gộp thành vốn góp, 50

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

bắt đầu thành đối tác cùng hội cùng thuyền những người chủ cũ, với cùng cửa hàng đó, với cùng số vốn đó. Ông không hề cho những người chủ cũ thêm đồng vốn nào. Họ phải tự bán nón kiếm tiền. Sau đó Astor để mấy người chủ lại làm ăn như trước, rồi kiếm cái ghế ngoài công viên ngồi chơi cho mát. John Jacob Astor làm gì ngoài đó, và tại sao ông lại trở thành cổ đông của những con người vừa mới thất bại xong? Đó là vì ông đã nhìn ra và nhận lãnh nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng hay ho nhất khi hợp tác với những người bán nón. Khi ngồi ngoài công viên, John Jacob Astor nhìn mấy người phụ nữ đi qua đi lại. Thử hỏi được làm chuyện đó kiếm tiền thì có anh chàng này không giàu đâu? Khi ông đang ngồi, có một phụ nữ đi ngang qua, đầu ngẩng lên, nhìn thẳng phía trước, kiểu như không thèm quan tâm cả thế giới đang ngắm nhìn mình, thì ông nghiên cứu ngay mũ đội đầu của quý cô ấy. Khi cô gái đi khuất, ông đã biết được kiểu dáng, màu sắc và tua rua cô gái đội là kiểu gì. Có mấy lần Russell H. Conwell

51

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

tôi thử mô tả cái mũ đội đầu của mấy quý cô thời đó, nhưng không phải lúc nào cũng tả được. Đàn ông chắc khó mà tả cho chính xác. Cái mũ ấy kiểu như một thanh gỗ cắm phía sau đầu, trên đỉnh là sợi lông chim, kiểu như con gà trống bị vặt hết còn mỗi một cái lông đuôi vậy. Khi John Jacob Astor ngồi ngoài công viên một ngày trời, ông đã hiểu về ngành làm nón. Ông về cửa hàng nói với các ông chủ: ‚Giờ các ông đặt ở ngoài cửa kiểu mũ tôi tả nhé, vì tôi thấy có người đội rồi. Đừng có thay đổi gì thêm cho tới khi tôi quay lại.‛ Sau đó ông lại ra ngoài công viên ngồi. Một người khác đi qua, đầu đội một cái mũ kiểu khác, màu khác, lông đuôi khác. Ông lại quay lại và nói: ‚Giờ các anh trưng thêm cái mũ kiểu thế nhé.‛ Ông không chất đầy khung cửa trưng hàng bằng hàng đống mũ nón, rồi ngồi ôm mặt khóc vì khách toàn chạy qua cửa hàng của Wanamaker mà mua. Ông không dùng mẫu có sẵn, mà dựa trên những kiểu dáng mà có khách đã thích trước đó rồi để tạo nên mẫu mới. Làn sóng mũ kiểu dáng 52

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

tùy chỉnh bắt đầu dâng lên, và trở thành nền tảng thành công của một trong những cửa hàng lớn nhất New York trong ngành làm nón. Đến nay nó vẫn là một trong ba cửa hàng lớn nhất. Lợi nhuận của cửa hàng được John Jacob Astor tạo nên sau khi các ông chủ cũ đã chuẩn bị phá sản, dù Astor không đổ thêm vốn vào. Thay vì vậy, họ thành công vì ông đã nghiên cứu xem phụ nữ thích kiểu mũ nào trước khi phí tiền phí của sản xuất. Tôi nói với các bạn thế này, người nào có thể dự báo được xu hướng thị trường ngành mũ nón, người đó cũng sẽ có thể dự báo được bất kì thứ gì dưới vòm trời này! Giờ giả sử tôi đi quanh khán phòng đêm nay và hỏi bạn rằng trong cái thành phố công nghiệp lớn này, có phải là không có cơ hội làm giàu bằng mảng sản xuất không. Sẽ có người nói: ‚À vâng, vẫn có cơ hội nếu anh nằm trong liên minh kinh doanh trong ngành, và trong tay anh có khoảng hai ba triệu đô la gì đó.‛ Ôi các bạn trẻ ơi, lịch sử đã cho thấy nhiều tờ-rớt đã tan vỡ vì những cú Russell H. Conwell

53

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

tấn công của những kẻ nhỏ bé, có nghĩa là luôn có cơ hội cho những người nhỏ bé như chúng ta. Đây chính là thời điểm tốt nhất trong lịch sử từ trước tới giờ ta có thể làm giàu nhanh chóng trong mảng sản xuất mà không cần vốn. Có bạn sẽ lại bảo: ‚Không làm vậy được đâu. Không vốn sao mà làm.‛ Các bạn trẻ ạ, để tôi lấy ví dụ. Tôi phải lấy ví dụ. Tôi có nghĩa vụ phải để mọi thanh niên biết, vì chúng ta rồi sẽ kinh doanh theo cách đó. Hãy nhớ rằng nếu biết mọi người cần gì, ta đã có lượng kiến thức đủ để làm giàu giá trị hơn bất kì nguồn vốn nào. Lúc trước có một anh nhà nghèo ở Hingham, Massachusetts. Anh này toàn nằm nhà cho tới khi vợ bắt đi kiếm việc làm. Vì là đàn ông Massachusetts nên anh nghe lời vợ lắm. Anh ra ngoài bãi biển ngồi gọt một tấm ván thành một sợi xích gỗ. Tối đó, mấy đứa con của anh cự cãi nhau, thế là anh đẽo thêm một sợi xích gỗ thứ hai

54

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

để chia mỗi đứa một sợi. Khi đang đẽo gọt sợi thứ hai, một người hàng xóm qua và bảo: - Sao anh không đẽo đồ chơi bán? Kiếm tiền cũng được đó. - Tôi có biết phải làm gì đâu. - Sao không hỏi mấy đứa con anh là thích đồ chơi gì? - Làm thế làm gì? Mấy đứa con tôi khác với mấy đứa nhóc khác chứ. Nói vậy nhưng anh cũng làm theo. Sáng hôm sau, khi bé Mary vừa xuống gác, anh hỏi con: ‚Con thích chơi đồ gì nào?‛ Cô bé bắt đầu nói cho bố nghe là nó muốn một cái giường cho búp bê, một cái bồn rửa cho búp bê, một xe búp bê, một cái dù búp bê nữa, và hàng đống thứ khác mà anh có làm cả đời cũng không hết. Sau khi ngồi tham khảo mấy đứa con, anh bắt đầu ra mấy đống củi tìm nguyên liệu vì không có tiền mua phôi gỗ xịn. Anh bắt đầu đẽo, và những thứ đồ chơi Hingham không sơn phết ấy đã nổi tiếng toàn thế giới. Anh chàng bắt đầu bằng Russell H. Conwell

55

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

cách làm đồ chơi cho con, rồi làm thêm vài cái khác cho cửa hàng bán giày kế bên. Ban đầu anh kiếm được chút tiền, rồi chút nữa, cho đến khi anh Lawson ở Frenzied Finance bảo rằng anh thợ đẽo đồ chơi ấy giờ đã là người giàu nhất Massachusetts. Tôi nghĩ đúng là vậy. Giờ anh chàng năm nào đã nắm trong tay hàng trăm triệu đô la. Trong suốt 34 năm qua, anh chỉ làm việc với một nguyên tắc duy nhất: mấy đứa trẻ ở nhà thích gì thì mấy đứa trẻ khác cũng thích thứ đó. Nói cách khác, ta có thể hiểu mọi người cần gì bằng cách tham khảo chính mình và vợ chồng con cái xung quanh. Đó là con đường lát vàng đến với thành công trong ngành sản xuất. Có bạn hỏi: ‚Ơ vậy anh chàng không có vốn thật sao?‛ À thực sự thì có. Vốn của anh là một con dao. Mà tôi cũng không chắc là anh có phải trả tiền mua con dao đó không nữa. Tôi có giảng bài này ở New Britain, Connecticut, và một cô ngồi bốn hàng ghế dưới kia nghe xong về nhà, cởi vòng cổ nhưng nút bị kẹt. Cô quăng cái vòng đi và bảo: 56

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

‚Mình sẽ tìm cái hay hơn để cài lên vòng đeo cổ.‛ Chồng cô giễu: ‚Sau khi nghe Conwell diễn thuyết, em bắt đầu thấy nhu cầu cải tiến nút bấm cho vòng cổ. Có nhu cầu là sẽ có tiền. Giờ thì đi kiếm nút cho vòng cổ và làm giàu thôi.‛ Anh chồng giễu cợt cô vợ, và giễu cợt cả tôi. Đó là một trong những thứ đáng buồn nhất đối với tôi, cứ như mây đen vào nửa đêm ấy. Dù tôi đã cố cả nửa thế kỉ, nhưng tôi chưa bao giờ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Dù đêm nay các bạn vỗ tay hoan hô tôi, nhưng tôi không tin rằng một phần mười sẽ về nhà kiếm triệu đô nhờ ngồi nghe tôi. Nhưng dĩ nhiên đó không phải là lỗi của tôi, mà là lỗi của các bạn. Tôi nói thật. Tôi ngồi diễn thuyết để làm gì nếu chẳng ai làm theo lời tôi cơ chứ? Khi anh chồng giễu cô vợ, cô càng kiên quyết phải làm một cái nút vòng cổ xịn hơn. Và khi một người phụ nữ đã nhủ thầm trong lòng rằng sẽ làm mà không nói ra ngoài, cô ấy sẽ làm thật. Đó chính là người phụ nữ đến từ New England đã sáng chế ra loại nút bấm mà ngày nay ai ai cũng biết Russell H. Conwell

57

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

và dùng. Ban đầu nó chỉ là một cái nút có dây móc vào phần ngoài. Nhưng giờ, bất kì ai cũng biết chỉ cần bấm vào lại nút dính lại, khi mở thì chỉ cần gỡ ra nhẹ nhàng là xong. Đó, ý tôi là loại nút đó, và đó là loại mà cô ấy đã sáng chế ra. Sau đó cô còn phát minh ra vài loại nút nữa, đầu tư thêm nữa, cuối cùng làm đối tác với các nhà máy lớn. Giờ thì cứ mỗi mùa hè, cô vượt đại dương trên chiếc tàu hơi nước của mình – và vâng, dẫn cả anh chồng theo nữa! Nếu giả như anh chồng chết đi, thì lượng tài sản cô nắm giữ thừa mua một danh hiệu quý tộc như công tước, bá tước hay đại loại thế với giá mới nhất. Vậy ý nghĩa của mấy ví dụ là gì? Là đây: Lúc trước tôi có nói với cô gái ấy thế này – dù lúc đó tôi chưa biết cô là ai, và giờ tôi sẽ nói lại với các bạn: ‚Sự giàu có đang ở rất gần các bạn. Bạn đang không thấy mà bỏ qua sự giàu có đấy.‛ Cô gái đã bỏ qua và sau này khám phá ra: nó nằm ngay dưới cằm.

58

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Đọc báo tôi thấy có người nói rằng phụ nữ chả bao giờ chế ra được cái gì. Giờ thì chắc tờ báo đó phải viết lại rồi. Dĩ nhiên, ý tôi không nói là phụ nữ chế ra được mấy lời đồn. Ý tôi là phụ nữ phát minh ra máy móc, và chế tạo ra loài người nữa. Tờ báo đó sẽ chẳng bao giờ tồn tại nếu phụ nữ không chế tạo ra cái mới. Các bạn à, nghĩ đi. Các chị em ngồi dưới kia hãy nghĩ đi! Bạn nói là bạn không làm giàu nổi vì phải ngồi giặt đồ, ngồi máy may, máy dệt các kiểu. Nhưng bạn vẫn có thể thành triệu phú nếu đi theo phương hướng tôi đã nói nãy giờ. Khi nói phụ nữ không biết phát minh, thì cho tôi hỏi, ai là người sáng tạo ra máy dệt Jacquard, thứ dệt ra quần áo bạn đang mặc? Là bà Jacquard. Trục máy in được sáng tạo bởi một bà nông dân. Ai là người sáng tạo ra máy tuốt hạt bông ở phương Nam, thứ đã khiến nước ta giàu lên nhanh chóng? Là bà Greene. Bà đã sáng tạo ra cái máy này, rồi trình bày ý tưởng cho Ngài Whitney. Ngài Whitney đã hành động như một người đàn ông thật sự: Russell H. Conwell

59

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Ngài chôm luôn ý tưởng đó. Ai là người phát minh máy may? Nếu đi đến bất kì ngôi trường nào vào sáng mai và hỏi câu này, mấy nhóc học trò sẽ có thể trả lời ngay là Elias Howe. Hồi Nội chiến Mỹ, Elias Howe có đi lính chung với tôi, và thường ở chung lều. Tôi hay nghe kể là anh ngồi nghĩ cả 14 năm ròng rã để tạo cái máy may nhưng không được. Ngày nọ, vợ anh thấy là nếu không sáng chế được cái gì ra hồn sớm thì cả nhà chỉ có chết đói. Thế là trong vòng hai giờ đồng hồ, chị phát minh ra cái máy may. Dĩ nhiên là Howe đăng kí bằng sáng chế dưới tên mình. Đàn ông toàn thế cả. Ai là người sáng chế máy cắt cỏ và máy gặt? Theo thông tin mật của McCormick mà gần đây vừa mới xuất bản, thì nhà phát minh là một phụ nữ ở West Virginia. McCormick và cha tìm cách tạo máy gặt hoài nhưng không được nên bỏ cuộc. Trong khi đó, chị nông dân lấy hàng lô lưỡi kéo rồi đóng vào cạnh hai tấm bảng gắn vào nhau, trong đó có một bảng chuyển động được. 60

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Rồi chị nông dân nối dây để khi kéo một đầu dây thì hai tấm bảng đóng lại, kéo đầu kia thì mở ra. Đó là nguyên lí hoạt động của máy gặt. Nếu nhìn kĩ máy gặt, thì bạn sẽ thấy đơn giản chỉ là hàng lô lưỡi kéo. Nếu một người phụ nữ có thể chế máy gặt, nếu một người phụ nữ có thể chế máy dệt Jacquard, máy tuốt hạt bông hay xe đẩy; nếu một người phụ nữ có thể phát minh khuôn sắt – thứ đã đặt nền tảng cho ngành công nghiệp gang thép triệu đô của nước Mỹ, thì ‚những người đàn ông‛ có thể sáng chế bất kì thứ gì dưới vòm trời này chứ! Tôi nói thế là để khích lệ mấy anh đàn ông thôi nhé. Ai là nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới? Một lần nữa, bài học cũng như cũ. Nhà phát minh vĩ đại nhất đang ngồi cạnh bạn, hoặc có thể lại chính bạn đấy. Có bạn nói: ‚Ờ nhưng trước giờ tôi chưa phát minh gì cả.‛ Những nhà phát minh vĩ đại cũng chưa phát minh được gì cho tới khi họ tìm được bí quyết. Bạn nghĩ muốn làm nhà phát minh, bạn phải là một tay có đầu to như cái bồ, hay Russell H. Conwell

61

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

nhanh như chớp à? Không đâu. Người vĩ đại chỉ là những người đơn giản, ngay thẳng, thông thường như bất kì ai thôi. Bạn nhìn bề ngoài thì sẽ chẳng bao giờ nghĩ đó là nhà phát minh vĩ đại đâu, trừ khi bạn đã được thấy phát minh của họ. Hàng xóm của họ cũng chả coi trọng họ mấy nữa. Người ta có bao giờ thấy những thứ vĩ đại phía sau nhà họ đâu cơ chứ. Người ta toàn nói quanh xóm mình chả có gì vĩ đại. Thứ vĩ đại phải nằm ở đâu đó khác kìa. Sự vĩ đại của những con người vĩ đại luôn luôn đơn giản, nhẹ nhàng, chân thành và thực tế đến độ hàng xóm và bạn bè của họ không bao giờ có thể nhận ra. Sự vĩ đại thực sự thường không được phát hiện. Chắc chắn thế. Người ta thường không biết gì về những con người vĩ đại. Có lần tôi đến tìm để viết chuyện đời của Tướng Garfield. Một người hàng xóm nghe nói tôi đang vội, và nhất là vì ở cửa trước có đám đông đang bu quanh, đã dẫn tôi ra cửa sau và kêu: ‚Jim ơi! Jim ơi!‛ Thế là ‚Jim‛ ra đón tôi vào để viết tiểu sử một trong những 62

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

người vĩ đại nhất nước Mỹ. Thế mà đối với hàng xóm, họ vẫn chỉ là ông ‚Jim‛ già mà thôi. Có thể bạn đang quen một con người vĩ đại ở ngay Philadelphia. Ngày mai, có thể bạn sẽ gặp người đó và chào: ‚Khỏe không Sam?‛ hay ‚Chào anh Jim.‛ Dĩ nhiên bạn sẽ làm thế. Chắc chắn bạn sẽ làm thế. Một anh lính của tôi trong Nội chiến Mỹ bị kết tội tử hình, nên tôi đến Nhà Trắng ở Washington lần đầu tiên trong đời để gặp Tổng thống. Tôi vào phòng đợi, ngồi xuống băng ghế cùng nhiều người khác. Anh thư kí gọi tên từng người một và hỏi xem họ đến liên hệ chuyện gì. Sau khi đã hỏi xong toàn bộ, anh thư kí đi vào trong một lúc rồi đi ra và gọi tôi. Tôi đi theo, và anh thư kí bảo: ‚Phòng ngài Tổng thống ở đằng kia. Anh cứ vào là được.‛ Tôi chưa bao giờ thấy lo thế trong đời. Anh thư kí làm mọi thứ trông càng đáng lo hơn khi vừa hướng dẫn tôi xong là anh đi ra ngay. Thế là tôi đứng đó ở hành lang một mình, trước cánh cửa của Tổng thống Mỹ. Tôi đã Russell H. Conwell

63

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

từng chiến đấu nhiều nơi khói lửa, khi mà những vật che chắn vỡ vụn và đạn đôi lúc xuyên cả qua da thịt, thế mà mỗi lần như vậy, tôi đều muốn chạy trốn. Tôi không tin những người nói kiểu như: ‚Tôi tiến vào họng súng nhẹ nhàng cứ như đang ăn bữa tối vậy.‛ Tôi không tin bất kì ai dám bảo rằng họ không sợ khi họ có thể bị bắt chết tươi bất cứ lúc nào. Thế nhưng, những viên đạn ở Antietam cũng không làm tôi sợ như cánh cửa phòng Tổng thống hôm đó. Cuối cùng tôi lấy hết dũng khí – tôi cũng chả biết mình đã làm như thế nào – và rồi gõ cửa. Người đàn ông đang ngồi trong phòng không mở cửa mà bảo: ‚Mời vào và ngồi xuống đây!‛ Tôi đi vào, ngồi xuống mép ghế, và cứ ước rằng chẳng thà mình đang ở châu Âu còn sướng hơn. Người đàn ông đối diện không ngước lên nhìn. Ông là một trong những người vĩ đại nhất thế giới, và ông trở nên vĩ đại vì một nguyên tắc duy nhất. Ôi tất cả những con người trẻ tuổi ở Philadelphia đang ngồi trước tôi hôm nay hãy nghe 64

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

nguyên tắc ấy, và nhớ cho kĩ nhé. Tôi dám cá rằng nó sẽ làm thay đổi thành phố cũng như nền văn minh chúng ta. Nguyên tắc của Abraham Lincoln có thể được ứng dụng bởi bất kì ai trong chúng ta. Nguyên tắc là thế này: Khi phải làm bất kì việc gì, ông đều đặt hết tâm trí vào đó cho tới khi xong việc. Nguyên tắc đó sẽ làm bất kì ai trở nên vĩ đại. Ngài Tổng thống tập trung hoàn toàn vào đống giấy tờ trên bàn, không ngước nhìn tôi, còn tôi thì run như cầy sấy. Cuối cùng, khi đã buộc hết giấy tờ lại, ông đẩy sang một bên và nhìn tôi mỉm cười. Ông nói: ‚Tôi khá là bận và chỉ có vài phút thôi. Giờ anh hãy nói thật ngắn gọn anh muốn gì nhé.‛ Tôi bắt đầu nói về chuyện anh lính thì ông đã bảo: ‚Tôi đã nghe chuyện đó rồi, anh không cần nói thêm. Ông Stanton vừa kể tôi nghe vài hôm trước. Anh có thể về khách sạn nghỉ, và an tâm là một người Tổng thống sẽ không bao giờ kí lệnh bắn một chàng trai dưới 20 tuổi cả. Không bao giờ. Anh có thể báo tin cho mẹ của chàng trai ngay bây giờ.‛ Russell H. Conwell

65

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Rồi ông hỏi: - Ngoài chiến trường thế nào anh nhỉ? - Đôi khi chúng tôi mất nhuệ khí lắm. - Không sao cả. Ta sắp chiến thắng rồi. Ta đã đến gần ánh mặt trời. Chả ai muốn làm Tổng thống Mỹ cả, và tôi sẽ rất mừng khi xong việc. Khi đó, tôi và Tad sẽ đến Springfield, Illinois. Tôi đã mua một trang trại nhỏ, chắc kiếm được 25 xu mỗi ngày quá. Mà tôi chẳng quan tâm. Tad có một bầy la. Chúng tôi sẽ trồng hành. Rồi ông lại hỏi: - Anh sinh ra ở nông thôn nhỉ? - Vâng, ở Berkshire Hills, Massachusetts. Ngài tổng thống gác chân lên góc cái ghế dài và nói tiếp: - Ừm, tôi có nghe kể nhiều lần khi còn nhỏ là dân ở đó phải gọt mũi mấy con cừu để rẽ cỏ và đá mà đi đúng không?

66

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Ngài tổng thống quá thân thuộc, quá bình thường, trông như một anh nông dân chất phác, và tôi thấy cứ như đang ở nhà. Thế rồi ông lại với lấy một cuộn giấy tờ khác, nhìn tôi vào bảo: ‚Buổi sáng tốt lành nhé.‛ Tôi hiểu ý và đi ra ngoài. Sau khi đi ra, tôi không nghĩ mình vừa gặp Tổng thống Mỹ. Vài ngày sau, khi tôi chưa kịp rời thành phố, tôi thấy đám đông đi qua văn phòng phía Đông bên cạnh linh cữu của Abraham Lincoln. Khi tôi nhìn vào khuôn mặt của ngài Tổng thống vừa bị ám sát, tôi lại nhận ra ngay con người tôi vừa gặp ít hôm trước – một người đơn giản, chân thành, một trong những con người vĩ đại nhất mà Chúa đã tạo nên để dẫn dắt cả đất nước đến với tự do tuyệt đối. Thế mà đối với hàng xóm, ông vẫn chỉ là ‚ông già Abe.‛ Khi người ta tổ chức lễ tang lần hai, tôi được mời đi chứng kiến linh cữu của ông được động quan ở Springfield. Quanh Lincoln là những người hàng xóm,

Russell H. Conwell

67

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

những người vẫn xem ông là ‚ông già Abe.‛ Và họ vẫn gọi ông như thế. Các bạn đã bao giờ thấy một lão bụng bự khệnh khạng đi xung quanh, chẳng đếm xỉa gì đến những thợ máy ‚tầm thường‛ chưa? Các bạn có nghĩ ông ta vĩ đại không? Ông ta chỉ đơn giản là một cái khinh khí cầu bay không nổi vì đôi chân quá nặng mà thôi. Hoàn toàn không có sự vĩ đại tồn tại ở đây. Người vĩ đại là ai? Mấy hôm trước tôi có chú ý tới một câu chuyện. Một thứ nhỏ nhoi đã biến một người cực nghèo thành người cực kì giàu có. Anh đã gặp tai nạn với mấy cái kim, nhưng nhờ vào đó, dù không phải là thiên tài, nhưng anh lại phát minh ra kim băng, một trong những sản phẩm vô cùng quan trọng với các gia đình trên khắp đất nước này. Một anh nhà nghèo làm công nhân đóng đinh ở Massachusetts bị thương ở tuổi 38 khi đang làm việc, và chỉ còn ít tiền đủ sống qua ngày. Anh được một văn 68

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

phòng nọ thuê vào. Công việc của anh là xóa các vết bút chì trên hóa đơn. Ban đầu anh dùng tẩy và xóa mỏi cả tay. Nhưng sau đó, anh thử buộc một cọng dây thun vào đầu cây bút chì để xóa cho đỡ mỏi. Con gái anh vào thấy rồi bảo: ‚Bố đăng kí bằng phát minh đi bố.‛ Người cha kể lại: ‚Con gái tôi bảo tôi là tôi có thể đăng kí bằng phát minh cho sáng kiến buộc dây thun vào đầu bút chì. Đó là lần đầu tiên tôi nghĩ tới chuyện này.‛ Thế là anh đến Boston đăng kí bằng sáng chế. Giờ đây, bất kì ai trong chúng ta sở hữu một cây bút chì đầu có tẩy đều đang đóng góp một phần nhỏ cho gia tài anh triệu phú ấy. Không vốn, không một xu vốn. Thế mà anh ấy vẫn có thể thành triệu phú. Để tôi nói thêm về một suy nghĩ vĩ đại nữa. Tôi bảo: ‚Hãy cho tôi thấy những con người vĩ đại ở Philadelphia.‛ Một quý ông đằng kia đứng dậy và bảo: ‚Chúng tôi không có người vĩ đại ở Philadelphia. Họ không sống ở đây. Chắc giờ họ đang ở Rome, St. Russell H. Conwell

69

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Petersburg, London, Manayunk hay nơi nào đó rồi, chứ không phải ở đây.‛ Suy nghĩ của tôi bốc lên tận đỉnh đầu. giờ tôi đã đi đến trọng tâm vấn đề tôi trăn trở bấy lâu nay: Tại sao Philadelphia lại không thể lớn mạnh và giàu sang hơn? Tại sao New York lại vượt xa Philadelphia? Người ta bảo: ‚Vì New York có cảng biển.‛ Vậy tại sao nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ lại vượt lên Philadelphia rồi? Chỉ có một câu trả lời, đó là vì chính những con dân thành phố cũng đang xem thường chính thành phố của mình. Nếu trên trái đất này có cộng đồng dân cư nào nên được đẩy ra chiến tuyến, thì đó là Philadelphia. Người ta chuẩn bị xây đại lộ thì con dân thành phố nhào vào chê bai; người ta xây trường thì con dân thành phố nhào vô ném đá; rồi người ta muốn cải tổ hệ thống luật pháp, vẫn là con dân thành phố quay lưng lại. Họ chối bỏ mọi sự cải tiến. Đó là sai lầm lớn nhất tôi từng thấy của Philadelphia, một thành phố tôi cực kì yêu mến. Đã đến lúc ta thay đổi cách nhìn với thành phố 70

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

mình và bắt đầu tích cực hóa những thứ đang tồn tại, để rồi đưa thành phố mình đi lên như Chicago, New York, St. ouis và San Francisco đã làm. Ôi, giá như ta có cái tinh thần đó, thì ta có thể làm mọi thứ ở Philadelphia, và làm tốt nữa kìa! Hãy đứng lên, hỡi triệu con dân Philadelphia, hãy tin vào Chúa trời và loài người, và hãy tin rằng những cơ hội hấp dẫn đang ở ngay trong thành phố, chứ không phải ở New York hay Boston. Chính là ở đây, ta hoàn toàn có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh, hay bất kì cơ hội nào để cuộc sống trở nên ý nghĩa. Chưa bao giờ cơ hội lại nhiều chừng ấy. Hãy cùng nhau gầy dựng thành phố này. Lúc tôi nói điều này, có hai thanh niên phản ứng như sau. Một người đứng dậy và bảo: - Sẽ có một con người vĩ đại ở Philadelphia mà trước đây chưa từng có. - Vậy à? Khi nào thì anh vĩ đại? - Khi tôi thắng cử một vị trí lãnh đạo chính trị nào đó. Russell H. Conwell

71

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Ôi chàng trai, chẳng lẽ cậu chưa học được rằng chính trị là bằng chứng hiển nhiên cho việc không cần phải có quá nhiều chính trị gia hay văn phòng chính phủ dưới thể chế của chúng ta sao? Những con người vĩ đại có đôi lúc cũng vào các văn phòng chính phủ, nhưng đó là nơi họ thực hiện những nhiệm vụ mà đất nước yêu cầu. Đất nước này – nơi mà nhân dân làm chủ - được điều hành do dân và vì dân. Khi đó, những người làm nhà nước là công bộc của nhân dân. Như Kinh Thánh đã viết, thì công bộc không thể nào vĩ đại hơn ông chủ được. Kinh Thánh viết: ‚Sứ giả cũng chẳng lớn hơn kẻ sai mình.‛1 Nhân dân nắm quyền – hoặc lẽ ra phải được nắm quyền – và nếu họ nắm quyền, thì ta không cần thêm những con người vĩ đại ở trong văn phòng nhà nước. Nếu những con người vĩ đại nắm quyền ở các văn phòng chính phủ, nước Mỹ sẽ hóa thành một đế chế trong vòng 10 năm tới. 1

‚He that is sent cannot be greater than Him who sent Him.‛ Đây

là một phần của câu trong Phúc âm Giăng (John 13:16).

72

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Tôi có biết nhiều cô gái trẻ - giờ thì thời phụ nữ được bỏ phiếu đang đến rồi. Họ bảo: ‚Tôi sẽ là Tổng thống Mỹ.‛ Tôi tin tưởng vào quyền bỏ phiếu của phụ nữ, và đó là xu hướng không thể ngăn cản nổi, nhưng tôi có chút vấn đề với ý tưởng này. Tôi cần các văn phòng nhà nước; nhưng nếu tham vọng về chính trị ảnh hưởng đến phụ nữ và trở thành động lực để họ đòi quyền bỏ phiếu, thì tôi xin nói thẳng ra đây, nếu các chị em chỉ muốn có cái đặc quyền bỏ một lá phiếu, thì các bạn cũng sẽ chẳng có được thứ gì có giá trị đâu. Trừ khi các bạn có thể kiểm soát nhiều thứ hơn là chỉ một lá phiếu, chứ nếu không các bạn vẫn sẽ vô danh, và những ảnh hưởng mà bạn cố tạo ra cũng sẽ chẳng được đếm xỉa đến. Đất nước này không vận hành nhờ mấy lá phiếu. Các bạn nghĩ vậy thật sao? Nó vận hành bởi sự ảnh hưởng. Nó vận hành bởi tham vọng, và bởi các tổ chức kiểm soát những lá phiếu. Những phụ nữ trẻ nghĩ rằng mình sẽ bỏ phiếu vì muốn nắm quyền thực ra đang mắc sai lầm lớn. Russell H. Conwell

73

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Một chàng trai trẻ khác sau khi nghe tôi nói lại đứng dậy và tuyên bố: - Sẽ có những con người vĩ đại ở đất nước này và ngay tại Philadelphia. - Vậy à? Khi nào? - Khi có chiến tranh; khi ta gặp khó khăn với Mexico; khi ta tham chiến vì tranh đoạt quyền lợi với Anh; hay với Nhật, với Trung Quốc, với New Jersey hay mấy nước xa xôi nào đó. Khi đó tôi sẽ tiến thẳng vào họng súng; tôi sẽ chiến đấu trước mũi lưỡi lê sáng bóng; tôi sẽ nhảy vào đấu trường, xé toạc cờ đối thủ và ca khúc khải hoàn. Tôi sẽ về nhà với những ngôi sao trên vai, và nắm quyền nhờ vào sự hàm ơn của đất nước. Khi đó, tôi sẽ là người vĩ đại. Không, không hề. Anh nghĩ anh sẽ vĩ đại nhờ một cái văn phòng nhà nước, nhưng nhớ rằng nếu anh không vĩ đại từ trước khi nắm quyền, thì sau khi nắm quyền anh

74

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

cũng vậy thôi. Khi đó, anh sẽ trở thành trò hề cho cả đất nước. Chúng ta đã kí kết hiệp ước hòa bình sau chiến tranh Tây Ban Nha. Người ở phía Tây họ không tin, vì họ nói: ‚50 năm gần đây Philadelphia làm gì mà biết chiến tranh Tây Ban Nha.‛ Vài người trong số các bạn chắc có xem diễu binh ở Broad Street. Khi đó tôi có việc đi xa, nhưng nhà tôi viết thư nói rằng chiếc xe có đại úy Hobson đứng phía trên dừng ngay đúng trước cửa tôi. Người ta hô to: ‚Hoan hô Hobson!‛ Nếu tôi ở đó chắc tôi cũng đã hô to rồi, vì anh ấy xứng đáng. Nhưng giả sử tôi đến một ngôi trường nào đó và hỏi: ‚Ai đánh chìm chiếc Merrimac ở Santiago?‛ mà tụi nhóc trả lời là Hobson, thì rõ ràng mấy bé học trò đã nói bảy phần tám lời dối trá. Ngoài Hobson, còn có bảy anh hùng khác chiến đấu trên chiến thuyền đó. Vì chức vụ thấp hơn, bảy người này phải thường xuyên đứng ngay dưới làn đạn từ quân địch, trong khi Hobson – một sĩ quan – có thể đã ẩn phía sau khói lửa. Russell H. Conwell

75

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Các bạn ngồi đây đều là những người thông minh, hiểu biết, nhưng chắc chẳng ai biết bảy anh hùng kia là ai. Ta không nên dạy lịch sử kiểu đó. Ta lẽ ra phải dạy là dù vị trí của một người có khiêm tốn cỡ nào, miễn là họ hoàn thành nhiệm vụ của mình, thì họ đều xứng đáng được vinh danh như một ông vua trên ngai vàng của mình vậy. Nhưng tiếc là ta không dạy thế. Ta toàn dạy kiểu, đánh nhau là toàn mấy ông tướng đánh nhau thôi. Sau cuộc chiến, tôi nhớ là có tới thăm Tướng Robert E. Lee, một quý ông Công giáo mà cả miền Bắc lẫn miền Nam đều tự hào vì cùng dân tộc với ông. Vị tướng kể tôi nghe về một người hầu cận tên Rastus – và là một anh thương binh. Ngày nọ Tướng Lee ghẹo anh lính: - Rastus, nghe đồn là đồng đội anh đều hi sinh rồi. Thế sao anh chưa hi sinh nhỉ? Rastus nháy mắt và đáp: - Vì mỗi khi lâm trận tôi đều ngồi lại với chỉ huy, thưa ngài. 76

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

Tôi có nhớ một ví dụ khác. Lẽ ra tôi sẽ bỏ qua, nhưng các bạn đọc lại bài giảng ở thư viện, các bạn sẽ thấy ví dụ ấy đã được in từ 25 năm trước. Tôi nhắm mắt lại, và bỗng chốc tôi thấy những gương mặt thân quen khi tôi còn trẻ. Đôi khi họ còn bảo tôi thế này: ‚Tóc anh không bạc; anh cứ làm việc ngày đêm không nghỉ; anh không già đâu.‛ Nhưng khi tôi nhắm mắt lại, cũng như bất kì ai ở cỡ tuổi tôi, tôi thấy những con người đã đi qua đời tôi trong quá khứ. Và tôi biết mình đã ở buổi chiều tà. Vâng, tôi nhắm mắt lại và quay trở về quê nhà ở Massachusetts. Tôi thấy mấy mảnh đất nuôi gia súc trải dài từ chân núi lên đỉnh núi. Tôi thấy cả mấy cái chuồng ngựa nữa. Tôi thấy nhà thờ; tòa thị chính và nhà của người dân trên núi. Tôi thấy hàng người với quần áo đủ sắc màu. Tôi cũng thấy những ngọn cờ tung bay, những cánh tay vẫy mùi xoa, và nghe cả tiếng ban nhạc đang chơi. Tôi thấy các đại đội lính đang hành quân xuyên qua đồng cỏ. Khi đó tôi chỉ mới là một chàng trai đang lớn, Russell H. Conwell

77

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

nhưng tôi cũng là đội trưởng của tiểu đội, trong lòng dâng trào niềm tự hào. Chỉ một cái gai chắc cũng đủ làm tôi tan vỡ. Khi đó, tôi nghĩ cuộc hành quân là sự kiện vĩ đại nhất của bất kì ai. Khi đó, có cảm giác như nếu muốn làm vua làm chúa, cứ đến gặp ông thị trưởng là xong. Bạn nhạc vẫn chơi, mọi người quay ra đón chào chúng tôi. Tôi bước đi đầu, lòng đầy tự hào hướng về tòa thị chính. Ở đó, lính trang được ngồi giữa, còn tôi được ngồi ngay hàng ghế đầu. Đoàn người tận một hai trăm bắt đầu đi vào tòa thị chính. Chỗ ngồi không đủ và có người phải đứng. Những người đứng đầu thị trấn đi vào và đứng thành vòng cung. Thị trưởng ngồi ngay chính giữa. Trước giờ ông chưa bao giờ nắm quyền cả, nhưng ông là người tốt, và bạn của ông nói rằng tôi hoàn toàn có thể khen ông trước mặt họ mà không làm họ thấy bị xúc phạm. Ông thị trưởng là người tốt, nhưng không may thay ông nghĩ rằng phải nắm quyền mới vĩ đại được. Ông đến ngồi vào ghế, điều chỉnh mục kỉnh, nhìn quanh và 78

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

bất chợt thấy tôi ngồi hàng ghế đầu. Ông đi thẳng đến và mời tôi ngồi cùng các cán bộ của thị trấn. Ôi trời ơi! Hồi đó thị trưởng đối với chúng tôi cứ như vua chúa ấy. Khi tôi lên bục, họ cho tôi một cái ghế. Khi tôi đã yên vị, người đứng đầu của những con người đứng đầu bắt đầu tiến đến bục diễn thuyết. Ai cũng nghĩ rằng ông sẽ giới thiệu vị mục sư, bởi vì chỉ mỗi ông mục sư là người duy nhất biết diễn thuyết trong thị trấn. Nhưng, thưa các bạn, các bạn phải nhìn mặt khán giả khi đó khi mà họ chợt phát hiện ra rằng ông thị trưởng tội nghiệp sẽ tự diễn thuyết. Cả đời ông chưa bao giờ diễn thuyết, nhưng ông đã lại sa vào vết xe đổ của hàng trăm người ở vị trí tương tự. Thật là lạ là không ai chịu hiểu rằng, muốn nói tốt, người ta phải tập thậm chí từ khi còn nhỏ. Ông thị trưởng đã mờ mắt và nghĩ rằng chỉ cần nắm quyền là có thể nói tốt ngay và luôn. Thế là ông tiến lên trước, cầm theo bài diễn văn ông đã thuộc lòng trong lúc đi chăn bò. Ông cầm bản thảo, Russell H. Conwell

79

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

trải ra bàn để nhìn cho rõ. Ông lấy tay sửa kiếng, và rồi tiếp tục bước, chân nện mạnh lên sàn. Hẳn là ông phải nghiên cứu dữ lắm, bởi ông thể hiện rất bài bản. Ông chuyển sức nặng lên gót chân trái, đưa vai ra sau, bước nhẹ chân phải lên trước, mở miệng và mở chân phải ở góc 45 độ. Sau khi đã đứng vào thế bài bản rồi, thì thưa các bạn, bài diễn thuyết nó như thế này, tôi sẽ kể ngay tôi. Khi mọi người nghe xong, có bạn hỏi là tôi có chém quá lên không. Không hề. Tôi đến đây để nói về các bài học chứ không phải kể chuyện vui. Bài diễn thuyết thế này: - Thưa các công dân của thị trấn< Ngay khi ông nghe giọng của chính mình, ngón tay ông bắt đầu co giật, đầu gối có vẻ không vững, còn người thì run bần bật. Ông đằng hắng rồi quay về bàn xem bảo thảo. Sau đó, ông nắm chặt tay rồi quay lại vị trí: - Thưa các công dân của thị trấn, chúng ta là các công dân của thị trấn, chúng ta -- chúng ta -- chúng ta -- chúng ta -- chúng ta -- chúng ta rất vui -- chúng ta rất vui -80

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

chúng ta rất vui -- chúng ta rất vui. Chúng ta rất vui mừng chào đón những người lính này quay trở về quê hướng những người lính đã chiến đấu và đổ máu – và quay trở về quê hương. Chúng ta đặc biệt – chúng ta đặc biệt – chúng ta đặc biệt. Chúng ta đặc biệt vui mừng khi hôm nay có sự hiện diện của vị anh hùng trẻ tuổi [ý là tôi đó+ – vị anh hùng trẻ tuổi mà trong mơ *thưa các bạn, nếu ông không nói là ‚trong mơ‛ chắc tôi cũng không tự cao đến mức kể lại mấy chuyện này ở đây đâu+ -- vị anh hùng trẻ tuổi mà trong mơ ta đã thấy dẫn đầu -- ta đã thấy dẫn đầu – dẫn đầu. Ta đã thấy dẫn đầu đoàn quân tiến vào tử địa. Ta đã thấy ánh lóa của -- ta đã thấy ánh lóa của -- ánh lóa của -- ánh lóa của lưỡi gươm -- phản chiếu. Phản chiếu trong ánh tà dương khi anh hô to: ‚Tiến lên!‛ Ơi là trời ơi! Ngài thị trưởng tốt bụng không hề biết gì về chiến tranh cả. Nếu biết chiến tranh là gì, ông lẽ ra đã biết thứ mà bất kì người lính nào ở đây tối nay đều biết, rằng một anh sĩ quan lao lên trước đoàn lính, tự đặt mình Russell H. Conwell

81

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

vào nguy hiểm thì người đó gần như đã phạm tội rồi. ‚Ánh lóa của lưỡi gươm phản chiếu trong ánh tà dương và hô to: ‘Tiến lên!’‛ Tôi không bao giờ làm thế cả. Các bạn có nghĩ rằng tôi sẽ chạy lên tiền tuyến để vừa ăn đạn của địch từ đằng trước, vừa ăn đạn lạc của đồng đội từ phía sau không? Đó không phải chỗ của sĩ quan. Chỗ của sĩ quan phải là ở phía sau. Khi gặp địch tôi vẫn thường phải cưỡi ngựa về phía hậu quân, các anh lính thì lao lên đằng trước. Tiến hô của quân địch vang từ trong rừng: ‚Tướng ở hậu quân! Tướng ở hậu quân!‛ Tất cả sĩ quan lui về phía sau, và chức vụ sĩ quan nào càng cao, sĩ quan đó càng phải lui về sâu. Không phải vì họ không dũng cảm, mà là vì luật chiến tranh quy định thế. Thế mà ông thị trưởng tả: ‚ánh lóa của lưỡi gươm phải chiếu trong ánh tà dương.‚ Ngay trong tòa thị chính hôm đó có những đồng đội đã từng phải cõng thằng nhóc anh hùng qua sông Carolina. Vài người phải đi bắt gà bắt heo cho sĩ quan. Vài người còn tử trận ở vùng núi Tennessee. Thế 82

Russell H. Conwell

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

mà trong bài diễn thuyết của thị trưởng, họ hoàn toàn không được nhắc tên. Ông có nhắc tới họ, như chỉ thoáng qua thôi. Anh hùng ở thời khắc đó là thằng nhóc này này. Tổ quốc có nợ nó cái gì không? Không, chưa từng và không bao giờ. Tại sao nó lại trở thành anh hùng? Đơn giản bởi vì ông thị trưởng đã mắc phải sai lầm rất con người: ông nghĩ thằng nhóc vĩ đại, bởi vì nó là sĩ quan còn xung quanh chỉ toàn lính tráng. Ôi tôi đã học được bài học nhớ đời cho tới khi chết. Sự vĩ đại không nằm ở việc nắm quyền, mà là ở việc thực hiện những nhiệm vụ cao cả với phương tiện giới hạn, là ở việc đạt được những mục tiêu to lớn trong cuộc đời. Để trở nên vĩ đại, mọi người phải trở nên vĩ đại ngay bây giờ và ngay tại đây, ở Philadelphia. Những người nào có thể xây nên những con đường tốt hơn cho thành phố, những trường học khang trang hơn, mang lại nhiều niềm vui và sự văn minh, nhiều niềm tin nơi Thiên Chúa, thì người đó đều là người vĩ đại. Mọi người ở đây hãy nhớ lấy rằng Russell H. Conwell

83

Những cánh đồng kim cương (edition 1)

nếu muốn trở nên vĩ đại, ta phải bắt đầu từ chính tại đây, với chính con người mình. Ai có thể làm thành phố mình tốt đẹp hơn, ai có thể trở thành công dân tốt nơi mình sinh sống, ai có thể tạo nên những gia đình hạnh phúc, người đó đều là người giá trị dù họ đang bán tạp hóa, làm thu ngân, làm tạp vụ. Dù cuộc đời họ có thể nào, họ cũng sẽ là người vĩ đại tại Philadelphia vào ngay lúc này.

84

Russell H. Conwell

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF