LE QUANG VI_22014552_CHU DE 4

December 1, 2022 | Author: Anonymous | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Download LE QUANG VI_22014552_CHU DE 4...

Description

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

HỌ VÀ TÊN SV: LÊ QUANG VĨ MSSV: 22014552

TÊN CHỦ ĐỀ 4: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ  NGHĨA Ở VIỆT NAM NAM HIỆN NAY

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 01 năm 2022

 

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Thị Điệp. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn triết học. Tuy là học trên nền tảng trực tuyến do dịch bệnh Covid – 19, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô. Cô đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em và các bạn trong lớp học nhận được những kiến thức cơ bản và nâng cao, nắm rõ hơn về bộ môn Triết học. Từ những kiến thức mà cô đã truyền tải, mà em đã dần trả lời được những câu hỏi trong cuộc sống thông qua môn Triết học Mác – Lênin. Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày những gì mình đã tìm hiểu và học hỏi về vấn về vận dụng quan điểm Triết học Mác – Lênin về bản chất con người trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gửi đến cô.

Có lẽ kiến thức không có giới hạn, riêng kiến thức của bản thân em thì luôn có những mặt hạn chế nhất định. Trong quá trình hoàn thành làm bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em mong nhận được sự góp ý đến từ cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, có một năm mới vạn điều may mắn. Hạnh  phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng giảng dạy. Nếu có duyên cô trò ta sẽ gặp lại, cùng nhau chia sẽ những kiến thức cô nha.

 

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài: Trong cuộc sống của xã hội loài người, không một ai luôn muốn bản thân mình tồn tại và phát triển trong một môi trường tự nhiên nhất định. Trong quan niệm của triết học mác – xít con người luôn là một thực thể sinh vật, là một thực thể xã hội và là đối tượng bị quyết định bởi các quy luật khác nhau. Muốn tồn tại trong cuộc sống, con người phải tự tạo ra các giá trị về vật chất và tinh thần. Đó là hai yếu tố cơ bản nhất để quyết định được sự tồn tại và phát triển của con người trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, ngoài tạo ra được của cải vật chất và tinh thần. Con người có nhiệm vụ và trách nhiệm để lưu truyền lại các giá trị mà họ đã tạo ra cho thế hệ mai sau. Ở khía cạnh khác, con người còn làm cho đất nước của họ phát triển ở một tầm cao mới về nền văn hóa và kinh tế đa dạng. Các tầng lớp giai cấp thống trị đất nước vĩ đại và các mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển. Vậy trong tương lai, các thế hệ mai sau phải có trách nhiệm hiểu như thế nào về bản chất của con người và vận dụng quan điểm Triết học trong xây dựng con người mới , xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Với ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài “ Vận dụng quan điểm triết học Mác –  Lênin về bản chất con người trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. “ để nghiên cứu, học hỏi, xây dựng về luận điểm bản chất của con người trong Triết học và vận dụng vào công cuộc xây dựng con người mới trong xã hội hiện nay. Đề tài này sẽ đưa ra được những tầm quan trọng và ý nghĩa phương pháp luận về nhận thức và thực tiễn của bản chất con người.

 

Nội dung luận chủ đề trình bày gồm: 1. Khái niệm con người..................... người.................................. ......................... ......................... ......................... ........................ .................1 .....1 1.1 Con người là thực tể sinh học – xã hội.............................. hội........................................... ......................... ................1 ....1 1.2 Ba hệ thống quy luật chi phối hoạt động của con người............................. người................................. 2 2. Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội..................... hội................................. .............3 .3 2.1 Quan niệm về con người trong Triết học phương Đông............... Đông........................... ................ .... 3 2.2 Quan niệm về con người trong Triết học phương Tây trước K.C.MÁC.......3 K.C.MÁC.......3 ......................... ............. ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... ........................ ............44 2.3 Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về bản chất con người.................... người.................... 5 ........................ ............ ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... ........................ .............5 .5 ........................ ............ ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... ........................ ..............6 ..6 3. Con người là chủ thể của lịch sử, là sản phẩm của lịch sử.............................6 sử.............................6 3.1 Con người là chủ thể của lịch sử....................... sử................................... ......................... ......................... ..................6 ......6 ........................ ............ ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... ........................ .............7 .7 3.2 Con người là sản phẩm của lịch sử....................... sử................................... ......................... ......................... ................ 7 ......................... ............. ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... .......................8 ...........8 4. Vận dụng......................... dụng..................................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... .................8 .....8 ........................ ............ ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... ........................ .............9 .9 ..................................... ........................ ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... .......................10 ...........10 ........................ ............ ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... .......................11 ...........11 Kết luận:....................... luận:.................................... ......................... ........................ ......................... ......................... ........................ ......................11 ..........11 ........................ ............ ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... .......................12 ...........12 ........................ ............ ......................... ......................... ........................ ......................... ......................... ......................... ......................... .......................13 ...........13 Tài liệu tham khảo......................... khảo...................................... ......................... ........................ ......................... ......................... .................13 .....13

 

NỘI DUNG 1. Khái niệm con người: 1.1. Con người là thực thể sinh học – xã hội Con người vừa là một thực thể của yếu tố sinh học cũng vừa là thực thể của yếu tố xã hội. Đối với thực thể sinh học, con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên. Vì con người là quá trình của sản phẩm tiến hóa tự nhiên nên con người là một bộ phận tất yếu không tách rời của giới tự nhiên. Vì vậy, giới tự nhiên chính là tiền đề vật chất đầu tiên quy định cho sự tồn tại của con người. Và do đó, bản tính của con người luôn bao hàm trong nó cả bản tính sinh học và tính loài. Có thể nói, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người và con người là một bộ phận không tách rời của tự nhiên là kết quả của quá trình phát triển và sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên. Đối với thực thể xã hội, con người có nguồn gốc từ xã hội mà cụ thể là có nguồn gốc tư lao động.Về mặt thể xác, con người tạo ra nhiên liệu, thực phẩm, áo, quần, nhà,... Nhờ có lao động và thông qua lao động con người mới tiến hóa thoát ra khỏi đời sống động vật. Ý thức và bộ não của con người mới phát triển. Nhờ có lao động và thông qua lao động thì các quan hệ xã hội của con người như quan hệ kinh tế, chính trị, pháp quyền, tôn giáo,... mới hình thành và phát triển. Vì con người có nguồn gốc từ xã hội và từ lao động cho nên mọi hoạt động của con người luôn chịu sự tác động chi phối của các nhân tố xã hội và của các quy luật xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội của con người là đặc tính chỉ có ở trong xã hội loài người. Con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với con vật. Mặt khác, con người luôn tạo ra được những giá trị về vật chất và tinh thần. Phát triển và lưu truyền cho thế hệ mai sau tiếp nối kế thừa. Đó là một trong những đặc trưng cơ bản mà con người luôn khác và tách biệt hoàn toàn khỏi con vật. Ở con người, yếu tố sinh học và xã hội không thể tách rời nhau mà luôn thống nhất biện chứng với nhau.

1

 

Khái quát lại: Với tư cách là một thực thể sinh học, con người bị những quy luật sinh học, quy luật của tự nhiên chi phối, hình thành nên bản chất tự nhiên của mình. Bản chất tự nhiên được thể hiện qua nhu cầu, lời nói, hành vi, hành động có tính bản năng. Với tư cách là một thực thể xã hội, sự tồn tại của con người chịu sự điều chỉnh của các quy luật và các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, nhận của con người về hoạt động thực tiễn luôn chịu sự tác động và điều chỉnh bởi các quan hệ xã hội.

1.2 Ba hệ thống quy luật chi phối hoạt động của con người. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng ba quy luật đó có tính thống nhất với nhau. Đó là hệ thống các quy luật tự nhiên, hệ thống các quy luật tâm lý và hệ thống các quy luật xã hội. Thứ nhất về quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp giữa cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, quy luật về di truyền, biến dị. Đó chính là quy định về phương diện sinh học của con người. Thứ hai, về các quy luật tâm lý ý thức và hình thành vận động trên nền tảng sinh học của con người như quy luật hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Thứ ba, về các quy luật xã hội là các quy luật quy định quan hệ xã hội giữa người với người. Mối quan hệ sinh học và xã hội là yếu tố quyết định về nhu cầu của con người trong cuộc sống. Con người có rất nhiều nhu cầu như là ăn, mặc, vật chất, tinh thần,.. Đó là những yếu tố cơ  bản mà phải có trong nhu cầu của con người người trong xã hội. Ba hệ thống quy lluật uật này tác động và tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người  bao gồm cả về mặt sinh học và về mặt xã hội. Tóm lại định nghĩa khái niệm con người:

2

 

Con người là một thực thể thống nhất giữa hai yếu tố về sinh học và yếu tố xã hội. Mặt sinh học là tiền đề, cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn đối với mặt xã hội là một yếu tố làm cho con người tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới loài vật. Hai mặt này có quan hệ khăng khít và không thể tách rời nhau. 2. Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội: 2.1 Quan niệm về con người trong Triết học phương Đông. Từ thời xa xưa, các nhà Triết học Phương đông nghiên cứu, tìm ra câu giải thích hay lý giải về bản chất của con người. Các nhà Triết học chỉ tìm ra câu trả lời dựa trên cơ sở thế giới quan duy tâm, duy vật, tôn giáo. Đối với Phật giáo thì con người là một sự kết hợp đồng điệu giữa hai yếu tố là vật chất và tinh thần.  Nơi mà linh hồn của con người người được tự do tự tại tại và trở nên bất diệt. Bên Bên canh đó, Khổng Tử cho rằng bản chất của con người do “ thiên mệnh “ chi phối quyết định. Đức “ nhân “ chính là giá trị cao nhất của con người. Tức là con người  phải luôn giữ được bản chất quân tử. Còn Mạnh Tử th thìì nói bản chất của con người là do môi trường quyết định. Dựa vào chính bản thân mình, năng lực bẩm sinh rèn luyện để giữ được những giá trị về tinh thần và đạo đức cho bản thân. Tuân Tử, ông cho rằng bản chất của con người sinh ra và lớn lên chiến đấu và chống lại cái ác thì bản thân mới trở nên hoàn thiện và tốt đẹp. Lão Tử thì lý giải  bản chất con người cứ sống theo lẽ lẽ của tự nhiên. Không trái với quy luật tự nhiên tạo ra. Tóm lại, với nhiều ý kiến khác nhau của các nhà Triết học Phương đông. Đều có  biểu hiện một điểm chung duy nhất là về tinh đa dạng phong phú. Luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện. Diệt trừ những cái ác, các quan hệ về chính trị và đạo đức. 2.2 Quan niệm về con người trong Triết học phương Tây trước K.C.MÁC. Ở phương Tây, các nhà Triết học cũng đi nghiên cứu, đi tìm ra câu trả lời về bản chất của con người. Dựa trên nền tảng thế giới quan duy tâm. Ky Tô Giáo quan niệm con người luôn có thể xác và linh hồn. Thể xác khi về già có thể mất đi 3

 

nhưng linh hồn thì còn mãi. Vì vậy, phải thường xuyên chăm chóc linh hồn để hướng tới mọi điều tốt đẹp. Thời Kỳ Trung Cổ cho răng con người là do thượng đế tạo ra. Cuộc sống ở trần gian chỉ là tạm bợ còn hạnh phúc đích thích mới là thế giới bên kia. Đối với Triết học Phục hưng con người là một thực thể có trí tuệ. Họ tạo ra được những giá trị về thể chất lẫn tinh thần. Có một khối óc, bộ não phát triển về tư duy và suy nghĩ. Bên cạnh đó, Triết học cổ điển Đức G.V.Hegel cho rằng con người là hiện thân của “ ý niệm tuyệt đối “ còn đối với L.Feuerbach lại cho rằng con người phát triển về mọi mặt một cách tự nhiên. Con người và yếu tố tự nhiên là một thể thống nhất và đặc biệt là không thể tách rời nhau. Tóm lại, các quan niệm về con người trong thời kỳ Triết học phương Tây trước K.C.MÁC là đứng trên nền tảng thế giới duy tâm, duy vật có tính siêu hình thì đều không phản ánh đúng về bản chất của con người. Các nhà Triết học phương Tây chỉ phản ánh, giải thích và xem xét một cách trừu tượng về các yếu tố tinh thần, thể xác, tự nhiên, sinh học. Nhưng lại không có về mặt yếu tố của xã hội. 2.3 Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về bản chất con người. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Trong một tác phẩm Luận cương về Feuerbach. Karl Marx ( 1818 – 1883 ) khẳng định “ Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. “ Vậy Luận cương về Feuerbach của Karl Marx đã lý giải và chỉ ra con người luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định. Họ làm và tạo ra những cái giá trị về vật chất và tinh thần ở một thởi điểm, thời khắc có tính lịch sử. Bên cạnh đó bằng sức lao động hay hoạt động thực tiễn họ phát triển về cả thể lực và

4

 

tư duy trí tuệ. Vì vậy, trong một môi trường, một xã hội nhất định con người luôn tồn tại và bộc lộ ra được hết bản năng, bản chất xã hội của mình. Theo quan điểm của Triết học Mác không đi sâu và không thể phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống của con người bởi vì quy luật của tự nhiên là một quy luật không thể nào biết trước được. Nó diễn ra theo một tiến trình mà con người phải chấp nhận nó dù muốn hay không. Triết học Mác chỉ muốn nhấn mạnh vào việc tách khỏi con người và loài vật ở chổ đó là bản chất xã hội. Chính vì lẽ đó, bản chất của xã hội mới tạo nên bản chất của con người. Sự hình thành và phát triển của con người là quá trình gắn liền với lịch sử sản xuất vật chất: Con người sống dựa vào lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên. Sáng tạo ra các vật  phẩm để thỏa mãn cho nhu cầu của mình. Con người luôn có nhiều m mối ối quan hệ trong sản xuất. Họ ngày càng phát triển và đa dạng trong mọi lĩnh vực về sản xuất. Bên cạnh đó, nhờ có lao động và giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện ngày càng nhiều, thay đổi cuộc sống con người ngày càng nhiều. Tính xã hội của con người  biểu hiện trong đời sống mà cụ thể thể là trong sản xuất vật chất. Khi con người có nhiều quan hệ xã hội thì bản năng của họ sẽ phát triển về mọi mặt. Nó càng làm cho con người tách khỏi hoàn toàn với thế giới loài vật. Chính vì vậy, lao động, ngôn ngữ, tư duy, suy nghĩ, sáng tạo của con người trong đời sống xã hội là tiền đề, là yếu tố quyết định bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành được tính cách hay hay nhân cách cá nhân của con người trong cộng đồng xã hội. Tóm lại theo quan niệm của Triết học Mác bản chất con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Khi hoạt động trong những điều kiện lịch sử nhất định con người đều có những mối quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội mới tạo nên bản chất con 5

 

người. Mỗi mối quan hệ trong xã hội luôn có vị trí và vai trò khác nhau. Lao động, hành động thực tiễn tạo ra những sản phẩm, vật chất, tinh thần ở thời điểm mang tính lịch sử và làm cho con người tách khỏi thế giới loài vật. Bên cạnh đó, quan hệ xã hội còn tác động lên bản chất con người. Quan hệ xã hội làm thay đổi đi tính cách, phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người. Chi  phối và quyết định các phương diện của đời sống con người. Con người bộc lộ được bản chất thật sự của mình và bản chất ấy được hình thành và phát triển. 3. Con người là chủ thể của lịch sử và là sản phẩm của lịch sử. 3.1 Con người là chủ thể của lịch sử: Tại sao lại nói con người là chủ thể của lịch sử ? Lịch sử của loài người được hình thành và phát triển khi con người biết chế tạo ra của cái vật chất, chế tạo và phát minh ra công cụ lao động, họ không còn lệ thuộc vào tự nhiên, con người tự tách mình ra khỏi thế giới cọn vật, chuyển sang thế giới loài người, chuyển sang một giai đoạn thời kỳ mới và lịch sử xã hội của con người bắt đầu hình thành và phát triển. Con người là chủ thể của lịch sử bởi sự lao động và sáng tạo, phát triển về tư duy suy nghĩ của họ. Những yếu tố cơ  bản đó chính là thuộc tính tối tối cao của con người. Song song với đó lịch sử của con người và con vật khác nhau ở điểm nào. Thứ nhất về lịch sử của con người. Khoảng 4 triệu năm về trước, vượn cổ chuyển hóa phát triển thành người tối cổ, từ chổ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm thành công cụ. Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay những hòn đá lớn. Đem đi phá hòn đá lớn đó ra thành những mảnh nhỏ cho sắc, vừa tay cầm để sử dụng. Như vậy họ đã bắt đầu chế tác, chế tạo ra được công cụ như rìu, đá,... Họ còn biết chặt cây để làm gậy săn bắt thú dữ. Sau một giai đoạn, người tối cổ phát triển và chuyển hóa thành người tinh khôn hay còn gọi là người hiện đại ngày nay. Họ biết lấy một hòn đá và ghẻ hai mép hay hai rìa của hòn đá đó cho gọn và sắc hơn để làm những công cụ bén chế biến thức ăn, làm thịt thú dữ. Việc chế 6

 

tạo và phát minh ra công cụ lao động là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo ra công cụ và vũ khí. Thứ hai về lịch sử của động vật. Điển hình như đười ươi là những con vật có khối óc rất thông minh và nhạy bén. Chúng biết tự xây nhà làm nơi ở cho bản thân. Đây còn được xem là một loài linh trưởng được xem là một trong những loài thông minh nhất trong thế giới loài vật. Bên cạnh đó, Chim Clark’s Nutcraker ở phía Tây Nam ở nước Mỹ được ghi nhận là một loài chim có bộ óc và trí nhớ rất tốt. Vào mỗi mùa đông, loài chim mệnh danh là  bật thầy về trí nhớ đã chôn cất nhiều hạt thông ở nhiều địa điểm khác nhau. Trí nhớ của nó tốt đến nỗi nó có thể tìm lại được những hạt thông đó ở những vị trí mà nó đã từng chôn cất. Ngoài ra, còn có khỉ đột Koko có thể hiểu hơn các dấu hiệu đơn giản dựa vào ngôn ngữ kí hiệu ở nước Mỹ và hiểu được các từ ngữ giới hạn nhất định trong văn nói tiếng Anh. Tuy nhiên, lịch sử nguồn gốc của động vật không phải do chính chúng làm ra. Mà là thuộc về bản năng của chúng khi sinh ra đã có. Đó chỉ là một khả năng mà chúng sinh tồn trong cuộc sống. Suy nghĩ và tư duy của chúng chỉ ở một mức độ nhất định và không phát triển được như con người. Tóm lại con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải do con người tạo ra, làm ra. Con người chính là yếu tố duy nhất, là mục tiêu, tiền đề dẫn đến sự phát triển xã hội. Họ biết làm ra, chế tạo ra công cụ lao động, làm ra những sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của họ. Đó là lịch sử đầu tiên khiến con người tách biệt khỏi con vật. 3.2 Con người là sản phẩm của lịch sử. Tại sao con người lại là sản phẩm của lịch sử ? Con người biết nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội để tạo nên các sản phẩm, tạo nên các giá trị lịch sử. Thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp mới mục đích hay mục tiêu mà con người đặt ra trong cuộc sống. Nếu không có hoạt động của con người thì sản phẩm của lịch sử cũng sẽ không có. Vì chính con 7

 

người làm ra, tạo ra chúng, nên phải có con người thì mới có được sản phẩm của lịch sử. Đồng thời, phát triển con người theo hướng tích cực, phát triển theo chiều có nền văn hóa và kinh tế đi lên. Tạo ra được những sản phẩm có giá trị tuyệt vời trong cuộc sống xã hội. Xã hội cũng tác động đến con người theo một khuynh hướng phát triển có chung mục đích, ý thức tự giác, có ý nghĩa định hướng tích cực. Cũng thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau. Đó là những phương diện về yếu tố hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển phẩm chất về trí tuệ, năng lực tư duy. Các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất sản xuất ra được sản phẩm. Đó là  biện chứng của mối quan hệ con người người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người. Tóm lại, con người là sản phẩm của lịch sử đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Con người là sản phẩm của lịch sử, sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Hoạt động sản xuất vật chất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là  phương thức dẫn đến sự biến đổi xã hội. Bản chất của con người cũng không  phải là một hệ thống khép kín, kín, mà là một hệ thống m mở, ở, tương ứng với điều kiện kiện tồn tại và phát triển của con người. C.MÁC khẳng định: “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục “ . Vì vậy, để phát triển con người theo một hướng về mặt tích cực thì phải để hoàn cảnh đó có nhiều quan hệ tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Một người tiếp xúc với nhiều người thì sẽ biết được nhiều cảm xúc, tính cách của người đối phương. Con người luôn tiếp nhận hoàn cảnh theo khuynh hướng tích cực và tác động trở  lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau. 4. Vận dụng

8

 

Thực tiễn quan điểm Triết học Mác – Lênin về bản chất con người trong công cuộc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Trong quan điểm của nhà Triết học Mác – Xít, con người được gọi là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng của tự nhiên và xã hội. Con người từ khi sinh ra là từ tạo hóa của tự nhiên nên việc tuân theo các quy luật của tự nhiên là một điều hoàn toàn đúng. Đồng thời sự tồn tại và phát triển của con người cũng đồng hành với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Luận điểm nổi tiếng về con người nêu trên của C.Mác: “ Bản chất của con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội “ . Với quan niệm này, C.Mác đã cho thấy  bản chất của con người không trừu tượng tượng mà là tính hiện tthực. hực. Cũng không phải tự nhiên mà có tính lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất về mặt sinh học và mặt xã hội. Nhưng về mặt xã hội mới chính là bản chất thật sự của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm thay đổi, biển đổi tự nhiên và xã hội. Làm thay đổi chính bản thân con người và đã tạo ra được lịch sử loài người. Chỉ rõ ra được vai trò của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất con người và mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội là một đóng góp quan trọng của Triết hóc Mác – Xít. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế thừa và quán triệt lý luận tư tưởng của C.Mác. Ông luôn hướng đến con người là chủ yếu. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh: “ Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” . Với quan niệm đó, con người vốn dĩ mang trong mình bản chất xã hội. Đồng thời phản ảnh các quan hệ xã hội từ nhỏ đếp lớn trong đó con người sinh tồn hoạt động và sinh sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt mỗi người trong mối quan hệ tay ba. Mối quan hệ với cộng đồng xã hội cụ thể là mỗi người là một thành viên. Mối quan hệ với một hệ thống nhất định, trong đó con người được cai trị hoặc bị áp bức. Cuối cùng là 9

 

mối quan hệ tự nhiên, trong đó, một bộ phận không thể thiếu và là một bộ phận không thể tách rời. Con người trong quan niệm của Bác là một chỉnh thể thống nhất bao gồm ba yếu tố. Đó là sức mạnh, ý chí, nội tâm bên trong. Đó là một hệ thống về sức khỏe, khối óc, suy nghĩ, tư duy, đạo đức, vật chất, tinh thần và thể chất. Triết học Mác – Lênin nghiên cứu, sáng tạo, phát triển đúng đắn về bản chất của con người. Xem con người là nguồn động lực phát triển đất nước, xã hội và là chủ thể của lịch sử. Chiến lược phát triển vì con người và hướng về con người là tư duy nhất quán của Đảng ta. Nó tạo ra nền tàng về thị trường kinh tế, nền văn hóa, vật chất ngày càng đa dạng và phong phú. Trên nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Lời ích cá nhân ngày càng được coi trọng, tạo ra được những cơ hội mới để phát triển bản thân. Tuy nhiên luận điểm trên có thể dẫn đên tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, dẫn đến sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo trong xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đưa ra biện pháp khắc phục các mặt trái của cơ chế thị trường. Con người phải phát huy được các nhân tố, phẩm chất về mọi mặt phát triển, thực hiện chiến lược con người của Đảng là một mục tiêu có ý nghĩa quyết định để giải quyết tốt giữa mối quan hệ cá nhân và xã hội. Củng cố, xây dựng con người Việt Nam có tinh thần đoàn kết, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Con người phải tự giác có được ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động. Có đạo đức, có lương tâm trong nghề nghiệp, không nghe theo cái xấu xa. Luôn hướng về điều tốt đẹp cho đất nước. Có được ý thức cộng đồng, tôn trọng tình nghĩa, có lối sống văn minh, hiện đại quan hệ tốt trong gia đình và ngoài đời sống xã hội. Quan trọng là việc quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về mặt tập trung phát huy các lĩnh vực về văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy niềm khát vọng của đất nước. Xây dựng chiến lược kinh tế, xã hội và con người trong thời gian là 10 năm ( 2021 – 2030 ) bổ sung. 10

 

Làm sâu sắc và có sự phong phú đa dạng về việc phát triển nguồn lực con người. “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân” Tóm lại, có thể kết luận rằng luận điểm của C.Mác về bản chất con người có giá trị lý luận và thực tiễn cho đến ngày nay, là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu trong việc phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần sớm đạt được thành tựu của mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Kết luận TÓM Ý Quan điểm của Mác về bản chất con người đã khắc phục hạn chế của quan niệm duy vật siêu hình. Bởi vì căn bản của hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình là đã trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người thường lí giải con người từ phương diện lịch sử xã hội. Do đó, đ ó, về căn bản chỉ thấy được bản tính tự nhiên của con người. Khác với quan niệm đó thì quan niệm duy vật về lịch sử cho rằng và khi nghiên cứu con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người. Còn lí giải con người tự góc độ các quan hệ lịch sử xã hội. Từ đó, phát hiện ra bản tính xã hội của con người. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách là người phân biệt với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Với quan 11

 

niệm đó, có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng nó mang tính xã hội. Vậy bản chất của con người xét về phương diện tính hiện thực của nó chính là tổng hòa của các quan hệ xã hội. Bởi xã hội chính là xã hội của con người được tạo nên toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa. Bản tính tự nhiên của con người thể hiện ở những khía cạnh. Thứ nhất con người là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là thân thể vô cơ của con người. Về bản tính xã hội cơ bản nhất là nhân tố lao động, luôn bị chi phối bởi các nhân tố và quy luật xã hội. Ý nghĩa từ phương  pháp luận về nhận thức và thực tiễn tiễn bản chất con người. Thứ nhất, là quan hệ kinh tế xã hội cùa con người. Thứ hai, động lực cơ bản của sự phát triển xã hội đó là năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Do đó, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt là môi trường, điều kiện, hoàn cảnh. Thứ ba, sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng các quan hệ kinh tế xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy một trong các giá trị căn bản của các cuộc cánh mạng trong lịch sử đặc biệt là cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế xã hội áp bức và bốc lột ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Ở đó có thể thấy, các cuộc cách mạng trong lịch sử thì góp phần xóa bỏ các hình thái kinh tế xã hội cũ, xây dựng hình thái kinh tế xã hội mới. Tuy nhiên, trong các hình thái kinh tế xã hội trước hinh thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa thì vẫn duy trì chế đó áp bức,  bốc lột người. Chỉ có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới xóa bỏ tận gốc người áp bức bốc lột người. Thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện giải phóng con người. Không chỉ giải  phóng về góc độ cá nhân mà giải phóng toàn thể nhân loại ra khỏi áp bức bốc lột lột  bất công. Xây dựng mối quan hệ bình đẳng cả về kinh tế, chính trị, trị, văn hóa giữa người với người trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hiện nay

12

 

vẫn luôn xác lập và phát triển một xã hội tự do sáng tạo, phát triển của con người.

TÍNH MỚI ( Ý CÁ NHÂN ) Là một sinh viên tôi luôn cố gắng học hỏi, ghi nhớ về quan diệm chủ nghĩa Mác  – Lênin về bản chất con người. Triết học Mác đã định hướng cho tôi tôi luôn có trong mình những phẩm chất cần thiết, thể hiện sự tri thức hóa, sự trưởng thành đến độ nhất định về mặt xã hội. Giúp tôi nâng cao về mặt lý luận, ý thức chính trị, sống có lý tưởng, có ước mơ để học tập phấn đấu và cống hiến. Áp dụng về  bản chất con người tôi luôn đặt cho mình mục tiêu phấn đấu học tập và làm việc, xây dựng bản thân thành một người luôn sống có ý chí, niềm tin, hoài bảo, lý tưởng, có sự sáng tạo, phát triển và cống hiến cho đất nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách, tạp chí Tiếng Việt: 1. Hội đồng Lý luận Trung ương, “ Những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội  XIII của Đảng”, Nxb Đảng”, Nxb Lý luận chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021. 2. Bộ GD&ĐT (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin ( sử dụng trong các trường đại học – hệ không chuyên lý luận chính trị ), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. B. Tài liệu online: 13

 

1. https://8910x.com/nguon-goc-ban-chat-con-nguoi/ 2. http://www.triethoc.info/2014/04/con-nguoi-va-ban-chat-cua-con-nguoi.html

14

 

15

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF