Hang_bsc and Eva

December 9, 2016 | Author: Nguyễn Thị Thanh Hoa | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

BSC...

Description

Phần BSC Bài 4: Yêu cầu 1: Những thuận lợi và bất lợi cho tổ chức E khi sử dụng mô hình BSC để thiết kế hệ thống đánh giá thành quả hoạt động: 1. Thuận lợi: - Lợi thế đầu tiên của việc sử dụng BSC là bằng cách nhìn vào bốn khía cạnh của hoạt động của tổ chức E, ta thực sự có được một cái nhìn cân bằng về hiệu suất công ty. Không giống như các phương pháp truyền thống theo dõi sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, BSC cung cấp một bức tranh đầy đủ về việc liệu tổ chức E có đạt được mục tiêu của mình. Trong khi nó có vẻ là một tổ chức đang làm tốt về tài chính, nó có thể là sự hài lòng của khách hàng là giảm xuống, đào tạo nhân viên là không đủ, hoặc các quá trình lỗi thời. - Thứ hai, khi sử dụng BSC, trước mắt không phải là điều duy nhất đang được đánh giá, mà còn hướng đến các mục tiêu trong dài hạn, để các bộ phận hoạt động độc lập ở mỗi quốc gia của tổ chức E hướng đến thực hiện một định hướng chiến lược chung rõ ràng. - Cuối cùng, bằng cách sử dụng BSC, tổ chức có thể chắc chắn rằng bất kỳ hành động thực hiện chiến lược phù hợp với kết quả mong muốn. Sẽ tăng hiệu quả hoạt động trong dài hạn và sự phát triển bền vững của xã hội. 2. Bất lợi: - Thứ nhất là để có thể sử dụng được BSC cần tổ chức một cuộc họp để lên kế hoạch ra những mục tiêu mà tổ chức E đạt được trong bốn lĩnh vực của BSC. Một khi đã nêu rõ mục tiêu, sau đó tổ chức có thể bắt đầu để phá vỡ những mục tiêu này để mang lại những mục tiêu này thành hiện thực. - Thứ hai, do tổ chức E đang bị cắt giảm dần từ các khoản viện trợi của các nhà tài trợ nên tình hình tài chính của E bị ảnh hưởng. - Thứ ba là tổ chức E có nguy cơ gặp phải sự cản trở từ phía các CEO. Yêu cầu 2: 4 nguyên nhân các CEO có xu hướng cản trở sự thay đổi của Ủy ban giám sát: - Một là khi áp dụng BSC để thiết kế hệ thống đánh giá thành quả tại tổ chức E có thể đụng chạm tới lợi ích của các CEO. Sự mâu thuẫn về lợi ích khi sử

dụng BSC thể hiện rõ nhất khi Ủy ban giám sát nhận thấy cần phải có sự thay đổi khá lớn về hệ thống ban lãnh đạo là các CEO và một số nhà quản lý. - Hai là khi áp dụng một mô hình mới vào tổ chức thì các CEO sẽ phải dành thời gian nghiên cứu để tìm hiểu và áp dụng. Trong khi, không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng cho việc thay đổi đó. Và hơn nữa là đòi hỏi kỹ năng cao hơn từ phía các CEO, như vậy có thể đụng tới lòng tự ái của họ hoặc có người sẽ sợ không đáp ứng được yêu cầu. - Ba là sự không thống nhất trong các quyết định ở các buổi họp của CEO. Việc này dẫn đến sự khó đồng lòng của toàn bộ CEO cho mục tiêu xây dựng thành công hệ thống BSC cho tổ chức. Bởi trong 4 năm qua, 45 CEO chỉ gặp nhau có hai ngày trong một năm để thảo luận về tình hình hoạt động và định hướng chung cho toàn bộ hệ thống hoạt động tại các quốc gia khác nhau. - Bốn là để áp dụng được BSC cho tổ chức thì cũng cần phải có một khoản tài chính để xây dựng nó, trong khi các khoản viện trợ cho tổ chức E đang ngày càng giảm dần. Từ đó, các CEO sẽ có xu hướng thuyết phục tổ chức E không sử dụng BSC để tiết kiệm chi phí cho tổ chức. Yêu cầu 3: Đề nghị các bước cần thực hiện để giúp Ủy ban giám sát giải quyết sự cản trở từ phía các CEO bộ phận trong quá trình thực hiện những thay đổi toàn diện trong tổ chức E: - Một là tổ chức một cuộc thảo luận giữa các CEO bộ phận, nghe họ trình bày những ý kiến cá nhân khiến họ có xu hướng cản trở sự ứng dụng BSC vào tổ chức E. Sau đó, Ủy ban giám sát sẽ tiến hành phân tích để cho họ thấy những thiếu sót và sai lầm trong những ý kiến đó và cần phải được xem xét để điều chỉnh. - Hai là Ủy ban giám sát nên lập một kế hoạch chi tiết, những yếu tố cần chuẩn bị và kết quả đạt được, để cho các CEO thấy một “bức tranh toàn cảnh” của tổ chức được cải thiện thế nào sau khi sử dụng BSC. Vì thực sự BSC có tác dụng rất lớn tới hoạt động của tổ chức. - Ba là có giải pháp để tăng cường sự liên kết và đồng lòng của các CEO, không để cho họ nghĩ rằng có sự mâu thuẫn về lợi ích khi tổ chức thực hiện BSC. Ví dụ như các CEO sẽ nhận được điều gì sau khi có sự áp dụng BSC chẳng hạn.

- Ba là Ủy ban giám sát có thể trình bày ý tưởng áp dụng BSC và những lợi ích nó mang lại cho tổ chức nói chung và những tác động đến hoạt động sau này và góp phần đến sự phát triển bền vững của xã hội đến các nhà viện trợ để huy động sự ủng hộ về tài chính.

Bài 5: Yêu cầu 1: Xây dựng BSC cho công ty Weierman để giải quyết 2 vấn đề sau: Vấn đề 1: Khách hàng hiện nay đang gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán những hóa đơn và thời gian thu hồi nợ ngày càng dài. Phương diện Tài chính

Khách hàng

Quy trình kinh doanh nội bộ Học hỏi và phát triển

Mục tiêu

Thước đo

* Tăng khả năng thu * Vòng quay các khoản hồi nợ nợ phải thu * Tỷ lệ phần trăm nợ phải thu khó đòi trên tổng doanh thu Tăng khả năng hài lòng của khách hàng về tính chính xác của số tiền trên hóa đơn

Tăng khả năng thanh toán những hóa đơn Tăng khả năng chính xác khi nhập liệu trên hóa đơn của các nhân viên

Mức độ hài lòng của khách hàng về tính chính xác của số tiền trên hóa đơn (thông qua bảng câu hỏi được phát hàng tháng) Tỷ lệ phần trăm các hóa đơn tính tiền bị sai sót Tỷ lệ phần trăm nhân viên bán hàng được huấn luyện đầy đủ để nhập số liệu vào phần mềm

Mối quan hệ + -

+

-

+

Vấn đề 2: Công ty hiện đang chịu một khoản lỗ lớn từ những sản phẩm quần áo bị lỗi thời và khó tiêu thụ. Những sản phẩm này thường phải bị thanh lý với mức giá rất thấp.

Phương diện Tài chính

Khách hàng

Quy trình kinh doanh nội bộ Học hỏi và phát triển

Mục tiêu

Thước đo

Giảm lượng hàng *Vòng quay hàng tồn kho tồn kho * Tỷ lệ phần trăm hàng tồn không bán được vào cuối mùa trên tổng giá vốn hàng bán Nâng cao khả năng sinh lợi từ khách Lợi nhuận hoạt động hàng Tăng khả năng dự Tỷ lệ chính xác của các dự đoán lượng hàng toán tiêu thụ tiêu thụ Tăng kỹ năng của Số lần huấn luyện kỹ năng nhân viên liên lập dự báo cho nhân viên quan đến hoạt chuyên trách động tiêu thụ

Mối quan hệ + -

+

+

+

Yêu cầu 2: Giả sử khách hàng ngày càng hài lòng với sự chính xác trên các hóa đơn tính tiền. Tuy nhiên, kết quả thực hiện được đánh giá thông qua các thước đo như vòng quay các khoản nợ phải thu và nợ phải thu khó đòi vẫn không được cải thiện. Có thể giải thích vấn đề này như sau: - Nguyên nhân có thể nằm từ phía khách hàng: Đó là do khách hàng có thể quên thanh toán, cố tình dây dưa không chịu thanh toán đúng hạn hoặc cố tình không thanh toán, dẫn đến nợ phải thu khó đòi tăng cao. Hơn nữa, khách hàng giảm bớt ý muốn thanh toán khi mua những sản phẩm bị lỗi thời của công ty, trong khi các đối thủ cạnh tranh của công ty có thể cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. - Nguyên nhân có thể nằm từ phía công ty: Có thể do chính sách bán hàng của công ty mà cụ thể là thời hạn thanh toán cho khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ. Các sản phẩm của công ty có một số lượng bị lỗi thời và khó tiêu thụ nên ảnh hưởng đến doanh thu của công ty và sự hài lòng của khách hàng.

Yêu cầu 3: Giả sử kết quả thực hiện của các thước đo như vòng quay các khoản nợ phải thu và nợ phải thu khó đòi, tỷ lệ phần trăm hàng tồn không bán được vào cuối mùa đã được cải thiện, tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn bị giảm. Có thể giải thích vấn đề này như sau: - Công ty cải thiện được lượng hàng tồn không bán được vào cuối mùa nhưng do những sản phẩm này bị lỗi thời nên phải thanh lý với mức giá rất thấp, điều này sẽ khiến doanh thu giảm trong khi công ty vẫn phải gánh chịu các khoản chi phí trong quá trình bán hàng. - Sự cạnh tranh từ phía các đối thủ và sự thay đổi lớn trong thị hiếu và nhu cầu của khách hàng làm ảnh hưởng đến thị phần của công ty. Nên có thể mặc dù cải thiện được vòng quay các khoản nợ phải thu và nợ phải thu khó đòi nhưng sự gia tăng lượng tiêu thụ trong khách hàng có thể giảm. Bài 9: Yêu cầu 1: Tư vấn cho ông T: Mô hình BSC sẽ giúp cho công ty đạt được sứ mạng và tầm nhìn: * Sứ mạng: “CCC luôn suy nghĩ và hành động với mục đích hoàn thành sứ mạng của mình là cam kết mang lại tình hình tài chính tốt hơn cho CCC, mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất nhằm đạt được sự hài lòng của khách hàng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp”. * Tầm nhìn: - Tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông - Đạt được sự hài lòng của khách hàng và thỏa mãn giá trị khách hàng mong đợi - Liên tục cải tiến quy trình hoạt động kinh doanh - Phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông ti, văn hóa và liên kết trong tổ chức. Yêu cầu 2: Giả sử công ty CCC xây dựng mô hình BSC cho năm 2013 hướng đến sứ mạng và tầm nhìn đã đề ra: Phương Chỉ tiêu kế Hành động để đạt mục Mục tiêu Thước đo diện hoạch tiêu Tài chính 1. Tạo ra 1. Giá trị kinh Xuất phát từ mức độ hoạt giá trị tăng tế tăng thêm động liên quan đến sản thêm cho (EVA) phẩm và khách hàng để gia cổ đông tăng lợi nhuận hoạt động.

2.Tăng 2. Tốc độ tăng Tăng 20% doanh thu doanh thu so với năm 2012

Khách hàng

Duy trì Tỷ lệ số Tăng 15% lòng trung lượng khách thành của hàng khách hàng

Quy trình kinh doanh nội bộ

Làm hài Số lần khiếu lòng và giữ nại của khách chân khách hàng hàng hiện tại

Xem xét để giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình bán hàng để gia tăng lượng tiêu thụ. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như bảo trì và nâng cấp máy tính để phục vụ cho quá trình làm việc hiệu quả hơn… Yêu cầu các nhân viên kinh doanh nắm rõ chính sách chiết khấu để truyền đạt rõ ràng tới các khách hàng cũ khi họ làm mới lại hợp đồng bảo hiểm. Khi khách hàng cũ thấy được lợi ích họ sẽ đạt được với chính sách chiết khấu của công ty thì lòng trung thành của họ với công ty sẽ được nâng cao hơn. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng hơn nữa vì mặc dù chính sách chiết khấu được giới thiệu nhưng không làm giảm tình trạng mất dần khách hàng của CCC nên bên cạnh việc giải thích rõ ràng những quyền lợi của khách hàng mà họ được hưởng từ chính sách chiết khấu thì mấu chốt nằm ở chất lượng phục vụ khách hàng của CCC.

Học hỏi và phát triển

1.Phát triển % nhân viên năng lực có khả năng của nhân và kỹ năng viên cần thiết

2.Cung cấp các ứng dụng để hỗ trợ chiến lược

% các quy trình quan trọng được hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin

CCC nên tổ chức kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên. Hoặc CCC có thể có kế hoạch tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng hơn phục vụ cho công việc. Vì hiện tại khá nhiều nhân viên của CCC có trình độ thấp, không phù hợp với công việc họ đang làm, dẫn đến khá nhiều sai sót và sửa lỗi trong công việc. CCC nên tiến hành bảo trì và nâng cấp máy tính cá nhân thường xuyên. Vì việc này sẽ giúp gia tăng khả năng thích hợp của máy tính cá nhân với sự phát triển của công nghệ thông tin và nâng cao hiệu suất của quá trình làm việc.

Yêu cầu 3: Một vài điểm bất lợi của mô hình BSC: - CCC phải đối mặt với sự cản trở từ một vài bộ phận khi mà việc áp dụng BSC có thể ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Để áp dụng được BSC cần phải có sự đồng lòng nhất trí của các bộ phận mới có thể hy vọng mang lại được thành công cho công ty. …………… Bài 7: Yêu cầu 1: Tập đoàn Lee chưa thành công trong việc thực hiện chiến lược năm 20x9: * Về phương diện tài chính: - Mức tăng lợi nhuận do tăng năng suất thực hiện chỉ đạt được $400.000 trong khi kế hoạch đề ra là $1.000.000, mức tăng lợi nhuận do tăng trưởng thực hiện cũng

chỉ đạt 600.000 trong khi kế hoạch đề ra là 1.500.000. Điều này dẫn đến mục tiêu gia tăng giá trị cổ đông chưa đạt được. * Về phương diện khách hàng: - Vì thị trường máy in hiện nay đang có sự cạnh tranh rất cao về giá và tính năng của các loại máy in nên Lee đặt ra mục tiêu then chốt là gia tăng thị phần với việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng và giá rẻ. Tuy nhiên thì Lee cũng chưa thành công về mục tiêu này. Cụ thể thị phần của máy in màu thực hiện chỉ đạt được 4,6% trong khi kế hoạch đề ra là 5%. Yêu cầu 2: Bảng điểm cân bằng của Lee chưa giải thích được việc tập đoàn không đạt được mục tiêu về thị phần trong năm 20x9. BSC Điều mới chỉ chỉ ra ở phương diện khách hàng, khi mà với mục tiêu đề ra là gia tăng thị phần thì thị phần của máy in màu thực hiện chỉ đạt được 4,6% trong khi kế hoạch đề ra là 5%. Để đánh giá về mục tiêu thị phần còn phải bổ sung những thông tin về: - Mức độ hài lòng của khách hàng - Sự trung thành của khách hàng - Thu hút khách hàng mới - Nâng cao thị phần với những khách hàng mục tiêu. Ở đây thì BSC mới chỉ đưa ra một con số chung chung mà chưa đi sâu vào từng chỉ tiêu cụ thể. Vì biết đâu có những vấn đề Lee đã đạt được nhưng cũng có những vấn đề mà Lee cần phải xem xét để có kế hoạch chú trọng điều chỉnh. Những thước đo khác cần thiết có thể bổ sung liên quan đến phương diện khách hàng: Mục tiêu Thước đo Đạt được sự hài lòng của khách hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng thông qua khảo sát Duy trì lòng trung thành của khách * % khách hàng cũ tiếp tục mua hàng hàng * % tăng trưởng doanh thu của khách hàng hiện tại Thu hút khách hàng mới * Số lượng khách hàng mới trong thị phần khách hành mục tiêu * % doanh thu từ khách hàng mới trên tổng doanh thu Nâng cao thị phần Thị phần khách hàng mục tiêu

Yêu cầu 3: Việc bổ sung một số thước đo về sự hài lòng của nhân viên liên quan đến phương diện học hỏi và phát triển, cũng như bổ sung thước đo về sự phát triển sản phẩm mới liên quan đến phương diện hoạt động kinh doanh nội bộ là cần thiết vì: - Sự hài lòng của nhân viên sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng năng suất lao động và có thể dẫn đến giảm giá thành sản phẩm. Vì khi nhân viên hài lòng với công việc thì họ sẽ có tinh thần làm việc tốt hơn và có động lực nỗ lực trong việc hoàn thành công việc - Sự phát triển của sản phẩm mới cũng có thể góp phần gia tăng thị phần cho công ty vì điều này có thể làm tăng tính chất khác biệt, độc đáo cho sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh hoặc thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm mới của công ty. Tuy nhiên, các thước đo trên không phải là yếu tố then chốt giúp cho tập đoàn thành công trong việc thực hiện chiến lược mà chỉ là góp phần giúp Lee thực hiện được chiến lược vì mục tiêu mà Lee đặt ra là nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành qua việc tăng hiệu quả sản xuất và giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. Nhưng vấn đề mấu chốt nằm ở chất lượng sản phẩm và giá thành, mà quan trọng nhất xuất phát từ định phí. Yêu cầu 4: Những vấn đề cần phải quan tâm xem xét nếu tập đoàn nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm quy mô hoạt động để giảm công suất dư thừa không sử dụng: * Về nâng cao chất lượng sản phẩm: - Khi nâng cao chất lượng sản phẩm thì giá thành có tăng không? Và mức tăng đó liệu khách hàng có chấp nhận được không? - Sản phẩm có tính năng khác biệt, độc đáo mà có cạnh tranh hơn so với đối thủ không? * Về giảm quy mô hoạt động để giảm công suất dư thừa không sử dụng: - Lee có thể sẽ phải xem xét đến việc sa thải một số nhân viên thì điều cần quan tâm là sẽ sa thải ai và giữ lại ai. - Ngoài ra, Lee xem xét tới việc bán bớt một số thiết bị thì cần bán thiết bị nào và việc này liệu có ảnh hưởng đến EVA không?

PHẦN EVA Bài 2: Đơn vị tính: USD 1. Tài sản đầu tư = Tài sản hoạt động bình quân – Nợ ngắn hạn ROI = EBIT : Tài sản đầu tư RI = EBIT – Chi phí sử dụng vốn = EBIT – ROImin x Tài sản đầu tư Atlantic 1.000.000 250.000 750.000 12% 90.000 200.000 26,67% 110.000

Tài sản hoạt động bình quân Nợ ngắn hạn Tài sản đầu tư Tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu mong muốn Chi phí sử dụng vốn EBIT ROI RI

Pacific 5.000.000 1.500.000 3.500.000 12% 420.000 750.000 21,43% 330.000

2. (LS đi vay sau thuế x Thị giá nợ DH) + ( LS sử dụng VCSH x Thị giá VCSH)

WACC = (Thị giá nợ DH + Thị giá VCSH) Trong đó ta có: Thị giá vốn chủ sở hữu =

11 +12 2

x 310.000 = 3.565.000

Lãi suất đi vay sau thuế Thị giá của nợ dài hạn Lãi suất sử dụng vốn chủ sở hữu Thị giá vốn chủ sở hữu WACC

Công ty Potomac 10% 3.500.000 14% 3.565.000

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF