February 10, 2023 | Author: Anonymous | Category: N/A
2/8/2018
Lời tựa
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ N NGHIỆP GHIỆP CÁCH MẠNG MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XU XUẤT ẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN .VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SA /TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKSCH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Lời tựa (https://www.facebook.com/sharer/sharer (https://ww w.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http:/ .php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van/dangcongsan.vn/tu-lieu-vanCập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016 12/10/2016kien.html/index-3722201685746 kien.html/index-3722201685746462.html) 462.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) .vn)
Đại tướng Lê Đức Anh là một vị tướng, một nhà lãnh đạo tài năng, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cuộc đời của đồng chí Lê Đức Anh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quân đội. Cuốn hồi ký Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng mạng của Đại tướng Lê Đức Anh được viết công phu, đã phản ánh trung thực điều đó. Đồng chí lê Đức Anh đã có công lao lớn trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí có mặt trên nhiều chiến trường khó khăn ác liệt, chỉ huy, trực tiếp chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở phía Tây Nam và giúp cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ Khmer đỏ diệt chủng để hồi sinh, xây dựng lại đất nước Campuchia. Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đầu đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đồng chí Lê Đức Anh đã cùng tập thể lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có nhiều quyết sách quan trọng trong công tác đối nội, đối ngoại, góp phần phần đưa đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển, đ ời đ ời sống nhân dân từng bước được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững và củng cố… Đồng chí là một đảng viên mẫu mực, có phẩm chất trong sáng, sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị. Trên cương vị công tác, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đồng chí cũng luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc, giữ vững và phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản, làm hết sức mình với tư tưởng tiến công, hoàn thành cao nhất nhiệm vụ và trọng trách được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng chí là người hoạt động thực tiễn sôi nổi, sâu sát, có hiệu quả, nói đi đôi với làm, có tư duy sáng tạo, có tinh thần quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Đồng chí Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đối với tôi, đồng chí Lê Đức Anh là người đồng chí, người bạn thân thiết, gần gũi trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn hồi ký Cuộc dời và sự nghiệp cách mạng cùng bạn đọc. Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2015
Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ĐỖ MƯỜI
Bài cùng chuyên mục http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746462.html
1/3
2/8/2018
Chương 1
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ N NGHIỆP GHIỆP CÁCH MẠNG MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XU XUẤT ẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN .VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SA /TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKSCH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 1 (https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-vanCập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016 12/10/2016kien.html/inde kien.html/index-47222016857 x-4722201685746463.html) 46463.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]))
TUỔI THƠ VÀ NHỮNG NGÀY ĐẦU THAM GIA CÁCH MẠNG MẠNG Tôi tuổi đã cao nên quên nhiều... Nhưng, quê hương với 1 những kỷ niệm thời thơ ấu và những ngày tham gia cách mạng, đi theo Đảng vẫn in đậm trong trí nhớ. Tôi sinh ngày 1-12-1920 trong một ngôi nhà tranh tại gia đình ông bà nuôi ba tôi ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Quê gốc của tôi ở xứ Truất, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc. Tên ba má đặt là Lê Văn Giác. Năm đầu tiên đi học, mắt kém, lại tên là Giác, vần G thì phải ngồi ở phía sau, nên thầy giáo nói với ba má tôi đổi tên sang vần A để được ngồi lên phía trên, nhìn bảng cho rõ hơn. Ba má tôi nhất trí với thầy đổi tên Giác thành tên Anh. Và tôi mang tên Lê Đức Anh từ đó. Gia đình tôi mấy đời làm ruộn ruộng. g. Ông nội tôi là Lê Th Thảảng, si ng, sinh nh ngày 6-11-1861, mất ngày 11-5-1939. Ông là một sĩ phu từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp. Bà nội là Cung Thị Quyến, ngày tháng năm sinh, gia đình không nhớ, chỉ nhớ là bà mất ngày 18 tháng 9. Ông bà sinh được sáu người con (hai trai, bốn gái). Ba tôi là con trai cả, tên khai sinh là Lê Quang Túy, sinh ngày 25-11-1885, dân làng thường gọi là "Thầy khóa khóa Túy". Ba tôi mất ngày 23-6-1969. Khi đó, tôi đang cùng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chỉ huy đánh địch trên chiến trường miền Tây Nam Bộ. Má tôi là Lê Thị Thoa, sinh năm 1886, mất ngày 1611-1967. Khi đó, tôi đang cùng Bộ Chỉ huy Miền khẩn trương chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Ông bà nội, ông bà ngoại và ba má tôi đều ở xứ Truồi, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc. Phú Lộc là huyện cửa ngõ phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 39km. Quê tôi có núi Truồi và sông Truồi. Sông Truồi bắt nguồn từ vùng rừng núi phía tây của huyện Phú Lộc đổ ra phá Tam Giang. Sông Truồi có nguồn nước dồi dào làm cho làng xóm hai bên bờ trở nên sầm uất và làm cho cánh đồng quê tôi tươi tốt. Bà cô của ba tôi là Lê Thị Kiêm lấy chồng ở làng Trường Hà, xã Vĩnh Phú, huyện Phú Vang. Chồng bà là ông Lý Quang Cảnh làm thầy thuốc và dạy chữ Nho. Ông bà sống hiền lành, chân chất nhưng không có con. Theo sự sắp xếp của gia đình, ba tôi sang làm con nuôi của ông bà. Ông bà nuôi truyền nghề làm thuốc Đông y cho ba tôi và cho ba tôi học chữ Nho, rồi cưới vợ cho. Ba má tôi sinh được 13 người con, 4 người chết lúc nhỏ, còn 9 người. Anh chị em chúng tôi đều sinh ra ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746463.html
1/9
2/8/2018
Chương 1
Trường Hà là một làng quê nghèo bên phá Tam Giang. Ruộng canh tác rất ít, đất pha cát rất khó cấy trồng và trồng cây gì cũng phải khổ công chăm bón. Ngày trước, người dân quê tôi thường xuyên phải chịu cảnh làm ruộng nhờ trời. Mùa màng thất bát liên miên. Đa số các gia đình trong làng quanh năm thiếu ăn, nên người dân phải đi các nơi làm thuê kiếm sống. Người dân đi làm cật lực từ lúc gà gáy sáng đến tối mịt mới về, vậy mà tiền công chỉ được một hào mỗi ngày; trong khi đó còn phải nộp thuế thân, mỗi suất đinh là một đồng mỗi năm. Thực dân Pháp coi chế độ thuế thân là nguồn thu quan trọng. Thuế điền thổ cũng là gánh nặng đối với nông dân. Ai không có tiền nộp thì bọn hương kiểm, trương tuần bắt ra đình làng, lấy cây đóng nẹp dưới nền đất và cột hai chân vào đó. Người nhà phải mang khoai sắn ra nuôi, rồi chạy cầm cố r uộng nương, vườn tược để lấy tiền đóng sưu nộp thuế. Thừa cơ, bọn địa chủ lợi dụng lúc người dân khó khăn xùy tiền, xùy thóc cho vay nặng lãi. Nhà thiếu sưu thuế, có người đau ốm phải đến vay để thuốc thang, chạy chữa. Vay đến hạn không trả nổi thì địa chủ xiết ruộng đất, nhà cửa và cho người đến ăn vạ, đòi nợ. Khi nào gia đình trả hết nợ, chúng mới ra khỏi nhà. Quê hương xơ xác, tiêu điều, người dân lương thiện sống lam l ũ, khổ nhục, ốm đau, sợ hãi quanh năm suốt tháng. Bộ máy cai trị ở quê tuy ít nhưng quản lý người dân rất chặt. Nhà nào, người nào làm gì, đi đâu hương kiểm đều biết hết. Người dân sống nghèo đói nên thường xuyên ốm đau, bệnh tật mà không có thuốc chữa. Những trận dịch đậu mùa, rồi dịch thổ tả như những cơn gió độc đã quét đi hàng loạt mạng sống của người dân. Một trận dịch đậu mùa đã khiến tôi bị hỏng một bên mắt trái, đôi chân yếu không đi lại được. Tôi tự luyện tập kiên trì cũng phải mất một năm trời. Nạn đói kém, ốm đau, bệnh tật, cộng với sự bóc lột hà khắc của chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy người dân quê tôi đến bước khốn cùng. Tôi đã nghe nhiều cụ già than thở: Cơ sự thế này thì rồi dân làng mình cũng chết mòn chết mỏi hết thôi! Sự nghèo đói cũng đi liền với thất học. Hầu hết người dân quê tôi không biết chữ, một vài người được gọi là có học thì cũng chỉ học được một ít chữ Nho, biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, và biết mấy phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Muốn học lên tiếp thì phải đi xa nhà, nhưng cũng chỉ được đi học một vài năm khi còn nhỏ tuổi, lớn lên một chút là phải đi làm để kiếm sống. Nhà tôi, ông và ba tôi có thêm nghề thầy thuốc, phần lớn là chữa bệnh cứu người, làm phúc, song cuộc sống cũng đỡ cơ cực hơn. Tuy nhiên, gia đình đông con nên ba má tôi phải tần tảo, bươn chải, vừa làm ruộng, vừa làm thuốc, vừa đi làm thuê kiếm sống. Làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, khoai sắn là chính, nhưng ba má tôi vẫn chăm lo cho các con học hành. Tôi được ba má cho là sáng dạ nên ưu tiên cho đi học từ nhỏ. Lên 5 tuổi, tôi học chữ Nho tại nhà. Từ 6 tuổi đến 10 tuổi, tôi học chữ Quốc ngữ ở làng Dưỡng Mong và trường An Lương Đông, huyện Phú Lộc. Trường xa nhà, nên buổi sáng đi học tôi thường nhịn đói. Ngày ấy, những đứa học trò nhà quê như chúng tôi không có giày dép, đi đâu cũng chân trần. Trên chặng đường tới trường ở Dưỡng Mong phải qua một trảng cát, những ngày trời nắng, cát bỏng như rang, chúng tôi phải lấy những cái bẹ nang của cây tre, rồi dùng dây bẹ chuối cột dưới bàn chân để đi qua trảng cát cho đỡ bỏng chân. Năm tôi 11 tuổi, ba má cho tôi ra thành Vinh (Nghệ An) để chị gái Lê Thi Hiệp (tức Nở) và anh rể nuôi ăn học. Anh rể tôi là Trần Quát, cũng người làng Trường Hà, Phú Vang, làm nghề dạy học ở thành Vinh. Người xứ Nghệ cũng nghèo, bữa ăn chỉ khoai, sắn, tương, cà, thường có canh chua và một món rất phổ biến, hầu như nhà nào cũng có, đó là sơ mít muối với dọc mùng, dân xứ Nghệ gọi là món "nhút". Tôi ở với anh chị, hằng ngày ăn cơm độn khoai, sắn, với canh chua và món "nhút" cổ truyền ấy. Dân thành Vinh hồi đó sống trong không khí trầm lặng bao trùm, suốt ngày cặm cụi làm ăn. Thực ra đây là kết quả của sự đàn áp, kìm kẹp của chính quyền thực dân Pháp. Sau khi cao trào cách mạng 1930 -1931, mà đỉnh cao là Xô Viết – Nghệ Tĩnh bị Thực dân Pháp dìm mong "biển máu", phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh những năm sau đó gặp muôn vàn http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746463.html
2/9
2/8/2018
Chương 1
khó khăn. Cuộc khủng bố, tàn sát những năm 1930, 1931 để lại nỗi uất hận, buồn đau cho người dân nơi đây. Phú Vang quê tôi cũng nghèo khó, nhưng thỉnh thoảng còn có chút văn nghệ, người dân vừa làm nương vừa hát đôi câu hò xứ Huế để vơi bớt nhọc nhằn. Còn ở Nghệ An thì không khí thật buồn. Thời gian đầu, nhớ nhà, nhớ quê..., tôi định bỏ về, vì anh tôi lương cũng chẳng có bao nhiêu, nay lại phải nuôi thêm tôi ăn học và gửi tiền nuôi em ăn học ở Huế. Anh chị nhủ tôi: - Nhiều no, ít đủ, em cố gắng nán lại học thêm chút đỉnh. - Anh chị xem có việc gì để em làm thêm, giúp anh chị? Tôi hỏi anh chị. - Em cứ tập trung học cho tốt, về quê không có điều kiện để học đâu - Anh chị tôi lại động viên. Người xứ Nghệ hiếu học, cùng học với tôi có nhiều bạn học giỏi và rất thương nhau. Học trò tiểu học phải học toàn bằng tiếng Pháp. Những ngày sống ở thành Vinh, một hình ảnh đã ăn sâu trong ký ức của tôi là dân ta nghèo khổ quá, đói triền miên. Học hết tiểu học ở trường Vinh, tôi trở về quê Phú Vang giúp đỡ ba má, ông bà làm nông nghiệp. Các anh chị tôi dạy tôi cách trồng khoai, trồng sắn. Hằng ngày, tôi và chị tôi lội xuống phá Tam Giang lấy cây rong về làm phân và phủ lên luống khoai, luống sắn, rồi gánh nước tưới cho khoai, sắn. Khoai, sắn quê tôi trồng trên đất cát nên rất ngon, khoai ngọt, sắn bùi, nhiều bột. Anh chị em tôi sống và lớn lên nhờ củ khoai, củ sắn là chính. Ba má tôi yêu thương nhau hết mực và tất cả vì con cái, sống chan hòa, gắn bó với bà con xóm giềng. Ba má tôi luôn dạy con cái phải biết thương yêu, kính trọng mọi người, biết ơn những người giúp đỡ gia đình lúc khó khăn. Ba má tôi quanh năm làm lụng vất vả, bươn chải để nuôi 9 anh chị em tôi gồm 2 trai, 7 gái. Tôi là con thứ bảy. Các gia đình anh chị em tôi đều tích cực tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có gia đình nuôi giấu cán bộ cách mạng dưới hầm nhà; hai anh đều là liệt sĩ: anh Trần Mạnh Kiếp - chồng chị Lê Thị Ngọc Tỷ và anh Hồ Nguyên - chồng chị Lê Thị Kha - đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến nay, sáu anh chị tôi đã qua đời, chỉ còn tôi và hai em gái Lê Thị Thể (hiện đang sống ở Đà Nẵng) và Lê Thị Xoan (hiện sống ở Huế). O Lê Thị Xoan, thường gọi là Soan, tham gia cách mạng từ lúc còn trẻ, làm cán bộ Hội Phụ nữ cứu quốc huyện Phú Lộc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Còn nhớ, cuối năm 1953, sau khi dự hội nghị ở Việt Bắc, tôi trở vào Nam Bộ, về đến chiến khu Phú Lộc, tình cờ tôi gặp o Xoan hoạt động ở đây. Phải mấy phút sau o Xoan mới nhận ra tôi. O xúc động nói: - Anh Lê Đức Anh phải không? Trời ơi, khi em đọc tờ báo Nhân Dân có bài "Đồng Tháp Mười đánh giặc" ký tên anh, thì em và gia đình mới tin là anh còn sống. Anh gầy và đen quá. - Gia đình, ba má cùng các anh chị và các em vẫn khỏe chứ? – Tôi hỏi. - Gia đình ta trong vùng địch hậu, em hoạt động ở chiến khu nên cũng ít gặp - O Xoan trả lời. - Em hãy giữ gìn sức khỏe, hoạt động công tác cho tốt. Anh có ít tiền công tác phí, nhờ em mua tấm vải lụa may quần áo cho ba má và nói là anh gửi về biếu ba má để ba má vui - Nói xong, tôi lại vội đi theo đoàn. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746463.html
3/9
2/8/2018
Chương 1
Thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, o Xoan làm Bí thư Chi bộ làng Bàn Môn, bám trụ hoạt động ở quê nhà. O Xoan bị địch bắt, kết án và bị giam ở nhà lao Thừa Phủ ba năm. Sau giải phóng miền Nam, o Xoan công tác tại trường trung cấp y tế tại Huế. Nay o Xoan đã nghỉ hưu. Hồi đó, sáng sáng ba tôi ăn khoai hoặc sắn luộc, uống nước chè xanh rồi đi làm đồng, trưa về ăn mấy bát cơm độn khoai hoặc sắn rồi ngồi đọc sách chữ Nho. Do tính tình ba tôi cởi mở, hiền hòa nên bạn bè chòm xóm thường đến nhà tôi trò chuyện vào các buổi tối và những lúc rỗi việc nông. Bên ấm nước chè xanh và điếu thuốc rê, chuyện mùa màng, chuyện làng, chuyện nước thật rôm rả. Má tôi rất cần cù, quanh năm suốt tháng bận việc đồng áng, việc nội trợ gia đình hầu như không lúc nào ngơi tay. Má tôi ít khi kêu ca, phàn nàn điều gì. Có lẽ cuộc sống khó khăn đã rèn luyện cho má tôi đức tính kiên nhẫn. Má thường dạy chúng tôi phải biết kiên trì vượt lên khó khăn và luôn vui vẻ đón nhận khó khăn. Chính tính nhẫn nhịn, chịu thương, chịu khó của má tôi và người dân quê tôi đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của anh chị em tôi. Ông bà nuôi coi ba má tôi như con đẻ và yêu quý chúng tôi như cháu ruột của mình. Ba má tôi ngày ngày chăm sóc tận tình ba má nuôi lúc khỏe cũng như lúc đau yếu và chúng tôi cũng rất yêu quý, kính trọng ông bà nuôi. Khi bố nuôi của ba tôi qua đời, đám tang được tổ chức rất lớn, người dân cả vùng đến đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau đó, mẹ nuôi của ba tôi cũng qua đời. Ba má và anh chị em tôi sinh sống ở đây một thời gian, rồi gia đình trở về xứ Truồi, làng Bàn Môn, huyện Phú Lộc phụng dưỡng ba má đẻ. Các ông cậu bên ông bà ngoại rất quý ba má tôi nên tới thăm luôn và thường ngồi góp chuyện thân tình với xóm giềng. Các ông thích nói "chuyện nước" xưa và nay về các danh nhân, những người có công với dân, với nước, rồi kể chuyện Phan Đình Phùng, chuyện Phan Bội Châu, v v.. Tôi tò mò nên cũng chăm chú nghe. Những lúc mọi người chuyện trò, bàn luận, ba tôi thường chỉ im lặng. Ông Giảng - cậu tôi - là người theo đạo Cơ Đốc. Có người hỏi ông tại sao theo đạo Cơ Đốc, ông bảo: - Tôi theo Chúa nhưng đâu có bỏ tổ tiên, ông bà, mà tôi cầu Chúa phù hộ cho ông bà, tổ tiên, vì Chúa là người nhân từ, ưa làm việc thiện, ghét điều ác. Ông Giảng hay tranh luận với ông Lê Bá Dị - cũng là cậu tôi, ông Giảng nói: - Dân ta nghèo là tại Tây. Tây đô hộ, bảo vua ta, chính phủ ta làm gì thì phải làm theo. Thấy ông giải thích và lý luận như vậy, ba tôi vẫn ngồi im chẳng nói gì. Còn ông Lê Bá Dị thì hay ca ngợi một người có tên là Nguyễn Ái Quốc. Ông bảo: - Nguyễn Ái Quốc cũng là người An Nam, là người của Đệ tam Quốc tế Cộng sản. Tôi tin là Nguyễn Ái Quốc sẽ cứu được nước ta ta khỏi cảnh nô lệ của Tây. Hai ông cậu tranh luận nhau nhưng không gay gắt và không mâu thuẫn. Còn ba tôi thì chỉ ngồi nghe. Ông Dị thường bảo: - Cộng sản họ có cờ búa liềm. Búa là biểu tượng cho thợ thuyền, còn liềm là hình ảnh của dân cày, hai lực lượng này sẽ hợp nhau lại để tranh đấu cho quyền lợi của thợ thuyền và dân cày.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746463.html
4/9
2/8/2018
Chương 1
Năm 15 tuổi, tôi đi làm gia sư, dạy chữ Quốc ngữ cho một số con cháu của người bà con trong làng, chủ yếu là ở Dưỡng Mong. Ngoài giờ đi làm gia sư, tôi còn đọc báo, đọc sách cho ba má, anh chị em trong gia đình và những người bạn của ba tôi đến chơi cùng nghe vì ở nông thôn, những người ít tuổi mà biết chữ Quốc ngữ, biết tiếng Pháp không nhiều. Tôi đọc các tờ báo lưu hành công khai lúc bấy giờ như Nhành lúa, Lao động, Thời báo, Dân,... Nhà sách Hương Giang đã phát hành những cuốn sách như Vấn đề dân cày, Đông Dương với vấn đề phòng thủ, Giá trị lao động..., những sách báo này được ông Lê Bá Dị đưa về cho ba má tôi. Mọi người được nghe đọc sách báo rất thích. Hồi đó, những cuốn sách viết về dân An Nam khởi nghĩa chống lại sự xâm lược và đô hộ của các triều đình phương Bắc nhiều lắm, mà Tây cũng không cấm, cứ đọc thoải mái. Mọi người còn thích nghe tôi đọc các truyện đưa về Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, rồi truyện Tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc, v.v.
Làm gia sư ở làng Dưỡng Mong một thời gian, tôi xin ba má đi làm gia sư ở Huế. Hồi đó Huế là kinh đô của nước An Nam. Huế rất buồn. Chiều tối trên dòng Hương Giang, những câu hò Huế lại ngân lên, nghe buồn da diết, đến nay tôi vẫn còn nhớ: Chiều chiều trước bến Văn Lâu, Ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm, Ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông? Thuyền ai thấp thoáng bên sông, Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non Ở Huế, hầu hết quan Tây, quan ta đều đi lại bằng ôtô và xe kéo tay. Người làm nghề kéo xe cực lắm, có lúc phải trèo tới ba người, xe nặng, khi kéo lên dốc mồ hôi vã ra ướt như tắm. Đã thế khách lại hay dận gót giày xuống sàn xe, giục "Nhanh lên". Có lần tôi hỏi một phu xe làm nghề kéo xe cực thế sao bác không kiếm nghề khách thì họ bảo đói, đầu gối phải bò. Ở thành Huế thời ấy, cảnh phu kéo xe tay rất phổ biến và cách kiếm sống lao lực này đã hằn sâu trong trí nhớ tuổi thơ của tôi, đến nỗi hễ nghĩ tới "Huế xưa" là cảnh xe kéo lại hiện về. Chỉ làm gia sư ở Huế một thời gian thôi, nhưng Huế đã để lại trong tôi một nỗi buồn trầm mặc. Đến năm 1935, có những tài liệu nói về nước Nga Xôviết, mặc dù thực dân Pháp cấm không cho lưu hành, nhưng ông Lê Bá Dị và những người bạn của ông vẫn đưa cho tôi đọc. Về Nguyễn Ái Quốc thì chỉ nghe kể chứ không có tài liệu, báo cũng không có, vì bị kiểm soát rất chặt chẽ. Thời gian này, ba tôi thường ngồi trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông có đọc thơ, nhưng toàn thơ buồn, rồi ngâm Kiều. Tôi nghe ba ngâm câu "Buồn trông cửa bể chiều hôm; Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa" mà tưởng rằng cụ Nguyễn Du viết về quê mình. Vì quê tôi cũng có cửa biển Tư Hiền, dọc phá Tam Giang và các thuyền buồm ở đây thường chở hàng (chủ yếu là đường và chiếu) ra Huế và ngược lại, chở hàng từ Huế vào Quảng Nam. Từ năm 1936 trở đi, tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước có những chuyển biến quan trọng. Năm 1936, Mặt trận Bình dân ở Pháp thắng cử, Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp cử phái viên Gustin Godart (Guýtxtanh Gôđa) thuộc Đảng Xã hội sang điều tra tình hình kinh tế - xã hội ở Đông Dương. Sự kiện này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng nước ta. Có khá nhiều tài liệu từ Pháp gửi về nước, chủ yếu là các bài viết của Nguyễn Ái Quốc vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với người dân ở các nước thuộc địa, trong đó có Đông Dương và An Nam, và nói về cuộc sống tự do, hạnh phúc của http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746463.html
5/9
2/8/2018
Chương 1
nhân dân lao động ở nước Nga Xôviết. Tại Thừa Thiên - Huế quê tôi, dạo đó, tài liệu được truyền nhau công khai. Tôi được biết ở Nghệ An thành Vinh, sau những ngày Xôviết Nghệ - Tĩnh bị đàn áp, phong trào cách mạng cũng lớn mạnh. Hội nghị Trung ương tháng 7-1936, quyết định thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do cơm áo, dân chủ, hòa bình. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên đã kịp thời phát động một phong trào đấu tranh rầm rộ khắp các địa phương theo tinh thần mà Trung ương đã chỉ ra. Trong tôi lúc đó đã xuất hiện một khao khát, tuy còn mơ hồ, chưa rõ nét, nhưng nó đang lớn dần. Từ không khí của phong trào dân chủ, sự hiểu biết của tôi cũng được nâng lên rất rõ. Tôi đọc các tin hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế Đảng Xã hội Pháp, sau đó là đọc các sách của Mác để tìm hiểu về các vấn đề như giai cấp là gì, chủ nghĩa tư bản,... Khi đọc về chủ nghĩa tư bản, tôi đọc cả bản tiếng Pháp và bản dịch của Hải Triều, nhưng đọc nhiều lần vẫn chưa hiểu do trình độ học vấn thấp. Rồi đọc về cương lĩnh của các đảng, tôi thấy các cương lĩnh, kể cả Cương lĩnh của Đảng Xã hội Pháp cũng không nói về giải phóng thuộc địa, chỉ có Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Pháp là nói về giải phóng thuộc địa. Ông Lê Bá Dị nói Nguyễn Ái Quốc là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Đảng Cộng sản Pháp là thành viên của Đệ tam Quốc tế. Từ việc đọc sách báo, tôi cũng hiểu thêm về Nguyễn Ái Quốc và Mặt trận Bình dân của nước Pháp. Những tài liệu này đã có ảnh hưởng mạnh tới phong trào cách mạng của nước ta. Với riêng tôi, đã bắt đầu có nhận thức về chính trị - xã hội và cái niềm khát khao ban đầu còn mơ hồ thì nay đã rõ dần, là muốn làm một điều gì đó cùng với người dân lam lũ quê tôi đặng thay đổi cuộc sống lầm than, cơ cực. Có lần ông Lê Bá Dị bảo tôi: - Cháu đã được đọc nhiều, cháu có hiểu biết, cháu hãy cố gắng làm việc tốt để giúp gia đình và giúp người dân quê ta. - Dạ, cháu sẽ số gắng - Tôi trả lời nhỏ nhẹ. Bạn bè làng xóm cùng trang lứa với tôi cũng có nhiều, nhưng từ nhỏ tôi chơi thân với anh Hoàng Văn Viễn, anh hơn tôi 3 tuổi, mọi người vẫn gọi anh là Viết. Vì thích đọc sách báo nên tôi hay đến nhà anh. Bố anh Viết tên là Hiến (thường gọi là Kiểm Hiến). Quê tôi cát trắng bạc màu, nhưng ông lại có cái vườn khá tươi tốt và hấp dẫn. Xung quanh vườn, ông đào mương và trồng những hàng cây dương để giữ ẩm, bên trong trồng cam, quýt làm cho mảnh vườn rất đẹp. Từ thu nhập của vườn này ông cho con lên Huế học chữ. Anh Viết vừa đi học, vừa làm vườn giúp cha. Năm 1936, anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Người dìu dắt và gợi ý với tổ chức bồi dưỡng, thử thách và kết nạp anh Viết là ông Lê Bá Dị. Mãi sau này, tôi mới biết ông Lê Bá Dị là Tỉnh ủy viên, ông cùng trang lứa và hoạt động với ông Đô Tram - Huyện ủy viên huyện Phú Vang. Anh Hồ Nguyên lầ anh rể tôi và là láng giềng với ông Đỗ Tram. Anh Hồ Nguyên cũng được ông Đỗ Tram kết nạp vào Đảng. Anh Hoàng Văn Viễn và anh Hồ Nguyên hoạt động cùng thời với nhau và trước tôi. Mỗi lần đọc sách báo cho mọi người nghe, những điều chưa biết hoặc chưa hiểu, tôi thường hỏi ông Dị và ông đã giải đáp cho tôi hiểu rồi hướng dẫn tôi cách tuyên truyền bằng sách báo. Cuối năm 1936, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta và dư luận tiến bộ Pháp, chính quyền thực dân Pháp buộc phải trả tự do cho một số chính trị phạm. Nhiều tù chính trị được trả tự do trong đó có ông Đỗ Tram. Hưởng ứng cuộc vận động "Đông Dương Đại hội" của Đảng, ngày 20-9-1936, Đại hội nhân dân toàn kỳ được từ chức, Phú Vang có một số đồng chí tham dự. Tại đại hội này, đại biểu các ngành, các giới đã lớn tiếng đòi tự do, dân chủ, đòi các quyền lợi kinh tế, chính trị. Lần đầu tiên trên diễn đàn của Viện Dân biểu, tiếng nói của công nông và những người thiết tha với tự do, dân chủ đã gây được ấn tượng mạnh mẽ.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746463.html
6/9
2/8/2018
Chương 1
Từ chỗ được giao việc đọc sách, báo cho dân chúng nghe, tôi được giác ngộ và năm 17 tuổi tôi chính thức tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương. Đầu năm 1937, nghe tin đại diện của Chính phủ Pháp sẽ sang điều tra tình hình ở Đông Dương, một cuộc vận động rất sôi nổi đã diễn ra ở Thừa Thiên - Huế. Tôi được anh Hồ Nguyên giao nhiệm vụ đi vận động lấy chữ ký của nông dân các làng vào danh sách yêu cầu đối với thực dân Pháp. Cuộc vận động hồi đó gọi là "lấy yêu cầu" chứ không nói là "yêu sách", trong đó có hai nội dung rất thiết thực đối với dân chúng, một là giảm thuế điền thổ, hai là bỏ thuế thân. Hồi đó, chúng tôi tích cực đi vận động. Lúc này ba tôi vui lắm và động viên tôi hoạt động. Có thể nói, "phong vào dân chủ" đã nhanh chóng trở nên sôi nổi, rộng khắp. Từ chỗ đấu tranh đòi giảm thuế đã tiến tới đòi giảm đi xâu, giảm sưu, giảm phu phen lao dịch, đòi tự do, hòa bình. Đây là cuộc biểu dương lực lượng hùng hậu, thể hiện khí thế đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện khẩu hiệu của Mặt trận Dân chủ do Đảng lãnh đạo. Lúc này tôi hiểu thêm những việc làm của ông Đỗ Tram thông qua anh Hồ Nguyên và ông Lê Bá Dị. Tôi tham gia hoạt động cách mạng bắt đầu từ việc đọc sách, báo, tuyên truyền cho dân chúng, trao đổi với nhau về tình hình đất nước bàn cách đấu tranh đòi giảm sưu thuế hà khắc của thực dân, phong kiến, đòi tự do, dân chủ,.... ở làng quê. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động (1-5-1938), ông Đỗ Tram và ông Lê Bá Dị, sau đó anh Hồ Nguyên và anh Hoàng Văn Viễn (tức anh Huỳnh Văn Viết) đến nhà tôi. Ông Đỗ Tram nói: Hôm nay Chi bộ đồng ý cho cháu Lê Đức Anh vào Đảng Cộng sản. Anh Huỳnh Văn Viết và anh Hồ Nguyên là hai người giới thiệu. Anh Viết chính là cậu thiếu niên mà tám năm trước (năm 1930) đã giao cho tôi cất giấu lá cờ cách mạng. Và, đêm 30 tháng 4, rạng ngày 1-5-1930, tôi đã bí mật trao lá cờ cho anh Viết treo trên ngọn phi lao ở chợ Trường Hà bên phá Tam Giang. Phải nhận rõ trong bối cảnh xã hội những năm 1930 - 1940, khi mà người ta tình nguyện vào Đảng Cộng sản tức là sẵn sàng đón nhận mọi sự nguy hiểm, bắt bớ, tra tấn, tù đày từ bộ máy cai trị của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến, thì mới hiểu được bằng, lúc đó muốn giác ngộ quần chúng để phát triển lực lượng cách mạng, cán bộ, đảng viên cộng sản phải chọn nơi tin cậy mà nơi tin cậy đầu tiên chính là những người thân trong gia đình, họ mạc của mình. Ông Lê Bá Dị và ông Đỗ Tram đã giác ngộ và kết nạp ba chúng tôi vào Đảng (tôi, anh Hồ Nguyên và anh Hoàng Văn Viễn) trong bối cảnh như vậy. Cuối năm 1938, đầu năm 1939, ở nước Pháp, Chính phủ của Đảng Xã hội bị đổ, phái hữu lên nắm quyền. Sự biến động về chính trị này lập tức ảnh hưởng trực tiếp đến các nước thuộc địa của Pháp, trong đó nó Đông Dương. Bắt đầu diễn ra một cuộc khủng bố, bắt bớ quyết liệt, nhiều đảng viên và người yêu nước đã bị bắt. Tháng 10-1939, thực dân Pháp thực hiện cuộc khủng bố ở Thừa Thiên, hầu hết các đồng chí đảng viên huyện Phú Vang bị bắt. Hệ thống cơ sở bị vỡ, phong trào cách mạng Phú Vang bị tổn thất nặng nề; số cơ sở còn lại phải rút vào hoạt động bí mật nhằm bảo đảm duy trì những hoạt động của Đảng sau này. Anh Hồ Nguyên bảo tôi: "Cậu phải lánh đi ngay không là nó bắt". Nhưng rồi ngay sau đó anh Nguyên và anh Viễn cũng bị chúng bắt. Trước tình hình đó, tổ chức cộng sản chủ trương: tất cả đảng viên rút vào hoạt động bí mật, tự thân di tản để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tìm cách bắt liên lạc với tổ chức tiếp tục hoạt động cách mạng. Một ngày cuối năm 1939, tôi bí mật ra đi. Đêm hôm trước, tôi và ba tôi đã tâm sự nhiều điều. Biết tình hình địch vây ráp, bắt bớ, nên ba tôi khuyên: - Trong thời buổi khó khăn này, con phải tự lo cho bản thân và giữ sức khỏe. Ba má và gia đình rất tin tưởng con.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746463.html
7/9
2/8/2018
Chương 2
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ N NGHIỆP GHIỆP CÁCH MẠNG MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XU XUẤT ẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN .VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SA /TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKSCH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 2 Cập nhật lúc 1 15 5h12 - Ngày 12/10/2016 12/10/2016(https://ww (https://www.facebook.com/sharer/sharer w.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http:/ /dangcongsan.vn/tu-lieu-vankien.html/index-5722201685746464.html) kien.html/index-5722201685746 464.html).php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van(mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) .vn)
TỔ CHỨC CÁC NGHIỆP ĐOÀN Ở ĐỒN ĐIỀN CAO SU LỘC NINH VÀ THAM GIA ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Để tránh sự truy lùng của địch, cuối năm 1939, tôi lánh vào Hội An - Quảng Nam, ở nhà chị gái là Lê Thị Búp. Đầu năm 1940, tôi vào Phan Rang và đi xe lửa lên Đà Lạt. Đến Đà Lạt, tôi ở nhà chị gái Lê Thị Trĩ. Một tháng sau, tôi xin vào làm công tại khu nghỉ mát củ a sở Nam Kỳ. Hồi đó, bọn chủ vẫn gọi những người lao động là cu ly. Công việc hằng ngày là quét dọn trong nhà, ngoài sân và quét lá thông ở tất cả các đồi. Họ trả lương 15 đồng một tháng. Tiền ăn đã hết 12 đồng, chỉ còn lại 3 đồng, phải tằn tiện, chắt bóp lắm mới đủ tiêu vặt cho những sinh hoạt thường nhật. Làm cu ly được hai tháng, tôi thấy mình phải cố gắng học lấy một nghề, bởi có nghề ổn định mới kiếm được tiền sinh sống và tiếp tục hoạt động cách mạng. Tìm hiểu xung quanh, tôi xác định được hai nghề là đán đánhh máy chữ và chế biến thự c phẩm. Vì tôi thấy ở g ần g ần đ đó, ó, ccóó hai vợ chồng người Tây tên là Bêgăng, là lính đã giải ngũ, quản lý 10 ngôi biệt thự. Ngoài công việc quản lý, Bêgăng còn làm các món ba tê, xúc xích, dầm bông để bán. Lúc đầu tôi xin vào làm thêm ngoài giờ là đứng xay thịt, Bêgăng đồng ý và trả tôi thêm 3 đồng một tháng. Thấy tôi làm nhanh, ông bắt đầu hướng dẫn tôi làm ba tê, xúc xích. Vợ Bêgăng làm kế toán, kiêm luôn luôn đánh máy chữ. Tôi cũng đi thuê một cái máy chữ về tập đánh. Khi đã thông thạo, tôi bảo vợ Bêgăng cho tôi đánh các văn bản và bà ta đồng ý. Như vậy, suốt một năm, tôi vừa làm cu ly quét dọn, cùng những người cu ly khác hằng ngày dọn dẹp 10 ngôi biệt thự và quét lá thông trên mấy quả đồi, vừa làm thuê chế biến thực phẩm nguội vừa đánh máy chữ. Người Tây quản lý nhân công rất chặt chẽ nên khu biệt thự và đồi thông lúc nào cũng sạch sẽ. Việc chế biến thực phẩm thì tôi làm ngoài giờ và ban đêm. Những người bồi bếp ở mấy khu biệt thự gần đó đến mua ba tê, xúc xích đã khuyên tôi về Sài Gòn. Tôi cũng muốn về Sài Gòn, nhưng rất khó. Hồi đó, Trung Kỳ là đất bảo hộ, từ Huế, Đà Nẵng vào Ninh Thuận đi bằng tàu hỏa thì dễ, nhưng từ Ninh Thuận, Bà Rịa, Biên Hòa hoặc từ Đà Lạt xuống Sài Gòn đều khó, vì Nam Kỳ là đất thuộc địa của Pháp, từ Trung Kỳ vào Nam Kỳ chúng xét dữ lắm. Một người Tây là chủ Công ty Cao su nhiệt đới ở khu biệt thự bên cạnh, rất thích ăn ba tê xúc xích, dăm bông do tôi làm nên thường sai đầu bếp hoặc vợ sang mua. Về sau người Tây này hỏi tôi: - Mày làm như vậy lương được bao nhiêu? - Cả lương cu ly quét dọn và làm thực phẩm được trả 18 đồng một tháng - Tôi trả lời.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-5722201685746464.html
1/10
2/8/2018
Chương 2
Nghe vậy, người Tây này bảo: Đi làm cho tao, tao sẽ trả hơn. Tôi đồng ý ngay. Nhưng ông ta không thuê tôi làm trực tiếp mà lại giới thiệu tôi với một người Tây khác ở đồn điền cao su Lộc Ninh. Người này có xe ô tô đưa tôi về Sài Gòn, sau đó đưa tôi về đồn điền cao su Lộc Ninh làm xúc xích và dăm bông, họ trả cho tôi mỗi tháng 30 đồng. Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, nạn đói ở Bắc Kỳ đã khiến một số đông người từ miền Bắc di cư vào phía Nam để kiếm sống. Từ chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật, tôi thấy từ Vinh vào Huế đến Đà Nẵng, Hội An chỉ có những xưởng sửa chữa nhỏ, ngành cơ khí chưa có gì đáng kể, số lượng công nhân không nhiều. Còn người dân lao động chủ yếu ở ba hầm Hà mỏ,Đông đường xe lửaĐịnh, và đồn điền cao su. lớn ởdân đồn điền Lộc Ninhmột là 1, Nam ngườichỉ từ tập các trung tỉnh Hưng Yên, Hảinơi: Dương, Thái Bình,... phuPhần cao su đâyở được quycao địnhsulao động ngày 8 giờ. Chủ Tây đi kiểm tra cả về số lượng và chất lượng rất chặt chẽ. Việc phòng bệnh, chữa bệnh cũng được thực hiện để công nhân có sức khỏe làm việc. Nếu phát hiện ra người ốm giả vờ thì người quản lý khiển trách và xử phạt. Chủ Tây cho xây nhà thờ Cơ Đốc giáo và khuyến khích phu cao su đi lễ nhà thờ. Đồn điền thì rộng lớn, những người cai quản không nhiều, cai cũng là người làm thuê, hằng ngày trụ ở đồn điền, bám các lô cao su để cai quản những người phu và công việc, còn chủ thực sự của đồn điền thì ở Sài Gòn. Giám đốc, phó giám đốc điều hành thực chất cũng là Tây làm thuê cho Tây chủ đồn điền. Dưới giám đốc điều hành là thầy xu, dưới thầy xu là cặp rằng, mỗi nhóm từ 15 đến 20 phu cao su thì Tây chỉ định một đội trưởng phụ trách gọi là cặp rằng. Như vậy, thầy xu và cặp rằng đều là người làm thuê. Chủ Tây của đồn điền cao su Lộc Ninh khi thì ở thành phố Sài Gòn, khi thì về sống ở Thủ đô Paris (Pari). Mọi việc điều hành của đồn điền ông ta giao cho Giám đốc điều hành tên là De Lalane (Đờ Lalăng), Phó giám đốc là Mandon (Manđông). Mandon là người Do Thái. De Lalane trả lương cho tôi một tháng là 30 đồng. Thấy ba tê, xúc xích tôi làm ăn ngon nên ông ta yêu cầu làm thêm để bán cho các đồn điền kế cận và mang về Sài Gòn. De Lalane trả thêm cho tôi 15 đồng mỗi tháng để đi phân phát lương thực. Như vậy, mỗi tháng tôi có thu nhập đều đặn 45 đồng. Có tiền dư dật, công việc lại không bị quản chặt như phu cạo mủ cao su nên tôi có điều kiện đến các làng tiếp xúc với phu cao su vận động, xây dựng phong trào của phu cao su và tôi cũng bắt đầu nghĩ đến việc tìm và bắt liên lạc với tổ chức cách mạng. Giám đốc điều hành đồn điền De Lalane thì ở công ty, còn cai quản trực tiếp ở Lộc Ninh là Manđon. Dưới đồn điền được chia thành nhiều lô cao su, mỗi lô là một "làng", tiếng Pháp đọc là Đivisung và cử một người Việt Nam phụ trách. Đồn điền cao su Lộc Ninh ngày đó có 12 "làng", công nhân ở đây là lực lượng sản xuất chính của đồn điền - những người trồng cây, chăm bón và cạo mủ cao su. Cùng với hoạt động sản xuất của các "làng" còn có "Nhà đèn", là nơi cung cấp và quản lý hệ thống điện của cả đồn điền; có gara bảo dưỡng và sửa chữa 20 chiếc ôtô con và 5 chiếc xe cam nhông hằng ngày chở mủ cao su; có xưởng mộc xẻ cây đóng bàn ghế, dụng cụ cạo mủ; có xưởng rèn dao, cuốc cung cấp cho 12 làng công nhân và một đội thợ xây. Nhà máy đèn do ông Lê Văn Gián (tức Ba Đèn) phụ trách. Các xưởng còn lại gọi chung là xưởng cơ khí do anh Lê Văn Định, con trai ông Ba Đèn phụ trách. Phu cao su từ miền Bắc vào phần lớn là thanh niên, nhiều người đã có vợ ở quê, có một số là nữ. Chủ Tây làm hợp đồng thuê lao động với từng người, ký hợp đồng 10 năm một, trả trước một ít lương cho gia đình, còn lại để chi cho ăn uống, thuốc men và tiền tiêu vặt hằng tháng tại đồn điền. Không giống như các đồn điền khác, riêng ở đồn điền cao su Lộc Ninh, bình quân mỗi phu cao su một ngày được hưởng 800g gạo, 200g cá tươi hoặc thịt; nếu là cá khô thì 100g, ngoài ra còn có rau, đậu phụ. Nằm ngủ cũng có mùng để chống muỗi. Cái mà họ thiếu nhất là tinh thần. Ngày này qua tháng khác, lúc nào người phu cũng làm việc quần quật, dãi dầu, cắm mặt với những lô cao su, không quan hệ, tiếp xúc với xã hội bên ngoài, không đọc sách báo, không nghe nhạc và cũng không chơi thể thao. Ngoài giờ làm chỉ có đánh bạc và uống rượu là thứ giải trí duy nhất. Mà đã http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-5722201685746464.html
2/10
2/8/2018
Chương 2
ngồi vào chiếu bạc thì trăm người như cả trăm, lập tức nhiễm ngay cái máu ăn thua. Thế là cứ đánh từ tối cho tới đêm khuya. Có người buồn ngủ rã rời nhưng cũng cố đánh. Khi ngủ thì nằm vật ra, chẳng mắc mùng, mặc cho muỗi đốt. Thiếu ngủ, lúc nào người cũng mệt mỏi, mặt xanh xao, sức yếu đi liền với chây lười, làm việc uể oải, cạo mủ, vun cây thì làm hỏng cây. De Lalane đi kiểm tra thấy thì mắng chửi thầy xu, thầy xu quay xuống quát nạt cặp rằng, thế là cặp rằng liền chửi mắng phu, thậm chí còn đánh đập. Tôi tìm hiểu tình hình và biết rõ thực trạng cuộc sống của những người lao động trong từng lô cao su. Tôi lựa lời bàn với họ làm nhau bảo đảm đờikhông sống của người phuViệt đỡta cực khổ. chuyện với cácbiết thầy và nào. bàn với làm sao sao giúp để chủ Tâyđểkhông chửi cho mắng, khinh người quá thể.Tôi Họnói nói: Chú không làmxuthế Số họ: phuPhải này không lười, còn chủ Tây chửi mình cũng thấy nhục lắm, nhưng không biết phải làm sao đây. Tôi nhủ họ: Chủ Tây quy định cho các anh mỗi người phụ trách mấy chục, mấy trăm mét vuông và bao nhiêu cây cao su. Tới kỳ cạo mủ, bón phân, làm cỏ,... anh cứ phân ra cho từng tốp 10 người một, rồi trong từng tốp lại phân ra cho từng người, cứ khoán cho họ làm, làm xong thì nghỉ. Thầy xu nói: "Được". Đầu tiên làm thử một làng, sau đó phổ biến ra các nơi. Kết quả, anh em chăm bón cây cao su tốt và làm đúng quy trình kỹ thuật. Ngày nào chủ Tây cũng ngồi ôtô đi kiểm tra cả 12 làng và khen thầy xu quản phu làm tốt. Lao động có hiệu quả, chủ Tây không chê, không chửi mắng nữa, người phu thấy đỡ căng thẳng, không khí lao động dễ chịu hơn. Tôi nói với các thầy xu phải làm sao những thứ chủ Tây cấp cho từng người lao động được đưa xuống đủ để họ có sức làm việc. Trước hết, người Việt ta làm và đối xử với nhau cho tốt và cố gắng không đánh mắng nhau; vận động, nhắc nhở phu đi ngủ phải mắc mùng, không để muỗi đốt, ngừa sốt rét. Rồi nói với họ hạn chế dần chuyện đánh bạc, cho đánh chơi, giải trí ngày chủ nhật. Nơi ăn, ở phải giữ cho sạch sẽ. Bằng cách đó, tôi đã nối được quan hệ giữa thầy xu với cặp rằng. Từ đó, từ thầy xu đến phu đồn điền bước đầu đã có lòng tự tôn dân tộc và có sự thông cảm, chia sẻ, biết quan tâm đến nhau hơn lúc lao động cực nhọc hay đau ốm. Hồi đó, rau tươi hiếm, trong bữa ăn của phu cao su chỉ có cơm với cá khô và tương. Xung quanh nhà ở của người phu có nhiều đất, tôi nói với các thầy xu khuyến khích người phu trồng rau muống cạn, nơi ao chuôm có nước thì trồng rau muống nước. Bữa ăn, có rau muống luộc chấm tương, người phu ăn thấy ngon miệng hơn. Rau muống ăn không hết thì họ cắt bán cho công ty. Các lô khác thấy vậy cũng bắt chước làm theo. Sự căng thẳng giữa người phu với cặp rằng và thầy xu giảm dần. Tôi bàn với thầy xu và cặp rằng, mỗi lô chọn một người phu có uy tín lo việc ăn uống và nhận lương cấp phát cho anh em. Đọc báo, thấy bên Pháp có tổ chức Nghiệp đoàn thợ thuyền và được luật pháp quy định, nên khi tôi xin tổ chức Nghiệp đoàn cao su thì chủ Tây đồng ý. Sau đó, việc này lan tỏa ra cả khu đồn điền cao su Lộc Ninh. Trước ngày 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra và bị thất bại. Từ đó cho đến năm 1943, thực dân Pháp đàn áp khủng bố khốc liệt. Cơ sở của ta bị vỡ, nhiều cán bộ bị bắt, tù đày, đày, tử hình2, tổ chức cách mạng tan rã. Một số chạy lên các đồn điền cao su để tránh đòn khủng bố ráo riết của quân Pháp, trong số đó có anh Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hữu Đang và Hoàng Dư Khương. Mãi sau này, khi anh Khuông đã là ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, gặp lại tôi, anh mới nói: - Hồi đó, mình ở Quản Lợi nhưng mình nằm im không hoạt động. Mình thấy cậu hoạt động nhưng mình không bắt liên lạc. Tôi hỏi lúc đó anh làm gì, thì anh trả lời bằng tiếng Pháp: - Cápôral Capôreax (Cabôran đề Cabôrô), tức là "Cặp rằng của những cặp rằng" ( cai của những người cai).
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-5722201685746464.html
3/10
http://dangcongsan.vn/tu lieu van kien/tu lieu ve dang/sach chinh tri/books 072220169080846/index 5722201685746464.html
2/8/2018
Chương 2
Ở Lộc Ninh, thông qua việc vận động các thầy xu, cặp rằng, tôi thực hiện được ý định đầu tiên là tổ chức, củng cố đời sống vật chất và tinh thần cho những người phu cao su, hâm nóng và thắp sáng trong họ lòng tự tôn dân tộc. Khi công việc này đã có những kết quả khả quan, tôi nghĩ đến việc chọn những người tiêu biểu để giác ngộ và gây dựng lực lượng đầu tiên cho cách mạng ở vùng này. Nhưng muốn tiến hành việc đó, trước hết phải tìm cách bắt được liên lạc với tổ chức của Đảng. Lúc này, với đồng lương và sự tiết kiệm trong chi tiêu đã giúp tôi có điều kiện để thực hiện ý định này. Như nên đã nói, do làm công việc phân phối thực phẩm nên tôi có điều kiện đi lại, tiếp xúc với nhiều người ở trong và ngoài đồn điền cao su. Tại đồn điền cao su Lộc Ninh này, năm 1942 tôi gặp được người em của anh Nguyễn Văn Tạo (sau này anh Tạo là Bộ trưởng Bộ Lao động). Tôi được dẫn về nhà bố mẹ anh Tạo ở Bình Chánh - Sài Gòn. Từ đây, tôi chính thức bắt được liên lạc với tổ chức cách mạng. Nói thì ngắn gọn như vậy, nhưng thực tế cũng mất nhiều công mới bắt được liên lạc. Thoạt đầu về Sài Gòn, tôi tìm đến Nhà in Phú Hữu do ông Phú Hữu phụ trách tại đường Galêry. Ông Phú Hữu cũng biết anh Nguyễn Văn Trấn hoạt động công khai cho Đảng Cộng sản (sau Cách mạng Tháng Tám, anh Trấn làm Chính ủy Khu 9). Trong bữa cơm tại nhà ông Hữu, anh Trấn nói: "Tôi có người em làm ở Lộc Ninh gọi là cô Bảy, lấy chồng là anh Tư". Lần thứ hai về Sài Gòn, tôi lại đến nhà ông Hữu và tình cờ gặp anh Tư. Tôi nói, tôi cũng đang làm ở Lộc Ninh. Sau đó chị vợ anh Tư dẫn tôi về nhà cha mẹ mình ở Bình Chánh, nhưng không gặp được anh Nguyễn Văn Tạo. Hóa ra anh Nguyễn Văn Tạo, một người hoạt động cách mạng nổi tiếng, là con thứ ba của ông bà, chị vợ ông Hữu là con thứ tư, chị thứ sáu là vợ anh Nguyễn Văn Trấn, kế đó là chị Bảy. Sau đó tôi thường qua lại, được gia đình quý mến, coi như người con của gia đình, mọi người gọi tôi là Tám. Chị Bảy hiện nay, tuy tuổi đã ngoài 90 nhưng còn khỏe. Những lần có việc vào Thành phố Hồ Chí Minh, tôi thường đến thăm chị ở nhà số 16, quốc lộ 1A, phường Thành Lộc, quận 12. Hồi đó, qua tiếp xúc với bạn bè của ông Hữu, anh Tư, tôi thấy ai cũng muốn giành độc lập. Từ những cuộc gặp gỡ này, tôi mới được anh Trấn và chị Tư giới thiệu đến gặp một người đã từng làm chủ bút tờ báo Lao động ở Sài Gòn thời kỳ 1936-1939, báo phát hành ra tận Huế và Hà Nội. Người này đồng thời là Chủ tịch Nghiệp đoàn thợ may Sài Gòn, tên là Văn Công Khai, là đảng viên cộng sản. Thế là chúng tôi gặp nhau ở đó và gặp cả anh Nguyễn Văn Trấn là con rể gia đình anh Tạo, làm ở đồn điền cao su Dầu Tiếng. Anh Trấn là người hoạt động trong phong trào dân chủ năm 1936-1939 sau đó, anh cũng là người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 1945. Tôi nói với anh Văn Công Khai: - Tôi gặp được anh là nhờ những cuộc gặp gỡ tình cờ ở nhà ông Phú Hữu. - Phú Hữu là người có cảm tình với cách mạng nhưng theo tư tưởng cải lương. Cách mạng vô sản thực sự phải là Nguyễn Ái Quốc, là Đệ tam Quốc tế - Anh Khai nói. - Giờ anh ra sao? - Tôi hỏi. - Tao đi cúp dạo (cắt tóc), cứ gọi tao là thằng Văn, mọi người sẽ biết. Mày cứ xây dựng cơ sở ở trên đó cho tốt, còn tao sẽ xây dựng cơ sở ở đây cho tới thị xã Thủ Dầu Một. Khu vực Chơn Thành và tuyến xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh thì giao cho thằng Trung đang làm ở ngành xe lửa, làm sếp ga Chơn Thành. Khi biết những việc tôi đã tổ chức làm ở Lộc Ninh, anh Khai bảo: - Mày làm được! Phải xây dựng những người nòng cốt đại diện cho quyền lợi của công nhân lao động, những người đó phải kiên định.
3/10
http://dangcongsan.vn/tu lieu van kien/tu lieu ve dang/sach chinh tri/books 072220169080846/index 5722201685746464.html
2/8/2018
Chương 2
Lời khuyên của anh Khai giúp tôi thận trọng hơn, tự tin hơn trong công việc tổ chức, lãnh đạo cũng như trong hoạt động cách mạng. Tôi gặp anh Văn Công Khai trong lúc thực dân Pháp tổ chức lùng bắt, ruồng bố gắt gao. Anh Khai gầy yếu, áo quần rách rưới. Tôi hỏi: - Anh có đủ ăn không? - Tao đói, mày có cho tao ít - Anh bảo. Từ đó, mỗi tháng tôi đưa cho anh Khai từ 7 đến 10 đồng. Tôi bảo: - Anh cắt tóc dọc bên bờ sông và trong các làng phu cao su phải thận trọng, phải chọn khách, đừng có dễ tin mà nó biết mặt. Anh cũng nói cho tôi nghe những kinh nghiệm hoạt động bí mật ở Sài Gòn và Nam Bộ. Anh nói: - Nếu Xôviết Nghệ - Tĩnh bị tổn thất về cơ sở thì Nam Kỳ khởi nghĩa tổn thất lớn về lãnh đạo. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong trào công nhân và phong trào cách mạng chung trong toàn tỉnh, đầu năm 1943, tại làng 1, đồn điền cao su Dầu Tiếng, Tỉnh ủy lâm thời (gọi là Ban Cán sự Đảng) tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập do anh Văn Công Khai làm Bí thư. Tôi được bổ sung vào Tỉnh ủy. Tỉnh ủy phân chia địa bàn hoạt động ra làm hai vùng phía bắc và phía nam, phân công cán bộ chỉ đạo trực tiếp các vùng. Tôi và anh Nguyễn Văn Trung chỉ đạo phong trào Lộc Nin h và toàn bộ vùng phía bắc. Sang năm 1943, phong trào công nhân ở đồn điền cao su Lộc Ninh đã vững, tôi phát triển sang Công ty Cao su Đất đỏ, gồm: Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch. Anh Trung hoạt động có hiệu quả trên tuyến đường sắt. Còn anh Khai vẫn trong vai "cắt tóc dạo", đi lại như con thoi từ Dầu Tiếng về thị xã Thủ Dầu Một. Cả ba chúng tôi đảm nhiệm gây dựng và phát triển phong trào cách mạng của tỉnh Thủ Dầu Một. Buổi đầu tiên ba chúng tôi gặp và bàn bạc công việc tại nhà ông Sáu Trạng ở thị trấn Bến Cát thuộc Thủ Dầu Một. Tháng 2-1944, một chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập ở Lộc Ninh gồm năm đảng viên3. Tôi là Ủy viên Ban Cán sự Đảng tỉnh Thủ Dầu Một kiêm Bí thư chi bộ và phụ trách vấn đề dân tộc thiểu số. Theo chỉ thị của Tỉnh ủy, Chi bộ Lộc Ninh trước mắt khẩn trương gây dựng phát triển lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền cách mạng trong công nhân và nhân dân vùng Hớn Quản, chuẩn bị đón thời cơ phát động quần chúng công nhân và đồng bào các dân tộc vùng lên khởi nghĩa. Từ sau khi ra đời, Chi bộ Lộc Ninh thường lấy nhà thầy giáo Nhuận (tại chợ Lộc Ninh) làm một trong những nơi hội họp, cất giấu tài liệu mật của Đảng, đồng thời cũng là nơi liên lạc nhận tài liệu từ cấp trên đưa xuống. Giữa năm 1944, Xứ ủy chủ trương xúc tiến việc thành lập các đoàn thể Mặt trận Việt Minh ở Nam Bộ. Tinh Thủ Dầu Một đề ra phương châm: nơi nào đã Phục hồi cơ sở đảng thì tổ chức các hội cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc), sau đó phát triển đến các nơi khác. Ở Lộc Ninh, Chi bộ Đảng sau một thời gian gây dựng cơ sở đã thành lập nhóm trung kiên gồm các ông Mé, Ký Trinh, Khiêm, Ba Đèn, Cai Loại và Hai Định, làm nòng cốt vận động phong trào Việt Minh. Đến đầu năm 1945, vùng Lộc Ninh đã có một số hội cứu quốc. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính, hất cẳng Pháp, giành quyền cai trị Đông Dương.
4/10
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-5722201685746464.html
2/8/2018
Chương 2
Lực lượng Nhật chiếm đóng ở Lộc Ninh do một tên quan tư Nhật chỉ huy. Chúng sử dụng các đơn vị bộ binh giữ những vị trí quan trọng ở thị trấn, các đồn điền cao su Lộc Ninh, Hớn Quan và Bù Đớp. Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, chúng thiết lập hệ thống kho tàng trong các đồn điền. Việc quản lý xã hội của quân Nhật trở nên rất lỏng lẻo, đây là thời cơ tốt để ta phát triển lực lượng cách mạng. Trên thực tế, lực lượng cách mạng ơ Nam Bộ nói chung và ở Thủ Dầu Một nói riêng, trong những ngày này, đã phát triển cả về tổ chức và lực lượng. Về lực lượng, ta tổ chức và phát triển phần lớn là lực lượng hợp pháp, hoạt động công khai; một bộ phận là bất hợp pháp, hoạt động bí mật. Thanh niên cứu quốc và Phụ nữ cứu quốc là tổ chức hoàn toàn bí mật, còn tổ chức Thanh niên tiền phong lấy biểu tượng cờ vàng, sao đó thì hoạt động công khai, hợp pháp. Tháng 6-1945, tổ chức Thanh niên tiền phong ra đời nhằm tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Nam Bộ để chuyển hóa thành lực lượng cách mạng. Thanh niên tiền phong phát triển rất nhanh, trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, hoạt động đất sôi nổi. Bấy giờ, ở tỉnh Thủ Dầu Một và khá nhiều tỉnh khác trong Nam Bộ không nhận được văn bản chính thức Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Trung ương. Đến khi anh Văn Công Khai ra họp ở Nha Trang trở vào, triệu tập cuộc họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại nhà ông Sáu Trạng ở thị trấn Bến Cát (có anh Trấn - phái viên của Xứ ủy xuống dự) thì anh em mới được rõ. Anh Nguyễn Văn Trấn, anh Hoàng Dư Khương và anh Nguyễn Hữu Đang là những cán bộ đảng lên hoạt động ở đồn điền cao su. Anh Khương là người gốc Quảng Nam, sau này làm Bí thư Khu ủy miền Đông. Anh Đang là đảng viên năm 1930. Lúc đầu nghe tin anh cũng trốn lên đồn điền cao su, nhưng tôi không bắt liên lạc được. Khi anh qua đời để lại ba người con trai, cháu đầu tên là Phú - một thanh niên nhanh nhẹn, làm kinh tế giỏi. Những năm sau này, cháu Phú đến thăm tôi luôn, bây giờ cháu Phú làm ở cơ quan xử lý môi trường. Khi họp, anh Bảy Trấn nói rằng Xứ ủy chủ trương tổ chức Thanh niên tiền phong để hoạt động công khai. Anh nói về tình hình thế giới, bên châu Âu, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng hoàn toàn Moscow (Mátxcơva) và nhiều vùng rộng lớn, bây giờ đang tấn công sang phía Belin (Béclin). Ta phải chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng nổi dậy khi thời cơ đến... ở vùng đồn điền cao su, lực lượng nòng cốt của cách mạng là các nghiệp đoàn công nhân do chi bộ đảng vận động và toà chức. Mỗi làng tổ chức một nghiệp đoàn. Ở đồn điền cao su Lộc Ninh có 12 làng là 12 nghiệp đoàn, cùng với các nghiệp đoàn thợ cơ khí, thợ điện, thợ xây, thợ mộc,.. tích cực hoạt động. Lúc đầu chưa tổ chức đội vũ trang nhưng tất cả đã thống nhất với nhau, bí mật chuẩn bị vũ khí gồm gậy tầm vông vót nhọn, giáo mác, anh em người dân tộc Xtiêng thì có cung nỏ, vì chúng tôi thấy không thể chỉ nổi dậy khởi nghĩa bằng biểu tình mà phải có vũ khí, có đội vũ trang làm nòng cốt. Tôi trực tiếp sang tỉnh Krachie (Crachiê) của Campuchia để mua súng rồi vận chuyển về. Lúc đầu viên tỉnh trưởng Krachie cho người chặn đường thu súng. Chúng tôi đấu tranh, bà con Việt kiều thì có quà biếu nên tỉnh trưởng bảo: "Các anh đã bỏ tiền ra mua thì tôi cho trả lại". Việt kiều yêu nước ở Campuchia tự động mua súng gửi về cho cách mạng nước nhà. Số súng tôi sang mua, bà con Việt kiều cũng trả tiền, khoảng trên dưới 100 khẩu các loại, có cả trung liên và đại liên. Tôi còn nhớ trong việc mua súng, người đại diện Việt kiều ở bên đó có tên là Vượng, sau này anh Vượng về nước tham gia công tác ở ngành thông tin bưu điện. Đến khi nghe tin quân Nhật sắp đầu hàng Đồng minh, chúng tôi chủ trương chọn những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, hăng hái tập hợp thành một đội vũ trang. Chỉ tính riêng số anh em người dân tộc Xtiêng đã có khoảng 40 người, tất cả bí mật rời khỏi đồn điền cao su, tập trung về vị trí xóm Bưng để chuẩn bị khí giới và luyện tập vũ trang háo hức chờ lệnh khởi nghĩa.
5/10
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-5722201685746464.html
2/8/2018
Chương 2
Với sự tích cực vận động, tổ chức vụ chỉ đạo sâu sát của Đảng, cho đến tháng 8-1945 ở Lộc Ninh, lực lượng quần chúng đã hình thành các hội cứu quốc (Việt Minh), Thanh niên tiền phong, các đội thanh niên bán vũ trang, đội tự vệ. Lực lượng này đứng chân trên địa bàn phía bắc, góp phần đáng kể cho toàn tỉnh "hình thành một lực lượng bán vũ trang đông đảo gồm 150 đoàn Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc có hơn 2 vạn đoàn viên"4 sẵn sàng chờ lệnh đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trong khi đó, khắp các vùng quê của tỉnh Thủ Dầu Một, Tỉnh ủy đã chỉ đạo chuyển phong trào lập nhóm cứu quốc lên hội cứu quốc trong nông dân, công nhân, phụ nữ, thanh niên. Cùng với việc lập hội cứu quốc là phong trào tự sắm vũ khí, mỗi nơi có biện pháp sáng tạo riêng, nhưng đều đem lại kết quả tốt. Các thợ rèn trước đây chỉ sản xuất nông cụ, nay tự nguyện rèn dao găm, kiếm, mã tấu để ủng hộ đội tự vệ. Công nhân đề bô xe lửa Dĩ An làm vũ khí đưa ra cơ sở Việt Minh để đồng chí Đào Sơn Tây lập đội tự vệ ở xung quanh nhà máy. Trong tổ chức Thanh niên cứu quốc, hầu hết đoàn viên đều tự trang bị từ dây trói đến gậy tầm vông, dao găm, búa, xà beng, cung tên, luyện tập võ nghệ. Lợi dụng sơ hở của địch, nhiều công nhân tìm cách lấy súng địch đem về cho tổ chức (bà Trình Thị Hạ - một bồi bếp cho chủ đồn điền - một mình mang về một khẩu súng trường và một khẩu súng ngắn). Ngoài ra, một số chị phụ nữ còn lập mưu giao thiệp với quân ngụy và binh lính Nhật để mua súng, lựu đạn, rồi kết hợp với thanh niên tự vệ cướp súng của Nhật. Lúc đó, ông Trần Văn Giàu giao cho ông Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch Thanh niên tiền phong. Đồng chí Nguyễn Văn Đợi trước đây phụ trách Thanh niên cứu quốc, nay kiêm phụ trách Thanh niên tiền phong của Thủ Dầu Một. Ngày 15-7-1945, Đoàn đại biểu Thanh niên tiền phong Thủ Dầu Một kéo về Sài Gòn dự lễ tuyên thệ lần thứ nhất tại vườn ông Thượng cùng với 5 vạn đoàn viên Thanh niên tiền phong các tỉnh. Mọi người đồng thanh với thủ lĩnh Phạm Ngọc Thạch xin thề: Trung thành với Tổ quốc; trung thành với nhân dân; giữ gìn phẩm chất cao đẹp! Phong trào thanh niên toàn Nam Kỳ đã góp phần tăng cường lực lượng cách mạng của toàn dân. Tại tỉnh lỵ Thủ Dầu Một và các quận, quân đội Nhật rất hoang mang khi nghe tin Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh. Chúng chôn giấu một số vũ khí, cấm binh sĩ không được ra khỏi đồn bốt, doanh trại. Một vài sĩ quan ở thành Phú Hòa mổ bụng tự tử. Hầu hết lính Nhật mong muốn sớm được trở về nước; một số ít bỏ trốn, ở lẫn trong dân để đi theo Việt Minh. Nắm lấy cơ hội này, Tỉnh ủy cử cán bộ đến yêu cầu chúng án binh bất động để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chúng, còn ta thì càng thuận lợi cho việc chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Tại các đồn điền cao su Lộc Ninh, Hớn Quản, Dầu Tiếng, tổ chức Thanh niên cứu quốc, Thanh niên tiền phong có nhiều hình thức hoạt động phong phú, công khai tuyên truyền khởi nghĩa, dán khẩu hiệu "kiên quyết giành độc lập dân tộc" ở các làng công nhân. Đội vũ trang thì ráo riết luyện tập chuẩn bị vũ khí. Nhìn chung, từ ngày 18 tháng 8 trở đi ở Bến Cát, Tân Uyên, Dĩ An, Lộc Ninh,... địch đang trên đà suy sụp, rệu rã. Thế ta mạnh, lực lượng ta đông nên đã làm chủ tình hình ở những vị trí xung yếu nên toàn tỉnh. Lực lượng cách mạng chỉ còn chờ lệnh khởi nghĩa phát ra là sẽ đứng lên giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Ở Nam Bộ, các cấp bộ đảng thấm nhuần tinh thần của Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tích cực đón thời cơ khởi nghĩa. Khi được tin phát xít Nhật đầu hàng và nhất là được tin Hà Nội cướp chính quyền thắng lợi, nhân dân các địa phương gấp rút nổi dậy. Trong khi chưa liên lạc được với anh Nguyễn Văn Trung, tôi đã triệu tập cuộc họp tại Lộc Ninh gồm 10 người, trong đó có các ông Ba Đèn, Lợi, Lộc, Sang,... bàn việc cướp chính quyền. Lực lượng khởi nghĩa lúc này ngoài các đội tự vệ, thanh niên quyết chiến, Thanh niên tiền phong còn có đoàn thể công đoàn cứu quốc và tất cả mọi người dân yêu nước đang náo nức làm một cuộc đổi đời cho chính mình và cho cả dân tộc.
6/10
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-5722201685746464.html
2/8/2018
Chương 2
Sau khi dự Hội nghị Xứ ủy về, anh Văn Công Khai liền tổ chức cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng (từ ngày 21 đến 23-8-1945). Hội nghị quyết định: giành chính quyền ở tỉnh vào ngày 25-8-1945, giành chính quyền ở các quan và thị trấn ngày 24 hoặc 25-8-1945, không được chậm trễ. Hội nghị cũng quyết định thành lập ủy ban khởi nghĩa tỉnh Thủ Dầu Một do anh Văn Công Khai làm Chủ tịch. Sau hội nghị, anh Văn Công Khai phân công từng người về triển khai các biện pháp thực hiện. Tôi được giao nhiệm vụ phụ trách các quận Hớn Quản, Bù Đốp và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sau khi giành chính quyền xong, tổ chức lực lượng chi viện cho thị xã Thủ Dầu Một và Sài Gòn cướp chính quyền. Ngày 23-8-1945, tin tức về thắng lợi của cuộc đấu tranh chính trị ở Sài Gòn và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Tân An nhanh chóng dội đến Thủ Dầu Một, càng thôi thúc các địa phương sục sôi nổi dậy. Sáng ngày 24-8-1945, hàng nghìn công nhân các làng, đồn điền cao su Lộc Ninh - Đa Kia cùng nông dân các địa phương nhất tề nổi dậy. Từng đoàn người cầm gậy tầm vông vạt nhọn, xà beng, giáo mác, cung tên tiến vào các nhà máy, xí nghiệp đồn điền cao su. Làn sóng người ào ào vượt rào, leo tường, trương cờ đỏ sao vàng hô vang khẩu hiệu: "Chính quyền về tay Việt Minh", "Việt Nam độc lập muôn năm!", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!". Quần chúng biểu tình chiếm các trụ sở hành chính, trụ sở cảnh sát trong thị trấn. Binh lính, hạ sĩ quan ngụy nộp vũ khí và được khoan hồng. Tại Bù Đốp, lực lượng khởi nghĩa thu được kho súng máy của địch. Cùng với Lộc Ninh, các quận Tân Uyên, Lái Thiêu, Bến Cát nổi dậy giành chính quyền trong buổi sáng ngày 24-8-l945. Lộc Ninh là một trong những nơi giành chính quyền sớm trong tỉnh, có 22 người hy sinh. Ngay tối hôm đó, công nhân, nhân dân các làng cùng với chi bộ đảng tổ chức lễ mừng chiến thắng và cử hành lễ truy điệu các chiến sĩ đã hy sinh. Tôi tổ chức lực lượng gồm 300 người, trang bị vũ khí vừa thu được và giáo mác, tầm vông,... kẻo xuống thị xã Thủ Dầu Một tham gia tổng khởi nghĩa. Nói đúng ra, lực lượng cách mạng ở vùng Hớn Quản, Bù Đốp và các quận trong tỉnh đã giành chính quyền từ đêm 28 rạng ngày 24 tháng 8. Đêm 24 tháng 8, lực lượng cách mạng từ các quận, huyện, đồn điền rầm rập tiến về thị xã... Đến 7 giờ sáng ngày 25-8-1945, cuộc mít tinh lớn được tổ chức trọng thể trước tòa thị chính quận Châu Thành. Sau khi làm lễ chào cờ, đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa đọc diễn văn tuyên bố chính quyền về tay nhân dân. Ngay sau đó, chúng tôi cử một đoàn đại diện về Sài Gòn để tham gia diễu hành. Đoàn đã trên hai xe ôtô cam nhông, có trang bị súng tiểu liên và cung tên. Trong hoàn cảnh ở xa, điều kiện liên lạc rất khó khăn, nhưng nhân dân Lộc Ninh đã nổi dậy tiến hành khởi nghĩa nhanh và rất gọn khi thời cơ đến. Thắng lợi ấy là kết quả của 15 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất của những người cộng sản và quần chúng cách mạng, trải qua những bước thăng trầm và bao hy sinh mất mát và là kết quả trực tiếp của cuộc vận động giải phóng dân tộc trong những tháng ngày khẩn trương chuẩn bị khởi nghĩa và khởi nghĩa giành chính quyền. Bây giở tuổi đã cao, trí nhớ giảm, tôi không thể mường tượng lại đầy đủ những công việc, những con người và không khí hừng hực của ngày Tổng khởi nghĩa đó, cũng không thể nhớ hết bản thân mình đã làm được gì. Nhờ có bạn bè, đồng chí nhắc lại đã giúp tôi nhớ đôi chút. Chẳng hạn, ngày 8-5-2000, trong lá thư của anh Trần Văn Canh ở 73A Trần Bình Trọng, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh gửi cho tôi có đoạn viết: "Tôi và vợ tôi rất vui mừng nhận được quà quý do anh chị gửi tặng nhân kỷ niệm 25 năm Ngày miền Nam giải phóng. Gói quà mang đậm đà tình đồng chí, tình anh em, gợi cho tôi nhớ ngày nào... Ngày ấy, ở nhà hát của Sở Cao su Quản Lợi, anh phất cờ đỏ sao vàng kêu gọi công nhân, viên chức làm cách mạng, đánh đổ phát
7/10
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-5722201685746464.html
2/8/2018
Chương 2
xít Nhật và thực dân Pháp, giành độc lập cho Tổ quốc. Lời kêu gọi hấp dẫn của anh đã được toàn thể quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng, hô to: "Việt Nam độc lập muôn năm!". Tôi đi kháng chiến tưởng đâu không được gặp lại người mở đường cho mình. Ai ngờ qua hơn một năm sau, không những được gặp mà còn may mắn được người ấy dìu dắt nâng đỡ...". Trong Cách mạng Tháng Tám, lãnh đạo giành chính quyền ở thị xã là anh Văn Công Khai, còn ở trên vùng cao su do tôi đảm nhiệm. Cả Lộc Ninh và Quản Lợi đều nằm trong quận Hớn Quản. Đây là vùng rộng lớn. Giành được chính quyền, tôi hỏi anh em nên cử ai làm chủ tịch. Anh em bảo nên cử người mới. Tôi đề xuất bác sĩ Hồ Văn Huê làm Chủ tịch Công ty Cao su Quản Lợi đồng thời làm Chủ tịch ủy ban Hớn Quản. Về sau anh làm công tác y tế ở Khu 7, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn và trở thành một đảng viên cộng sản. Sau anh chuyển ra ngoài quân đội, làm Thứ trưởng Bộ Y tế. Mỗi lần ôn lại kỷ niệm về Cách mạng Tháng Tám, tôi tâm đắc một điều: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta giỏi quá? Giỏi ở việc chọn thời cơ và chớp thời cơ phát lệnh khởi nghĩa. Thời điểm đó, ta phát lệnh khởi nghĩa sớm hơn là không được mà chậm hơn cũng không được. Vì nếu phát lệnh khởi nghĩa sớm hơn thì quân Nhật còn mạnh, chưa tuyên bố đầu hàng Đồng minh và sớm hơn nữa thì quân Nhật còn chưa bị đánh bại ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương. Nếu phát lệnh khởi nghĩa muộn hơn thì thời cơ sẽ qua đi, quân Đồng minh sẽ vào tước vũ khí quân Nhật sau khi Nhật đầu hàng. Vì vậy, không thể chậm trễ, phải giành chính quyền sau khi Nhật đầu hàng và trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương và Việt Nam. Thời gian thích hợp với điều kiện đó là nửa cuối tháng 8-1945. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 14 và 15-8-1945 khẳng định: Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới. Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc đều phải tập trung, thống nhất, kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội. Thành công của Cách mạng Tháng Tám đã nêu lên một mẫu mực về vấn đề tận dụng thời cơ, cơ hội thuận lợi, đồng thời chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức, hạn chế tác động tiêu cực của nguy cơ. Giá trị lý luận và chính trị - thực tiễn đó đã được Đảng ta chú trọng vận dụng vào quá trình lãnh đạo cách mạng từ đó đến nay, nhất là trong sự nghiệp đổi mới. Bài học về chọn thời cơ, chớp thời cơ của Cách mạng Tháng Tám cũng là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi. ------------Chú thích 1. Nay thuộc Hà Nội (BT) 2. "Theo số liệu địch: tính từ tháng 1-1941 đến năm 1944, chúng bắt 7.048 người, lập Tòa án quân sự xét xử 2.507 người với nhiều mức án: tử hình 218 người, tù chung thân 219 người...". Theo Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1945- 1954), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội, 2010, t.I, tr.104. 3. Gồm có tôi và các đồng chí: Lộc - bưu điện, Ba Đèn - thợ điện, Hai Lực - thợ nguội và Cứng - lái xe. Trong bốn người có đồng chí Lộc còn khá trẻ và có trình độ học vấn tú tài, còn ba người kia đã đứng tuổi. Anh Lộc sau này chiến đấu cùng đơn vị tôi và đã hy sinh. Ông Gián là người gốc Chợ Lớn, vì ông phụ trách nhà đèn và hệ thống điện của khu đồn điền nên mọi người quen gọi ông là Ba Đèn. Ông Ba Đèn có con là Lê Văn Định làm ở xưởng cơ khí, thông qua con trai, ông đã tổ chức được Nghiệp đoàn cơ khí. Điều kiện công việc hằng ngày đã tạo cho ông đi nhiều, quan hệ rộng và hoạt động tích cực. Ông là người trung thành, kiên cường dũng cảm. Trong một trận phục kích đánh quân cơ động Pháp, ông bị thương và bị bắt, không khuất phục được ông, giặc Pháp đã mang ông ra bắn tại sân đá banh Lộc Ninh. Còn ông Cứng cũng có người con trai tham gia bộ đội kháng chiến. Cả hai cha con đã hy sinh trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược.
8/10
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-5722201685746464.html
2/8/2018
Chương 3
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 3 (https://www.facebook.com/sharer/sharer w.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http:/ /dangcongsan.vn/tu-lieu-vanCập nhật lúc 1 15 5h12 - Ngày 12/10/2016 12/10/2016(https://ww kien.html/index-0722201685746465.html) kien.html/index-0722201685746 465.html).php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van(mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) .vn) VÀO QUÂN ĐỘI THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc. Nhưng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đối phó với tình thế vô cùng khó khăn, phức tạp, đó là âm mưu trở lại xâm lược của thực dân Pháp. Ngay từ ngày 2-9-1945, thực dân Pháp đã nổ súng ở Sài Gòn và đến đêm 22 rạng ngày 28-9-1945, chúng đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh tái xâm lược Việt Nam. Giữa lúc tiếng súng còn đang nổ ran ở nhiều nơi trong thành phố, vào sáng sớm ngày 23-9-1945, Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ triệu tập cuộc họp liên tịch tại số nhà 629 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh). Hội nghị do đồng chí Trần Văn Giàu - Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ chủ trì, quyết định: vừa đánh điện báo cáo và xin chỉ thị của Trung ương, vừa phát động kháng chiến ngay lập tức. Tại Hà Hà Nội, khi nhận được điện báo cáo, Trung ương nhất trí tr í với quyết tâm của Xứ ủy, Ủy ban nhân dân Nam Bộ và hạ quyết tâm tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kêu gọi nhân dân cả nước chi viện sức người, sức của cho nhân dân Nam Bộ. Thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành thành lập những đơn vị Nam tiến chi viện cho chiến trường Nam Bộ. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ xác định: Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu là tiêu diệt giặc Pháp và tay sai của chúng. Tổng công đoàn Nam Bộ tổ chức các đội vũ trang công nhân. Lực lượng vũ trang công nhân có trên 6.000 người, đóng vai trò nòng cốt trong các lực lượng nội thành. Đội vũ trang của công nhân cao su do tôi phụ trách tuy gọi là trung đội, nhưng quân số có đến hơn 100 người, trong đó có trên 40 người là dân tộc Xtiêng có súng với cung nỏ khoác trên vai, bao tên đeo ngang hông, nên đồng bào gọi là "Đội quân áo nâu”, "Đội quân cung tên". Ủy ban kháng chiến Nam Bộ thành lập bốn mặt trận ở ngoại thành, bao quanh thành phố Sài Gòn, thực hiện chiến thuật “trong đánh ngoài vây". Tôi tổ chức một bộ phận có súng và cung nỏ, dao, mã tấu (từng đóng vai trò xung kích làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại địa phương trước đó) kéo quân từ Lộc Ninh, Hớn Quản về tham gia chiến đấu tại mặt trận số 2 (còn gọi là mặt trận phía bắc). Các chiến sĩ trong "Đội quân áo nâu” đã chiến đấu kiên cường, góp phần đáng kể vào việc cầm chân địch suốt hơn một tháng, làm thất bại ý đồ "đánh nhanh thắng nhanh" của địch. Những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, lực lượng vũ trang ở đây khá phức tạp, có nhiều thành phần. Một số tôn giáo, phe phái lại có lực lượng vũ trang riêng và một vài người cầm đầu các tổ chức này tìm cách khống chế được một số quần chúng, tuy nhiên qua một thời gian đấu tranh, họ đã bị sàng lọc.
9/10
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Trong khi đó, cơ quan lãnh đạo cách mạng ở Nam Bộ lúc này chưa có sự thống nhất. Hai nhóm "Tiền phong” và "Giải phóng” vẫn song song tồn tại trong Xứ ủy. Tình hình trên đặt ra cho cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ hàng loạt nhiệm vụ cấp bách phải giải quyết để vượt qua khó khăn, trở ngại, tạo ra những bước đi căn bản, vững chắc bảo đảm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Ngày 15-10-1945, Hội nghị cán bộ toàn xứ được triệu tập gồm các đồng chí đại diện cho Xứ ủy Tiền phong, Xứ ủy Giải phóng cũ, các đồng chí ở nhà tù Côn Đảo mới về. Tiếp đó, ngày 25 tháng 10, diễn ra Hội nghị Xứ ủy mở rộng tại Thiên Hộ (Cái Bè, Mỹ Tho). Hội nghị đã đề ra chủ trương về xây dựng, củng cố tổ chức đảng, tổ chức Việt Minh và các đoàn thể kháng chiến; phương hướng xây dựng, hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng. Tại các tỉnh, cấp ủy và chính quyền các cấp đều tổ chức các đội tự vệ chiến đấu và du kích. Một số nơi đã tổ chức các đơn vị vũ trang tập trung với quy mô từ một trung đội đến một đại đội. Những đơn vị này hoạt động rất tích cực và đều là những đơn vị tiền thân của các chi đội chủ lực sau này. Cùng sát cánh chiến đấu với các đội vũ trang của công đoàn, tự vệ, du kích và các đơn vị bộ đội nói trên còn có lực lượng “Quốc vệ đội" và “quốc gia tự vệ cuộc", tiền thân của lực lượng Công an nhân dân sau này. Tại tỉnh Thủ Dầu Một, lực lượng này do đồng chí Hồ Văn Nâu phụ trách. Những lực lượng kể trên là lực lượng vũ trang trung kiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tuy buổi đầu còn nhỏ và yếu, vũ khí còn thiếu và thô sơ, nhưng cán bộ, chiến sĩ rất hăng hái. Sự đánh trả quyết liệt của các đơn vị trong nội đô Sài Gòn cùng với sự phối hợp bao vây của các đơn vị vũ trang ven đô và các tỉnh lân cận đã làm cho quân Pháp trong nội thành Sài Gòn gặp nhiều khó khăn, thiếu điện, nước, lương thực, thực phẩm, đi đến đâu cũng bị ta đánh chặn, đánh trả, phục kích. Ngày 23 tháng 10, Binh đoàn thiết giáp Massu (Mátxuy) đến miền Nam, Leclerc (Lơcle) quyết phá vỡ vòng vây xung quanh Sài Gòn và đánh nống ra. Quân Pháp dùng xe tăng và thiết giáp phá vỡ phòng tuyến tây nam Sài Gòn, theo đường 4 tiến công Tân An, Mỹ Tho. Quân Anh đánh chiếm Biên Hòa và Thủ Dầu Một rồi giao cho Pháp. Ngay từ ngày 24-9-1945, nhiều tỉnh Nam Bộ gửi các đơn vị vũ trang đến Sài Gòn và các tỉnh bao quanh Sài Gòn để tham gia chiến đấu. Đặc biệt, những đội quân các dân tộc thiểu số từ Biên Hòa đến Thủ Dầu Một, mặc trang phục dân tộc, sử dụng vũ khí truyền thống đã sát cánh cùng quân và dân Sài Gòn trên các mặt trận Thị Nghè, Cầu Bông,... Những ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhiều thanh niên hăng hái xung phong vào đội vũ trang. Khi quân Pháp quay lại đánh phá ráo riết thì anh em trụ lại chiến đấu kiên cường và đều là những chiến sĩ trung kiên. Có nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm đã gây ấn tượng không thể phai mờ trong tâm khảm tôi. Chẳng hạn như ông Ba Đèn là một trong bốn công nhân cao su Lộc Ninh mà tôi giác ngộ và kết nạp Đảng đầu tiên. Ông hoạt động tích cực trong phong trào công nhân cao su trước và trong Cách mạng Tháng Tám. Khi Nam Bộ kháng chiến, cả hai bố con ông (ông và con trai) xung phong vào đội vũ trang cầm súng đánh quân Pháp xâm lược. Trong một trận chúng tôi đánh phục kích ở Lộc Ninh, ông Ba Đèn bị địch bắn què chân và bị bắt. Chúng hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng ông không chịu dụ người con trai trở về quy hàng. Cuối cùng, chúng mang ông ra bắn ngay tại sân đá banh Lộc Ninh. Hay như cậu Nghĩa, một thiếu niên mới 16 tuổi mà rất hăng hái tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền. Cậu là một trong những người đầu tiên đánh vào thị xã Hớn Quản. Khi vào tiếp quản quận đường, nhặt được sợi dây chuyền vàng, cậu đã mang lên nộp cho người chỉ huy.
1/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh phái hai cán bộ cao cấp là Vũ Đức và Nguyễn Bình vào Nam Bộ. Ngày đầu vào Nam Bộ, đồng chí Vũ Đức xây dựng căn cứ ở Thuận Lợi. Theo yêu cầu của đồng chí Vũ Đức, tôi cho một lực lượng lên để bảo vệ Tổng hành dinh. Từ Sài Gòn, binh đoàn Leclerc tổ chức tiến công vào căn cứ Thuận Lợi. Chúng tôi được giao nhiệm vụ chặn địch ở cầu Phước Hòa. Ngày đầu, chúng tôi đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, buộc chúng phải lui về phía sau củng cố lực lượng, ba ngày sau chúng mới dám tiến công trở lại. Đồng chí Vũ Đức rút về miền Tây. Anh Nguyễn Văn Hội và anh Lê Danh Cát được bổ sung vào tiểu đoàn của tôi. Tiểu đoàn dừng chân và hoạt động ở nam - bắc Bến Cát và Hớn Quản, do anh Nguyễn Văn Ngọ làm Tiểu đoàn trưởng, tôi làm Chính trị viên. Tiểu đoàn có ba đại đội. Đại đội ở bắc Bến Cát do anh Lê Danh Cát phụ trách. Đại đội ở nam Bến Cát do anh Ngọ phụ trách và đại đội ở Hớn Quản do tôi phụ trách. Tiểu đoàn của chúng tôi đứng chân trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một, đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một nhưng được độc lập về hoạt động quân sự. Sau khi đồng chí Vũ Đức rút đi một thời gian thì đồng chí Nguyễn Bình vào lập tổng hành dinh ở Lạc An, Biên Hòa. Đồng chí Bình yêu cầu Tỉnh ủy Thủ Dầu Một cho đơn vị chúng tôi đưa quân về Lạc An để bảo vệ tổng hành dinh của ông. Theo sự phân công của Tỉnh ủy, tôi đưa đơn vị lên đóng quân ở Giáp Lạc và phái một trung đội tăng cường, có trung liên với đủ súng đạn đứng chân ở Thường Lang và giao cho anh Trần Quang Sang, Trung đội phó, phụ trách lực lượng này. Một hôm, khoảng gần 5 giờ chiều, quân Pháp tổ chức thành hai cánh, một cánh đi bằng tàu thủy, một cánh đi đường bộ tấn công vào tổng hành dinh của đồng chí Bình. Các anh Nguyễn Văn Hội, Lê Danh Cát và một số cán bộ của đơn vị Nam tiến trụ lại tổng hành dinh này. Bộ đội của anh Huỳnh Văn Nghệ chặn đánh quân Pháp một ngày ở Tân Uyên. Tôi tổ chức cho đơn vị đánh chặn địch một ngày ở Thường Lang để cho đồng chí Bình và cơ quan rút về Gia Định. Chúng tôi đánh chặn chúng tiếp một ngày nữa ở Lạc An để các cơ quan và công binh xưởng rút đi an toàn. Khoảng gần 10 ngày sau, khi đồng chí Bình chuyển về tới An Phú Xã thuộc tỉnh Gia Định, quân địch tới bao vây khóa chặt các hướng. Tới gần sáng hôm đó, tôi và anh Hội mới về Phú An Thôn, bụng đói, vừa mua được hai bát phở, chưa kịp ăn thì đã nghe tiếng súng nổ gần, chúng tôi chỉ huy quân ra đánh chặn quân Pháp ở cầu Ông Cộ sát Phú An Thôn, để đồng chí Bình rút qua xã An Thành, nam Bến Cát an toàn... Sau trận này, đồng chí Bình thưởng cho chúng tôi hai tờ giấy bạc 500 đồng tiền Đông Dương, tôi đưa cho cậu Liên quản lý bếp ăn để mua gạo cho bộ đội. Sau trận thoát hiểm này, đồng chí Nguyễn Bình rút xuống Đức Huệ và gọi tôi tới bảo đơn vị của tôi cùng đi với ông. Tôi nói Đức Huệ thuộc địa phận của tỉnh Chợ Lớn, đơn vị tôi được giao đảm nhiệm địa bàn Thủ Dầu Một, đề nghị đồng chí lấy bộ đội của Chợ Lớn hoặc Gia Định để bảo vệ sở chỉ huy. Ông đồng ý. Tôi báo cáo với Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, một là để đơn vị tôi bảo vệ vùng Hớn Quản - Thủ Dầu Một, hai là để phát động, xây dựng phong trào cách mạng ở vùng cao su thì phải đánh vào thị trấn Hớn Quản. Tỉnh ủy đồng ý. Tôi kéo quân về vùng cao su Hớn Quản. Lúc này quân Pháp đã bình định hết cả vùng cao su và các địa bàn xung quanh. Trước tình hình đó, chúng tôi quyết tâm thực hiện một trận đánh vào quận lỵ Hớn Quản. Tôi tổ chức lực lượng thành hai mũi tiến công. Một mũi dùng lực lượng một trung đội do anh Trần Quang Sang, tức Trần Văn Phước phụ trách, đánh dọc theo đường xe lửa vào. Mũi thứ hai dùng lực lượng một đại đội thiếu do tôi chỉ huy, vận động dọc theo quốc lộ đánh thẳng vào trung tâm quận lỵ. Cậu Nghĩa, lính trinh sát dẫn đường (sau này Nghĩa đi trinh sát vũ trang để chuẩn bị xây dựng lại cơ sở cách mạng trong đồn điền cao su, cả tốp trinh sát bị địch phục kích bắn chết).
2/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Trận tập kích quận lỵ Hớn Quản thắng lợi. Quân địch phải co lại, không dám hành quân càn quét tràn lan như trước nữa. Chúng tôi tranh thủ tung người vào các vùng cao su để bắt liên lạc, gây dựng lại cơ sở cách mạng. Và ngay sau đó, ban liên lạc được tổ chức lại, hoạt động tích cực. Còn ở phía Lộc Ninh, tôi cử đồng chí Son vào bắt liên lạc với cơ sở cũ trong đồn điền cao su. Người đầu tiên mà Son gặp là Nguyễn Đức Nhuận. Anh Nhuận hoạt động tích cực trong phong trào công nhân cao su, sau này, trong một trận đánh, anh Nhuận bị giặc Pháp bắt và đưa đi mất tích. Mãi gần đây anh Thái Văn Sa mới tìm được căn cứ và làm các thủ tục đề nghị công nhận liệt sĩ cho anh Nhuận (anh Thái Văn Sa trước khi nghỉ hưu là Đại tá, Chánh án Tòa án quân sự Quân khu 7). Sau trận đánh quận lỵ Hớn Quản, tôi cho củng cố bộ đội, phái một trung đội về gây dựng phong trào du kích chiến tranh ở nông thôn, còn hai trung đội bố trí hoạt động ở đồn điền cao su trên địa bàn Hớn Quản và các trục giao thông. Anh Nguyễn Văn Tiết và anh Văn Công Khai thì ở lại vùng Lái Thiêu, Chơn Thành, thị xã Thủ Dầu Một gây dựng lại cơ sở cách mạng ở vùng ven thị xã để đánh địch. Sau trận đánh vào quận lỵ Hớn Quản thắng lợi, nhân dân phấn khởi và chúng tôi đã thực hiện được việc xây dựng lại các nghiệp đoàn cao su. Ngày 10-12-1945, Hội nghị Xứ ủy mở rộng ở Bình Hòa Nam (nay thuộc huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) triển khai quyết định của Chính phủ Trung ương về việc chia Nam Bộ thành ba chiến khu (Chiến khu 7, Chiến khu 8 và Chiến khu 9) và việc cử Bộ Chỉ huy chiến khu (gọi tắt là Khu bộ). Đồng chí Nguyễn Bình là Khu bộ trưởng Khu 7. Lực lượng vũ trang của Nam Bộ từ các đơn vị tự vũ trang tiền thân đã tổ chức thành các chi đội. Mỗi chi đội đứng chân và hoạt động ở một tỉnh. Chi đội 1 đứng chân ở tỉnh Thủ Dầu Một. Chi đội có ba đại đội: Đại đội 1, Đại đội 2, Đại đội 3. Ba đại đội, nhưng quân số và tổ chức tương đương ba tiểu đoàn. Chi đội 1 ở tỉnh Thủ Dầu Một được hình thành khi quân xâm lược cơ bản chiếm đóng được các vùng thị xã, thị trấn, đường giao thông quan trọng và bắt đầu càn quét "bình định" vùng nông thôn, các đồn điền cao su rộng lớn của ta. Đơn vị hoạt động trên một chiến trường rộng trải dài từ Lái Thiêu đến các huyện Châu Thành, Tân Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản. Sau khi thống nhất lực lượng giải phóng quân, các cơ quan và Ban Chỉ huy Chi đội 1 đóng sở chỉ huy ở quận Lái Thiêu. Sang năm 1946, các chi đội của các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ lần lượt được thành lập. Cả Nam Bộ có 25 chi đội. Chi đội 1 của Thủ Dầu Một là chi đội thành lập sớm nhất và cũng là chi đội mạnh với số lượng quân đông và nhiều súng đạn nhất. Đầu năm 1946, hai anh Văn Công Khai và Nguyễn Văn Tiết nói với tôi: Xứ ủy yêu cầu anh Nguyễn Khắc Cần về công tác ở Đài Phát thanh Nam Bộ. Tỉnh ủy đã nhất trí điều anh Lê Đức Anh làm Chính trị viên Chi đội 1 thay anh Cần. Tôi làm Chính trị viên Chi đội 1 được một thời gian, anh Huỳnh Kim Trương, Chi đội trưởng nói với tôi: - Đảng Cộng sản giải tán rồi, anh vận động cái gì? - Đảng Cộng sản không hề giải tán mà chỉ rút vào hoạt động bí mật thôi - Tôi trả lời. Anh Trương là đảng viên Đảng Dân chủ, hoạt động hăng hái, sau đó, anh bỏ Đảng Dân chủ, tự nguyện phấn đấu để gia nhập Đảng Cộng sản. Đến năm 1947, anh Huỳnh Kim Trương được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Một thực tế không thể tránh khỏi là cuộc chiến đấu của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn. Với lực lượng vũ trang còn non yếu, ta không ngăn được sức tiến công của một đội quân nhà nghề Pháp được trang bị đầy đủ vũ khí. Quân xâm lược chiếm đóng tất cả các thành phố, thị xã, đường giao thông quan trọng ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và bắt đầu càn quét "bình định" vùng
3/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
nông thôn Nam Bộ rộng lớn. Chính quyền và các đoàn thể của ta ở nhiều nơi bị tan vỡ. Bộ đội ta và lực lượng kháng chiến đang đứng trước tình hình hết sức khó khăn. Vũ khí, gạo, quần áo, thuốc men đều thiếu, nhất là ở miền Đông, có nơi bộ đội phải ăn cháo, ăn củ rừng. Chính trong những ngày gay go ác liệt này, các đơn vị vũ trang Nam Bộ đã xác định được phương hướng xây dựng, thống nhất củng cố và phát triển để có đủ sức chiến thắng kẻ thù xâm lược. Một hình thái chiến tranh nhân dân bắt đầu hình thành và phát triển. Ngày 6-3-1946, Hiệp định Sơ bộ giữa Pháp và Việt Nam được ký kết. Quân Pháp ra miền B ắc thay thế quân Tưởng Giới Thạch. Lực lượng của Pháp ở trong Nam giảm, tạo thêm điều kiện để Nam Bộ phát triển lực lượng cách mạng chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Mặc dù Hiệp định Sơ bộ đã được Chính phủ Pháp phê chuẩn, nhưng phe chủ chiến trong chính giới Pháp vẫn tìm cách phủ nhận và dựng lên cái gọi là "vấn đề Nam Kỳ" thực hiện âm mưu "chia để trị". Chúng tuyên bố "Hiệp định Sơ bộ không hề ràng buộc Nam Kỳ" và tách Nam Kỳ thành một "xứ tự trị"... Do đó, ở Nam Kỳ (và cả nam vĩ tuyến 16), Pháp vẫn tiếp tục thực hiện biện pháp quân sự tàn bạo để "bình định" nông thôn, tiêu diệt các lực lượng kháng chiến, thi hành thủ đoạn chính trị nham hiểm tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam. Đến cuối tháng 3-1946, thực dân Pháp chiếm đóng gần như toàn bộ Nam Kỳ và cực Nam Trung Bộ. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng (có cán bộ từ chiến trường Nam Bộ ra dự) vào cuối tháng 5-1946 đã phân tích âm mưu mở rộng chiến tranh của địch và nhấn mạnh "phải thống nhất chỉ huy", "giữ quyền chủ động tác chiến", “phát triển vũ trang tuyên truyền”, "quấy rối ở các thành phố". Tháng 3-1946, đồng chí Lê Duẩn nhân chuyến ra Bắc báo cáo tình hình, đã ghé qua miền Đông Nam Bộ. Đồng chí giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Đức Thuận giữ trách nhiệm Bí thư Liên tỉnh ủy miền Đông Nam Bộ và cử đồng chí đi địa phương cùng các tỉnh ủy củng cố lại tổ chức. Ngay sau đó, tại Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, đồng chí Nguyễn Đức Thuận đã triệu tập cuộc họp bất thường, các cán bộ chủ chốt của tỉnh đều tham gia họp. Được sự ủy nhiệm của đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Nguyễn Đức Thuận đã chỉ định danh sách Tỉnh ủy Thủ Dầu Một gồm bảy đồng chí1. Đồng chí Nguyễn Văn Tiết được chỉ định làm Bí thư và đồng chí Văn Công Khai làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Giữa năm 1946, một tổn thất lớn của Đảng bộ Thủ Dầu Một là đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên, người cán bộ lãnh đạo trung kiên lúc này đang là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh đã anh dũng hy sinh. Giữa tháng 11-1946, tại chiến khu Đồng Tháp Mười, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ được tổ chức. Hội nghị đã quán triệt chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng về kiện toàn Đảng bộ Nam Bộ, đề ra một số biện pháp nhằm củng cố tổ chức đảng các cấp, củng cố tổ chức Mặt trận Việt Minh, xác định quyền lãnh đạo trực tiếp và duy nhất của Đảng Cộng sản đối với cuộc kháng chiến trên cơ sở tập hợp sự đoàn kết, thống nhất các lực lượng chính trị, trong đó có Đảng Dân chủ. Hội nghị đã kiện toàn Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ Nam Bộ gồm các đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh, Hoàng Dư Khương, Phạm Hùng, Nguyễn Thị Thập, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Đức Thuận, Trần Văn Trà. Đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh được cử làm Thường trực Xứ ủy (trong khi đồng chí Lê Duẩn còn đang công tác ngoài Bắc). Đến đây tình trạng phân biệt "Tiền phong" và "Giải phóng", "Việt Minh cũ” và "Việt Minh mới" trong Xứ ủy cũng như trong toàn Đảng bộ Nam Bộ đã được xóa bỏ, sự thống nhất về tổ chức lãnh đạo được xác lập.
4/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Hội nghị Xứ ủy đã đạt được một số vấn đề cơ bản và quan trọng là sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức lãnh đạo của Đảng bộ Nam Bộ. Nhưng những vấn đề vừa hệ trọng, vừa cơ bản, vừa bức thiết là phương hướng, sách lược, chiến lược, phương châm lãnh đạo kháng chiến giành thắng lợi thì phải đến Hội nghị Xứ ủy mở rộng do đồng chí Lê Duẩn, sau khi từ Việt Bắc trở vào, triệu tập tháng 4-1947 tại Đồng Tháp Mười mới mở ra. Có tỉnh cử hai, ba người đi dự, tỉnh ít cũng một người. Tỉnh ủy Thủ Dầu Một cử tôi đi dự. Sài Gòn - Chợ Lớn có anh Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), lãnh đạo phong trào thanh niên có anh Trần Bạch Đằng. Ngoài ra, tôi còn nhớ các anh Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Kỉnh,... có tham dự. Anh Lê Duẩn phát biểu đã trình bày tất cả các vấn đề, lời lẽ khúc chiết, mạch lạc, vừa minh chứng bằng ví dụ cụ thể, vừa có tính khái quát, lý luận rành rẽ, chúng tôi nghe mà thấy sáng ra nhiều vấn đề. Hội nghị đã kiểm điểm ba tháng thực hiện tổng tấn công “quấy rối, phong tỏa, phá hoại" trên các chiến trường, hơn thế đã quán triệt đẩy đủ và sâu sắc đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh" của Đảng; đề ra các biện pháp xây dựng, phát triển lực lượng quân sự mạnh trên cơ sở lực lượng chính trị rộng khắp. Đặc biệt, Hội nghị nhấn mạnh việc củng cố tổ chức cơ sở đảng từ Xứ ủy đến cơ sở. Tại Hội nghị này, Xứ ủy chính thức được thành lập, thay Xứ ủy lâm thời thành lập tháng 11-1946. Hội nghị nhất trí bầu đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư Xứ ủy. Hoàn cảnh chiến đấu của bộ đội và cán bộ các ngành dân, chính, đảng trong nửa đầu năm 1946 cực kỳ khó khăn. Tỉnh Thủ Dầu Một ruộng ít, rừng nhiều, lương thực tại chỗ không đủ ăn cho dân địa phương, lại bị địch càn quét, bắn giết, cướp của, phá hoại kinh tế nên càng khó khăn về đời sống sinh hoạt. Sau trận chúng tôi đánh vào quận lỵ Hớn Quản, đánh vào Xa Cam, Xa Cát, quân giặc đã lồng lộn quay lại đốt phá Tân Khai. Chính nơi đây, chúng đã chặt đầu đồng chí Chín thu và đổ hết gạo xuống giếng. Gạo ngâm nước sau mấy hôm vớt lên đã có mùi thối, nhưng anh em vẫn phải đem phơi cho ráo nước và nấu ăn. Trong những ngày cam go đó, công nhân cao su Hớn Quản, Dầu Tiếng đã bớt phần gạo ăn của mình và gia đình để nuôi bộ đội. Thật cảm động khi có những chị em phu cao su xin thuốc ký ninh, chủ đồn điền bắt phải uống tại chỗ, chị em giả bộ uống, sự thật thì chỉ ngậm sau đó ra ngoài nhả ra, đem về phơi khô gửi cho các chiến sĩ Đại đội 3 của chúng tôi. Tuy gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng bộ đội vẫn kiên trì chịu đựng, tìm cách khắc phục để sống và chiến đấu. Trong hoàn cảnh ấy, các đơn vị đều quyết tâm đánh địch để cướp vũ khí tự trang bị cho ta, có lúc còn thu được cả lương thực và quân trang quân dụng. Anh em Đại đội 3 còn nhớ mãi hai trận chống càn tại xã An Tây (Bến Cát) làm nức lòng nhân dân địa phương, một trận diễn ra tháng 6 và một trận diễn ra tháng 8-1947, Đại đội 3 đã đánh tan hai đại đội địch, thu được nhiều vũ khí và có cả súng máy. Sau đó, cuối năm 1947 trận tiêu diệt "chiến khu quốc gia" Bình Quốc Tây của Chi đội 1 đã được ghi vào lịch sử. Đến cuối năm 1946, thực dân Pháp leo thang xâm lược, đưa chiến tranh ra toàn cõi Việt Nam. Pháp thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh. Chúng chủ quan cho rằng với lực lượng hiện có thì một, hai năm có thể bình định xong Việt Nam. Nhân dân ta "nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"2, không có con đường nào khác là đứng lên kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ! Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tại một địa bàn có đông công nhân, nhân dân lao động và đồng bào dân tộc thiểu số, cuối năm 1946, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một quyết định thành lập Quận ủy lâm thời Hớn Quản, tôi được phân công làm Bí thư Quận ủy lâm thời. Trong Ban Thường vụ còn có năm đồng chí: Ba Phước (Phó Bí thư), Chín Thành, Hai Lĩnh, Mười Canh, Mì. Kể từ đây, phong trào kháng chiến của vùng Lộc Ninh, Hớn Quản đã có sự lãnh đạo thống nhất của Quận ủy. Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1947, lực lượng vũ trang được bổ sung cho Nam Bộ là bộ đội hải ngoại. Đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ các đơn vị này là con em Việt kiều ở Thái Lan, Lào và một số ở Campuchia tòng quân về nước cùng cùng bào Nam Bộ kháng chiến.
5/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Tháng 9-1947, Xứ ủy Nam Bộ chính thức quyết định thành lập Phòng Dân quân do đồng chí Lê Duẩn làm trưởng phòng. Chi đội 1 chúng tôi thường xuyên cử người đến các địa phương hướng dẫn, tập luyện cho dân quân, du kích và tự vệ. Những năm ấy, mối quan hệ giữa bộ đội, dân quân và tổ chức phụ nữ rất khăng khít. Bộ đội giúp dân quân huấn luyện quân sự, giúp phụ nữ tổ chức các lớp học chính trị - quân sự; còn phụ nữ đi vận động quyên góp quần áo, lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bộ đội. Đến cuối năm 1947, toàn tỉnh Thủ Dầu Một đã xây dựng được nhiều đội du kích mạnh. Ngày 7-10-1947, thực dân Pháp tập trung 12.000 quân có đủ thủy, lục, không quân mở cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Cuối tháng 10-1947, Chi đội 1 cùng lực lượng vũ trang địa phương đã tổ chức một loạt trận giao thông chiến trên các chiến trường trong tỉnh, trong đó trận đánh ở Bến Ông Khương (ngày 30-10-1947) là trận đạt hiệu suất cao. Cùng ngày, Đại đội 902 (Chi đội 1) cùng du kích thị xã đánh quân tiếp viện cách chợ Thủ Dầu Một 5km, làm thiệt hại nặng một đại đội địch, phá hủy 2 đại bác, 2 thiết giáp. Mười tám ngày sau, quân Pháp mở rộng cuộc hành quân càn quét vào căn cứ Vĩnh Lợi - Bình Chánh, cũng là hậu cứ của Đại đội 1 (Chi đội 1). Chúng tiến công bao vây căn cứ. Chúng tôi tổ chức lực lượng Chi đội 1 gồm Đại đội 1, Đại đội 2 kết hợp cùng các đội du kích của các xã đánh địch, chống càn. Cuối năm 1947, Thủ tướng Chính phủ bù nhìn Nam Kỳ tự trị Lê Văn Hoạch tổ chức "Chiến khu quốc gia" bên bờ sông Sài Gòn. Nắm được ý đồ của địch, dựa vào cơ sở của ta trong tín đồ Cao Đài, Ban Chỉ huy Chi đội 1 đã cài cắm người vào đơn vị vũ trang của Lê Văn Hoạch tại chiến khu quốc gia trong đó có đồng chí Hoàng Của, Trưởng Ban Quân báo Chi đội 1. Đồng chí Hoàng Của đã nhanh chóng gây được cảm tình và được chúng tín nhiệm cử làm Tham mưu phó. Lực lượng của ta tổ chức cài cắm vào "Chiến khu quốc gia" (trong nhiều tháng liên tục) lên tới một đại đội. Đến ngày 10-12-1947, thời điểm diệt "Chiến khu quốc gia" đã chín muồi. Sau khi nghiên cứu, điều tra kỹ, một kế hoạch tác chiến tỉ mỉ của Ban Chỉ huy Chi đội 1 được thông qua. Đồng chí Hoàng Của xây dựng cơ sở và đưa người của ta vào. Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, đồng chí Lương Đường Minh và Trần Ngọc Lên tổ chức đơn vị chiến đấu xóa chiến khu Bình Quới Tây, bắt toàn bộ quân địch, sau đó ta thả hết. Quân ta thu toàn bộ súng đạn, giấy tờ và rút ra bờ sông, nơi có ghe thuyền của tổ liên lạc quân sự và của các má đang đón sẵn. Từ số chiến lợi phẩm của trận này, với lực lượng sẵn có, đủ để ta tổ chức thêm một đại đội nữa. Tại Hội nghị Xứ ủy mở rộng, trận đánh Bình Quới được đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy và các đại biểu rất khen ngợi. Trong trận đánh Bình Quới, đồng chí Trần Ngọc Lên, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1 là một trong những người có công lớn. Sau này anh nói với tôi muốn xin vào Đảng Cộng sản. Tôi bảo anh không nên vào Đảng lúc này, dễ bị lộ, địch dễ khủng bố, anh cứ ở trong hàng ngũ của Cao Đài thì sẽ có lợi cho cách mạng hơn. Anh đã nghe tôi. Sau này anh trở hành một chức sắc có tầm cỡ của Tòa thánh Cao Đài, đã đóng góp nhiều và có hiệu quả cho cách mạng. Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 đã buộc thực dân Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh lâu dài, quay lại bình định vùng chiếm đóng và lấn chiếm vùng tự do của ta. Nam Bộ trở thành vùng "bình định" trọng điểm của thực dân Pháp. Chúng đề ra chủ trương chiến lược là nhanh chóng tiến hành "bình định", biến Nam Bộ thành nơi dự trữ chiến lược cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương, thực hành lấy “chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt".
6/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Thực hiện chủ trương trên, chính quyền Pháp đã xúc tiến tăng cường thêm quân, điều chỉnh lực lượng, tập trung cho kế hoạch "bình định" Nam Bộ. Tỉnh Thủ Dầu Một vừa phát động phong trào "Thi đua ái quốc" vừa phổ biến rộng rãi tập sách Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã nâng cao được nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân viên trong tỉnh về cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện. Bộ đội và nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ. Niềm tin ấy trở thành sức mạnh trong hoạt động hằng ngày, trong xây dựng lực lượng cũng như chiến đấu. Hồi đó, đời sống của bộ đội chúng tôi do đồng bào nuôi. Dân làm nhà cho bộ đội ở. Chi đội 1 nổi tiếng là đơn vị chấp hành nghiêm kỷ luật, với khẩu hiệu " ba không": nhà cửa chưa dọn sạch - không được đi; nước chưa múc đầy ang - không được đi; chưa trồng cây, trồng rau để lại cho đồng bào - không được đi. Vì vậy nhân dân rất thương bộ đội. Thanh niên xung phong tòng quân giết giặc, nhiều em xin đầu quân vào Chi đội 1. Tỉnh ủy giao cho Chi đội 1 tổ chức Trường Thiếu sinh quân và thu nạp các em vào học tập, rèn luyện. Chính các lớp thiếu sinh quân này đã trở thành nguồn bổ sung lực lượng rất tốt cho các đơn vị chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tháng 7-2003, nhân dịp tôi vào thăm Quân khu 7, anh chị em đã tổ chức cuộc gặp mặt sau 56 năm, có đại diện của năm trung đoàn thiếu sinh quân miền Đông Nam Bộ thời kỳ chống thực dân Pháp. Nhiều anh chị em đã cùng tôi đi suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, hết đánh Pháp lại đánh Mỹ. Cũng không ít đồng chí còn cùng tôi làm nhiệm vụ quốc tế 10 năm trên đất Campuchia. Nhiều đồng chí đã trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thành cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội. Cuộc gặp mặt thật đầm ấm và xúc động. Anh chị em cùng ôn lại cái thời gian khổ, thiếu thốn.. Miền Đông hiếm gạo, anh em phải lặn lội xuống miền Trung Nam Bộ để mua gạo cõng lên. Nhân dân và một số sư sãi nhà chùa cũng quyên góp tiền, tìm mọi cách mua gạo gửi vô cho bộ đội. Anh em đói, rách, ghẻ lở đầy người, chị vợ anh Huỳnh Kim Trương chuyên nấu nước lá khế cho anh em tắm, trị ghẻ nên đơn vị gọi là "Chị Hai lá khế". Anh chị em còn kể lại, lúc mới về đơn vị được bộ đội dạy cho cách gác, cách chống càn và tổ chức đội hình tác chiến ra sao, cảnh giác thế nào mà Chi đội 1 không bao giờ bị tập kích bất ngờ. Hồi đó, đi đánh giặc thì tổ chức "liên quân" bộ đội và dân quân du kích, tự vệ, ở nhà là lực lượng "quốc vệ dân" - quốc là quốc vệ đội, tức công an, dân là dân quân du kích - hai lực lượng này lo bảo vệ chính quyền. Rồi anh em ôn lại các trận phục kích gọi là "giao thông kinh tế chiến", đánh các đoàn xe convoy (công voa) của Pháp để lấy lương thực. Trên cơ sở cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích trong tỉnh phát triển cao, Chi đội 1 trở thành chi đội mạnh cả về chính trị, tư tưởng, lực lượng trang bị, vũ khí cũng như kinh nghiệm và khả năng chiến đấu. Quân số Chi đội 1 phát triển lên 1.500 người, 1.350 súng trường, 28 tiểu liên, 18 trung liên, 10 đại liên. Trong quá trình chiến đấu, chiến lợi phẩm như súng đạn, quân trang quân dụng Chi đội thu được, ngoài trang bị cho các đơn vị trong Chi đội, Ban Chỉ huy Chi đội còn hỗ trợ các xã chiến đấu. Giữa tháng 3-1948, giặc Pháp mở một cuộc càn lớn vào chiến khu Thuận An Hòa, bộ đội Đại đội 1 Chi đội 1 cùng với du kích các xã Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Bình Chuẩn, An Phú, Thuận Giao, Hòa Lâm đã anh dũng chiến đấu. Địch có quân đông, trang bị mạnh quyết bao vây để tiêu diệt lực lượng kháng chiến. Nắm được chỗ yếu của địch, trên cơ sở tác chiến của du kích, Tiểu đoàn 1, Chi đội 1 đã tổ chức một trận đánh vào ban chỉ huy hành quân của địch, làm phá sản cuộc hành quân của địch.
7/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Đầu năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra chỉ thị xây dựng các trung đoàn bộ đội tập trung trên toàn xứ. Ngày 27-3-1948, Khu ủy Khu 7 họp hội nghị thảo luận việc xây dựng các trung đoàn trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Hội nghị quyết định trên cơ sở các chi đội sẵn có, phát triển thành 10 trung đoàn. Địa bàn hoạt động của trung đoàn vẫn chủ yếu trong phạm vi của tỉnh. Ngày 14-6-1948, Chi đội 1 của Thủ Dầu Một được đổi tên là Trung đoàn 301 do anh Huỳnh Kim Trương làm Trung đoàn trưởng, tôi làm Chính trị viên. Trung đoàn biên chế thành ba tiểu đoàn và một số đại đội trực thuộc: Đại đội 1 thành Tiểu đoàn 901 hoạt động ở vùng Lái Thiêu, Thủ Dầu Một; Đại đội 2 thành Tiểu đoàn 902 hoạt động ở quận Châu Thành; Đại đội 3 thành Tiểu đoàn 903 với ba Đại đội 2707, 2708, 2709 hoạt động ở Bến Cát, Hớn Quản, Lộc Ninh. Từ những đơn vị lẻ, đến giữa năm 1948, trên chiến trường miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đã hình thành hệ thống các trung đoàn bộ binh chủ lực, nhưng thực tế đó là những trung đoàn bộ binh địa phương. Tháng 6-1948, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gởi điện vào công nhận Ban Quân sự Nam Bộ và cử Trung tướng Nguyễn Bình giữ chức ủy viên quân sự. Tháng 10-1948, Bộ Tư lệnh Nam Bộ được thành lập thay cho Ban Quân sự Nam Bộ, do Trung tướng Nguyễn Bình làm Tư lệnh. Nam Bộ có Khu 7, Khu 8, Khu 9 và Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 12-1948, Bộ Chỉ huy Khu 7 và Khu Sài Gòn - Chợ Lớn đổi lên là Bộ Tư lệnh khu. Các khu chấn chỉnh lại một bước nhân sự và tổ chức các cơ quan. Khu 7 do Huỳnh Văn Nghệ làm Tư lệnh, Nguyễn Văn Trí (tức Hai Trí) làm Chính ủy; Khu Sài Gòn Chợ Lớn do Tô Ký làm Tư lệnh, Phan Trọng Tuệ làm Chính ủy, tôi làm Tham mưu trưởng. Ngày 18-8-1949, Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị: "Xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân" trong cả nước. Tháng 9-1949, Xứ ủy Nam Bộ triệu tập Hội nghị quân sự Nam Bộ nhằm quán triệt chỉ thị trên và tiến hành kiểm điểm toàn diện công tác kháng chiến trong bốn năm qua, đồng thời đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới. Hội nghị có đoàn phái viên của Trung ương, dẫn đầu là anh Lê Đức Thọ vào dự. Trong phát biểu, anh Lê Đức Thọ khen rất ít mà phê phán dữ lắm. Toàn hội nghị không ai nói gì hết. Anh Lê Duẩn lên phát biểu đã nhận hết khuyết điểm và phân tích sâu thêm về yếu tố khách quan, chủ quan, trong đó rõ nhất là tư tưởng quân sự đơn thuần, coi nhẹ vai trò của dân quân du kích, mối quan hệ giữa ba thứ quân và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ thiết thực trước mắt để đưa cuộc kháng chiến ở Nam Bộ tiếp tục tiến lên hòa nhịp với chiến trường cả nước. Anh Thọ còn phê phán tư tưởng coi nhẹ đô thị và đề nghị tiếp tục cử anh Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) vào xây dựng phong trào và xây dựng lực lượng ở Sài Gòn. Sau Hội nghị, Bộ Tư lệnh Nam Bộ đã tổ chức phân bố lại chiến trường, củng cố nhân sự chủ chốt ở cấp khu và cấp tỉnh. Khu 7 còn lại ba tỉnh: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa do đồng chí Huỳnh Văn Nghệ làm Tư lệnh, đồng chí Phan Trọng Tuệ làm Chính ủy. Khu Sài Gòn - Chợ Lớn gồm Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và Tây Ninh do đồng chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, tôi làm Tham mưu trưởng. Bước sang năm 1950, tình hình trong và ngoài nước có những chuyển biến rất quan trọng. Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949. Trung Quốc, Liên Xô và một loạt nước dân chủ nhân dân công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên phạm vi cả nước sang trên đà phát triển. Thực dân Pháp ngày càng lúng túng. Đế quốc Mỹ ra sức tìm cách giúp đỡ thực dân Pháp và can thiệp trực tiếp vào Đông Dương. Tại chiến trường Nam Bộ có một số thay đổi về tổ chức chỉ huy. Trung tướng Nguyễn Bình - Tư lệnh Nam Bộ - được điều động ra Trung ương. Trên đường hành quân, bị địch phục kích, đồng chí đã hy sinh. Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy – trực tiếp giữ chức Chính ủy kiêm Tư lệnh Nam Bộ, đồng chí Dương Quốc Chính làm Phó Tư lệnh. Thực hiện sự lãnh đạo qua Xứ ủy và Bộ
8/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Tư lệnh Nam Bộ, tại khắp các tỉnh miền Đông. Ta tổ chức một đợt hoạt động quân sự - chính trị trên cả ba vùng kháng chiến. Các căn cứ kháng chiến được xây dựng tương đối ổn định trở thành hệ thống hậu phương tại chỗ đáp ứng được phần lớn nhu cầu của cuộc kháng chiến. Tại thành phố Sài Gòn và các thị xã, thị trấn, ta chủ trương mở rộng phong trào đấu tranh chính trị trong toàn thể công nhân, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân đô thị, hướng mục tiêu đấu tranh vào chống chính phủ bù nhìn và chống thực dân Pháp. Giai đoạn này ở Nam Bộ, thực dân Pháp áp dụng chiến thuật De Latour (Đờ Latua) một cách ráo riết, triệt để. De Latour là một vị tướng có kinh nghiệm về bình định lãnh thổ được điều sang Việt Nam, sau khi nghiên cứu, y đã đề ra sách lược gồm năm điểm: Một là, rút bỏ những khu vực hẻo lánh khó cầm giữ. Hai là, dùng giáo dân vũ trang để chống phá kháng chiến của Việt Minh. Ba là, hợp tác với các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo để chống phá kháng chiến của Việt Minh. Bốn là, dùng chiến thuật đồn bốt tháp canh. Năm là, bao vây căn cứ địa Đồng Tháp Mười, căn cứ Chiến khu Đ của Việt Minh kiểm soát vùng kinh tế trù phú Hậu Giang. Nội dung, bản chất của chiến thuật đồn bốt tháp canh là tổ chức phòng vệ vững chắc các trục lộ giao thông và vùng kinh tế quan trọng, tạo thành một hệ thống đồn bốt, tháp canh theo ô vuông để vừa bảo vệ vững chắc các trục giao thông và địa bàn chiếm đóng, vừa chia cắt, khống chế các hoạt động của Việt Minh. Chúng thường xây tháp canh hình vuông bằng gạch, mỗi canh 4 đến 5 mét, cao 8 đến 10 mét. Xung quanh có tường bao bằng đất dày, có lỗ châu mai, bên ngoài đào hào và rào dây kẽm gai, gài chông mìn, nuôi chó dữ và thả ngỗng. Cứ 5 đến 7 tháp canh con lại có một tháp canh mẹ. Tháp canh mẹ được xây kiên cố hơn, xung quanh phạm vi phòng thủ có lô cốt chiến đấu, ở giữa có lô cốt chỉ huy. Mỗi tháp canh, chúng bố trí từ một tổ đến một tiểu đội bộ binh tăng cường, trang bị vũ khí đầy đủ. Riêng tháp canh mẹ có thêm vũ khí bắn cầu vồng và trang bị máy truyền tin. Từ hệ thống tháp canh này kết hợp với những đội lính cơ động (Commando Commăngđô), chúng quản lý chặt chẽ các đô thị, các khu kinh tế quan trọng và các trục đường giao thông huyết mạch. Chúng cũng lấy hệ thống đồn bốt, tháp canh làm căn cứ xuất phát để tổ chức những cuộc hành quân càn quét và lấn chiếm nông thôn, đánh phá vùng tự do và căn cứ kháng chiến của ta. Bộ Tư lệnh Khu Sài Gòn - Chợ Lớn quyết tâm tìm mọi biện pháp để phá chiến thuật De Latour, phải tìm ra cách tiêu diệt tháp canh. Trước đó, đêm 19-3-1948, tổ du kích Tân Uyên do đồng chí Trần Công An chỉ huy đã diệt tháp canh Cầu Bà Kiên bằng phương pháp bí mật đột nhập, dùng thang leo lên thả lựu đạn vào trong tháp. Trận đánh thu được thắng lợi, nhưng sau đó bọn địch tăng cường đề phòng canh gác nên rất khó tiếp tục dùng thang leo lên. Lúc đầu ta dùng lối đánh của đồng chí Trần Công An để diệt tháp canh, kết hợp đưa dân quân ra phá đường và đã phá được. Sau địch dùng pháo lớn bắn ra, dân quân không phá được nữa. Ngày 21-1-1950, Bộ Tư lệnh Khu Sài Gòn - Chợ Lớn quyết định mở chiến dịch Dầu Tiếng - Bến Cát. Ban chỉ huy chiến dịch gồm: Tô Ký - Chỉ huy trưởng, tôi - Tham mưu trưởng. Sở chỉ huy đặt tại Thanh Tuyền (đầu chiến dịch) và An Thành (cuối chiến dịch). Mục đích của chiến dịch là mở rộng và nối liền hai căn cứ của ta từ Gia Định sang Thủ Dầu Một, cắt đường vận tải và tiếp tế ở Dầu Tiếng, tiêu diệt và tiêu hao địch, bổ sung lực lượng ta. Mục tiêu của chiến dịch nhằm tiêu diệt các đoàn convoy và lực lượng tiếp viện của địch, tiêu diệt đồn Bến Súc, phá đường sá, phá cầu, bao vây bức rút các đồn, tháp canh còn lại (Bến Cát, Suối Dứa, Cần Nôm, Ông Cộ, Xi Nô, Rạch Kiến, Xóm Bưng). Ban chỉ huy phân công công tác chuẩn bị về đạn dược, lương thực, thực phẩm, y tế,... phải đầy đủ cả số lượng và chất lượng trước ngày nổ súng. Ngày mở màn chiến dịch được ấn định: ngày 15-1-1950. Đến ngày 24-1-1950, mọi chuẩn bị cho chiến dịch đã hoàn tất.
9/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Lực lượng tham gia chiến dịch gồm một tiểu đoàn chủ lực của liên Trung đoàn 306 - 312, một tiểu đoàn chủ lực và một đại đội độc lập của liên Trung đoàn 301 - 310, một đại đội độc lập của huyện Bến Cát, lực lượng dân quân du kích hai huyện Hóc Môn, Gò Vấp và lực lượng công đoàn cao su đồn điền Dầu Tiếng. Chiến dịch Dầu Tiếng - Bến Cát thực chất là đợt hoạt động quân sự trong ba ngày (từ ngày 25 đến 27 tháng 1) đã làm gián đoạn giao thông của địch trong một thời gian dài (địch phải dùng máy bay tiếp tế cho đồn điền cao su Dầu Tiếng). Quân địch buộc phải bị động đối phó. Đợt hoạt động đã để lại những kinh nghiệm thiết thực cho quá trình chiến đấu về sau. Nó là cuộc diễn tập quan trọng cho chiến dịch Bến Cát diễn ra vào cuối năm khá thành công. Tại chiến dịch này, tôi nhớ mãi một chuyện là trong đồn Rạch Kiến có một khẩu pháo cỡ lớn bắn ra rất dữ làm cho bộ đội và dân quân không thực hiện được nhiệm vụ phá đường giao thông. Chúng tôi cùng với bộ đội bàn bạc để tìm ra cách phá khẩu pháo lớn này. Anh em thấy rất khó, vì nếu bí mật vượt tường và hàng rào bao quanh đồn để vào tận nơi đặt khẩu pháo thì sẽ bị ngỗng và chó dữ chúng nuôi trong đồn phát hiện. Cuối cùng, cậu Nguyễn Văn Rỡ nghĩ ra một cách là: Cậu ta tắm xong để trần nằm phơi sương cho bay mất hơi người. Quả nhiên khi bò vào đồn, chó, ngỗng không thấy hơi lạ nên không phát hiện được. Vào bên trong, tìm được khẩu pháo 15 ly, rỡ bốc cát sỏi bỏ vào nòng pháo. Quân ta tổ chức đốt đuốc reo hò và phá đường để khiêu khích địch. Chúng liền báo động lính ra vị trí chiến đấu và hùng hổ cho nạp đạn vào khẩu pháo rồi giật cò, khẩu pháo bị hỏng. Từ kinh nghiệm đầu tiên này, đồng chí Thuần, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 302 cho tổ chức huấn luyện để nhân rộng. Sau đó, anh em đã nghĩ ra cách lấy lén hoặc nhờ chị em đến chỗ bọn lính thuê giặt ủi để mua lại quần áo cũ của chúng. Như vậy, anh em không phải cởi trần phơi sương đêm nữa. Khi anh em đột nhập vào đồn, chó dữ thấy mùi quen thuộc của lính thì không sủa. Cũng từ sáng kiến của cậu Rỡ, anh em còn nghĩ ra cách bơi không tiếng động, dùng ống thở và đậy lá lên mặt để bí mật vượt qua trạm gác của địch. Bộ đội ta đã đưa được thuốc nổ vào phá cầu Bến Cát. Tuy cầu không sập hoàn toàn, nhưng đã làm cho xe cơ giới của địch không đi được. Đó là sáng kiến thứ hai tại chiến dịch này. Việc thứ ba là, anh em đánh sập được bốt tiền tiêu của đồn Bến Súc bằng cách thoạt đầu dùng đạn lõm thổi thành một lỗ thủng thành lô cốt (loại đạn do đồng chí Tâm - kỹ sư cơ khí học từ bên Pháp về, tham gia kháng chiến chế tạo ra), sau đó lao gậy có buộc bộc phá ở đầu gậy vào đồn, bộc phá nổ đã làm sập bốt, bọn lính trong bốt bị chết nhiều. Nhưng khi anh em bộ binh xung phong vào đánh đồn thì không giải quyết được và xung lực của ta yếu, mặc dù đặc công đã đánh chiếm đầu cầu. Ở trận này cậu Ty, Đại đội trưởng hy sinh (Ty là con trai đồng chí Cứng, lái xe của đồn điền cao su Lộc Ninh, một trong bốn người mà tôi đã giác ngộ cách mạng và kết nạp vào Đảng Cộng sản đầu tiên của chi bộ cao su). Sau trận này, ta tổ chức rút kinh nghiệm. Chính vì vậy mà khi tổ chức đánh đồn Bùng Binh phía bên kia sông Sài Gòn, ta dùng hai mũi đặc công mở hai cửa, đồng loạt xông vào nên đã chiếm gọn được đồn và bắt sống toàn bộ quân địch. Từ cách đánh tháp canh của tổ đồng chí Trần Công An, cách làm mất hơi người để bí mật đột nhập vào đồn địch của Nguyễn Văn Rỡ, cách dùng đạn lõm và bộc phá để diệt lô cốt đầu cầu, đến cách dùng hai mũi đặc công cùng tiến hành mở hai cửa mở cho trận đánh đồn, tuy lúc đầu còn sơ lược, nhưng đã hình thành và mở ra cách đánh mới mà sau này gọi là "cách đánh đặc công". Đây là sáng kiến, là công lao của anh em, trong đó có vai trò tổ chức của đồng chí Phạm Quang Thuần - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 302. Sau khi tập dượt kỹ, chúng tôi cho đánh thử vào đồn địch, và đã thắng lợi gọn gàng. Tại hội nghị tổng kết chiến dịch Bến Cát, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy, đã nói: "Chiến dịch Bến Cát đánh dấu một bước trưởng thành quan trọng của lực lượng vũ trang Khu 7, đưa phong trào kháng chiến của quân dân miền Đông Nam Bộ hòa nhập với cuộc kháng chiến trên trên chiến trường trường cả nướ nước" c"3.
10/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Sau chiến dịch Dầu Tiếng - Bến Cát, tôi được bổ nhiệm làm Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Anh Nguyễn Đăng, vốn là kỹ sư canh nông, làm Tham mưu trưởng bảo tôi rằng, anh lo cái chung, còn tôi lo về tác chiến. Tháng 8-1950, chấp hành nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ, việc tổ chức, chỉ huy chiến trường toàn Nam Bộ được phân chia, sắp xếp lại. Khu Sài Gòn - Chợ Lớn và Khu 7 sáp nhập lại lấy tên là Khu 7, gồm các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Gia Định, Chợ Lớn, Tây Ninh. Đồng chí Hoàng Dư Khương làm Bí thư Khu ủy. Bộ Tư lệnh Khu đóng ở chiến khu Long Nguyên do đồng chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh kiêm Chính ủy. Tháng 3-1951, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (khóa II) quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam gồm các ủy viên Trung ương hoạt động ở Nam Bộ4 để căn cứ vào các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị mà cụ thể hóa việc chỉ đạo công tác cho Nam Bộ và bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia. Bí thư Trung ương Cục miền Nam là đồng chí Lê Duẩn; đồng chí Lê Đức Thọ là Phó Bí thư. Tháng 5-1951, Trung ương Cục quyết định phân chia lại chiến trường, giải thể ba khu 7, 8, 9, sáp nhập 20 tỉnh của Nam Bộ thành 11 tỉnh ghép, chia Nam Bộ thành hai phân liên khu (lấy sông Tiền Giang làm ranh giới) và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Phân liên khu miền Đông gồm 5 tỉnh (11 tỉnh cũ): Gia Ninh, Thủ Biên, Bà Chợ, Mỹ Tho, Long Châu Sa. Các đồng chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh, Phạm Hùng làm Chính ủy, tôi làm Tham mưu trưởng Phân liên khu. Phân liên khu miền Tây gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà. Sang năm 1952, địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách "bình định". Ở miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, chúng thực hiện bao vây và lấn sâu vào vùng căn cứ của ta, chiếm đóng các khu vực tranh chấp, các vùng du kích, đồng thời tích cực càn quét "bình định" để củng cố cơ sở kinh tế, chính trị, quân sự và các đường giao thông quan trọng. Tháng 12-1952, anh Lê Duẩn chỉ thị cho tôi chuẩn bị tổ chức một đoàn cán bộ đi từ Nam Bộ ra Trung ương họp, kết hợp báo cáo kinh nghiệm đánh đồn và diệt tháp canh của địch. Tôi chọn 12 người đi cùng đoàn cán bộ do anh Lê Duẩn dẫn đầu. Lúc đó đã có lương khô, nhưng mỗi người phải cõng 20kg gạo để ăn dọc đường. Riêng anh Trần Công An xung phong mang 30kg. Đây là lần đầu tiên tôi được vượt dãy Trường Sơn để ra đất Bắc. Thực hiện chỉ đạo của anh Lê Duẩn, khi qua Khu 6 và Khu 5 chúng tôi để lại mỗi khu một tổ ba người để phổ biến kinh nghiệm và cùng bộ đội của Khu thực hành đánh đồn luôn. Dọc đường mòn xuyên dãy Trường Sơn, tôi thấy bộ đội và dân công ta khổ lắm. Dân công gùi súng, đạn, gạo tiếp tế cho Khu 5, có người bị bom, có người bị sốt rét ác tính chết gục bên bao gạo, bên súng đạn. Anh em trong đoàn chúng tôi cũng bị sốt rét triền miên. Lúc sốt nặng quá, cả đoàn phải nghỉ lại giữa đường bảy ngày. Đi ròng rã năm tháng, ngày 13-5-1953, chúng tôi ra tới Tân Trào, Tuyên Quang, giữa căn cứ địa Việt Bắc. Anh Hoàng Văn Thái ra đón chúng tôi. Đoàn chúng tôi có cả anh Tâm - kỹ sư - ra để báo cáo kinh nghiệm chế tạo đạn lõm. Tại Việt Bắc, chúng tôi gặp anh Đỗ Mười - Bí thư Khu ủy Khu Tả Ngạn sông Hồng, anh Văn Tiến Dũng - Tư lệnh kiêm Chính uỷ Đại đoàn 320 (đơn vị đang chiến đấu ở đồng bằng Bắc Bộ), được nghe các anh kể chuyện chiến đấu, mở rộng vùng giải phóng ở đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức đưa người cùng vận chuyển gạo, muối và vật chất từ vùng tự do ở đồng bằng Bắc Bộ qua hệ thống boong ke của địch lên chiến khu Việt Bắc. Còn chúng tôi thì kể cho các anh nghe về cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Nam Bộ.
11/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
Chúng tôi được các anh đưa lên gặp Bác Hồ, báo cáo với Bác về cách đánh đồn giặc của bộ đội Nam Bộ. Hôm đó có anh Nguyễn Văn Tạo và anh Tố Hữu cùng nghe. Nghe xong, Bác khen và bảo anh Tố Hữu hãy làm bài thơ để biểu dương bộ đội Nam Bộ. Sau đó, chúng tôi ở lại dự lớp học chính trị mà lúc đó gọi là "Lớp chỉnh đảng" cho cán bộ, do anh Lê Văn Lương phụ trách. Ngày 23-6-1953, lớp học được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn thị cho cán bộ lớp học. Học xong, chúng tôi viết thu hoạch. Sau đó, chúng tôi được hướng dẫn viết bản “lý lịch tự thuật". Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được khai báo về thành phần xuất thân và cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Khi xem bản lý lịch của tôi, anh Lê Văn Lương và anh Nguyễn Chí Thanh đều nhận xét: "Lý lịch rõ ràng!". Tháng 12-1953, chúng tôi trở vào Nam Bộ. Trước khi trở về Nam Bộ, chúng tôi được gặp Bác Hồ. Bác căn dặn các chú đi đường phải rất cẩn thận, đừng để lọt vào ổ phục kích của địch. Và Bác gửi lời thăm đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ. Chúng tôi cũng đi theo đường Trường Sơn, mỗi người ngoài việc cõng 20kg gạo, còn phải mang thêm chừng 1 kg tài liệu. Đoàn chúng tôi trở vào còn bốn người: tôi và các anh Trần Công An, Nguyễn Văn Được, Lê Thanh. Dọc đường đi, chúng tôi dừng lại ăn Tết Nguyên đán Giáp Ngọ với Bộ Tư lệnh Khu 5. Vào tới Bình Định gặp quân địch đi càn, chúng tôi phải kẹt ở đó mấy ngày. Sau đó chúng tôi đi khoảng hơn chục ngày nữa thì về tới chiến khu Dương Minh Châu. Đang trên đường vào thì ngoài Bắc diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ. Hòa cùng tiếng súng của chiến dịch Điện Biên Phủ, các lực lượng vũ trang Nam Bộ tiếp tục tiến công địch, giành quyền chủ động trên toàn chiến trường. Ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc toàn thắng. Tin thắng trận bay nhanh lên khắp chiến trường, các vùng kháng chiến Nam Bộ. Quân và dân Nam Bộ đánh địch với khí thế mới. Bộ đội liên tục bao vây diệt đồn bốt. Nhân dân vùng lên phá banh hệ thống kìm kẹp, giải phóng xã, ấp. Cùng với hoạt động quân sự, phong trào đấu tranh chính trị phát triển trong nội đô; phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Trước sức tiến công cả quân sự và chính trị của ta, quân địch co lại. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Geneva (Giơnevơ) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Pháp phải công nhận nửa nước Việt Nam được giải phóng. Sau 60 năm nhìn lại, kể từ khi trận Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, chúng ta thấy có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất, bao trùm nhất là đường lối chiến tranh nhân dân. Tư duy chiến lược của đường lối chiến danh nhân dân bắt đầu hình thành từ Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (ngày 12-l1946), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19-12-1946) và một loạt bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã trở thành những quan điểm cơ bản về đường lối kháng chiến của Đảng ta – "Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh", "lấy sức ta giải phóng cho ta". Nhờ đó, quân và dân ta trên khắp mọi miền đất nước đã bình tĩnh, hành động nhất tề và sớm tạo được lòng tin vào tiền đồ tất thắng của kháng chiến. Chính trên nền tảng của đường lối quân sự đúng mà suốt chín năm kháng chiến, chúng ta vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, từ không đến có, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn; xây dựng tiềm lực quân sự mạnh trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp, vững chắc, nên càng đánh giặc, thế ta càng vững, lực ta càng mạnh. Cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của ta còn được gây dựng và phát huy ngay trong vùng địch tạm chiếm với nhiều phương thức đấu tranh. Trong đô thị đều có lực lượng của ta hoạt động mạnh, nhất là Sài Gòn. Tại vùng đô thị lớn Sài Gòn Gia Định, phong trào diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ ớ từng thời điểm, từng nơi đã diễn ra. Những cuộc biểu tình của nhân dân lao động thợ thuyền, trí thức ở những quy mô khác nhau diễn ra, mà điển hình là cuộc biểu tình nổ ra giữa Sài Gòn
12/15
nhân dân lao động thợ thuyền, trí thức ở những quy mô khác nhau diễn ra, mà điển hình là cuộc biểu tình nổ ra giữa Sài Gòn http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 3
ngày 19-3-1950 của hàng chục vạn người chống thực dân Pháp xâm lược và nghe luật sư Nguyễn Hữu Thọ diễn thuyết5. Chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8 tiểu đoàn địch (với hơn 8.000 quân); thu hơn 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh; phá vỡ hệ thống phòng ngự trên đường 4 của địch; giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, nối liền nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến dịch Điện Biên Phủ (do Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chỉ huy trưởng, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái là Tham mưu trưởng, Cố vấn Vi Quốc Thanh) là trận then chốt, đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva về Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên chiến trường miền Nam có những trận đánh tiêu biểu như: quân và dân tỉnh Phú Yên đánh bại chiến dịch Atlante (Átlăng) của thực dân Pháp (tháng 2-1954) bắt sống cả một binh đoàn địch; trận đánh của Tiểu đoàn 306 Gia Ninh phá hủy kho bom đạn dự trữ chiến lược của địch ở Phú Thọ Hòa, với hơn 1 triệu lít xăng dầu, 1 vạn tấn bom đạn, diệt một đại đội lính Âu - Phi, bức rút đồn Gò Lũy Lũy tháng 6-19546. Với chiến lược toàn dân kháng chiến, Đảng ta đã tổ chức cả nước thành một mặt trận. Khắp Trung, Nam, Bắc, toàn quân, toàn dân đánh giặc. Nhờ sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, vừa đánh giặc, vừa sản xuất nên đã bảo đảm cho nhân dân sống, chiến đấu và nuôi bộ đội chiến đấu. Nhờ toàn dân kháng chiến, quân đội ta từ du kích, phân tán, trang bị thô sơ đã tiến lên tập trung, chính quy, có lực lượng cơ động chiến lược mạnh và lực lượng chiến đấu tại chỗ đông đảo. Nhờ toàn dân kháng chiến nên mặc dù ta ở trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, nhưng chính quyền nhân dân vẫn đứng vững, ngày càng phát huy vai trò quản lý, điều hành mọi công việc kháng chiến, kiến quốc. Toàn dân kháng chiến là yếu tố quyết định thắng lợi, là quy luật cơ bản của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực tế, địch mạnh hơn ta về quân sự, nhưng rất yếu về chính trị. Ta dùng sức mạnh tổng hợp (quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận) và phát huy sức mạnh tổng hợp một cách liên tục, còn địch phải đánh lâu dài nên không chịu nổi. Hơn nữa, Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân Pháp ngày càng phản đối mạnh mẽ việc chính quyền Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương không thể ngờ được, với cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta, cả nước đánh giặc, cả nước dồn sức cho chiến dịch Điện Biên Phủ với nỗ lực cao nhất cả nước gồng lên nhưng uyển chuyển, nhịp nhàng đã tạo nên sức mạnh phi thường cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng toàn thắng. Chúng ta chiến đấu vì độc lập, tự do, vì chính nghĩa. Chúng ta luôn trân trọng sự phối hợp tác chiến của quân và dân Lào, Campuchia anh em; luôn ghi nhớ, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp. Kinh nghiệm đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược đã được toàn Đảng, toàn dân ta vận dụng và phát triển phong phú hơn trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. -----Chú thích 1. Bảy đồng chí lấy bí danh theo bảy chữ: Chánh - Phủ - Cộng - Hòa - Dân - Chủ - Việt: Nguyễn Văn Tiết bí danh là Trần Minh Chánh, Văn Công Khai bí danh là Văn Công Phủ, Hồ Văn Nâu bí danh là Hồ Cộng, Lê Đức Anh bí danh là Lê Phú Hòa, Nguyễn Văn Thi bí danh là Nguyễn Văn Dân, Phan Ân bí danh là Phan Dân Chủ, Dương Danh Thắng bí danh là Dương Thanh Việt. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2011, t.4, tr.534. 3. Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ: Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến
13/15
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 1975), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2003, tr.132. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-0722201685746465.html
2/8/2018
Chương 4
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ N NGHIỆP GHIỆP CÁCH MẠNG MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XU XUẤT ẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN .VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SA /TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKSCH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 4 (https://www.facebook (https://ww w.facebook.com/sharer/sharer.php .com/sharer/sharer.php?u=http://dang ?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-vancongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016kien.html/index-172220 kien.html/index-1722201685746466.html) 1685746466.html) (mailto:dangcongsan@cpv (mailto:
[email protected]) .org.vn)
VỀ BỘ TỔNG THAM MƯU, GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN TIẾN TỪNG BƯỚC LÊN CHÍNH QUY, HIỆN ĐẠI Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết (tháng 7-1954), tâm trạng tôi vừa vui, vừa buồn, vui là miền Bắc đã được giải phóng khỏi ách đế quốc, buồn là miền Nam chưa được giải phóng. Giữa những ngày vui đón hòa bình của quân và dân trên cả nước, phần lớn những cán bộ quân đội chúng tôi ở Nam Bộ lại thấy băn khoăn, kém phấn khởi khi nhận được lệnh "Tập kết ra miền Bắc". Bộ Tư lệnh Nam Bộ chúng tôi lo sắp xếp lực lượng tập kết. Trước lúc tập kết, anh em cũng tâm tư dữ lắm. Biết bao xương máu, công lao của quân và dân suốt chín năm kháng chiến mới giành được những thành tựu, bây giờ lại giao cho đối phương và tay sai để ra đi thì tiếc lắm. Lúc đó, anh Lê Đức Thọ nói hai năm sẽ quay trở lại. Anh Lê Duẩn thì bảo hãy chôn giấu những khẩu súng tốt. Tay đào hố chôn súng mà lòng ấm ức, nói chung là không ai muốn chia tay với vùng đất quê hương thân thương để ra đi. Đến khi có thư của Bác Hồ thì anh em nghe, nghe, mọi người đều nghe. Chúng tôi tập trung học tập và chuẩn bị tập kết ở huyện Cái Bè, bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp thuộc Đồng Tháp Mười, sau đó xuống tàu thủy ở bên sông Tiền. Khi chia tay, người đi ra B Bắc, ắc, kẻ ở lại Nam thật là bịn rịn, khó nói nên lời. Nhiều người giơ hai ngón tay lên và hẹn nhau: Hai năm sẽ trở về!... Ngày đầu ra Bắc, tôi được giao làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ binh 3301, anh Lê Văn Tưởng làm Chính ủy, sư đoàn đóng quân ở Thanh Hóa. Tháng 6-1955, tôi nhận quyết định về làm Cục phó Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu. Lãnh đạo Cục Tác chiến lúc đó có bốn người: anh Trần Văn Quang làm Cục trưởng, anh Đỗ Đức Kiên, anh Thái Dũng và tôi làm Cục phó. Anh Thái Dũng cùng một số anh em đang chỉ đạo trên công trường "hàn khẩu" đê Mai Lâm2. Để nhanh chóng hạn chế thiệt hại do bão lụt gây ra, kịp thời khôi phục sản xuất cho các địa phương, phục hồi hệ thống giao thông trong nước và quốc tế (sân bay Gia Lâm), theo đề xuất của Cục Tác chiến, Tổng Tham mưu trưởng đã ký quyết định điều động các đại đoàn 308, 312, 351 làm lực lượng chủ công trên công trường "hàn khẩu". Cán bộ chiến sĩ không quản trời nắng nóng như thiêu đốt, có lúc lại mưa rào như trút nước, đã suốt ngày đêm dầm mình dưới nước, nắm chắc tay nhau làm "đê người" chặn nước lũ để đồng đội đóng cọc, làm kè, đổ đất, đá hàn đê vỡ. Ngày 25-9-1955, một cơn bão lớn ập vào đất liền Hải Phòng. Nước biển dâng cao trên khắp các xã ven đê các huyện An Hải, Thủy Nguyên, Kiến Thụy (nay là Kiến An) gây tổn thất nặng nề về người và tài sản. Theo chỉ thị của Tổng Tham mưu trưởng, Cục Tác chiến đã xuống Khu Tả Ngạn trực tiếp chỉ đạo đơn vị xử lý, khắc phục hậu quả. Qua kinh nghiệm cứu đê ở Mai Lâm, Khu Tả Ngạn đã kịp thời huy động những đơn vị gần nhất, cấp tốc hành quân đến hiện trường cứu đê, cứu dân và tài sản.
14/15
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Những ngày đầu tôi dành thời gian tìm hiểu về Cục Tác chiến và cơ quan Bộ Tổng Tham mưu. Sau đó, anh Văn Tiến Dũng Tổng Tham mưu trưởng - trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi: nghiên cứu kế hoạch xây dựng công trình phòng thủ bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình. Tôi đã nghiên cứu sơ bộ kế hoạch phòng thủ bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Quảng Bình, dựa trên kế hoạch tác chiến cơ bản, xây dựng các công trình phòng thủ và các vùng trọng điểm của phòng thủ. Nhưng công trình phòng thủ thì chưa ai biết. Cục đề nghị Bộ Tổng Tham mưu cho một đoàn cán bộ sang nghiên cứu ở Trung Quốc, đề nghị bạn giúp một số nội dung về xây dựng công trình quốc phòng. Đề nghị được chấp nhận, Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp cử một đoàn cán bộ của hai ngành tác chiến và công binh. Đoàn của Cục Tác chiến gồm: tôi, Trần Sơn Nham, Nông Cao Thắng, do tôi làm Trưởng đoàn, đồng chí Phan Hoàng - Cục trưởng Cục Công binh làm Phó đoàn và một số cán bộ công trình của Cục Công binh. Các cán bộ Cục Tác chiến có nhiệm vụ n ghiên cứu những vấn đề chiến thuật, cách đánh đường hầm, nghiên cứu công tác kế hoạch xây dựng công trình quốc phòng quốc gia. Các cán bộ Cục Công binh chủ yếu nghiên cứu về thiết kế, kỹ thuật các loại công trình. Đoàn ở Bắc Kinh hơn một tháng, được một số cán bộ quân giải phóng Trung Quốc giới thiệu những vấn đề cơ bản về lý thuyết với các nội dung: công tác xem xét xác định công trình, xác định những vấn đề chiến thuật, vị trí đường hầm và cửa h ầm, cách làm các kế hoạch, tổ chức thi công,... Đoàn cũng được đi Thượng Hải tìm hiểu về tình hình triển khai làm công trình của một quân khu, xem một số công trình tại thực địa đã xây dựng và đang xây dựng. Học tập cách thức thứ tự tri ển khai: trước hết là phải xác định được ý định chiến thuật, rồi xây dựng kế hoạch, tổ chức và điều khiển thi công. Tôi và anh Phan Hoàng đi xem một số sở chỉ huy quân khu. Anh Trần Sơn Nham và anh Nông Cao Thắng đi xem các công sự xây dựng phòng thủ bờ biển. Các cán bộ công trình đều đi cùng cả hai bộ phận. Chúng tôi còn được các đồng chí Trung Quốc đưa đi tham quan, khảo sát các công trình phòng thủ dọc bờ biển, những khu vực phòng thủ chung và những khu vực chống đổ bộ. Sau khi về nước, Đoàn họp nghiên cứu cách vận dụng vào địa hình Việt Nam và thống nhất báo cáo Bộ; sau đó, tổ chức phổ biến kinh nghiệm và hướng dẫn các quân khu xây dựng các công trình theo bản thiết kế phù hợp với cách đánh được Bộ phê duyệt. Triển khai tại địa bàn của quân khu nào thì lực lượng của quân khu đó kết hợp với lực lượng công binh của Bộ trực tiếp thi công. Bối cảnh chính trị lúc này rất khẩn trương, địch trắng trợn phá hoại Hiệp định Geneva. Ở miền Nam, Ngô Đình Diệm điên cuồng thực hiện chính sách chống cộng, hò hét "Bắc tiến! Lấp sông Bến Hải". Vì vậy, Cục Tác chiến một mặt đôn đốc xây dựng công trình phòng thủ ở các quân khu; mặt khác còn phải chỉ đạo xây dựng công trình ở căn cứ chiến lược và các công trình cho các cơ quan quan trọng và các công trình ở vùng biển đảo. Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn đã triển khai khẩn trương, thực hiện nghiêm túc. Sau hai năm địch phá hoại Hiệp định Geneva, ráo riết thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, Mỹ - Diệm tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc: thả biệt kích xuống Quảng Bình, Nghệ An và các tỉnh miền núi Tây Bắc, tiếp tục gây lại phỉ, thúc đẩy bọn phản động gây rối, bạo loạn. Trước tình hình đó, Cục Tác chiến được giao nhiệm vụ bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tác chiến cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 24-5-1956, đồng chí Cục trưởng đề xuất với Bộ cho tiếp tục nghiên cứu cụ thể thêm về các hướng tiến công chủ yếu của địch và đề nghị: công tác bảo đảm, sửa chữa nâng cấp đường bộ, mở vọng khẩu độ hệ đường sắt, sân bay, sở chỉ huy; các nội dung về thiết bị chiến trường chuẩn bị cho thời kỳ đầu chiến tranh,...
1/13
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Tới đầu năm 1957, cách mạng Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng trên cả hai miền Nam - Bắc. Ở miền Bắc, chúng ta đã hoàn thành cơ bản kế hoạch khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã đạt kết quá tốt. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân ổn định. Sự nghiệp quốc phòng an ninh được củng cố. Quân và dân miền Bắc đang tích cực triển khai kế hoạch ba năm (1958- 1960) cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa. Tình hình trên đòi hỏi quân đội phải được tiếp tục xây dựng theo hướng chính quy, hiện đại; tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và chi viện chiến trường miền Nam. Tháng 3-1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 12 (mở rộng), ra nghị quyết về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Trung ương Đảng chỉ rõ: tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước lên chính quy và hiện đại. Phải làm cho quân đội ta có lực lượng thường trực mạnh và lực lượng hậu bị mạnh. Phải nhận rõ khả năng và khó khăn của quân đội ta, của nền kinh tế ta để tiến dần từng bước vững chắc3. Tháng 5-1957, tôi được điều sang làm Cục phó Cục Quân lực; anh Toàn Sâm làm Cục trưởng. Tôi thấy anh Sâm là người làm việc rất cẩn trọng, tỉ mỉ. Mọi việc anh thường bàn kỹ với các đồng chí cục phó rồi mới báo cáo lên trên. Thời điểm này, việc sắp xếp những đơn vị chuyển từ nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu sang làm nhiệm vụ kinh tế đã ổn, giờ chỉ đi sâu nghiên cứu về biên chế theo hướng "xây dựng quân đội chính quy, hiện đại", trước hết và chủ yếu là các đơn vị ở miền Bắc. Quan điểm của anh Sâm là biên chế gọn, làm được việc. Anh tính biểu biên chế cho từng quân khu, từng nhà trường rất "chặt", tính toán đến từng người một, lên biểu biên chế, đồng thời xác định rõ chức trách, nhiệm vụ. Có nơi, có những vấn đề phức tạp (chẳng hạn như Trường Cán bộ trung cao) phải tổ chức hội thảo, từ đó điều chỉnh lại biểu biên chế cho phù hợp. Qua những việc làm cụ thể về biểu biên chế này, tôi hiểu rõ được một điều là khi xây dựng một tổ chức thì không thể áng chừng, mà phải từ chức trách, nhiệm vụ, từ đó xác định chức danh rồi mới bố trí từng người cụ thể vào các vị trí thích hợp để mọi cá nhân, mọi tổ chức đều phát huy được hết phẩm chất và năng lực của mình cho sự nghiệp chung. Đây là một công việc mang tính khoa học. Về công tác ở cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, qua tiếp xúc và làm việc với chỉ huy và cán bộ, tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích. Anh Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng - là người làm việc rất nghiêm túc. Khi nhận lệnh cấp trên về là anh tổ chức triển khai và kiểm tra đến nơi đến chốn. Anh Hoàng Văn Thái - Phó Tổng Tham mưu trưởng - là người giản dị, rất dễ gần. Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp nắm công tác cán bộ, nắm về trang bị và công tác huấn luyện; tôi thấy cơ chế này là hợp lý. Anh Hồng Long phụ trách Cục Cán bộ là một người rất khách quan trong công việc. Cơ quan Bộ Tổng Tham mưu lúc đó ít người, Cục Tác chiến có 40 người, Cục Quân lực cũng chỉ xấp xỉ 50 người, Cục Tình báo cũng vậy. Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, cấp trên nói là cấp dưới làm y lệnh; phê phán, khen chê nhau cũng đều rất thực lòng, không một ai nói khác sự thật, mọi người sống với nhau thân ái và thẳng thắn. Bởi vậy, cơ quan Bộ Tổng Tham mưu ít người mà làm việc rất hiệu quả. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 12 (mở rộng) chính thức phê chuẩn kế hoạch xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng 5 năm (1955-1959). Quán triệt Nghị quyết 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ đạo của Tổng Quân ủy, Tổng Tham mưu trưởng giao cho Cục Quân lực chủ trì đề án điều chỉnh xây dựng quân đội giai đoạn 1956-1960. Ngày 21-21958, đề án đã hoàn thành và được Bộ Chính trị thông qua.
2/13
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Bước vào thực hiện kế hoạch, Bộ Tổng Tham mưu rất coi trọng công tác chấn chỉnh biên chế. Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp chỉ đạo Cục Quân lực, Cục Cán bộ của Bộ Tổng Tham mưu; Cục Động viên - dân quân tích cực khảo sát tình hình các đơn vị, cơ quan trong toàn quân để lập kế hoạch chỉnh biên năm 1958. Ngày 24-2-1958, kế hoạch chỉnh biên được h oàn chỉnh. Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, đầu tháng 3-1958, Bộ Tổng Tham mưu ra Chỉ thị số 258.TV về công tác chỉnh biên năm 1958 trong toàn quân. Tiếp đó, ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng ra quyết định về tổ chức biên chế, trang bị của các đơn vị binh chủng lục quân và những đơn vị đầu tiên của không quân, hải quân. Tháng 7-1958, Cục Quân lực đã cùng các cơ quan có liên quan thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu hoàn chỉnh đề án chỉnh biên cơ sở. Yêu cầu chỉnh biên phải tạo cơ sở vật chất (kho, xưởng, bệnh viện) có biên chế tổ chức phù hợp với nhu cầu quân đội ngày càng tiến lên chính quy, hiện đại cả thời bình và thời chiến. Ngày 20-10-1958, Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị chỉnh biên cơ quan tỉnh đội, thành đội, huyện đội, châu đội, quy định cụ thể tổ chức cơ quan quân sự địa phương. Ngày 20-12-1958, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phong quân hàm cấp Đại tá cho tôi. Đây là lần đầu tiên tôi được phong quân hàm sĩ quan. Đầu năm 1959, anh Trần Sâm - Cục trưởng - được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, tôi thay anh Trần Sâm phụ trách Cục. Đến ngày 28-8-1961, tôi được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quân lực, đồng chí Văn Giang và đồng chí Trần Văn Bành được bổ nhiệm làm Cục phó. Ở miền Nam, Mỹ - Diệm đã công khai xé bỏ Hiệp định Geneva, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, lực lượng kháng chiến. Mỹ - Diệm thực thi chính sách "tố cộng", "diệt cộng", khủng bố dã man đồng chí, đồng bào ta, công khai bắn giết những người yêu nước. Lúc này, trong lãnh đạo Đảng ta có ba ý kiến khác nhau: Một là, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang để hạn chế việc bắn giết của Mỹ - Diệm đưa cách mạng tiến lên. Hai là, đồng ý với ý kiến thứ nhất, nhưng hết sức hạn chế đấu tranh vũ trang (quy mô từng tổ, từng đội thôi). Ba là, phải bảo vệ miền Bắc và miền Nam không đấu tranh vũ trang. Đến cuối năm 1959 mới đi đến thống nhất cơ bản. Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam - Bắc. Đến giữa năm 1959, Hội nghị Trung ương 15 (lần thứ hai) đã ra nghị quyết nêu rõ: Nhiệm vụ của cách mạng quốc phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh. "Nghị quyết 15 của Trung ương khóa II là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, của tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị khóa II, xuất phát từ những định hướng chiến lược đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 7-1954 khi hòa bình vừa mới lập lại trên một nửa đất nước, có sự trực tiếp chỉ đạo công phu của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất lúc bấy giờ, cùng một số đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương. Nghị quyết phản ánh đúng nguyện vọng của đồng bào, đồng chí ở miền Nam nước ta lúc đó4. Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ ra con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Nghị quyết 15 đã khẳng định dứt khoát phương thức đấu tranh cách mạng ở miền Nam là dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng, mà lúc này lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhân
3/13
dân. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Tôi được biết thời điểm đó đi lại, thông tin rất khó khăn, nên Nghị quyết là của Trung ương vào đến các tỉnh, thành phố ở miền Nam không cùng một thời gian, nhưng đến đâu cũng được cán bộ, đảng viên và nhân dân khát khao đón nhận. Những tâm tư, thắc mắc, lo âu, cùng với ni ềm mong đợi của quần chúng bị dồn nén hơn bốn năm nay đã được giải tỏa. Lúc đó, cán bộ, đảng viên đều nói với nhau "Đảng đã cho đánh rồi!". Nghị quyết 15 đã thực sự thổi bùng ngọn lửa cách mạng âm ỉ lâu nay thành những đám cháy lan tỏa khắp các vùng nông thôn, thành thị và miền núi. Khí thế đấu tranh của quần chúng sục sôi. Hoạt động vũ trang phát triển rộng khắp đã hỗ trợ tích cực cho phong trào đấu tranh chính trị, mà trước đó luôn bị động trước sự khủng bố dã man của quân thù. Có thể nói, với cuộc Đồng khởi của nhân dân miền Nam nổ ra cuối năm 1959 và suốt cả năm 1960, quần chúng đã làm chủ ở cơ sở với nhiều mức độ khác nhau. Từ kết quả của cuộc đồng khởi này, cục diện của toàn miền Nam bắt đầu có sự thay đổi. Một số vùng nhân dân đã vùng lên, phá đồn bốt, phá thế kìm kẹp, phá ấp chiến lược, trở về làng cũ, tổ chức tự quản, trong đó nhiều làng trở thành làng kháng chiến, có khả năng chống chọi với những lực lượng càn quét của quân đội Sài Gòn. Khi lực lượng cách mạng đã nổi dậy ở khắp nơi, đứng trước nguy cơ sụp đổ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đối phó bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc thay đổi hệ thống hành chính, bãi bỏ hệ thống các quân khu, chia toàn bộ miền Nam thành các "vùng chiến thuật" do các tướng quân đội cầm đầu, kiêm cả hành chính và quân sự. Từ năm 1961, Mỹ đã phải tính đến những giải pháp mới để giúp cho Ngô Đình Diệm trụ vững, bằng cách tăng cường cố vấn Mỹ cho quân đội Sài Gòn. Trong năm 1961, số cố vấn Mỹ đã tăng từ 600 người lên 15.000 người. Cùng với sự gia tăng đội ngũ cố vấn là sự viện trợ ào ạt cho quân đội Sài Gòn về các phương tiện chiến tranh, đặc biệt là máy bay oanh tạc, máy bay trực thăng, xe tăng và thiết giáp để có thể tấn công ồ ạt và chớp nhoáng vào bất cứ địa điểm nào, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, xóa những căn cứ kháng chiến. Từ đây, chiến thuật "Trực thăng vận" và "Thiết xa vận" đã chính thức ra đời. Trên tất cả các vùng, Mỹ - Diệm thiết lập thêm hàng nghìn đồn bốt, tạo ra một hệ thống kiểm soát dày đặc; quân đội được tăng cường lên gấp hai, ba lần (từ 10 vạn quân năm 1960 lên 36 vạn quân năm 1962). Quân đội Sài Gòn đã tiến hành hàng loạt trận càn quét liên tiếp và tàn khốc. Ngoài phạm vi các cấp chiến lược và đồn bốt, Mỹ cho tiến hành rai chất độc hóa học để hủy diệt cuộc sống ở các vùng căn cứ kháng chiến của nhân dân ta... Âm mưu trước sau như một của Mỹ - Diệm là củng cố và giữ vững miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, đồng thời lôi kéo miền Nam vào Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (khối quân sự SEATO) để chống lại miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào cách mạng ở khu vực Đông Nam Á. Để đối phó với âm mưu của địch, phong trào cách mạng miền Nam đã phát huy được ưu thế về chính trị của mình, khoét sâu chỗ yếu về chính tả của địch, động viên đông đảo quần chúng tham gia đấu tranh với quy mô ngày một rộng lớn. Sau khi có Nghị quyết 15, việc triển khai thực hiện nghị quyết rất khẩn trương, hiệu quả đã tạo nên một bầu không khí phấn khởi, tin tưởng của đồng bào và chiến sĩ cả nước. Tháng 9-1960, Đảng ta họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, đã hoàn chỉnh đường lối nhiệm vụ cách mạng chung cả nước, đường lối nhiệm vụ cách mạng của từng miền. Trong đó xác định rõ cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, khẳng định n hiệm vụ cơ bản là "giải phóng miền Nam".
4/13
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 15 (khóa II), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III và các nghị quyết của Trung ương sau đó, nhất là Nghị quyết Trung ương 9 (khóa III) tháng 12-1963, đồng bào, chiến sĩ cả nước nhanh chóng triển khai thực hiện, tạo nên sức mạnh mới tiến công kẻ thù trên tất cả các mặt trận, đẩy Mỹ và chính quyền tay sai ngày càng lâm vào thế bị động. Bộ Chính trị chủ trương nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang và mở rộng căn cứ địa để đáp ứng yêu cầu phương châm đấu tranh quân sự - chính trị song song; quyết định nhiều biện pháp tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương đối với cách mạng miền Nam như: giao cho Quân ủy Trung ương và Ban Thống nhất Trung ương chỉ đạo công tác quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam, tăng cường cơ quan Trung ương Cục và các khu ủy, tổ chức lại các chiến trường (thành lập các quân khu: 1 (K 7); 2 (K8); 3 (K9), 6, Sài Gòn - Gia Định, và 10,...); mở rộng giao thông liên lạc, tăng cường đào tạo cán bộ và tăng cường tiếp tế vận chuyển phương tiện, vũ khí, tài chính cho miền Nam,... Do đó, ta đã chủ động nhiều mặt từ trước khi địch triển khai kế hoạch Staley –Taylor (Stalây Taylo) mở đầu "Chiến tranh đặc biệt". Lúc đầu Mỹ dự tính chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" sẽ hoàn thành trong 18 tháng (từ tháng 6-1961 đến tháng 12-1962) bằng "kế hoạch Staley-Taylor" với ba biện pháp chiến lược: - Tăng cường quân đội Sài Gòn dùng "Trực thăng vận" và "Thiết xa vận" đè bẹ bẹpp lực lượng vũ trang ta. - Giữ vững thành thị, bình định nông thôn chủ yếu bằng thiết l ập hơn một vạn ấp chiến lược để dập tắt phong trào quần chúng. - Bịt chặt giới tuyến, biên giới, ven biển để cô lập cách mạng miền Nam. Mỹ tăng cường cố vấn và bắt đầu đưa lực lượng yểm trợ Mỹ vào miền Nam (từ 2.000 người năm 1960 lên 16.000 người năm 1963, tăng gấp 8 lần); tăng cường viện trợ để thực hiện bằng được "Chiến tranh đặc biệt" (từ 321 triệu USD tài khóa 19601961 lên 675 triệu USD tài khóa 1963-1964). Tháng 1-1962, Mỹ chính thức thành lập Bộ Tư lệnh quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đối với miền Bắc, Mỹ tăng cường các hoạt động biệt kích phá hoại. Đối với Lào, Mỹ gây "Chiến tranh đặc biệt" hòng đưa chiến tranh xâm lược đến sát phía tây miền Bắc Việt Nam. Đối với Campuchia, Mỹ tiếp tục vừa đe dọa, vừa tranh thủ hòng cô lập cách mạng miền Nam nước ta. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, năm 1962 trên các chiến trường, quân và dân ta đã giành thắng lợi lớn, nhưng nhiều nơi bộ đội và nhân dân còn lúng túng, khó khăn trước các phương tiện chiến tranh hiện đại và chiến thuật "Trực thăng vận", "Thiết xa vận" của địch. Ở Lào, bạn và ta đã chiến thắng trong chiến dịch Nậm Thà và giải phóng cả vùng Thượng Lào. Ở Campuchia, tháng 7-1962, ta đặt đại diện thương mại ở Phnom Penh (Phnôm Pênh), thực chất là một đầu mối hậu cần chiến lược để hợp pháp hóa đường vận tải biển qua cảng Sihanoukville (Xihanúcvin) sang căn cứ của Miền (B2). Tình hình quốc tế lúc này phức tạp hơn. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, nhưng mâu thuẫn Xô - Trung ngày càng gay gắt. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và tả khuynh trong phong trào cộng sản quốc tế bộc lộ ngày càng rõ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của ta. Tháng 12-1962, Bộ Chính trị kiểm điểm tình hình và đề ta chủ trương mới; khẳng định phương châm hoạt động ba vùng, kết hợp đấu tranh vũ trang - chính trị và nhấn mạnh yêu cầu mới là phải tổ chức thành từng đợt hoạt động phối hợp chủ lực - địa
5/13
phương - du kích - đặc công cùng nhân dân phá ấp chiến lược trên từng mang, từng vùng, tiến tới tổ chức thành tác chiến http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
dịch. Tháng 1-1963, chiến thắng Ấp Bắc (Phú Tân, Cai Lậy, Mỹ Tho) đã khẳng định hai vấn đề lớn có ý nghĩa chiến lược lúc bấy giờ: một là, báo hiệu khả năng ta đánh thắng chiến thuật "Trực thăng vận" và "Thiết xa vận" của địch; hai là, nêu bật sức mạnh to lớn khi kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang ngay trong trận chiến đấu. Cao trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" trong năm 1963 đã đưa cuộc đấu tranh toàn diện trên toàn miền lên một bước mới. Trên khắp các chiến trường, ta liên tiếp mở các đợt phá "ấp chiến lược"; phong trào chiến tranh du kích phát triển sâu rộng; những trận đánh quy mô tiểu đoàn ngày càng nhiều, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở cố nông thôn và thành thị lên cao. Thắng lợi to lớn bước đầu của ta và thất bại của địch đã chấn động mạnh mẽ đến toàn bộ chính quyền Sài Gòn và cả chính quyền Mỹ, xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng gay gắt mâu thuẫn ngay trong nội bộ chúng (trong quân đội chính quyền Sài Gòn; giữa chính quyền tay sai Sài Gòn với Mỹ và ngay trong chính giới Mỹ). Những mâu thuẫn trong nội bộ của chúng gay gắt đến mức đế quốc Mỹ phải thay ngay chính bọn tay sai trung thành nhất với chúng là Diệm - Nhu (tháng 11-1963), mở đầu một giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng chiến lược của Mỹ - chính quyền tay sai Sài Gòn - khủng hoảng của chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam - bắt đầu từ năm 1959 khi cao trào Đồng khởi của nhân dân ta ở miền Nam nổ ra5. Từ sau Nghị quyết 15 (khóa II), đến Nghị quyết 9 (khóa III), một lần nữa Trung ương Đảng đã bàn bạc và quyết định n hững chủ trương mới thuộc về đường lối cách mạng miền Nam trước tình hình mới của miền Nam. Trung ương dự kiến con đường tiến lên của cách mạng là phát triển theo hướng giành thắng lợi từng phần, đẩy lùi địch từng bước, tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa, nhưng cũng có thể thông qua một bước quá độ trước khi thắng lợi hoàn toàn. Về phương châm đấu tranh, Trung ương Đảng khẳng định đấu tranh chính trị đi đôi với đấu tranh vũ trang, xác định đấu tranh chính trị đóng vai trò rất cơ bản và rất quyết liệt đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp, đấu tranh vũ trang phải tuân theo quy luật của chiến tranh, là phải tiêu diệt sinh lực địch trong chiến đấu và chiến dịch. Về phương châm chiến lược ba vùng, Trung ương khẳng định vận dụng phương châm đấu tranh ở từng vùng: rừng núi, đồng bằng, đô thị (như Nghị quyết Bộ Chính trị tháng l-1961 nhấn mạnh kiên quyết không cho địch phân vùng, phân tuyến). Trung ương cũng xác định phương châm đánh địch bằng ba mũi: chính trị - quân sự - binh vận và nêu bật tầm quan trọng chiến lược của công tác binh vận. Trung ương nêu rõ: phải nắm vững phương châm trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh, nhưng phải biết tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi trong thời gian tương đối ngắn. Hội nghị Trung ương 9 nhấn mạnh điểm quan trọng trước mắt là phải tăng cường lực lượng vũ trang: điểm mấu chốt hiện nay là toàn Đảng, toàn dân phải có một sự nỗ lực tột bậc để nhanh chóng tăng cường lực lượng quân sự; quyết định đưa chủ lực vào miền Nam và đưa một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị vào trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam. Đối với miền Bắc, Bộ Chính trị và Trung ương nhấn mạnh việc động viên, giáo dục trách nhiệm đối với cách mạng miền Nam, đồng thời phải cảnh giác và sẵn sàng đối phó với những âm mưu mới của địch tăng cường phá hoại miền Bắc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ chín là một văn kiện hết sức quan trọng của Đảng đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhất là đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam. Nghị quyết 9 đã kịp thời bổ sung và hoàn
6/13
chỉnh thêm đường lối cách mạng và đường lối chiến tranh cách mạng ở miền Nam, trực tiếp chỉ đạo đánh bại chiến lược http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
"Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Nhớ lại những ngày chuẩn bị tập kết ra Bắc, khi anh Lê Duẩn nói súng tốt thì giữ lại, máy tốt của công binh xưởng cũng giữ lại và hãy chôn giấu đi, quyết định này được anh em thực hiện tích cực. Rồi khi sắp xếp người đi, người ở, Trung ương quyết định anh Lê Duẩn ở lại. Anh Lê Duẩn cùng các anh ở lại đã đi khảo sát tình hình thực tế để nắm tình hình địch, ta và diễn biến tại chỗ, từ đó thảo ra bản "Đề cương cách mạng miền Nam". Bản dự thảo Đề cương được đưa ra cho các đồng chí Xứ ủy viên thảo luận, hầu hết các đồng chí Xứ ủy viên đều thống nhất. Tháng 4-1957, anh Lê Duẩn ra Bắc, được Trung ương giao làm công việc chung của Đảng và trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam. Anh đã báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình địch, ta và nguyện vọng thiết tha của đồng bào, đồng chí miền Nam đề nghị phát động đấu tranh vũ trang, trình bày Đề cương cách mạng miền Nam. Dịp này, tôi gặp anh Lê Duẩn ở Bộ Quốc phòng, tôi hỏi anh là tại sao ta không đẩy nhanh đấu tranh vũ trang lên, thì anh nói rằng: - Ở trong ấy, quân Mỹ - Diệm bắn giết, tàn sát dân mình quá thể sau một vài trận đầu ta đánh thử nghiệm có hiệu quả, chừ khắp miền Nam đang rậm rịch chuẩn bị và nóng lòng chờ lệnh cho hoạt động vũ trang. Nhưng từ hôm ra miền Bắc tới nay, tôi đã thấy tình hình trong nước, tình hình quốc tế hết sức phức tạp và càng thấy rõ một điều rằng, dù mình rất muốn nhưng không thể nôn nóng được. Làm cách mạng phải biết chờ đợi, vì đây là việc quá lớn, phải là Bộ Chính trị và Trung ương quyết định nhiệm vụ của hai miền, của cả nước thì mới làm được và làm mới hiệu quả. Trước khi về, anh còn nhắc lại: Nhớ là phải biết chờ đợi. Nhưng lo được cái gì cho miền Nam thì phải tích cực và hết sức lo đi. Nghe anh nói, tôi cảm thấy trong lãnh đạo có cái gì đó còn đang cân nhắc để đi đến sự thống nhất. Mãi sau này tôi mới biết trong lãnh đạo Trung ương có những ý kiến chưa thật đồng nhất. Sau này tôi có nghe một số anh em cho biết về sự ra đời Nghị quyết 15. Ngày 27-6-2005, tôi tới thăm anh Phạm Văn Xô, nguyên là ủy viên Trung ương Cục (khi anh đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh). Anh cho biết, đầu năm 1957, anh và anh Phan Văn Đáng đại diện cho Xứ ủy Nam Bộ ra Bắc họp và đề nghị với Trung ương cho miền Nam được đấu tranh vũ trang, nhưng đề nghị chưa được chấp nhận. Hai anh thất vọng, tính quay trở lại miền Nam. Trước khi về, anh Lê Duẩn bảo hai anh lên chào Bác Hồ. Bác đã căn dặn những lời vô cù ng quý giá: - Hai chú về nói với Xứ ủy rằng, miền Nam ở xa Trung ương, Xứ ủy Nam Bộ phải chịu trách nhiệm với Trung ương. Cách mạng phải sáng tạo. Kiên quyết không để cho Mỹ - Diệm tiêu diệt cách mạng miền Nam. Nghe lời Bác dặn, các anh và cả Xứ ủy Nam Bộ phấn chấn vô cùng tận. Thế là, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, đồng bào và chiến sĩ miền Nam đã moi súng tự chôn lên, tổ chức đánh những trận đầu tiên thắng lợi. Hôm đó anh Hai Xô khẳng định rằng: Đó là một trong những thời điểm mà cách mạng Việt Nam đang đứng trước giai đoạn nhạy cảm "ngàn cân treo sợi tóc". Nếu cứ bùng nhùng thì chỉ một, hai năm nữa đế quốc Mỹ sẽ thực hiện âm mưu "quốc tế hóa Việt Nam" như là Nam - Bắc Triều Tiên, lúc đó ta khó có thể có cách gì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được. Có thể nói, nỗi đau lớn nhất của nhân dân cả nước, của cách mạng Việt Nam là ngay sau Hiệp định Geneva, đồng bào ta thì tay không đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, còn đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thì dùng bạo lực thực hiện một đại chiến dịch đàn áp khủng bố dã man đồng bào miền Nam. Chúng quyết "diệt tận gốc, trốc tận rễ" cơ sở cách mạng và dìm cuộc đấu tranh chính nghĩa của đồng bào miền Nam trong bể máu. Mỹ tiến hành chiến dịch "tố cộng", “diệt cộng" trên toàn miền Nam, công khai, trắng trợn đánh phá rất khốc liệt phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân miền Nam.
7/13
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Không khí khủng bố đè nặng lên từng thôn ấp. "Thực chất đây là cuộc chiến tranh xâm lược một phía nhằm chiếm miền Nam làm bàn đạp để xâm lược cả nước. Quần chúng không còn con đường nào khác hơn là phải vùng lên, sống chết với Mỹ Diệm. Tình thế cách mạng cho các cuộc khởi nghĩa từng phần đã chín muồi"6. Trong bối cảnh đó, Đề cương cách mạng miền miền Nam của Xứ ủy Nam Bộ đã ra đời. Tiếp đón Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 - một nghị quyết lịch sử, quyết định đường lối của cách mạng miền Nam và của cả nước đã ra đời. Sau khi Trung ương ra Nghị quyết là gặp tôi, anh Lê Duẩn phấn khởi nói: - Được rồi! Trung ương quyết rồi! Nghị quyết 15 của Trung ương ra đời trong hoàn cảnh khó khăn và phức tạp như vậy, chứng tỏ kinh nghiệm dày dạn và trưởng thành vượt bậc của Đảng ta cả về lý luận và thực tiễn, cả về đường lối và phương pháp cách mạng. Nó thể hiện rõ đường lối độc lập, tự chủ và sách lược mềm dẻo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với tình hình quốc tế và trong nội bộ lãnh đạo của ta lúc bấy giờ, đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của cán bộ, đảng viên đang lãnh đạo đấu tranh ở miền Nam và quảng đại quần chúng nhân dân. Nghị quyết 15 là định hướng cơ bản để các cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cán bộ chủ chốt của cơ quan Cục được học tập quán triệt, thống nhất tư tưởng, trên cơ sở đó vận dụng vào nhiệm vụ tổ chức lực lượng chi viện chiến trường theo chỉ đạo của Tổng Quân ủy. Sau khi có Nghị quyết 15, Bộ Tổng Tham mưu triển khai nhiệm vụ theo chỉ thị của Tổng Tham mưu trưởng, các cục theo chức năng lo chi viện cho cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Bộ Tổng Tham mưu dự kiến chọn 600 người trong số bộ đội miền Nam tập kết gồm cán bộ từ tiểu đội đến đại đội và một số cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn; đồng thời chuẩn bị một số phương tiện thông tin, vũ khí để chi viện cho miền Nam. Đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu hình thành. Đoàn 338 bộ đội miền Nam tập kết được chuyển thành các đoàn huấn luyện, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chi viện chiến trường. Bộ Tổng Tham mưu đề nghị Bộ Chính trị cho thành lập Đoàn Công tác quân sự đặc biệt có nhiệm vụ tổ chức mở đường bí mật vận chuyển vũ khí trang bị và tổ chức lực lượng chi viện chiến trường. Ban Công tác quân sự đặc biệt do Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và đồng chí Nguyễn Văn Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo. Tổng Tham mưu trưởng giao nhiệm vụ cho tôi: tạo điều kiện vận tải bằng đường bộ và vận tải bằng đường thủy để chi viện người và vũ khí cho miền Nam. Tôi chỉ đạo anh em Cục Quân lực khẩn trương lo lực lượng, tổ chức các đơn vị vận tải. Tổng Tham mưu trưởng điều động đồng chí Võ Bẩm lo tổ chức vận tải đường bộ, đồng chí Nguyễn Bá Phát lo vận chuyển đường biển. Đầu năm 1958, Tổng Tham mưu trưởng và cơ quan Bộ Tổng Tham mưu đã bắt đầu lo việc tổ chức tuyến vận tải đường biển để chi viện sức người, sức của, vũ khí và phương tiện cho cách mạng miền Nam. Anh Dũng đã gặp anh Phạm Hùng, nói về ý định "Phải sắm tàu biển để bí mật vận chuyển cán bộ và vũ khí cho miền Nam". Anh Phạm Hùng cho biết có một người tên là Ngô Năm (Năm Ba Son), là kỹ thuật viên về tàu biển, có trình độ thiết kế, sửa chữa được tàu biển. Anh Dũng đề nghị anh Phạm Hùng điều anh Ngô Năm vào quân đội giao nhiệm vụ đóng tàu biển cho Cục Hải quân. Đầu năm 1960, chúng ta thương lượng với Trung Quốc và mở cơ sở đóng tàu biển ở tỉnh Quảng Đông. Chiếc tàu đầu tiên trọng tải khoảng 500 tấn do anh Ngô Năm sửa chữa đã mở đầu cho sự ra đời của đội tàu "Không số" hoạt động trên "đường Hồ Chí Minh trên biển" chi viện rất hiệu quả cho cách cách mạng miề miềnn Nam7.
8/13
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Quân đội ta được xác định rõ đối tượng tác chiến mới là quân đội xâm lược của đế quốc Mỹ nhưng ta chưa hiểu quân đội xâm lược Mỹ như thế nào, quân đội ta sẽ vận dụng các hình thức tác chiến như thế nào để đánh thắng chúng. Trung ương đã quyết định cử hai đoàn cán bộ quân đội sang hai nước Trung Quốc và Liên Xô để học tập quân sự và tìm hiểu về Mỹ và quân đội Mỹ. Đoàn đi Trung Quốc do anh Song Hào và anh Hoàng Văn Thái dẫn đầu. Đoàn đi Liên Xô do anh Võ Nguyên Giáp và anh Văn Tiến Dũng dẫn đầu. Chương trình, nội dung học gồm: nghiên cứu tài liệu của các nước và học về binh khí kỹ thuật của các quân binh chủng, học về các hình thức tác chiến cấp sư đoàn trong điều kiện tác chiến thông thường và trong điều kiện có vũ khí hạt nhân, học về chiến dịch, chiến lược; học về chỉ huy tập đoàn quân chiến đấu tiến công và chiến đấu phòng ngự, đề phòng đòn đột kích đầu tiên, chống đổ bộ đường biển, đường không,... Nghiên cứu tài liệu các nước Liên Xô, Đức, Anh, Pháp, Mỹ, chúng tôi thấy cách đánh chính quy, hiện đại của các nước đều giống nhau về nguyên tắc, khác nhau là mức độ dùng hỏa lực và binh lực trong từng trận đánh, từng chiến dịch. Chẳng hạn, khi chiến đấu với quân đội Đức, quân đội Liên Xô dùng hỏa lực sát thương 40% sinh lực của đối phương rồi mới dùng binh lực (của lục quân) đột phá; khi đánh Pháp, Mỹ và Tây Ban Nha thì tỷ lệ đó là 25%; quân đội Anh cũng áp dụng tỷ lệ 25%. Khi tổ chức hội thảo, họ rất tôn trọng các ý kiến của học viên, nhất là học viên Việt Nam đã trải qua thực tế chiến đấu chống thực dân Pháp. Có một chuyện làm tôi nhớ mãi là, vị giáo sư sau khi xem bài tập của tôi thì tỏ lời khen, nhưng tôi bảo, học ở đây thì tôi làm như vậy nhưng ở Việt Nam đánh theo cách này với quân đội Mỹ thì có lẽ chưa phù hợp nên chưa chắc chắn lắm. Nói vậy mà ông ta đã giận tôi suốt cả khóa học. Mãi đến ngày cuối cùng vị giáo sư đó mới bắt tay tôi và nói: "Đồng chí tốt, tôi cũng tốt, hai chúng ta bắt tay nhau!". Khi về nước, nghe chuyện này, anh Vũ Lăng bảo tôi: "Họ không đuổi anh là may đó!". Tới mùa thu năm 1960, miền Bắc cơ bản hoàn thành kế hoạch khôi phục, cải tạo kinh tế và bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, cuộc kháng chiến chổng đế quốc Mỹ và tay sai kể từ phong trào Đồng khởi ở cơ sở đã phát triển lên quy mô tác chiến chiến dịch. Từ ngày 5 đến 10-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được tiến hành và thành công rực rỡ. Đại hội đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất đất nước. Đại hội đã xác định nhiệm vụ cơ bản là "Giải phóng miền Nam khỏi ánh thống trị của thực dân, phong kiến"; nhiệm vụ trước mắt là "…chống đế quốc Mỹ xâm l ược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, thiết lập chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ, nhân dân". Đại hội đã quyết định thành lập Trung ương Cục để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, trước mắt là ở Nam Bộ. Để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, về quốc phòng, Đại hội chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại trên miền Bắc, tích cực chi viện chiến trường. Cụ thể hóa nhiệm vụ quân sự mà Đại hội Đ ảng đề ra, ngày 25-2-1961, Bộ Chính trị phê chuẩn Kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965), nhấn mạnh: Chính quy hóa và hiện đại hóa, bảo đảm cho quân đội có đầy đủ và có tỷ lệ tương xứng các thành phần binh chủng, quân chủ ng, có sức chiến đấu cao; xây dựng lực lượng thời bình phải tính đến khả năng chuẩn bị cho thời chiến.
9/13
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Đường lối quân sự quốc phòng của Trung ương Đảng đề đề ra từ Đại hội III được Quân ủy Trung ương8 và Bộ Quốc phòng cụ thể hóa trong kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai là nhân tố quyết định mọi hoạt động của Cục Quân lực trong giai đoạn mới. Bước vào giai đoạn mới nhiệm vụ xây dựng quân đội có nhiều thuận lợi, đó là, kể từ sau khi có Nghị quyết 12 của Trung ương Đảng (khóa II), nhiệm vụ xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại đã đạt được những thành tựu đáng kể chất lượng quân đội được nâng lên, vũ khí trang bị được tăng cường,... Tuy vậy, so với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ở hai miền Nam - Bắc thì sức chiến đấu của quân đội vẫn còn yếu chưa có được tỷ lệ hợp lý giữa các lực lượng quân binh chủng. Mặt khác, việc xây dựng lực lượng dự bị còn tiến triển chậm..., dẫn tới lực lượng chuẩn bị đối phó với chiến tranh có thể diễn ra ở quy mô lớn, chưa thực sự chủ động đầy đủ. Trên cơ sở những kết quả đạt được và những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất, bước vào thực hiện kế hoạch xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng 5 năm lần thứ hai, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Cục Quân lực chủ trì phối hợp với một số cơ quan có liên quan giúp Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức quân đội, trang bị và xây dựng cơ sở vật chất theo hướng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại. Thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Cục Quân lực đã nhanh chóng hoàn chỉnh "Kế hoạch tổ chức trang bị và xây dựng cơ sở vật chất cho quân đội (1961-1965)". Ngày 28-2-1961, 28-2-1961, Quân ủy Trung ương thông qua kế hoạch. Do có kế hoạch từ trước, lại triển khai trong hoàn cảnh miền Bắc có hòa bình, điều kiện chính trị và kinh tế thuận lợi nên công tác tổ chức, biên chế trang bị và chấn chỉ nh bộ đội thường trực đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kế hoạch chấn chỉ nh tổ chức và điều chỉnh trang bị của năm 1961 đã được các đơn vị thực hiện xong trong sáu tháng đầu năm. Bên cạnh đó, việc chấp hành điều lệnh, điều lệ của quân đội bước đầu đi vào nền nếp. Công tác phòng thủ sẵn sàng chiến đấu công tác huấn luyện, nghiên cứu khoa học, xây dựng dân quân và lực lượng dự bị,... đều được triển khai một cách đồng bộ theo kế hoạch. Đến giữa năm 1963, việc xây dựng quân đội thường trực ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành về tổ chức biên chế. Để bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng đối với các lực lượng vũ trang, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam được thống nhất thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hệ thống chỉ đạo, chỉ huy quân sự từ Miền xuống đến cấp xã được tăng cường. Ban Quân sự được thành lập trực thuộc Trung ương Cục miền Nam do Thiếu tướng Trần Nam Trung (tức Trần Lương) - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Trưởng ban; Thiếu tướng Trần Văn Quang, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng làm Phó ban. Một thời gian sau, anh Trần Văn Quang lên làm Trưởng ban thay anh Trần Nam Trung nhận nhiệm vụ khác. Ban Quân sự giúp Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang ở chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Bộ Tư lệnh Quân khu 1 (Đông Nam Bộ), Quân khu 2 (Trung Nam Bộ), Quân khu 3 (Tây Nam Bộ), Quân khu 4 (Sài Gòn - Gia Định), Quân khu 6 (Nam Trung Bộ) được thành lập. Ở Khu 5, Thiếu tướng Nguyễn Đôn, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng được cử làm Bí thư Khu ủy Khu 5 kiêm Tư lệnh và Chính ủy Quân khu, sau đó anh Nguyễn Chánh làm Chính ủy Quân khu, Bí thư Khu ủy. Tháng 10-1968, thành lập Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền. Anh Nguyễn Văn Linh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Cục kiêm Bí thư Quân ủy Miền. Anh Trần Văn Trà, Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền (mật danh của Bộ Chỉ huy Miền là B2). Các tỉnh, huyện đều có ban chỉ huy quân sự. Các thành phố, thị
10/13
xã có cơ sở vũ trang bí mật, các tổ chức biệt động, đội tuyên truyền vũ trang, các xã có xã đội làm nòng cốt trong đấu tranh. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 4
Đến cuối năm 1963, quân đội ta đã có bước trưởng thành về tổ chức, biên chế và trang bị vũ khí. Trình độ trang bị và khả năng cơ động của các sư đoàn, lữ đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng được nâng lên một bước. Sư đoàn bộ binh gồm nhiều thành phần binh chủng được trang bị tương đối hiện đại, có khả năng cơ động chiến đấu lên các loại địa hình, góp phần bao vệ miền Bắc đáp ứng yêu cầu mới củ a cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. -----Chú thích 1. Đơn vị ở Nam Bộ tập kết ra miền Bắc được thành lập năm 1955 tại Thanh Hóa. 2. Hè năm 1955, đê Mai Lâm Đông Anh Hà Nội bị vỡ, nước lũ tràn ngập cánh đồng lúa các huyện Đông Anh, Gia Lâm, một số huyện của Bắc Ninh đến giáp sông Cầu, một phần các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Anh Thái Dũng lúc đó làm Tham mưu phó Ban Chỉ huy công trường. 3. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.18, tr.287. 4. Thông báo số 83-TB/TW ngày 24-7-1997 về các kết luận Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng. 5. Từ tháng 11-1963 đến tháng 6-1965, nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn đã diễn ra 14 lần đảo chính. 6. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 2, tr. 98. 7. Đến ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 97/QĐ, thành lập Đoàn 759 vận tải quân sự đường biển. Nhiệm vụ của Đoàn là mua sắm phương tiện, điều hành vận chuyển các loại hàng tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Số quân lúc đầu của Đoàn là 38 cán bộ chiến sĩ trong đó có 20 người do các tỉnh Nam Bộ cử ra. Đến ngày 29-1-1964, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 18/QĐ đổi phiên hiệu Đoàn 759 thuộc Bộ Tổng Tham mưu thành Đoàn 125 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, Đoàn 125 biên chế gồm hai tiểu đoàn vận tải và một tiểu đoàn huấn luyện nghiệp vụ; có nhiệm vụ bí mật vận chuyển hàng và người chi viện cho miền Nam (theo sách Bộ Quốc phòng 1945-2000 - Biên niên sự kiện, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr. 244, 260). 8. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Tổng Quân ủy được đổi thành Quân ủy Trung ương.
Bài cùng chuyên mục Chương 1 (http://dangc (http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lie ongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/booksu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-0722201690808 072220169080846/index46/index4722201685746463.html) Chương 2 (http://dangc (http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lie ongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/booksu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-0722201690808 072220169080846/index46/index5722201685746464.html) Chương 3 (http://dangc (http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lie ongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/booksu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-0722201690808 072220169080846/index46/index0722201685746465.html) Chương 5 (http://dangc (http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lie ongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/booksu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-0722201690808 072220169080846/index46/index2722201685746467.html)
11/13
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-1722201685746466.html
2/8/2018
Chương 5
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 5 (https://www.facebook.com/sharer/sharer (https://ww w.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http:/ .php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van/dangcongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016kien.html/index-2722201685746 kien.html/index-2722201685746467.html) 467.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) .vn)
VỀ BỘ CHỈ HUY MIỀN TRỰC TIẾP ĐÁNH MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2
Ngày 13-8-1963, tôi được bổ nhiệm làm Phó Tổng Tham mưu trưởng. Những ngày này tôi cùng cơ quan Bộ Tổng Tham mưu tổ chức cho anh em cán bộ miền Nam tập kết tiếp tục huấn luyện và rèn luyện hành quân đường dài, mang vác nặng để chuẩn bị vào Nam chiến đấu, mà lúc đó thường gọi là "đi B". Vào một ngày trung tuần tháng 11-1963, Tổng Tham mưu trưởng nói tôi chuẩn bị đi B và căn dặn: - Vào tới nơi, anh báo cáo với anh Linh và anh Trà, xúc tiến ba việc lớn: Thứ nhất, xây dựng lực lượng tại chỗ. Thứ hai, mở vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ xuống tận biển Đông. Thứ ba, cố giành và khai thác nhân tài, vật lực để phát triển cách mạng. Tiếp đó, tôi sang gặp anh Lê Duẩn tại nhà số 6, phố Hoàng Diệu. Anh Duẩn bảo: - Ba ý kiến anh Dũng nói, đúng. đúng. Nhưng thêm một việ việcc nữ a là chú trọng xây dựng lực lượng và hoạt động vũ trang ở trong đô thị vvàà vùng ven đô... Trước khi đi, anh Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - mời tôi đến ăn cơm. Một ngày cuối tháng 12-1963, tôi lặng lẽ ra đi. Gia đình tôi ở nhà số 91, phố Lý Nam Đế, gần cơ quan Bộ Quốc phòng nhưng không biết. Anh em đồng đội trong cơ quan Bộ Tổng Tham mưu cũng không biết. Cùng đi với tôi có anh Trần Minh Tâm quê ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Anh cũng để vợ và một con nhỏ ở miền Bắc. Sau này, anh làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5, là một trong ba sư đoàn chủ lực đầu tiên của Nam Bộ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tối hôm đó, hai chúng tôi xuống con tàu "Không số”, lặng lẽ rời bến Đồ Sơn, Hải Phòng, ra hải phận quốc tế, rồi hướng thẳng về phương Nam. Trên tàu, ngoài hai cán bộ miền Nam chúng tôi và đội thủy thủ của Đoàn 125 Hải quân Việt Nam còn có những hòm súng, đạn chở vào miền Nam và khối thuốc nổ TNT, phòng khi gặp tình huống tàu địch phát hiện và vây bắt thì sẽ cho nổ tàu, kiên quyết không để người và vũ khí rơi vào tay giặc. Đêm cuối năm, gió bấc thổi lạnh buốt. Trong khoang tàu, hai chúng tôi khi ngồi, khi nằm, tâm sự và chuyện tào lao trên trời dưới bể. Những kỷ niệm về Nam Bộ - Thành đồng Tổ quốc với những vùng đất, những con người gian lao mà anh dũng lại hiện về... Tôi bỗng nhớ gia đình, quê hương da diết, nhớ xứ Huế mộng mơ với "giọng hò xa vọng, nhắn tình nước non!". Khi tàu cập Cà Mau thì rừng đước, rừng tràm đã che chở cho con tàu nên chuyến đi của chúng tôi suôn sẻ và giữ được bí mật đến phút chót. Ông Thãng, Phó Bí thư Khu ủy Khu 9 ra đón hai chúng tôi về Khu bộ. Từ căn cứ của Bộ Tư lệnh Khu 9, các đồng chí giao liên dẫn chúng tôi đi theo đường bộ sang biên giới Việt Nam - Campuchia. Từ đây, chúng tôi đi giữa ban ngày trên ôtô
12/13
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
với giấy tờ "hợp pháp" do tổ chức Việt kiều ở Campuchia bố trí. Cuộc hành trình của chúng tôi kết thúc thắng lợi tại Bộ Chỉ huy Miền, đứng chân ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, ở chiến khu Dương Minh Châu, thuộc miền Đông Nam Bộ. Bộ Chỉ huy giao cho tôi việc làm kế hoạch xây dựng lực lượng tại chỗ. Lúc đó, anh Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương Cục, anh Trần Văn Trà là Tư lệnh B2, tôi làm Tham mưu trưởng. Khi làm kế hoạch quân sự, tôi đề nghị trong kế hoạch, phần xây dựng lực lượng ở vùng đô thị thì mời anh Võ Văn Kiệt (trước đó làm Bí thư Sài Gòn - Chợ Lớn) lên ít ngày để cùng bàn bạc và làm kế hoạch. Bộ Chỉ huy bàn về tổ chức xây dựng lực lượng trước, sau đó mới bàn kế hoạch mở địa bàn ra hướng đông. Không khí làm việc thật hào hứng, sôi nổi. Anh Trà nêu ý kiến: "Cả một vệt phía bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu, ta chưa có gì, phải xây dựng lực lượng ở đó. Hiện ta có hai trung đoàn chủ lực nên đưa cả xuống đó. Cả vùng Long Điền - Đất Đỏ ra tới Hàm Tân dân cư đông đúc và giàu có nữa. Ta mở vùng hoạt động ra rừng Sác - sông Lòng Tàu thành một vệt, gắn với nó là việc xây dựng lực lượng tại chỗ để khi hai trung đoàn chủ lực hút đi thì bàn giao địa bàn và phong trào cho lực lượng tại chỗ". Họp bàn về kế hoạch xong, anh Trà cử tôi sang báo cáo với Trung ương Cục. Nghe tôi báo cáo toàn bộ bản kế hoạch, hầu hết mọi người đều nhất trí, chỉ có đồng chí Phạm Văn Xô (tức Hai Xô) băn khoăn hỏi lại: - Gạo ở đâu? Có chạy được gạo không? Đưa hai trung đoàn chủ lực xuống, ngần ấy con người, lấy gạo đâu mà ăn? Trước câu hỏi bức xúc về gạo, anh Trà và tôi đều im lặng vì chưa biết trả lời cách nào. Đến khi xuống họp bàn với ngành hậu cần, anh Lê Thành Công (tức Lê Minh Thịnh, Sáu Thịnh) nói: - Nếu cứ ngồi đây mà bàn thì không ra gạo. Để tôi xuống gặp anh Phạm Văn Lạc, Tỉnh đội trưởng Long Khánh. Anh Lạc vốn là dân Công giáo miền Bắc di cư vào, người của công nhân cao su Long Khánh. Anh có cơ sở trong đoàn ôtô vận tải chuyên chở thuê từ Sài Gòn đi Phan Thiết. Khi anh Công xuống trao đổi, anh Lạc nói: - Được! - Gạo cho hàng nghìn người ăn trong ba tháng ròng, vậy mà anh nói “Được", liệu có chủ quan không? - Anh Công ngạc nhiên hỏi lại. - Một tháng thì chắc rồi, còn hai tháng nữa sẽ tính - Anh Lạc trả lời. - Cứ mượn tiền để mua gạo, ít bữa cấp trên sẽ trả đầy đủ - Anh Công nói với anh Lạc. Sau một thời gian chuẩn bị, khi đoàn xe cam nhông chạy tới, anh Lạc mặc bộ đồ của cai kiểm lâm, đội mũ phớt, cầm cây ba toong ngoắc một cái ra hiệu cho xe tới chở gạo. Đoàn xe trước đó vẫn chuyên chở thuê từ Sài Gòn ra Phan Thiết trên quốc lộ 1, đến địa phận Long Khánh thì đi theo đường kiểm lâm như là đoàn xe chở gỗ, rồi cho gạo vào các kho trong rừng của chiến khu. Phần lớn là gạo thơm mua từ Thái Lan về, cùng với số gạo do anh em ta vào mua trong các ấp chiến lược và số gạo do dân tự nguyện đóng góp… Các đơn vị bộ binh lúc đó hầu hết là xây dựng ở quy mô cấp tiểu đoàn. Ở cấp trung đoàn chủ lực của Miền có hai trung đoàn Q761 và Q762. Về bộ đội đặc công, ta đã xây dựng được một số đơn vị, anh em huấn luyện khá tốt. Chỉ còn lực lượng "biệt động thành" thì Bộ Chỉ huy thấy khó vì nhất thiết phải lấy người tại chỗ, tức là người ngay trong lòng đô thị và vùng ven đô. Vậy mà anh Võ Văn Kiệt khẳng định là "Được" và rồi được thật, tuy lúc đầu mới chỉ là những đội, tổ hoạt động tình báo, quân
1/18
báo. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Về pháo binh, có Đoàn 80 gồm năm tiểu đoàn, đứng chân ở vùng căn cứ miền Đông Nam Bộ, được bổ sung quân số và trang bị tương đối khá. Bộ Chỉ huy điều Trung đoàn 3 thuộc Khu 9 ở Tây Nam Bộ lên đứng chân ở khu Lò Gò - căn cứ Trung ương Cục. Các căn cứ hậu cần A, B, C, D đổi tên thành các đoàn hậu cần 81, 82, 83 và 84. Mỗi đoàn đều xây dựng kho dự trữ hàng, xưởng quân giới, bệnh xá, đội vận tải, các đội sản xuất, thu mua, tiếp nhận, phấn đấu theo hướng bảo đảm cho bộ đội hoạt động trên một hướng của chiến dịch. Đầu mùa mưa năm 1964, để gấp rút chuẩn bị hậu cần, nhất là về vũ khí, đạn dược, Bộ Chỉ huy Miền đã tăng cường cán bộ, bổ sung quân số cho các đoàn 340B và 445B, thành lập trung đoàn tiếp vận mang phiên 1
hiệu Đoàn K10 đặt căn cứ ở Hắc Dịch (thuộc Bà Rịa), đã tiếp nhận (từ các đoàn tàu “Không số” ngoài Bắc đưa vào) và vận chuyển hàng tấn vũ khí để cung cấp cho các hoạt động quân sự trên toàn miền. Nhân đây, tôi xin đề cập một số tình hình trong bối cảnh triển khai chiến lược chung giữa ta và đế quốc Mỹ. Đến năm 1963, tình hình quân sự và chính trị của Mỹ - Diệm càng xấu đi, đến nỗi Tổng thống Kennedy (Kennơđi) phải thốt lên: "Chúng ta hiện đang ở trong đường hầm không lối thoát!". Cuối năm 1963, "quốc sách ấp chiến lược" của Mỹ và tay sai cơ bản bị phá sản, kéo theo sự thất bại hoàn toàn của kế hoạch chiến lược Staley-Taylor, qua đó, báo hiệu sự thất bại không sao tránh khỏi của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Tập đoàn cầm quyền ở Mỹ đứng đầu là Johnson (Giônxơn) (lên thay Tổng thống Kennedy bị ám sát ngày 22-11-1963) lại ráo riết chuẩn bị một kế hoạch chiến tranh mới theo hướng tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta. Tháng 12-1963, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) ra nghị quyết khẳng định phương châm chiến lược của cách mạng miền Nam là chiến đấu lâu dài, dựa vào sức mình là chính, phương châm đấu tranh là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt. Hai hình thức đấu tranh đều là cơ bản và có vai trò quyết định, trong đó đấu tranh vũ trang có vai trò quyết định trực tiếp đối với việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch. Về mặt chỉ đạo, cần hết sức tranh thủ khả năng thắng địch trong "Chiến tranh đặc biệt", đồng thời tích cực chuẩn bị sẵn sàng đối phó với "Chiến tranh cục bộ". Thực hiện Nghị quyết 9 của Trung ương Đảng, Hội nghị Quân ủy Trung ương đầu năm 1964, xuất phát từ hai chiến lược cách mạng ở hai miền, đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược quân sự của Đảng là bảo vệ miền Bắc và đẩy mạnh chiến tranh giải phóng miền Nam; và nhiệm vụ giúp đỡ về quân sự cho cách mạng hai nước bạn, đặc biệt là cách mạng Lào. Quân ủy Trung ương nêu rõ phương hướng chỉ đạo trước mắt là đẩy mạnh tác chiến thường xuyên đi đôi với tổ chức từng đợt hoạt động quy mô lớn hay tương đối lớn, tiêu diệt và làm tan rã từng đại đội, tiểu đoàn địch, chuẩn bị tốt để tiêu diệt trung đoàn địch; xây dựng lực lượng vũ trang cả ba thứ quân, đặc biệt coi trọng tăng cường lực lượng cơ động, tổ chức bộ chỉ huy dã chiến ở Miền để chỉ huy phối hợp tác chiến mấy trung đoàn, khi có điều kiện thì tổ chức sư đoàn; tập trung giải quyết công tác vận chuyển chiến lược từ hướng Campuchia sang, nhất là từ đường Trường Sơn vào. Nghị quyết 9 của Trung ương cuối năm 1963 và Nghị quyết Quân ủy Trung ương đầu năm 1964 đã thúc đẩy đòn tiến công quân sự và tạo mọi điều kiện để các chiến trường ở miền Nam đẩy mạnh hoạt động tác chiến, đánh bại các cố gắng chiến tranh của địch, chủ động đối phó với bước leo thang chiến tranh của chúng. Để gỡ thế thất bại ở miền Nam và tăng cường các hoạt động biệt kích, gián điệp ra miền Bắc, lúc này, Mỹ ráo riết xúc tiến mưu đồ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và và hải quân2.
2/18
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Thấy rõ âm mưu của đế quốc Mỹ và dự đoán đúng ý đồ của chúng đối với miền Bắc, Đảng đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt. Do đó, ở miền Bắc, cùng với những thành tựu lớn về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), ta đã chủ động chuẩn bị tốt và đánh thắng địch ngay trận đầu (ngày 5-8-1964), đợt đầu chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ (ngày 7-2-1965), đồng thời không ngừng tăng cường lực lượng vào chiến trường miền Nam3 góp phần tạo thế vững chắc cho cuộc chiến đấu ở miền Nam. Trên cơ sở phát triển dân quân du kích ở cơ sở, Bộ Chỉ huy Miền từng bước xây dựng lực lượng bộ đội địa phương và chủ lực. Miền Đông Nam Bộ từng bước được xây dựng thành một chiến trường tiến công tiêu diệt địch. Đến cuối năm 1964, việc xây dựng lực lượng đã hình thành. Nhiều vùng trắng trước đây quân địch thả sức tung hoành hành quân càn quét, bắn giết đồng bào ta, nay cơ sở và lực lượng vũ trang cách mạng đã được xây dựng và bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Trong tháng 9-1964, Bộ Chính trị cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính trị vào miền Nam để cùng Trung ương Cục chỉ đạo phong trào. Cùng đi vào miền Nam đợt này có một số cán bộ cao cấp như các anh Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Hoàng Cầm, Nguyễn Hòa. Khi các anh vào tới Bộ Chỉ huy Miền thì trong này chúng tôi đã chuẩn bị xong về cơ bản cho chiến dịch tiến công Bình Giã. Cần nói rõ thêm là lúc tôi vào B2 thì anh Trần Đình Xu trong thời gian làm Tham mưu trưởng B2 đã chuẩn bị xong kế hoạch đánh trận Bình Giã. Ngoài Khu 5, anh Nguyễn Đôn cũng chuẩn bị mở chiến dịch An Lão. Sau khi cơ quan tham mưu nghiên cứu chiến trường và báo cáo đề đạt, Bộ Chỉ huy Miền trình lên Trung ương Cục quyết tâm mở chiến dịch Bình Giã. Phạm vi chiến dịch nằm trên địa bàn ba tỉnh Bà Rịa, Bình Thuận và Biên Hòa, khu vực tác chiến chỉ cách thành phố Sài Gòn (về phía đông) chừng 60km, có các trục lộ lớn 1 và 15, tỉnh lộ 2 chạy qua. Lực lượng tham gia chiến dịch trên hướng tiến công chủ yếu có hai trung đoàn bộ binh chủ lực của Miền (Q761 và Q762), bốn tiểu đoàn trợ chiến (gồm cối 81 ly, ĐKZ75 và súng máy cao xạ 12,7 ly) và bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa; trên hướng tiến công thứ yếu do lực lượng Quân khu 6 đảm trách; hướng phối hợp do lực lượng Quân khu 7 và bộ đội địa phương tỉnh Biên Hòa đảm nhiệm. Bộ Chỉ huy Miền chỉ định anh Trần Đình Xu làm Chỉ huy trưởng chiến dịch. Anh Lê Văn Tưởng (tức Hai Chân), Chủ nhiệm Chính trị Miền làm Chính ủy chiến dịch. Tỉnh ủy Bà Rịa đã thành lập Hội đồng cung cấp để giải quyết hậu cần tại chỗ cho chiến dịch và vận động nhân dân ủng hộ lương thực, thực phẩm. Trong vòng hai tháng, ta đã vận động thu mua được 50 vạn lít gạo và một khối lượng lớn thực phẩm, thuốc men đủ sử dụng trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Các xã đã huy động hàng trăm dân công đi phục vụ chiến dịch. Riêng khu vực các đồn điền cao su dọc theo hai bên liên tỉnh lộ 2 và vùng Long Tân, Hòa Long, Phước Long tổ chức được hai đại đội dân công hỏa tuyến theo suốt chiến dịch. Đặc biệt, đêm 22-12-1964, chuyến tàu "Không số" chở 44 tấn vũ khí đã cập bến Lộc An an toàn, kịp thời bổ sung trang bị cho các đơn vị trước khi bước vào đợt 2 của chiến dịch. Trong hơn một tháng chiến đấu tiến công (từ đêm 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965), chiến dịch Bình Giã đã giành thắng lợi to lớn. Mục tiêu cơ bản của chiến dịch đặt ra đều thực hiện được: giải phóng gần 2 vạn dân huyện Hoài Đức, vùng căn cứ được củng cố và mở rộng bảo đảm cho việc tiếp nhận trang bị vũ khí của Trung ương từ miền Bắc chi viện bằng đường biển vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trên hướng phối hợp, Quân khu 7 tổ chức các trận đánh phục kích giao thông ở Long Thành - Nhơn Trạch, Tỉnh ủy Biên Hòa và Bà Rịa tổ chức ba mũi giáp công vây đồn, lùng diệt ác ôn, làm chủ xã, ấp cũng giành nhiều thắng lợi.
3/18
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Trận Bình Giã đã đánh dấu sự thất bại cơ bản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" 4 của Mỹ và tay sai. Chiến thắng này chứng tỏ rằng ta có khả năng xây dựng những đơn vị chủ lực lớn tại chỗ, phát triển lên xây dựng Sư đoàn 5 để có thể đánh lớn, thắng lớn, và chủ lực ta hoàn toàn có khả năng tiêu diệt được chủ lực địch. Một tháng trước khi nổ súng mở màn chiến dịch Bình Giã đêm 31 tháng 10, đoàn pháo binh của Miền (U80) đã bí mật hành quân vượt sông Đồng Nai, bất ngờ nổ súng cấp tập vào sân bay Biên Hòa, phá hủy 59 máy bay các loại, phá hủy các kho đạn, kho xăng, đài quan sát, diệt và làm bị thương nhiều tên địch. Phối hợp với Bình Giã, bộ đội Quân khu 6, Quân khu 8, Quân khu 9 và Quân khu 5 đánh địch, giành thắng lợi. Các trận đánh đã hỗ trợ tích cực cho đồng bào ta nổi dậy phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ. Trong chiến dịch này, ta đã xây dựng được 2 trung đoàn và 3 tiểu đoàn chủ lực tại chỗ. Sau chiến dịch Bình Giã, ta mở thêm chiến dịch Đồng Xoài và Phước Bình - Phước Long. Đến giữa năm 1965, thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam từ 18.000 quân (tháng -1965) lên 180.000 quân (tháng 11-1965). Đồng thời, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Chúng cố gắng ổn định tình hình chính trị, củng cố chính quyền tay sai, ngăn chặn đảo chính, bình định có trọng điểm và tăng cường hành quân càn quét từ miền Trung đến Nam Bộ. Chiến thắng Đông - Xuân 1965-1966 có ý nghĩa rất quan trọng. Ta đã đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ ngay từ keo đầu, đánh thắng quân viễn chinh xâm lược Mỹ ngay từ hiệp đầu. Cuối tháng 11-1966, tôi được Trung ương gọi ra miền Bắc báo cáo tình hình. Ở Hà Nội, tôi tranh thủ về thăm nhà, căn hộ số 91, phố Lý Nam Đế. Đang thời điểm không quân Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc rất dữ nên con tôi đã đi sơ tán, còn vợ thì trực ở bệnh viện nên tôi không gặp được. Anh Lý Ban, quê gốc Cần Giuộc và vợ anh, là người Hoa, mời tôi tới nhà riêng ăn cơm. Hôm đó, chị làm món thịt gà rang muối, món ăn truyền thống khá ngon của người Hoa. Ăn cơm xong, anh hỏi tôi một câu: "Anh ở trong ấy ra, quân Mỹ vào, găng lắm phải không?". Tôi bảo: “Quân và dân ta đâu có sợ! Nó kéo vào thế chứ kéo vào nữa cũng đánh!". Sau đó, tôi và anh Lý Ban cùng đi trong đoàn cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc, do anh Phạm Văn Đồng (anh Tô) dẫn đầu. Trước khi đi, tôi sang thăm anh Võ Nguyên Giáp nhưng không gặp nên tôi viết thư cho anh chị và nhờ đồng chí Sinh, cán bộ Văn phòng Bộ Quốc phòng chuyển giúp. Tôi từ miền Nam đi ra Bắc và cả khi đi cùng đoàn cán bộ sang Trung Quốc đều đi bằng máy bay của Hoàng gia Campuchia. Việc đi lại rất khẩn trương nên lúc đi Tổng cục Chính trị tiễn và đưa chúng tôi sang Quảng Châu, rồi từ Quảng Châu đi Tô Châu để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông. Lúc đó, đại diện Tổng cục Chính trị đưa và đón chúng tôi là đồng chí Hồ Bá Phúc, Phó Cục trưởng Cục Cán bộ, người quê gốc miền Nam. Sang tới Tô Châu, trong cuộc gặp với Chủ tịch Mao Trạch Đông, anh Tô gọi tôi cùng đi. Chủ tịch Mao Trạch Đông hỏi không nhiều, nói rất ngắn gọn: - Quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam đông, tư tưởng của người dân và chiến sĩ thế nào? Hiện nay, cách mạng ở miền Nam của các đồng chí có khó khăn gì? Khi đó anh Tô bảo tôi mới ở miền Nam ra, hãy trả lời Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tôi nói:
4/18
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
- Về tư tưởng, Mỹ vào đông vậy chứ đông hơn nữa thì bộ đội và nhân dân miền Nam cũng quyết đánh. Về khó khăn, hiện tại đồng bào miền Nam chiến đấu bằng vũ khí có gì đánh nấy, chủ yếu là súng đạn tự tạo, súng trường bá đỏ K44 sản xuất theo kiểu mẫu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Xe tăng và máy bay của Mỹ rất nhiều nhưng Việt Nam thiếu vũ khí chống tăng, bắn máy bay và đánh tàu thủy. Chúng tôi cũng thiếu đôla để mua gạo, vì từ trước đến nay cách mạng miền Nam Việt Nam vẫn mua gạo từ Campuchia và Thái Lan là chủ yếu, mà mua bên đó phải bằng đôla. Nghe tôi trả lời vậy, Chủ tịch Mao Trạch Đông liền chỉ tay vào các quan chức dưới quyền mình đang có mặt tại đó: - Hãy giải quyết cho các đồng chí ở miền Nam Việt Nam súng đạn và tiền! Tôi cứ nghĩ Chủ tịch Mao Trạch Đông nói vậy thôi, chứ nếu có được thì chắc còn lâu. Nào ngờ, khi đoàn chúng tôi về nước đã được tin Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Trung quốc đang tích cực thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch. Sau chuyến đi Trung Quốc về, tôi cứ suy nghĩ mãi. Trước đó, Trung Quốc chỉ giúp ta súng trường K44, nhưng đến năm 1966 thì khác, súng chống tăng B40, B41, súng máy cao xạ 12,7 ly, đôla tiền mặt, tất cả sự giúp đỡ đều do đích thân Chủ tịch Mao Trạch Đông chỉ thị. Tại sao? Và, Trung Quốc quan hệ với Quốc vương Sihanouk (Xihanúc) thế nào mà có thể chở thẳng vũ khí từ Trung Quốc sang cảng Sihanoukville; súng đạn lại giao cho Thủ tướng Lon Nol (Lon Non) và quân đội Hoàng gia Campuchia chuyên chở từ cảng Sihanoukville đưa tới Kampong Cham (Kôngpông Chàm), Klachie, rồi từ đó chở về biên giới Việt Nam rất nhanh. Hồi đó cứ cho 1kg hàng từ cảng Sihanoukville về tới đất Việt Nam thì trả công một đôla. Tại sao vậy?... Và như vậy, đến đầu năm 1967, súng đạn và tiền bạc đã vào tới Bộ Chỉ huy Miền. Ta thực hiện được ý tưởng của anh Nguyễn Chí Thanh là "Mở mặt trận B3 (Tây Nguyên)". Việc giao gạo và chở đạn do anh Tư Võ đảm nhiệm. Quả nhiên, khi ta mở thông được chiến trường Đông Nam Bộ (B2) với Tây Nguyên tức mặt trận B3, thì việc bảo đảm hậu cần cho B2 mới thực sự chắc chắn và thường xuyên. Điều này là vô cùng quan trọng trong chiến tranh. Mỹ tổ chức cuộc hành quân "tìm diệt" liên tục, căng thẳng và quyết liệt. Dưới đất thì xe tăng, xe bọc thép lội nước M113, xe tải quân sự kéo từng đàn. Trên trời thì máy bay cường kích, tiêm kích, ném bom CBU xuống phát quang cả một khu rừng để cho máy bay trực thăng hạ xuống đổ quân. Mỹ chủ trương dùng trực thăng chở quân với số lượng lớn đổ bộ vào bên sườn hoặc phía sau, bất ngờ đánh tập hậu vào đội hình của quân ta, trong khoảnh khắc vừa đẩy nhanh được tốc độ tiến công vừa nhanh chóng làm thay đổi cục diện chiến trường, thay đổi tương quan lực lượng; trong chốc lát đẩy đối phương từ chỗ chủ động sang thế bị động, lúng túng, bị bao vây và có nguy cơ bị tiêu diệt dưới hỏa lực sát thương nhiều chủng loại và dày đặc của chúng. Cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất (1965-1966) thất bại, nhưng đế quốc Mỹ vẫn nung nấu một giải pháp giành thắng lợi bằng quân sự để giải quyết cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Bước vào mùa khô năm 1966-1967, Mỹ và tay sai mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, tập trung binh lực, hỏa lực tiến công ồ ạt, tạo thế áp đảo đánh vào vùng Đông Nam Bộ, mà trọng điểm là vùng căn cứ bắc Tây Ninh, nhằm nhanh chóng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến; tiêu diệt bộ đội chủ lực; bịt chặt biên giới, đánh phá căn cứ kháng chiến của ta; mở rộng vành đai an ninh cho Sài Gòn. Địch ráo riết chuẩn bị cho cuộc hành quân với quy mô lớn mang tên "Junction City" (Gianxơn Xity) tiến công vào căn cứ kháng chiến của ta. Lực lượng được huy động tổng lực gồm: quân Mỹ với 31 tiểu đoàn bộ binh, 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn tăng - thiết giáp, 4 trung đoàn pháo, 8 tiểu đoàn công binh; quân đội Sài Gòn với 1 lữ đoàn dù, 8 đại đội biệt kích và 4 đại đội. Lực lượng không quân gồm: 9
5/18
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
phi đoàn máy bay phản lực chiến đấu F100 và F5A; 5 tiểu đoàn máy bay trực thăng vũ trang (CH47, HU1A, HU1B); 3 phi đoàn máy bay vận tải gồm hai loại máy bay C123, C130; 22 máy bay trinh sát L19, SR101, MOHOC và một số máy bay B52,... Đây là cuộc hành quân lớn nhất của quân Mỹ vào vùng căn cứ Bắc Tây Ninh và là cuộc hành quân thua đau nhất của Mỹ. Nắm được ý đồ của Mỹ sẽ tổ chức cuộc hành quân “Junction City" càn quét lên vùng đứng chân của Trung ương Cục, tức căn cứ chiến khu Dương Minh Châu, Bộ Chỉ huy Miền nhất trí chỉ để Trung đoàn 3 trấn giữ ở vùng Lò Gò, phía tây chiến khu Dương Minh Châu, nhưng tổ chức phân tán lực lượng, sử dụng lực lượng tác chiến quy mô cấp đại đội là chủ yếu để cùng với bộ đội và du kích cơ quan đánh địch. Trung đoàn 16 độc lập đang đứng chân và hoạt động ở hướng Củ Chi và Trảng Bàng, Đức Hòa. Còn hai trung đoàn ở Bến Cát và Dầu Tiếng là Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 ở hướng Dầu Tiếng - Căm Xe, ngoài trọng điểm tấn công của địch. Tuy cả ba trung đoàn chủ lực (1, 2 và 3) là đội hình của Sư đoàn 9, nhưng lúc này phải bố trí phân tán để đối phó với chủ trương, âm mưu tìm diệt chủ lực “Việt cộng" của Mỹ. Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền họp, thống nhất nhận định: địch sẽ tổ chức cuộc hành quân đánh vào cơ quan Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta. Ta cần phải di chuyển cơ quan (người, tổ chức gọn nhẹ). Bộ đội chủ lực ở vòng ngoài, khi xuất hiện thời cơ thì đánh tập kích. Lực lượng tại chỗ sẽ tổ chức đánh địch bằng một phương thức mới, bám trụ và bung ra đánh. Mà bám trụ trong hoàn cảnh trên địa bàn tác chiến không có dân thì ta sẽ tổ chức cán bộ, nhân viên ở các cơ quan của Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền thành nhiều đội du kích xã, ấp để phát huy cao độ ưu thế của du kích chiến, nhất định ta sẽ bẻ gãy được tất cả các cuộc tiến công, đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn của địch. Bộ Chỉ huy Miền giao cho tôi nhiệm vụ tổ chức lực lượng đánh địch tại chỗ. Tôi chỉ đạo các cơ quan xác định phương châm tác chiến là tổ chức các "ấp, xã chiến đấu", bám trụ đánh địch tại chỗ, giữ chắc các ấp, xã chiến đấu. Nơi địch không đến thì bung ra tìm địch mà đánh, bám địch mà diệt, thực hiện tiêu hao địch rộng rãi, vừa chiến đấu vừa bảo đảm phục vụ chiến đấu, bảo vệ an toàn cơ quan và kho tàng, duy trì cuộc sống và sinh hoạt bình thường trong căn cứ để đánh lâu dài với địch. Chỉ Trung đoàn 3 thực hiện phân tán lực lượng, còn hai trung đoàn ở ngoài phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa lực lượng trong và ngoài căn cứ. Tôi trực tiếp giao nhiệm vụ cho các đồng chí cán bộ đầu ngành của các cơ quan Bộ Chỉ huy Miền và Trung ương Cục. Đối với cơ quan Bộ Chỉ huy Miền thì mỗi ngành sẽ tổ chức thành một “huyện đội" do đồng chí chủ nhiệm ngành làm “huyện đội trưởng", tổ chức triển khai đứng chân và xây dựng trận địa chiến đấu trên một địa bàn huyện (hành chính) với các "xã chiến đấu", "ấp chiến đấu" có chiều sâu và chiều rộng phòng ngự liên hoàn. Chẳng hạn, huyện Tà Đạt, do ngành thông tin của Bộ Chỉ huy Miền đảm nhiệm, đồng chí Tư Diệp, Chủ nhiệm Thông tin làm "Huyện đội trưởng". Ngành có trong tay gần bốn tiểu đoàn thông tin, được tăng cường Đại đội 3 bộ binh làm lực lượng cơ động. Huyện Sóc Ky giao cho ngành công binh đảm nhiệm. Huyện Châu Thành do Trung đoàn Bảo vệ do phụ trách. Huyện Tần Ken do cơ quan Bộ Tham mưu Miền đảm nhiệm. Huyện Kà Tum do Cục Chính trị Miền đảm nhiệm. Huyện Bà Chiêm giao cho Đoàn Pháo binh 69. Huyện Bà Hảo giao cho Đoàn Hậu cần 82. Cụm Rùm Đuôn - Sóc Mới giao cho cơ quan bảo vệ; cụm Suối Mây giao cho cơ quan binh vận; cụm Bảy Bầu giao cho cơ quan tổ chức; cụm Xa Mát - Tà Xin giao cho cơ quan an ninh; cụm Lò Gò - Bến Ra giao cho cơ quan tuyên huấn; cụm Xóm Giữa - Đồi Thơ giao cho cơ quan dân y; khu vực Móc Câu giao cho bệnh viện của Bộ Chỉ huy Miền phụ trách, v.v.. Từ 20 đến 30 người tổ chức thành một "ấp" chiến đấu và có một tiểu đội du kích. Từ hai đến ba "ấp" thành một "xã". Xã có có ba đội du kích;
6/18
huyện có đại đội cơ động. Công sự thì đào hố cá nhân và giao thông hào là chủ yếu, không làm hầm to kiên cố. Cứ 5 đến 10m lại đào một hố cá nhân, còn thời gian thì làm nắp chống đạn. Các cơ quan và đơn vị phải đào hầm bí mật dự trữ ba tháng http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
lương thực, thực phẩm. Thời điểm đó, mặt trận B2 đã nhận được các chuyến hàng vũ khí từ miền Bắc vào nên Bộ Tư lệnh chiến dịch đã ưu tiên bổ sung trang bị cho Sư đoàn 9 chủ lực Miền. Trên các khu vực được phân công, các cơ quan và đơn vị tiến hành kiểm tra, bổ sung phương án tác chiến, phương án hiệp đồng, nhận vũ khí, đạn dược và hoàn thành mọi công tác chuẩn bị trước tháng 2-1967. Sở Chỉ huy tiền phương của Bộ Chỉ huy Miền do tôi phụ trách đặt vị trí cơ động từ Sóc Ôm, Móc Câu đến Cầu Bà Chiêm…, khi bước sang đánh đợt hai thì đặt tại Mỹ Hạnh. Nói là Sở Chỉ huy, nhưng khi chiến sự diễn ra chỉ có sáu người: tôi, Võ Thanh Hùng (tức Bảy Hùng, Võ Đình Tương, người cùng Chi đội 1 với tôi thời chống Pháp) - phụ trách quân lực, Huỳnh Minh (tức Hai Đấu, Huỳnh Ngọc Đấu) và ba chiến sĩ bảo vệ và thông tin. Trên đường đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến đấu của các đơn vị, lúc ngồi ăn cơm trưa, Võ Thanh Hùng cười và nói với tôi: - Anh em giờ tản cư gần hết, tôi theo anh như đi an dưỡng thế này thì khỏe. - Ừ, an dưỡng, chờ đó rồi chạy không kịp - Tôi tức cười bảo. Tôi bàn hai việc: - Một là, chiều nay tôi thay mặt Bộ Chỉ huy thông qua quyết tâm chiến đấu của Sư đoàn 9. Cậu làm công tác bảo đảm. Hai là, theo ý các cậu, nên điều anh nào bảo vệ kho súng đạn ở biên giới? - Sẽ không anh nào dám nhận bảo vệ kho súng đạn, vì nếu chúng càn đến, kho nổ thì không sử dụng được. Trước đây có lúc quân ta cứ phải tìm địch để đánh, giờ địch tự mang đầu ra cho quân ta đánh thì tội gì không mở kho phát cho anh em. Không sợ thất thoát nhiều đâu. Đánh xong thu lại - Hùng nói. - Đúng. Ý này cũng trùng hợp với ý của tôi và tôi bảo cậu Hùng viết giấy, để tôi ký. Đoàn tiếp nhận vũ khí do anh Bùi Phùng làm Trưởng đoàn, anh Năm Thái làm Chính ủy (sau này làm Cục trưởng Bảo vệ). Thoạt đầu anh Năm Thái nói với Bảy Hùng là "Không được!". Có lẽ anh cũng biết đây là kho dự trữ chuẩn bị cho đánh lớn. Nhưng khi Bảy Hùng đưa giấy có chữ ký "Sáu Nam" ra thì anh Thái bảo: "Sao nãy không đưa?" và chấp hành liền. Bảy Hùng nói với anh em vận chuyển, cõng gạo ít thôi, còn vô đây lãnh súng. Chúng tôi phát cho mỗi chiến đấu viên một tiểu liên AK, mỗi tổ một súng chống tăng B40 và ba quả đạn. Anh em mừng lắm. Nhiều cậu sướng quá cứ vuốt ve ngắm nghía súng mãi một chập mới vác về. Ngày 1-2-1967, địch cho máy bay trinh sát quần đảo, rồi phản lực và máy bay B.52 ném bom rải thảm, rải chất độc hóa học. Chúng tôi biết địch sắp đánh rồi. Đến ngày 21 tháng 2, Sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ triển khai Lữ đoàn 1 và Bộ Tư lệnh sư đoàn ở Minh Thạnh; Lữ đoàn 2 bố trí một tiểu đoàn ở Quản Lợi, hai tiểu đoàn ở Thủ Đức, Dĩ An; Lữ đoàn 3 lên Bàu Cỏ. Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ bố trí lực lượng ở Trảng Lớn, Cần Đăng và lộ 22. Lữ đoàn dù 173 có hai thuộc Sư đoàn 4 Mỹ có hai tiểu đoàn giữ đường Bến Củi - suốt Ông Hùng, một tiểu đoàn ở Dầu Tiếng. Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn 9 Mỹ triển khai trên tuyến đường 1 từ Sài Gòn đi Trảng Lớn. Trung đoàn 11 thiết giáp ở Tây Ninh. Bộ Tư lệnh dã chiến 2 do tướng Jonathan Seaman (Giônathan Siman) chỉ huy, đứng chân ở Dầu Tiếng.
7/18
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Từ trên núi Bà Đen địch quan sát hết cả vùng chiến khu Dương Minh Châu của ta. Chúng dùng hỏa lực bom, pháo có cả máy bay B.52 ném bom rải thảm, rải chất độc hóa học suốt ba ngày đánh vào khu Trung ương Cục, dùng trực thăng cho quân đổ bộ xuống rồi xe tăng, thiết giáp và bộ binh cơ giới đột phá dưới sự yểm trợ của pháo cặp hai con lộ (2 và 4), dàn hàng tiến vào. Suối cạn đang là mùa khô nên xe thiết giáp cơ động dễ dàng. Quân đông, xe nhiều, phương tiện hiện đại, chúng bao vây cơ quan Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền. Chúng đánh cách căn cứ của Bộ Tham mưu Miền chỉ vài trăm mét xe chúng bị ta bắn cháy ngay trước cửa. Như vậy là địch đã vào và đánh đến chỗ cơ quan đầu não rồi. Trong tình huống địch dàn đội hình có phi pháo yểm trợ mạnh mà ta lại tập trung quân đối diện thì sẽ mắc vào đúng ý định của chúng, địch sẽ tập trung binh hỏa lực áp đảo diệt ta. Nhưng không! Ta đã phân tán lực lượng và chủ động dùng lối đánh du kích vô hiệu hóa ý đồ phân tuyến của chúng và tiêu hao tiêu diệt chúng để bảo vệ cơ quan đầu não, hạn chế tối đa uy lực của hỏa lực và bom pháo của địch. Có cô y tá cũng xin súng rồi chạy ra lộ 4 diệt địch. Có bệnh viện chỉ 24 người cũng tổ chức đánh địch. Vào trận chiến thực sự mới thấy ta tổ chức các "xã, huyện chiến đấu" là rất phù hợp. Anh em chủ động tổ chức đánh địch. Có người cứ nói Bộ Chỉ huy Miền chỉ huy đánh địch co cụm là không phải. Anh em các trung đoàn chủ lực bố trí ở vòng ngoài thấy bộ đội vào vừa trinh sát vừa đánh. Đến khi thấy quân địch đã oải mệt, tập trung cụm lại, thì trung đoàn chủ lực tổ chức đánh lớn vào nơi địch đồn trú dã ngoại, co cụm. Lúc đó tinh thần chủ động đánh địch của các đơn vị rất cao. Anh em đã thực sự “tìm Mỹ mà đánh, tìm Mỹ mà diệt", khẩu hiệu này do chính anh em khởi xướng. Nói chiến dịch Junction City là nói đến tinh thần chủ động chiến đấu của anh em. Cách đánh của anh em là lập tổ ba người, ngụy trang kín đáo, khi Mỹ tiến vào, bị bắn một tên, hai tên sau lên lấy xác, đội thiện xạ tiêu diệt nốt. Khi hai tên lên sau bị bắn thì chúng đốc ba, bốn tên lên tiếp để lấy xác, lại bị bắn tiếp. Quân Mỹ to xác nên bắn dễ trúng, bởi vậy lính Mỹ chết nhiều. Tuy nhiên một số nơi báo cáo là "diệt gọn đại đội, tiểu đoàn Mỹ" là không đúng. Cách đánh của ta là nhằm vào chỗ sơ hở của địch, tập kích nhanh, rút nhanh làm sao đếm chính xác số địch bị tiêu diệt? Tôi bảo anh em trinh sát kỹ thuật nắm tình hình cho thật sát để các đơn vị báo cáo đúng, không nên chạy theo chủ nghĩa thành tích. Đơn vị nào cũng nói tăng lên thì khi tới Bộ Chỉ huy Miền tổng hợp lại sẽ có một sai số rất lớn. Hôm trước báo cáo "Đã tiêu diệt!", hôm sau lại thấy chính tiểu đoàn đó hành quân càn quét. Bởi vậy, số lượng địch bị diệt do các nơi báo cáo chỉ là con số tham khảo. Có thể nói, thắng lợi trong chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là ta đã biết rút kinh nghiệm và vận dụng những điều hay từ trận đối đầu với cuộc hành quân Attleboro (Áttenbôrô) của Mỹ trước đó. Cuộc hành quân này diễn ra ở phía nam chiến khu Dương Minh Châu - vùng Bến Cát, Dầu Tiếng, Củ Chi. Lực lượng chiến đấu tại chỗ là bộ đội của các huyện và dân quân du kích có trên địa bàn. Chủ lực của Miền có ba trung đoàn 1, 2 và 16 tham gia. Phương châm tác chiến là trung đoàn chia nhỏ (trung đội, tiểu đội) để bám địch, vừa trinh sát vừa đánh. Ban đêm quân Mỹ đồn trú dã ngoại thì trung đoàn chủ động tổ chức đánh tập kích. Trong chỉ huy tác chiến, điều quan trọng nhất là nắm chắc hành động của địch - chúng đi hướng nào, lực lượng bao nhiêu, trưa, tối chúng dừng lại chỗ nào. Tôi và nhóm công tác đi trinh sát ở mạn Củ Chi. Lúc đó, ta chỉ thu sóng thông tin của địch chứ không phát sóng. Bởi vậy ở Bộ Chỉ huy Miền chúng tôi mức độ nắm địch không hề kém đơn vị. Hồi đó chúng tôi không ra "mệnh lệnh cứng" chỉ thị mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị, bởi sẽ rất khó cho đơn vị, mà để cho anh em cấp dưới chủ động. Cơ quan nghiệp vụ của Bộ Chỉ huy tiến hành trinh sát kỹ thuật, nắm chính xác tình hình địch rồi thông báo xuống cho trung đoàn. Còn trung đoàn thì cơ động rất linh và ta chủmà động cậnra.đánh địch. Mỹtổdàn độitrinh hình sát tổ chức hànhnên quân càn quét quydừng mô lớn đểchỗ tìm diệt hoạt chủ lực tìm tiếp không Tất cả cácBởi cấpvậy, củaquân ta đều chức nắm địch chúng đi đếnvớiđâu, chân nào, ta đều nắm vững. Cả dân quân cũng rất chủ động, thực sự “tìm Mỹ mà diệt". Cuộc hành quân không đạt được mục tiêu
8/18
đề ra, lại bị tổn thất nặng nề, quân Mỹ buộc phải lui quân, kết thúc cuộc hành quân. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Cuộc hành quân mang tên Junction City của quân Mỹ chẳng những không tìm và diệt được cơ quan đầu não kháng chiến của ta, không tìm và diệt được các đơn vị chủ lực của ta, không phá được căn cứ kháng chiến, không bịt được biên giới, mà còn bị tổn thất nặng nề. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên chủ yếu là Mỹ; phá hủy hơn 900 xe quân sự, 112 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 160 máy bay, đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị tinh nhuệ của Mỹ. Trong bối cảnh quân địch áp đảo về lực lượng, phi pháo và sức cơ động, chủ lực của ta chỉ có ba trung đoàn, ta đã khéo tổ chức các cơ quan quân dân, chính, đảng thành những đơn vị dân quân du kích tự vệ. Tất cả cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trong các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Miền, cơ quan của tỉnh Tây Ninh, bộ đội địa phương, dân quân du kích tỉnh Tây Ninh và dân quân du kích huyện Dương Minh Châu được biên chế thành xã, ấp tổ chức đánh du kích. Cơ quan của Trung ương Cục triển khai tổ chức chiến đấu đánh địch tại chỗ, tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân để phân tán, căng kéo lực lượng địch, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực tác chiến ở vòng ngoài, và ban đêm, khi chúng co cụm trú quân thì ta tổ chức tập kích, tập trung đánh những đòn mạnh vào bên trong đội hình quân địch và đánh thiệt hại nặng các cụm quân Mỹ. Thế trận chiến tranh nhân dân do ta tạo nên ở một địa bàn không có dân là một bất ngờ lớn đối với địch. Quân địch đi tới đâu cũng bị ta đánh. Chính vì lực lượng tại chỗ chiến đấu tốt đã tạo điều kiện cho chủ lực rảnh tay đánh những trận mang tính tiêu diệt các đơn vị quân Mỹ. Quân Mỹ không tìm diệt được chủ lực ta nhưng khi chúng trú quân hoặc đổ bộ để càn quét thì lại bị quân ta giáng cho những đòn đau. Tuy mở đầu chiến dịch, quân Mỹ chủ động tiến công, nhưng do ta tạo được thế chủ động về chiến thuật về cách đánh nên đã chuyển thành sự chủ động về chiến dịch, kiên quyết và liên tục phản công đánh bại cuộc tiến công lớn nhất của quân Mỹ nên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Biết tin ta đánh bại cuộc hành quân Junction City của địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh điện vào khen: "Các chú đánh giặc giỏi, Bác khen, nhưng giải quyết thương binh thế nào?...". Bộ Chỉ huy Miền điện báo cáo với Bác là thương binh đã đưa được hết ra ngoài, bảo đảm an toàn. Trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta đã liên tiếp đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, trong đó có cuộc hành quân Junction City. Ở miền Bắc, quân và dân ta đánh bại các bước leo thang chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ. Bị thất bại liên tiếp, nhưng Westmoreland (Oétmolen) - Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam - vẫn tiếp tục đề nghị tăng 256.756 quân, chuẩn bị kế hoạch mở cuộc phản công lần thứ ba với quy mô lớn hơn. Tuy chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi, nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh. Một vấn đề lớn đặt ra là ta cần có một đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định để tạo ra cục diện mới - một bước ngoặt của cách mạng miền Nam. Những cố gắng chiến tranh của Mỹ đã ở mức cao, nhưng không xoay chuyển được tình thế. Trong nước, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần. Phong trào nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh của nhà cầm quyền Mỹ tiến hành ở Việt Nam dâng cao và sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của ta ngày càng rộng lớn. Mỹ ở thế bất lợi cả về quân sự và chính trị. Bám sát và phân tích động thái chiến trường, tình hình nước Mỹ và thế giới, Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12-1967) (sau đó, nghị quyết của Hội nghị Bộ Chính trị họp vào tháng 12-1967 đã được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương (khóa III) họp vào tháng 1-1968 thông qua và trở thành Nghị quyết Trung ương 14 khóa III), dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhận định: "Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng
9/18
nan về chiến lược"5. Từ đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định: "... động viên những nỗ lực lớn nhất của http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta tiến lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng thắng lợi quyết định"6. Bộ Chính trị cho rằng cần phải tập trung toàn bộ sức mạnh của chiến tranh cách mạng miền Nam, đánh địch bằng cả tiến công quân sự và tiến công chính trị. Đây là "nhiệm vụ trọng đại và cấp bách" nhằm giáng cho địch một đòn thật mạnh, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, tạo ra sự thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta, chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định"7. Hướng tiến công chiến lược chủ yếu là các thành phố, trung tâm đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên toàn miền Nam. Thời gian được chọn là vào dịp Tết Mậu Thân. Căn cứ vào chủ trương trên, ta triển khai nhiều biện pháp tổ chức thực hiện: xây dựng quyết tâm tạo sự nhất trí cao giữa Trung ương và chiến trường cả về tư tưởng, hành động; tiến hành nghi binh bằng quân sự, tiến hành mọi công tác chuẩn bị theo một kế hoạch chặt chẽ, nghiêm ngặt, giữ bí mật ý định chiến lược của ta. Nhớ lại đầu năm 1967, Trung ương Cục đã đánh giá đúng và chỉ đạo mùa mưa này cần chuẩn bị thật tốt để mùa khô tới giành thắng lợi lớn hơn. Bộ Chỉ huy Miền tăng cường và phát triển lực lượng biệt động thành và tăng cường cán bộ chỉ đạo các lực lượng chính trị trong nội thành. Đồng thời, Trung ương Cục chỉ đạo Bộ Chỉ huy Miền và các quân khu phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy làm tốt công tác chuẩn bị. Anh Nguyễn Chí Thanh ra Bắc họp rồi mất đột ngột sáng ngày 6-7-1967. Bộ đội và nhân dân Nam Bộ vô cùng thương tiếc người cán bộ lãnh đạo mẫu mực, tài đức vẹn toàn của mình. Anh vào chỉ đạo chiến trường mới có ba năm nhưng đã để lại dấu ấn sâu sắc, tăng thêm niềm tin cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Nam Bộ. Quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ trên toàn chiến trường, anh đã khái quát thành phương châm "nắm thắt lưng địch mà đánh" và chỉ đạo kiện toàn mặt trận B3 nối thông đường vận tải từ Bắc vào Nam. Anh Nguyễn Chí Thanh là nhà chính trị - quân sự lỗi lạc. Tháng 10-1967, anh Nguyễn Văn Linh và anh Trần Văn Trà ra Trung ương họp. Sang tháng 11, hai anh trở vào phổ biến việc Bộ Chính trị quyết định tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Trước khi nổ ra Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, tuy đã có bước chuẩn bị trên các hướng, nhưng còn nhiều việc phải làm, thời gian lại quá gấp, chúng tôi thảo luận: phải nghiên cứu tìm ra cách đánh táo bạo cho đòn tiến công có ý nghĩa chiến lược, dự kiến các tình huống và các phương án cụ thể. Trong quá trình xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược, Bộ Chỉ huy Miền chú trọng việc theo dõi, đánh giá khả năng hành động của bộ đội ta khi đánh vào thành phố và khả năng nổi dậy của quần chúng, cũng như khả năng binh biến trong quân đội và chính quyền Sài Gòn... Anh Võ Văn Kiệt (tức Sáu Dân) lo công tác chuẩn bị trong đô thị. Bộ Chỉ huy Miền giao cho đồng chí Trần Hải Phụng phụ trách việc xây dựng lực lượng biệt động thành, đồng chí Nguyễn Đức Hùng (tức Ba Tam) vào trong nội thành trực tiếp lo việc này. Chúng tôi chỉ đạo mỗi đơn vị biệt động phải hiểu và nắm rõ hai mục tiêu, khi có lệnh thì chọn một mục tiêu mà đánh. Như vậy, nếu ta định đánh sáu mục tiêu thì phải trinh sát nắm vững và chuẩn bị đánh 12 mục tiêu. Trong nội đô có một lực lượng chuyên môn vận tải, do phụ nữ đảm nhiệm. Bộ Chỉ huy Miền chỉ đạo không để các chị, các cô vận tải đi đánh, chỉ trừ các mục tiêu nhỏ lẻ (ví dụ nhà hàng Caravelle (Caraven)) thì để các chị cải trang vào đặt chất nổ, đánh. Riêng việc đánh sân bay giao cho đặc công và bộ đội chủ lực. Mục tiêu Tổng nha Cảnh sát giao cho bộ binh và đặc công đánh. Tất cả đã được chuẩn bị, chỉ còn cho Trung ương quyết định. Trung ương Cục giao cho anh Võ Văn Kiệt lo chuẩn bị chính trị trong nội thành, anh Năm Hộ vào tăng cường công tác công đoàn đứng chân ở Cần Giuộc, Nhà Bè, sát Sài Gòn. Anh Trần Bạch Đằng lo công tác thanh
10/18
niên, sinh viên. Anh Trần Bửu Kiếm lo lực lượng trí thức. Chị Hai Liên phụ trách công tác phụ nữ. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Phía nam Long An, Tiền Giang, từ nam lộ 4 đến phía nam sông Vàm Cỏ ta chuẩn bị mở vùng giải phóng ở Nhà Bè, Cần Giuộc, Cần Được, Gò Công. Lúc đó lãnh đạo hỏi các địa phương có làm được không, thì đều trả lời là được. Tôi nhớ khi trên điều anh Hoàng Văn Thái đang làm Tư lệnh Quân khu 5 vào làm Tư lệnh Miền, anh Trần Văn Trà xuống làm Phó Tư lệnh, tôi làm Tham mưu trưởng. Lúc đó tôi băn khoăn không hiểu. Anh Trà đang làm Tư lệnh, có nhiều kinh nghiệm, đang rất hăng hái, không có khuyết điểm gì, bỗng nhiên "xuống" làm phó, tôi thấy anh cũng buồn. Đến khi anh Nguyễn Văn Linh đi họp ngoài Bắc trở vào giải thích thì mọi người mới được hiểu là trên "tăng cường". Tuy nhiên, anh em cũng chưa thật thoải mái, vì không được tăng cường thêm lực lượng. Lúc đó Trung đoàn 16 và Trung đoàn Gia Định đang chuẩn bị đánh vùng ven. Quân ta đã ém sát tường rào Bộ Tổng Tham mưu địch và khu gia binh của sĩ quan trong một đêm một ngày. Biệt động thành đã ở sẵn trong đó, chỉ chờ cho đạn vào (theo kế hoạch phải làm sao để có đủ đạn trước "ngày N-3" tức trước ngày nổ súng ba ngày). Còn phía nam Sài Gòn, từ Cần Giuộc (Long An) thì lấy hai tiểu đoàn của Long An do anh Huỳnh Công Thân chỉ huy để đánh vào Tổng nha Cảnh sát. Quy định ngày N-2 có mặt. Các đơn vị chủ lực vẫn đứng chân ở vùng Củ Chi - Bến Cát, mục tiêu tiến công ở vùng ven đô (Gò Vấp). Dự kiến Sư đoàn 9 đứng chân ở Củ Chi và nam Bến Cát. Sư đoàn 5 ở Bà Rịa - Vũng Tàu và các trung đoàn độc lập của Khu 7, Khu 8 và Khu 6 sẽ đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất và Đài Phát thanh. Sau thắng lợi mùa khô 1967, trước cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, tinh thần cán bộ và bộ đội rất phấn khởi, tin tưởng, nên khi nghe phổ biến nhiệm vụ, nhiều cán bộ và chiến sĩ cũng còn giản đơn, lúc triển khai kế hoạch, không dự kiến hết các tình huống. Ta đã giữ được bí mật đến tận giờ nổ súng mặc dù thời gian chuẩn bị rất gấp. Ta phải nhanh chóng đưa được một khối lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến đấu vào ém sát các mục tiêu dự định tiến công trong sự canh gác, kiểm soát gắt gao của quân địch, nhất là ở thành phố Sài Gòn, cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền tay sai. Nói như vậy không có nghĩa là đến lúc nhận lệnh ta mới chuẩn bị, mà những cái gì lo trước được, ta đã tính toán chuẩn bị, nhất là việc xây dựng các cơ sở cách mạng quần chúng, hồi đó gọi là các "lõm" ngay trong lòng thành phố, nơi địch đang chiếm giữ và khống chế. Chẳng hạn ở Sài Gòn - Gia Định, ngay từ năm 1965, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã chỉ đạo lực lượng biệt động xây dựng các hầm chứa vũ khí và ém quân trong nội thành. Tính đến cuối năm 1967, ta đã thiết lập được 19 "lõm" chính trị ngay sát những mục tiêu trọng yếu của địch, bao gồm 325 gia đình cơ sở, tạo nên 400 điểm ém quân và 12 kho vũ khí. Với kỹ thuật ngụy trang và sự mưu trí, các đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyển vào nội thành một khối lượng lớn vũ khí chuẩn bị chiến đấu. Đây là thắng lợi của phương châm đánh địch trên ba vùng chiến lược, là một trong những cơ sở quan trọng để Đảng ta hạ quyết tâm đưa chiến tranh vào đô thị, mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Cho đến nay, đã gần nửa thế kỷ, nhiều nhà nghiên cứu quân sự trong nước và ngoài nước kể cả Mỹ, vẫn cố tìm hiểu bằng cách nào mà ta triển khai trên diện rộng toàn miền Nam, đồng loạt nổ súng tiến công ở tất cả các đô thị, tỉnh lỵ mà vẫn giữ bí mật tuyệt đối. Lúc đó, tôi còn nhớ, gần sát thời điểm tổng tiến công, Bộ Chính trị và đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn mới triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 14; họp xong là tản về ngay để triển khai nhiệm vụ. Còn ở Trung ương Cục thì tiến hành gọi riêng từng đồng chí bí thư tỉnh ủy lên giao nhiệm vụ, căn dặn, hiệp đồng. Mỗi tỉnh chỉ duy nhất một người biết rõ giờ "G," ngày "N" thời điểm nổ súng đồng loạt tiến công địch. Sự thống nhất ý chí và hành động đã tạo nên sức mạnh tiến công đối với quân thù. Đây cũng là một trong những yếu tố quan
11/18
trọng tạo nên chiến thắng trong Tết Mậu Thân 1968. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Quần chúng đã tham gia tích cực công tác chuẩn bị cũng như quá trình diễn biến cuộc tổng tiến công bằng nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực. Nhân dân trinh sát, nắm tình hình, che giấu cán bộ và trực tiếp dẫn đường tham gia chiến đấu tiếp tế cơm nước cho bộ đội, nuôi dưỡng thương binh rồi đưa về căn cứ an toàn. Có trường hợp cả gia đình bị bắt, khủng bố, tù đày,... vẫn một lòng hướng về cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Do xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân từ trước nên chúng ta đã làm tốt công tác chuẩn bị, giữ được bí mật cho đến giờ nổ súng và tiến công địch theo kiểu Mậu Thân 1968. Điều này khiến giới lãnh đạo Washington (Oasinhtơn) kinh hoàng. Khi cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân vừa xảy ra, nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ đã ý thức ngay được rằng: cuộc tấn công "Tết Mậu Thân" chứng tỏ Mỹ hoàn toàn không kiểm soát được gì đất nước này"8, "…chứng tỏ nhân dân Nam Việt Nam ủng hộ kẻ thù của Mỹ"9. Thực hiện kế hoạch đã định, cuối tháng 1-1968, ta bắt đầu mở đợt hoạt động lớn ở mặt trận đường 9 - Khe Sanh nhằm đánh lạc hướng, thu hút một bộ phận đáng kể quân cơ động của Mỹ; vây hãm, giam chân và tiêu hao chúng, tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy. Lập tức, tướng Westmoreland - Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam - phải điều quân tăng cường, chống giữ; cho không quân ném bom các khu rừng xung quanh căn cứ Khe Sanh và khu vực giới tuyến. Như vậy, tướng Westmoreland đã sập bẫy đòn nghi binh chiến lược của ta. Đêm 29 rạng ngày 30-1-1968 (tức đêm giao thừa Tết Mậu Thân, theo lịch miền Nam), quân và dân ta đồng loạt nổ súng tiến công trên toàn chiến trường miền Nam, tại 4 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, 4 bộ tư lệnh quân đoàn địch, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần của chúng. Trong đó có những trận đánh đã gây chấn động lớn như trận đánh vào dinh tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tổng Tham mưu, Đài Phát thanh Sài Gòn, tòa đại sứ Mỹ. Cuộc Tổng tiến công táo bạo của ta đã làm cho bộ máy điều hành chiến tranh ở Việt Nam của Mỹ sững sờ, choáng váng. Chỉ trong 24 giờ đồng hồ, toàn bộ hậu phương an toàn nhất của kẻ địch, hầu hết các thành phố, tỉnh lỵ mà trước đó hầu như đứng ngoài cuộc chiến, đều bị tiến công đồng loạt. Cái thế của hai bên trong chiến tranh bị đảo lộn, hậu phương của kẻ địch bỗng chốc trở thành tiền tuyến nóng bỏng. Đúng là ta đã ra những đòn sấm sét ngay trong lúc Mỹ và tay sai có hơn 1 triệu quân, nắm trong tay những phương tiện chiến tranh hiện đại, lại bố trí trong thế phòng thủ liên hoàn, vững chắc. Nghe tin ở Huế, quân giải phóng của ta không những tiến công mãnh liệt, đạt hiệu suất chiến đấu cao mà còn làm chủ thành phố Huế suốt 25 ngày đêm, thì tôi nói là Huế rất giỏi. Có thể nói, đợt đầu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, chúng ta đã ra đòn bất ngờ và đánh trúng vào “hệ thần kinh trung ương" của địch, đánh vào “huyết mạch", vào "tim óc" và "yết hầu” của chúng. Trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân, bộ đội tưởng rằng sẽ chiếm luôn đô thị, nhưng kết quả không như thế nên trong tư tưởng một bộ phận có phần hẫng hụt, niềm vui không trọn vẹn và có cái gì đó man mác. Khi nghe phổ biến là “tổng công kích, tổng khởi nghĩa" giành thắng lợi quyết định, nhiều anh em đã hình dung ta sẽ giành chính quyền như trong Cách mạng Tháng Tám 1945, nên khi có lệnh rút ra thì tư tưởng ắt có băn khoăn. Vậy có khởi nghĩa không? Nói không có thì không đúng, nhưng khởi nghĩa chỉ mức độ. Có một bộ phận quần chúng nhân dân tích cực tham gia, ủng hộ. Nhưng chưa có sự nổi dậy đồng loạt của đông đảo nhân dân; một bộ phận tầng lớp nhân dân đô thị, kể cả bà con Hoa kiều ở Chợ Lớn đã hưởng ứng và tham gia hoạt động với những mức độ khác nhau. Tôi được phân công chỉ huy bộ đội ở hướng tây Sài Gòn, từ Long An đánh vào Tổng nha Cảnh sát và Cảnh sát đô thành. Sở chỉ huy của tôi đặt bên sông Vàm Cỏ Đông. Trước Tổng tiến công, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền tổ chức bố trí chiến
12/18
trường, thành lập khu trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, có hai “Bộ Chỉ huy tiền phương" (tức Sài Gòn và vùng phụ cận). Anh http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Trần Văn Trà và anh Mai Chí Thọ phụ trách Tiền phương Bắc, còn gọi là Tiền phương I. Anh Võ Văn Kiệt phụ trách Tiền phương Nam, còn gọi là Tiền phương II. Khi đánh vào Sài Gòn, tôi gặp anh Trần Bạch Đằng (anh cùng ở Tiền phương II với anh Võ Văn Kiệt), anh Linh cũng có mặt tại đây. Tôi đề xuất không nên mở đợt 2 đánh vào nội đô nữa, vì không còn yếu tố bí mật, bất ngờ; đợt 2 có mở thì nên đánh ra vùng ven đô và phụ cận. Lúc đó máy bay trực thăng của địch hoạt động nhiều. Anh Hoàng Văn Thái nói rằng hướng của tôi gặp sình lầy, khó khăn, nên sẽ tăng cường cho tôi một trung đoàn nữa. Tôi lấy một tiểu đoàn của Long An do anh Hai Hoàng làm Tiểu đoàn trưởng đánh thọc sâu, đưa Trung đoàn 3 vào áp sát quận 6, gần tới Phú Lâm. Các đơn vị này đánh rất giỏi, thọc sâu vào tận quận 5, ở lại một ngày, quân địch bu tới đánh, tôi lệnh cho các anh rút ra. Đồng bào Hoa kiều đã chỉ dẫn cho các anh đục xuyên các tường nhà để bí mật rút ra. Chỗ nào không đục được thì vận động trên mái nhà. Còn thương binh thì bà con người Hoa và người Việt mang giấu, cứu chữa và nuôi dưỡng, khi nào lành mới đưa anh em ra. Tôi được biết trong đợt 1, ở quận 3 có bà mẹ che giấu một chiến sĩ ta bị thương trong nhà mình, con trai của bà là trung tá hải quân Việt Nam Cộng hòa còn đi mua thuốc để chữa chạy cho đồng chí thương binh này. Ở quận 1 cũng có một bà mẹ có hành động tương tự. Cậu con trai của bà là trung úy thông tin của Việt Nam Cộng hòa đã trực tiếp lo liệu và đưa chiến sĩ ta ra khỏi nội đô trở về đơn vị. Sau đợt 2, tôi đề nghị dứt khoát rút ra. Dân mới chỉ giúp đỡ chứ chưa đồng loạt “nổi dậy" thì quân ta rút ra! Riêng biệt động thành ở lại. Đòn tiến công Mậu Thân 1968 đã gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ. Khắp các bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ rộ lên những cuộc biểu tình chống chiến tranh. Nhiều người trong chính giới Mỹ đòi xét lại chính sách của Mỹ với cuộc chiến này. Ngày 272-1968, Crokite, một phóng viên của Hãng truyền hình CBS Mỹ đến Sài Còn tận mắt xem xét tình hình đã bình luận: “Giờ đây, có lẽ điều chắc chắn hơn bao giờ hết là cuộc chiến tranh ở Việt Nam sẽ đi vào bế tắc" và nói thêm rằng “Chỉ còn một cách để người Mỹ thoát khỏi vũng lầy là thương thương lượng với Hà Nội”10. Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ phải phải xem xét lại toàn bộ chính sách và chiến lược của Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong nội bộ các cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ diễn ra sự chia rẽ gay gắt về quan điểm đối với cuộc chiến tranh mà Mỹ đang theo đuổi ở Việt Nam. Dư luận Mỹ và phần lớn nghị sĩ Quốc hội, quan chức cao cấp trong chính quyền và giới tài phiệt nhận thức rõ rằng: Mỹ không thể giành chiến thắng ở Việt Nam; rằng có tăng quân, tăng tiền của, Mỹ cũng không thể giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Ngày 23-3-1968, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara (Mắc Namara) nộp đơn từ chức, sự kiện này như một quả bom nổ giữa chính trường nước Mỹ. Ngày 25-31968, Tổng thống Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford (Clắc Clípphớt) (mới thay McNamara) phải triệu tập một cuộc họp gồm những thành phần gọi là “những người am hiểu và khôn ngoan nhất", mà thực chất là 14 quan chức cấp cao. Sau ba ngày tranh cãi gay gắt, 10 trên 14 vị đã tán đồng chấm dứt leo thang chiến tranh và có biện pháp rút lui ra khỏi cuộc chiến11. Tiếp đó, ngày 26-3-1968, 26-3-1968, Bộ trưởng Quốc phòng Clifford đã báo cáo với TTổng ổng thống rằng, ttheo heo ý ông, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là "một canh bạc thua thực sự"12. Cuối cùng, nước Mỹ đã đi đến quyết định: Tướng West Westmoreland moreland - Tổng Chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam bị cách chức; Đô đốc Sharp (Sáp) thôi giữ chức Tư lệnh Bộ Chỉ huy Mỹ ở Thái Bình Dương. Ngày 31-3-1968, Johnson buộc phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán song phương với ta tại Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam, chấm dứt việc đưa quân Mỹ vào chiến trường miền Nam và tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai. Đây là sự công khai thừa nhận chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của Mỹ đã phá sản. Tuy chúng ta có khuyết điểm là sau đợt 2 đã chậm chuyển hướng tiến công, lực lượng cách mạng bị tổn thất, nhưng thất bại của đế quốc Mỹ trong "Chiến tranh cục bộ" là không thể nào cứu vãn được.
13/18
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lực lượng biệt động Sài Gòn có 88 đội viên vào trận. Trong vòng vây của kẻ thù, cán bộ, chiến sĩ đặc công - biệt động Sài Gòn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, 74 người hy sinh, hoặc sa vào tay giặc trong tư thế " Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Tôi muốn nói thêm về lực lượng biệt động. Đây là một sáng tạo về hình thức tổ chức lực lượng vũ trang của Đảng ta: gọn nhẹ, bí mật, linh hoạt, nằm trong dân, hòa vào dân, thường xuyên hoạt động trong lòng địch. Biệt động là lực lượng chiến đấu, thường đánh đòn hiểm, táo bạo, bất ngờ vào cơ quan đầu não và các mục tiêu quan trọng của địch ở các đô thị. Lực lượng biệt động Nam Bộ ra đời từ kháng chiến chống thực dân Pháp và phát triển mạnh trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đặc biệt ở Sài Gòn - Gia Định. Sự ra đời, trưởng thành và phương thức hoạt động của lực lượng này đánh dấu bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân và là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong cuộc Tổng tiến công đồng loạt Tết Mậu Thân 1968, lực lượng biệt động đã mở đầu xuất sắc cuộc tiến công ở Sài Gòn và các đô thị. Với tinh thần dẫn cảm vô song, lối đánh táo bạo, thông minh và sự hy sinh to lớn của lực lượng biệt động đã góp phần xứng đáng trong việc tạo nên hiệu lực chiến lược lớn của cuộc tổng tiến công, đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị, xây dựng thế trận xây dựng lực lượng trong nhiều năm trước đó, trong đó có kết quả xây dựng cơ sở chính trị và cơ sở vũ trang ở các đô thị theo phương châm của Đảng: đánh địch trên ba vùng chiến lược. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân cùng những cú “đánh bồi" tiếp theo đã thực sự tạo nên một đòn đánh “đủ đô", đủ sức nặng làm nhụt ý chí của đế quốc Mỹ, tạo ra bước ngoặt mới về chiến lược của cuộc chiến tranh, buộc địch phải hủy bỏ cuộc phản công chiến lược lần thứ ba, bị động đối phó. Cuối cùng, Mỹ phải xuống thang, ngồi vào bàn đàm phán để dẫn tới ký kết Hiệp định Paris năm 1973, thừa nhận “Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam", rút hết quân Mỹ và không điều kiện ra khỏi Nam Việt Nam. Nhưng cùng với việc rút quân, Mỹ đã thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh" - "phi Mỹ hóa". Để thực hiện kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh", chúng tiến hành ba bước. Bước một, đến 30-61970: thực hiện “bình định" vùng đông dân để quân Mỹ rút một bộ phận. Bước hai, đến 30-6-1971: “bình định" được tất cả các vùng đông dân để quân Mỹ rút đại bộ phận lực lượng chiến đấu. Bước ba, đến 30-6-1972: cơ bản, Sài Gòn chỉ huy được miền Nam. Hoàn thành giai đoạn cơ bản nhất của “Việt Nam hóa chiến tranh", Mỹ sẽ rút hết quân về nước. Mỹ đề ra kế hoạch "phát triển tối tân hóa" quân đội Sài Gòn, tiến hành trong ba giai đoạn: giai đoạn 1.875.790 quân; giai đoạn 2, đưa quân số lên 992.836 người, bổ sung cho giai đoạn 1; giai đoạn 3, đưa số quân lên 1.100.000 người. Trong quá trình rút quân, Mỹ củng cố và tăng cường quân đội và chính quyền Sài Gòn, tập trung lực lượng tấn công quyết liệt giành đất, giành dân và đánh phá miền Bắc ác liệt hơn, kể cả việc sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52. Đến cuối năm 197l, quân Mỹ cơ bản đã chấm dứt vai trò chiến đấu trên bộ. Tính đến ngày 31-1-1972, tổng số quân Mỹ ở miền Nam chỉ còn 139.000 quân. Tính theo đơn vị, 30 trên tổng số 34 lữ đoàn đã rút. Như vậy, đến đầu năm 1972, Mỹ đã cơ bản triển khai thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh". Nhưng lúc đó, bộ đội ta, kể cả lãnh đạo chỉ huy chưa hiểu hết sự khó khăn, khốc liệt của Việt Nam hóa chiến tranh và chưa thấy hết sự hiểm độc của Mỹ, nên từ cuối năm 1968 đến cuối năm 1971, bộ đội chủ lực ta phần lớn đã thoát ly khỏi địa bàn, làm mất chỗ dựa cho dân và cơ sở chống bình định. Tôi trở về chiến khu Dương Minh Châu. Những ngày này, bộ đội chỉ nghe mang máng và hiểu đơn giản là bây giờ "Việt Nam hóa", là Mỹ rút, giao cho chính quyền Sài Gòn. Cuối năm 1968, tôi cùng với hai anh Hoàng Văn Thái, Phạm Hùng ra Bắc báo cáo tình hình. Đi bằng máy bay của Hoàng gia
14/18
Campuchia từ sân bay ở Phnom Penh, hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Chúng tôi được bố trí nghỉ ở nhà khách của Trung ương trên phố Phan Đình Phùng. Anh Lê Duẩn gặp tôi cho biết bố trí tôi sẽ phụ trách Quân khu 9, nhưng trước mắt phải đi http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
chữa bệnh. Tôi được Bác Hồ cho gọi, nhưng vì tôi bị ốm nên không đến được, chỉ có anh Hoàng Văn Thái và anh Phạm Hùng đến gặp Bác. Đến đầu năm 1969, tôi khỏi bệnh. Được Bác gọi lên, tôi báo cáo: Thưa Bác, Mỹ trước kia cùng quân đội Sài Gòn làm hai việc bình định và tìm diệt, bây giờ chúng tập trung làm bình định rất quyết liệt, nên trước mắt ta còn khó khăn. Nhưng Mỹ đã công khai tuyên bố là sẽ rút quân, đến khi Mỹ rút quân hết, ta sẽ đánh bại quân đội Sài Gòn. Bác cười và nói, chú ở lại ăn cơm. Bác ăn hết một bát cơm đầy và bảo: “Chú thấy Bác còn khỏe đấy! Chú hãy chuẩn bị để đưa Bác vào thăm đồng bào và chiến sĩ miền Nam". Tôi chỉ dạ vâng mà không nói gì thêm. Khi chào và chia tay Bác, Bác nhắc lại: "Chú về chuẩn bị cho Bác đi vào thăm đồng bào và chiến sĩ miền Nam". Lúc này tôi rất hiểu tâm trạng và tấm lòng yêu thương của Bác đối với đồng bào và chiến sĩ miền Nam. Tôi cố nén xúc động, im lặng, chỉ "Vâng", chứ không dám hứa với Bác. Khi về, tôi thưa với anh Phạm Hùng chuyện đó và nói với anh rằng Bác nói chuyện đó kiên quyết lắm. Anh Hùng nói: “Chưa được! Bác cũng đã nói với tôi, nhưng tôi thưa với Bác khó lắm!". Tôi nói nếu anh đồng ý thì tôi có thể tổ chức được, vì Bác tha thiết lắm. Trong lòng tôi cũng muốn được đưa Bác vào. Tôi cứ suy nghĩ mãi làm sao có thể đưa được Bác vào thăm miền Nam. Đến ngày 3 tháng 9, tôi đang ở Quân khu 9 thì nghe tin Bác mất, trong tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt cứ trào ra. Tôi vừa thương tiếc, vừa ân hận vì Bác tha thiết vào thăm miền Nam mà mình không làm được. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời để lại niềm tiếc thương và sự hẫng hụt trong lòng đồng bào và chiến sĩ cả nước nói chung, đồng bào và chiến sĩ miền Nam nói riêng. Sau đó, đồng chí Tôn Đức Thắng đảm nhận cương vị Chủ tịch nước. Cụ Tôn Đức Thắng là một người mẫu mực về đạo đức, lối sống vô cùng khiêm tốn và kiên định lập trường đánh Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam. Từ một người thợ, cụ là một trong những người tham gia cách mạng sớm nhất, là người kéo cờ búa liềm trên hạm đội tàu chiến của phương Tây để ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga. Khi tôi trở vào miền Nam, Bộ Chỉ huy Miền vẫn ở Tây Ninh. Vào tới chiến trường, tôi cảm nhận thấy có sự hụt hẫng về tư tưởng trong cán bộ chiến sĩ. Cảm giác như có một làn sóng ngầm không biết từ đâu, cứ lấy sự tổn thất của Mậu Thân làm cái cớ để chỉ trích lãnh đạo. Không khí trầm lắng, cứ rì rầm bàn tán, nhưng khi hỏi thì không ai nói gì. Đánh giá về Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Đảng ta chỉ ra: “… chủ quan trong việc đánh giá tình hình, cho nên ta đã đề ra yêu cầu chưa sát với tình hình thực tế lúc đó"13. Mặc dầu có khuyết điểm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậ dậyy Xuân Mậu Thân (1968) vẫn giữ một vị trí rất to lớn và oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước"14. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đã giành những thắng lợi quan trọng cả về quân sự, chính trị và ngoại giao, về cơ bản đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của Mỹ, mở ra cho ta khả năng thực hiện chiến lược “đánh cho Mỹ cút" để tiến tới “đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam. ----Chú thích 1. Ban Chỉ huy Đoàn K10 do các anh: Lâm Quốc Đăng, tức Nguyễn Thược, làm Chỉ huy trưởng; Nguyễn Huỳnh Ngân, tức Ba Vinh, làm Chính ủy; Lê Thành Công, tức Lê Minh Thịnh, Phạm Văn Bính và Trương Văn Ngọc làm Chỉ huy phó. Anh Phạm Văn
15/18
Bính phụ trách khu Rừng Sác và vận tải thủy, anh Trương Văn Ngọc phụ trách đường dây vận tải bộ từ Hắc Dịch về chiến khu
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 5
Đ. Mỗi trạm chỉ huy đều trang bị một đài vô tuyến điện và một máy dự phòng để bảo đảm thông tin liên lạc. Đoàn Pháo binh U80 do các anh Lương Văn Nho, tức Hai Nhã và Nguyễn Văn Bứa, tức Hai Hồng Lâm chỉ h uy. 2. Ngày 17-4-1964, Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương thông qua kế hoạch "OPLAN 37” gồm ba giai đoạn, dùng không quân đánh phá đường Trường Sơn và miền Bắc Việt Nam. Cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ quyết định 54 mục tiêu oanh tạc ở miền Bắc nước ta. 3. Năm 1964, 17.427 bộ đội đi B, tăng 14 lần so với năm 1960 (1.217 bộ đội); 3.475 tấn hàng được đưa vào miền Nam, tăng 10 lần so với năm 1960 (337 tấn). 4. Tên gọi “chiến tranh đặc biệt" được dùng lần đầu tiên trong một báo cáo của tướng Mỹ Trinder (Trinđơ) trước Thượng viện Mỹ tháng 3-1962; trước đó thường gọi là loại “Chiến tranh thứ ba", "Chiến tranh chống du kích", "Chiến tranh chống lật đổ" hay "Chiến tranh dưới mức cục bộ". Mục đích của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là chống lại chiến tranh du kích, chống lại chiến tranh giải phóng của nhân dân (Mỹ vẫn gọi là "Chiến tranh chống lật đổ" không có chiến tuyến cố định và thường ít huy động các binh đoàn lớn. Hình thức của nó là phối hợp đầy đủ các hành động quân sự, chính trị, kinh tế và tâm lý. Lực lượng quân sự chủ yếu là quân đội tay sai với vũ khí, phương tiện chiến tranh, tiền của của Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy (Xem Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, t.2, tr.157). 5, 6, 7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2004, t.29, tr.47,48. 8, 9. Lời của E.Mccarthy (E. Mắc Cácti), G.Rooney (G. Rônnây), R. Kennedy (R.Kennơđi). Dẫn theo Don Oberdorfer (Đôn Obớcđoiphơ): Tet!, Doubleday and Company, New York, 1971, Nxb.Tổng hợp An Giang trích dịch, 1988, tr.116. 10. Theo J. Pimlott, trong cuốn Việt Nam - những trận đánh quyết định, Trung tâm Khoa học công nghệ - môi trường, Bộ Quốc phòng, 1997, tr.104. 11. 14 vị thuộc phái diều hâu đến họp gồm: Acheson, Goldberg, George Ball, Megxorge Bund, Henry Cabot Lodge, Abe Fortas, Douglas Dillon, John J .McCloy, Robert Murphy, Maxwell Taylor, Omar Pnadley, Mathew Ridgway, Rusk, Rostows; tất nhiên còn có Johnson, Wheeler và Clifford. Chỉ trừ có Bradley Murphy, Fortas và Taylor, còn lại tất cả đều muốn rút ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam (tổng thuật qua tài l iệu của Mỹ của Thiếu tướng tình báo Nguyễn Đôn Tự). 12. Theo J. Pimlott, trong cuốn Việt Nam - những trận đánh quyết định, Sđd, tr. 122. 13, 14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2004, t.34, tr.215,216.
Bài cùng chuyên mục Chương 1 (http://dangc (http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220 ongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index169080846/index4722201685746463.html) Chương 2 (http://dangc (http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220 ongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index169080846/index5722201685746464.html) Chương 3 (http://dangc (http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220 ongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index169080846/index-
16/18
0722201685746465.html)
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-2722201685746467.html
2/8/2018
Chương 6
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 6
(https://www.facebook.com/sharer/sharer (https://ww w.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http:/ .php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van/dangcongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12 12/10/2016 /10/2016kien.html/index-3722201685746 kien.html/index-3722201685746468.html) 468.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) .vn)
VỀ QUÂN KHU 9, CHỈ HUY BÁM TRỤ VÀ ĐÁNH ĐỊCH BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM
Sau những nỗ lực của ba đợt tổng tiến công và nổi dậy trong năm 1968, chúng ta gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 1968, đầu năm 1969, cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách vô cùng nghiêm trọng. Đây là một trong những thời kỳ khó khăn, phức tạp nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Đầu năm 1969, tôi được cấp trên giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 9. Xuống tại nơi, tôi thấy rõ một thực trạng là, ban đầu Quân khu 9 cũng chưa nhận thức được âm mưu thủ đoạn của địch, nên để quân địch phản công lấn tới, còn ta thì mất đất mất dân. Địch đã bình định lấn chiếm gần hết vùng đông dân trước đây, chỉ còn căn cứ U Minh và khu giải phóng Cà Mau. Cả Khu 9 có 50 xã (trong số 250 xã) có đảng viên bỏ chạy khỏi địa bàn; 40 xã, mỗi xã chỉ còn một, hai đảng viên, không có chi bộ. Trong toàn khu (chưa tính Vĩnh Trà) có 12.000 cán bộ, chiến sĩ bỏ ngũ về nhà. Lực lượng chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương đều mất sức chiến đấu. Khi nghiên cứu sâu âm mưu chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" cho thấy địch tập trung vào mỗi việc là giành dân, xây dựng và phát triển quân đội và chính quyền Sài Gòn, trên cơ sở sở đó Mỹ từng bước rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Chúng mị dân cao độ và phát xít cũng cao độ. Thấy cần bắn giết là hắn bỏ luôn, không cần tòa án xét xử. Trước đây chúng đặt ra và thực hiện cái gọi là luật "10-59" rất quyết liệt và tàn ác, nhưng còn lập tòa án xét xử bây giờ thì cần bắn là bắn luôn tức khắc. Chẳng hạn, chúng dùng tàu, xuồng chiến đấu và bo bo thực hiện bịt sông Măng Thít rất chặt. Cán bộ, bộ đội ta đi theo "đường du kích" để qua lại là hết sức khó khăn. Lúc đó, ở cồn Tân Quy có ông già Tám, người của giao liên một ông già chất phác, lưng trần, đầu bạc đã dùng xuồng hai đáy giấu cán bộ ta hoặc vũ khí ở dưới, còn bên trên chất củi trái cây, hàng hóa và đi trên tuyến công khai. Mỗi lần qua trạm kiểm soát của địch, ông dùng tiền lót tay. Ông đã thực hiện trót lọt nhiều chuyến, trong đó có cả chuyến chở đồng chí Nguyễn Đệ (tức Ba Trung, sau này là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; những năm đầu thập niên 1990, anh Ba Trung là Tư lệnh Quân khu 9) từ Trung đoàn 3 về quân khu bộ nhận nhiệm vụ mới. Một lần, quân địch nghi ngờ, cho bo bo đuổi theo, chúng nhảy sang xuồng của ông Tám khám xét rất kỹ, lục tung hết lên. Không có chứng cớ gì nhưng chúng vẫn dùng báng súng đập tra khảo ông. Hai ông bà nhất mực trả lời: "Bọn tôi nghèo, chỉ lo làm ăn, biết gì đâu mà khai". Không chứng cứ, không lung lạc được ông, chúng đẩy ông xuống sông rồi xả súng bắn chết. Má Tám, vợ ông ngất đi, lúc tỉnh dậy đã chửi thẳng vào mặt chúng: "Đồ dã man! Giết chồng bà già cả, không có tội tình gì!". Chúng đưa má về khám Cần Thơ giam mấy tháng liền, đánh đập tra tấn vô cùng tàn nhẫn. Má Tám vẫn một lòng trung thành với cách mạng, không khai nửa lời. Sau này, má được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Những người dân như ông bà
17/18
Tám không phải là số ít. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Quân địch tập trung nhiều máy bay các loại, trong đó có máy bay chiến lược B52, pháo binh và bộ binh đánh phá để bình định cho được vùng ruột Vĩnh - Trà, gồm năm huyện: Tam Bình, Trà ôn, Vũng Liên, Càng Long và Cầu Kè. Trước tình hình khó khăn đó, giữa năm 1969 chỉ huy Trung đoàn 3 đã cho hai tiểu đoàn 306 và 308 từ Tam Bình, Trà Ôn, Cầu Kè lui về Tiểu Cần, Trà Cú và Duyên Hải (Trà Vinh), thành ra ở Vĩnh Long và huyện Măng Thít ta không còn chủ lực, một số lực lượng huyện cũng chạy theo Trung đoàn 3 xuống Duyên Hải. Do đó, quân địch bình định được vùng ruột Vĩnh - Trà, gây cho ta nhiều khó khăn. Quần chúng không còn chỗ dựa, phong trào cách mạng sa sút... Tôi thay anh Đồng Văn Cống làm Tư lệnh, anh Ba Bường thay anh Mười Thơ làm Bí thư Khu ủy. Cuối năm 1970, trên điều anh Võ Văn Kiệt xuống thay anh Ba Bường. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bộ Tư lệnh Quân khu tập trung củng cố về tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang, góp phần khôi phục lại lực lượng chính trị, chỉ đạo phương châm tác chiến, phương thức đấu tranh, khôi phục lại thế và lực của Khu 9, tạo nên một sự chuyển biến mới. Anh Võ Văn Kiệt nắm khá vững vùng Vĩnh Long, Trà Vinh, phía sông Tiền, địa bàn hoạt động của anh từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Hôm đầu gặp nhau, tay bắt mặt mừng, anh Kiệt tâm sự, khi anh Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục trực tiếp giao nhiệm vụ cho anh xuống Khu 9, anh nói ở Vĩnh Long, Trà Vinh, phía sông Tiền thì tôi nắm được còn phía sông Hậu không nắm được. Anh Hùng bảo: "Anh Sáu Nam (Lê Đức Anh) và anh Ba Bường đã giải quyết cơ bản chỗ đứng chân". Rồi anh đưa cho mấy bức điện của Sáu Nam gửi về Trung ương Cục, anh nói "tình hình có khá hơn, có đỡ rồi". Anh đọc lại một câu trong bức điện của tôi: "Ngổn ngang như mối tơ vò, chúng tôi cố gắng lần mò tiến lên". Và anh bảo: "xem ra từ câu này của Sáu Nam thì tình hình dưới đó còn khó khăn, phức tạp lắm". Anh Hùng nói vui: "bây giờ Sáu Nam cũng làm thơ nữa"'. Chúng tôi cùng cười bắt chặt tay nhau, quyết tâm kề vai sát cánh, hợp sức vượt qua giai đoạn khó khăn cao độ này. Về Khu 9, tôi lấy bí danh là "Chín Hòa", anh Kiệt là "Tám Thuận", khi ráp tên tôi là Hòa với tên mới của anh Kiệt là Thuận thành cặp "Hòa Thuận", một sự trùng hợp ngẫu nhiên như có lương duyên trong suốt quá trình công tác với nhau. U Minh là một vùng rộng lớn của miền Tây Nam Bộ, gồm ba khu vực: U Minh Thượng, U Minh Hạ và Năm Căn, phần lớn là rừng tràm bạt ngàn, mùa mưa nước ngập, hết sức hiểm trở. Từ thời kháng chiến chổng thực dân Pháp, U Minh đã trở thành hậu phương, thành căn cứ cách mạng của quân và dân miền Tây. Trong đó U Minh Thượng có vị trí đặc biệt quan trọng. U Minh Thượng rộng hàng trăm nghìn héc ta, cây trăm mọc ken dày cành nọ đan khít với cành kia, rừng tràm mọc ma sát vùng dân cư, tôm, cá, rùa, rắn và chim muông vô cùng phong phú, là nguồn thực phẩm tươi dồi dào nuôi sống bộ đội và nhân dân. Bao bọc U Minh Thượng về phía bắc là tuyến sông Ba Đình, sông Cái Lớn chạy ra biển; phía đông là các kênh Xáng Chắc Băng, Vĩnh Thuận Huyện Sử; phía nam là sông Tiệm, Tân Băng nối liền Rạch Giá và Cà Mau; phía tây là kênh Xáng Xẻo Rô, kênh thứ 11. Suốt thời đánh Mỹ, Bộ Tư lệnh Khu 9 và tiền phương Khu ủy liên tục bám trụ ở U Minh Thượng để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. U Minh Thượng cũng là nơi cung cấp người và của cho cuộc kháng chiến ở miền Tây, là địa bàn cơ động lực lượng vũ trang Quân khu 9 tồn tại và xây dựng lớn mạnh là nơi xuất phát tiến công địch ở Cần Thơ và vùng biên giới Hà Tiên tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Nhận rõ U Minh Thượng là nơi thường xuyên uy hiếp đối với Mỹ và tay sai, nên ngay từ những năm đầu sau Hiệp định Geneva, chúng đã liên tục tập trung đánh phá và bình định. Bởi vậy, nơi đây liên tiếp diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Kết hợp với hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao đang được đẩy mạnh từ khi bắt đầu Hội nghị Paris, tháng 6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn chính phủ được thành lập. Sau khi ra đời,
1/20
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được 20 nước công nhận. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Tháng 7-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân (nhân ngày 20 tháng 7), trong đó khẳng định rõ ràng, dứt khoát yêu cầu quân Mỹ phải rút ra khỏi miền Nam (thể hiện chủ trương "đánh cho Mỹ cút"), "Nhân dân Việt Nam kiên quyết đòi tất cả quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ phải rút hết sạch, chứ không phải chỉ rút 25.000 hoặc 250.000 hay là 50 vạn, mà phải rút hết, toàn toàn bộ, không điều điều kiện kiện""1. Sau đó hai tháng, ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời và để lại Di chúc cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đảng đã kịp thời phát động cả nước "biến đau thương thành hành động cách mạng", kiên quyết thực hiện Di chúc của Người, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Đầu tháng 9-1969, địch tập trung lực lượng gồm Sư đoàn bộ binh 9, Lữ đoàn B thủy quân lục chiến, 4 tiểu đoàn biệt động quân, 4 giang đoàn thủy bộ, 3 giang đoàn xung phong, Hải đoàn 41 Mỹ (ở sông Đốc), Hải đoàn Hắc Giang (ở Năm Căn), 3 tiểu đoàn pháo binh, pháo bờ biển, 2 trung đoàn không quân, có B52 yểm trợ, tổ chức cuộc hành quân đánh phá và lấn chiếm U Minh lần thứ nhất. Địa bàn đánh phá của chúng đến tận sông Ông Đốc. Cùng lúc, chúng sử dụng một sư đoàn bộ binh đánh vào Mo So, Ba Hòn thuộc Rạch Giá để ngăn chặn đường vận động hành lang của ta từ biên giới về Khu 9. Ngày 26 tháng 9, địch đánh vào các khu vực Vĩnh Bình, Bình Minh, Kè Một, Từng Thơm của hai huyện Gò Quan, Vĩnh Thuận và tuyến sông Ba Đình. Cùng lúc bốn tiểu đoàn của Lữ B thủy quân lục chiến xuất phát từ căn cử Xẻo Rô tiến vào kênh thứ 11 thiết lập căn cứ mà chúng gọi là "Trung tâm hành quân U Minh". Trước khi địch mở cuộc hành quân này, Bộ Tư lệnh Quân khu cử đồng chí Nguyễn Đệ, Phó Tham mưu trưởng Quân khu dẫn một đoàn cán bộ xuống nam Cà Mau chuẩn bị chiến trường. Khi đoàn đến sông Ông Đốc thì gặp địch hành quân càn quét, ngăn chặn, không qua sông được phải quay trở về quân khu bộ. Sau khi nghiên cứu tình hình, đồng chí Nguyễn Đệ đề xuất ý kiến với Bộ Tư lệnh là cần phải diệt căn cứ trung tâm hành quân của địch để phá cuộc hành quân lấn chiếm U Minh của chúng. Bộ Tư lệnh chấp thuận và phân công đồng chí Nguyễn Đệ chỉ huy trận đánh này. Trung đoàn 1 (do đồng chí Ba Tôn làm Chỉ huy trưởng, Tư Bằng làm Chính ủy, Võ Văn Dần làm Chỉ huy phó) sử dụng Tiểu đoàn 231 của trung đoàn cùng với đại đội công binh quân khu tổ chức trận đánh tập kích vào trung tâm hành quân hỗn hợp của Lữ B thủy quân lục chiến đóng tại kênh thứ 11 (An Biên). Dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân khu, ngay từ những ngày đầu, quân và dân U Minh Thượng đã chặn đánh các mũi tiến công của địch. Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 2 đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch đổ quân bằng trực thăng tại kinh Tám Ngàn (huyện Thời Bình). Cơ quan hậu cần quân khu kết hợp cùng du kích hai xã Nguyễn Phích, Khánh Lâm (huyện Sông Đốc) đánh địch nhiều trận, chủ yếu bằng thuốc nổ, diệt và làm bị thương 74 tên, bắn rơi một máy bay trực thăng. Cơ quan phòng tham mưu quân khu tập kích tiêu diệt một đại đội thủy quân lục chiến địch tại Rọ Ghe (huyện An Biên, Rạch Giá). Một bộ phận pháo binh quân khu diệt "căn cứ hạm đội nổi" của địch ở vàm Sông Đốc. Du kích các xã trong U Minh bám đánh tiêu hao địch liên tục, gây cho chúng nhiều khó khăn. Sáng ngày 5 tháng 11, máy bay B52 của địch ném bom rải thảm yểm trợ cho Trung đoàn 32 và 33 Sư đoàn 21 đánh phá, càn quét vào U Minh Thượng và chốt các vàm kinh. Ban Chỉ huy trận đánh lúc này cũng ở gần sở chỉ huy của Quân khu ở Rọ Ghe, nằm trong vòng vây và tâm hỏa lực phi pháo của địch. Hai trung đoàn 1 và 2 của ta cũng nằm trong vòng đánh phá của địch. Nhưng tất cả vẫn kiên trì giữ vững đội hình chiến đấu theo kế hoạch vận động tiếp cận địch, nơi nào gặp địch chốt chặn thì ta
2/20
bỏ xuồng lội bộ, luồn lách vòng tránh để tiếp tục hành quân bảo đảm đến vị trí chiến đấu đúng giờ nổ súng. Sở Chỉ huy Quân khu ở Rọ Ghe, cách cụm phòng ngự hỗn hợp của định chừng 3km. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Đến 3 giờ sáng ngày 6-11-1969, ta đồng loạt nổ súng tiến công. Sau hai giờ chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa, đánh tan toàn bộ cụm phòng ngự hỗn hợp tại kênh thứ 11, diệt 680 trong tổng số 750 tên, đại tá lữ đoàn phó chết tại chỗ, đại tá lữ đoàn trưởng bị thương, trốn thoát; ta bắt sống 21 tên địch, diệt và đánh tan sở chỉ huy Lữ B thủy quân lục chiến cùng với ba đại đội trực thuộc Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến, Giang đoàn 74 hải quân, pháo đội C..., phá hủy 8 tàu thủy, thu hàng chục máy thông tin vô tuyến điện và nhiều pháo, súng địch,... Cùng thời điểm này, bộ phận pháo binh và đặc công của ta đánh vào căn cứ Xẻo Rô, đánh chìm năm tàu; pháo kích vào Chi khu thứ 3, căn cứ sở chỉ huy Trung đoàn 32 Sư đoàn 21 địch tại Chi khu thứ 7, diệt nhiều địch. Ở phía nam, pháo binh Đoàn 6 bắn vào hai trận địa pháo của chúng ở Vàm Xáng và rạch Cái Bát, vừa kìm chế pháo địch, vừa phá hủy được bốn khẩu pháo và diệt nhiều tên địch. Ở vùng Châu Thành A - Rạch Giá (nay là huyện Hòn Đất), Sư đoàn 12 địch tổ chức hành quân càn quét đánh phá nhiều lần nhằm chiếm đóng vùng này để cắt đứt đường hành lang 1C của Quân khu lên biên giới. Lực lượng ta ở đây có cơ quan tiền phương tỉnh đội, đơn vị địa phương huyện, dân quân du kích và một bộ phận của Trung đoàn 10 Bộ Tư lệnh Miền tăng cường cho Quân khu. Quân địch vừa tiến công vừa bao vây phong tỏa khiến cho ta thiếu lương thực và đau ốm, cuộc chiến đấu ở đây vô cùng cam go, ác liệt. Nhưng các đơn vị quân ta vẫn bám trụ suất 78 ngày đêm. Đến ngày 18-11-1969, quân địch buộc phải rút lui khỏi Ba Hòn. Ta đã loại hàng nghìn tên địch, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn; phá hủy nhiều xe bọc thép M113 và bắn rơi nhiều máy bay. Phối hợp với đòn tiến công của chủ lực Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ đạo du kích của 10 xã thuộc bốn huyện căn cứ: An Biên, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng và Thới Bình đẩy mạnh hoạt động, đánh nhỏ lẻ trên diện rộng nhằm tiêu hao sinh lực địch, phá hủy phương tiện chiến tranh của chúng. Ở huyện Gò Quan nổi lên các trận đánh, diệt tàu địch. Tiêu biểu là tổ công binh do đồng chí Nguyễn Văn Tư phụ trách, đã đánh chìm 36 tàu chiến, có 2 tiểu pháo hạm. Sau đó, đồng chí Tư được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, bằng "lực lượng ba mũi" tại chỗ (tiến công bằng quân sự - chính trị - binh vận) đã bao vây, tiến công nhiều đồn bốt, gỗ nhiều đồn, diệt nhiều địch. Có 142.000 lượt quần chúng tham gia đấu tranh chính trị. Mũi binh vận đã làm rã 2.400 binh lính địch. Bị thiệt hại nặng, ngày 6-11-1969, địch rút toàn bộ quân ra khỏi U Minh, kết thúc cuộc càn quét. Ta đánh bại kế hoạch bình định U Minh lần thứ nhất của chúng. Thắng lợi của đợt phản công đánh địch hành quân lấn chiếm U Minh lần thứ nhất đã chứng tỏ ta hoàn toàn có khả năng đánh bại các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn của địch. Đồng thời đánh dấu bước đầu sự củng cố, xốc lại về tinh thần và tổ chức lực lượng của Quân khu để vượt qua những ngày khó khăn. Thắng lợi này cũng đã tạo sự nhất trí và gây được lòng tin trong nội bộ Đảng, trong bộ đội và quần chúng về chủ trương thực hiện chống lấn chiếm, phá bình định của địch. Biết rằng quân địch chưa từ bỏ âm mưu lấn chiếm U Minh, chúng tôi quyết định đưa Trung đoàn lên Long Mỹ, vùng địch mới tạm chiếm để làm nòng cốt củng cố và phát triển phong trào cách mạng, chuẩn bị địa bàn cho việc thu hồi vùng ruột Hậu Giang sau này. Trung đoàn 2 được sử dụng làm lực lượng cơ động, bố trí ở địa bàn vùng U Minh, sẵn sàng đánh địch hành quân lấn chiếm.
3/20
Tháng 2 1970, địch sử dụng Lữ đoàn A thủy quân lục chiến và Sư đoàn 21 tổ chức hành quân tuyến An Biên. Sư đoàn 9 quân đội Sài Gòn và Thiết đoàn 9 hành quân đến vùng Vĩnh Thuận, mở cuộc lấn chiếm, bình định U Minh lần thứ hai. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Quân khu sử dụng lực lượng du kích địa phương, du kích cơ quan và một bộ phận chủ lực bám địch, tổ chức đánh nhỏ, đánh liên tục, đồng thời khẩn trương củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị đánh phản công quy mô lớn. Sau đòn đánh chi đoàn xe M113 ở Vĩnh Hòa, tập kích xóa sổ một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, đánh tan Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 16, Sư đoàn 9) tại đã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, ngày 12-3-1970, Quân khu sử dụng Trung đoàn 2, tiểu đoàn đặc công của Khu và Đoàn 6 pháo binh tổ chức đánh tập kích tiêu diệt sở chỉ huy Chiến đoàn 33 tại kênh Họa Đồ, buộc địch phải rút chạy. Cuộc hành quân lấn chiếm U Minh lần thứ hai của địch thất bại. Đến lúc này, trong cấp chỉ đạo, lãnh đạo của Quân khu nổi lên hai cách nhìn, hai chủ trương khác nhau: Một là, trong xuân - hè và cả năm 1970, ta phải giải phóng được đại bộ phận vùng nông thôn, đưa bộ đội chủ lực Khu lên giải phóng Cần Thơ. Ở Vĩnh - Trà, Trung đoàn 3 lên phía nam và phía bắc sông Măng Thít mở trở lại vùng ruột Vĩnh - Trà, đánh bại mọi cuộc bình định của địch, tạo điều kiện giải phóng 2 triệu dân trong toàn khu. Chủ trương này có phần phiêu lưu mạo hiểm, dễ dẫn tới việc mất U Minh và Cà Mau, và nếu như vậy sẽ làm sa sút phong trào cách mạng của quần chúng. Hai là, sử dụng tất cả lực lượng hiện có kiên trì bám trụ, tiêu hao tiêu diệt quân địch, ngăn chặn từng bước và đánh bại âm mưu đánh chiếm U Minh của chúng; tạo điều kiện để khôi phục lại vùng kìm và vùng địch mới lấn chiếm; chuẩn bị những điều kiện cơ bản để giành lại địa bàn đông dân nhiều của ở phía trước. Có nghĩa là phải khôi phục lại lực lượng và phong trào du kích chiến tranh ở vùng địch kìm và mới bị lấn chiếm, ổn định tư tưởng và khôi phục lại cơ sở quần chúng cách mạng, đưa những cán bộ đã "ly hương" trở lại địa bàn nắm quần chúng và lực lượng vũ trang để tổ chức đánh địch. Đây là một chủ trương có bước đi thích hợp, rất cơ bản, bởi vậy nếu làm khẩn trương, tích cực cũng phải mất một năm. Cuộc đấu tranh giữa hai chủ trương đó kéo dài đến tháng 9-1970 mới đi tới nhất trí trong Hội nghị Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu ủy, có kết hợp thu thập ý kiến rộng rãi của bên dưới. Cuộc họp ở U Minh Hạ, vì địch càn, phải di chuyển tới ba lần, đủ thấy tình hình của Khu 9 còn khó khăn, vất vả tới mức nào. Tại hội nghị này Khu ủy đã ra nghị quyết cụ thể về việc bám trụ đánh địch, trong đó chỉ rõ: Lực lượng vũ trang phải bám dân, sống trong dân, làm chỗ dựa cho dân, cùng với dân hình thành lực lượng tổng hợp tiến công địch. Bộ đội tập trung phải gắn với dân quân du kích hình thành sự kết hợp chặt chẽ ba thứ quân thường xuyên tổ chức tiến công địch... Phải xây dựng, phát triển lực lượng, nhất là củng cố xây dựng bộ đội chủ lực mới tạo được điều kiện để phản công và mới phá được thế tiến công của địch. Thực hiện nghị quyết trên, Bộ Tư lệnh Quân khu đã phân công địa bàn bám trụ cho các đơn vị: Trung đoàn 1 ở Long Mỹ, Trung đoàn 3 tụ bám trên địa bàn then chốt giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần của Quân khu cũng có kế hoạch bám trụ và đánh địch. Tuy nhiên, việc bám trụ và đánh địch của các cơ quan trong Bộ Tư lệnh Quân khu trong tình hình hất sức căng thẳng. Lúc đó, Khu ủy cũng có ý kiến khuyên Bộ Tư lệnh Quân khu nên di chuyển cơ quan về nam Cà Mau để có điều kiện làm việc ổn định. Chúng tôi nhất trí nhận định rằng nếu chuyển về nam Cà Mau thì sẽ gặp trở ngại rất lớn làm giảm khí thế của bộ đội và ảnh hưởng đến phong trào chung. Đến khi cần chuyển trở lại sẽ càng khó khăn nhiều hơn. Vả lại, nếu ta rút địch sẽ lấn chiếm ngay. Ta lui về Cà Mau, địch lấn tới và theo đó sẽ mất đất, mất dân, không còn chỗ nào đứng chân nữa. Được sự đồng ý của Khu ủy, chúng tôi hạ quyết tâm bám trụ ở U Minh Thượng, tạo thế xen kẽ và tấn công địch bằng lực lượng tổng hợp trên cả ba vùng chiến lược. Đồng thời, triển khai sở chỉ huy tiền phương của quân khu ở Long
4/20
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Mỹ (Cần Thơ) gần sát đồn địch. Và tôi, Tư lệnh Quân khu, thường trực chỉ huy tại đây. Lội nước nhiều, bên chân trái vốn yếu từ nhỏ lại đau nhức, hành hạ tôi. Nhưng không thể không cố gắng vì phía trước là kẻ thù, hơn nữa trong mọi lúc, nhất là lúc gian khổ ác liệt, bao nhiêu con mắt của cán bộ, chiến sĩ cấp dưới đều nhìn vào Tư lệnh, người chỉ huy của họ. Việc bám trụ hết sức khó khăn, ác liệt. Địch đánh phá liên tục bằng các cuộc hành quân càn quét, bằng bom đạn, náy bay B52 rải thảm kết hợp với pháo từ hạm tàu của Mỹ bắn không ngớt suốt ngày đêm. Ở các xã vùng địch lấn chiếm, lúc đầu cán bộ thoát ly địa bàn, chạy sang xã khác, dần dần quay trở lại địa phương thực hiện ba bám (bám đất, bám dân, bám địch), khôi phục phong trào du kích chiến tranh. Thời kỳ này cán bộ đảng, cán bộ mặt trận đều cầm súng đánh giặc. Nhiều địa phương, bí thư chi bộ làm đội trưởng du kích, xây dựng các lõm căn cứ chiến đấu suốt thững năm ác liệt. Năm 1971, Bộ Tổng Tham mưu điều một số đơn vị từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam, Quân khu 9 cũng được chi viện hai trung đoàn (Trung đoàn 10 và Trung đoàn 20), nhưng còn hoạt động ở Campuchia. Bộ Tư lệnh Quân khu tiến hành củng cố lại thế bố trí lực lượng chiến đấu. Khi bàn bạc trong Khu ủy, các đồng chí nhất trí bố trí Trung đoàn 3 ở Trà Vinh và Vĩnh Long, trong đó địa bàn trọng điểm là Vĩnh Long. Bộ Tư lệnh giao cho anh Nguyễn Đệ, Phó Tham mưu trưởng Quân khu trực tiếp làm Chỉ huy trưởng mặt trận Vĩnh - Trà. Anh Tư Đặng làm Chính ủy mặt trận. Ban Chỉ huy mặt trận chỉ huy Trung đoàn 3 và hai địa phương (Vĩnh Long - Trà Vinh) mở đợt tiến công mùa khô 1970 với mục tiêu là mở cho được vùng ruột Vĩnh - Trà, đưa Trung đoàn 3 trở lại đứng vững ở nam - bắc sông Măng Thít. Ban Chỉ huy Trung đoàn 3 do đồng chí Tư Thiện làm Trung đoàn trưởng (thay đồng chí Hai Sỹ về Quân khu bộ đồng chí Đinh Trung Thành làm Phó Trung đoàn trưởng và đồng chí Mười Trang làm Phó Chính ủy. Trung đoàn 1 do đồng chí Dương Tử làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Phạm Văn Trà làm Tham mưu trưởng, trung đoàn về U Minh rồi lên nam Long Mỹ. Hướng hoạt động là phải tiến lên Phụng Hiệp chứ không được lui. Trung đoàn 2 đứng chân ở một phần của Long Mỹ, một phần ở Ngang Dừa (Bạc Liêu). Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu đứng chân ở bên sông Cái Lớn. Sau khi xác định thế bố trí cho các đơn vị, cán bộ quân khu phải xuống tìm hiểu tình hình các đơn vị phía trước triển khai nhiệm vụ, nắm chắc thuận lợi, khó khăn và những vấn đề nôi cộm để chỉ đạo và giúp đỡ cấp dưới giải quyết. Mặc dù biết đây là công việc gian khổ và sẵn sàng chấp nhận thương vong nhưng các đồng chí Phó Tư lệnh Quân khu đều xung phong đi. Lúc đó tôi nói, để tôi trực tiếp đi xem tình hình tư tưởng bộ đội thế nào, thủ đoạn đánh phá và ý đồ của quân địch cụ thể ra sao. Tôi và đồng chí Tư Chức, Tham mưu trưởng Quân khu cùng đi. Cần vụ giúp việc là đồng chí Thọ. Hôm xuống Long Mỹ - Cần Thơ kiểm tra công tác chỉ huy và tổ chức chiến đấu ở Trung đoàn 1 thì máy bay địch oanh tạc bằng bom phá, bom phát quang và cả thùng bom hỗn hợp chất C4 để hủy diệt sở chỉ huy của Trung đoàn 1. Đồng chí Thọ đè lên người tôi để bảo vệ cho tôi. Hết đợt bom, chúng tôi ngồi dậy, thấy bầy trực thăng ầm ầm bay tới. Đồng chí Thọ đứng trên miệng hầm quan sát và bắn máy bay. Với mấy loạt súng tiểu liên AK , Thọ đã bắn rớt một chiếc máy bay chỉ cách chỗ hầm chúng tôi chừng 200m. Chiếc thứ hai cũng bị trúng đạn, bay loạng choạng rồi lao xuống đồn Thanh Lòng, cách chỗ chúng tôi chừng gần một cây số. Trong lúc máy bay của chúng lao đến cứu phi công của hai chiếc máy bay nói trên, đồng chí Thọ nhanh chóng đưa tôi vượt sông. Chúng tôi vận động đến Ban Chính trị của Trung đoàn lúc đó bố trí ngay sát hàng rào ngoài cùng đồn Đầu Lá của địch để nắm tình hình mọi mặt của Trung đoàn 1. Những năm tháng khốc liệt đó, trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, trong vùng địch chiếm, chúng ra sức bắt thanh niên vào lính để
5/20
đôn số quân lên. Một mặt, tùy từng nơi mà chúng cấp cho mỗi người dân từ một đến hai héc ta đất, rồi cấp giống và thuốc trừ sâu. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Khi địch đi càn, huy động cả lực lượng Thiên Nga làm tâm lý chiến và biệt kích, bộ đội và du kích của ta vẫn đánh được Nhưng đồn bốt bằng xi măng, sắt thép và các khu tập trung của địch thì ban đầu ta chịu. Mà hình thức này là chủ trương chủ yếu của chúng, lúc đầu ta không lường hết được. Khi tác chiến, nếu ta tổ chức đánh theo đội hình chiến thuật kiểu "đầu nhọn đuôi dài", "bộc phá liên tục" để mở cửa thì tổn thất lớn mà không đánh được. Tôi nói với cán bộ các trung đoàn, tiểu đoàn hãy bàn bạc thảo luận tìm ra cách đánh. Lúc đó, ta đánh ngoài công sự dễ, đánh trong công sự thì khó. Anh em đề xuất dùng đặc công luồn vào đánh bộc phá chiếm đầu cầu. Đồng chí Nguyễn Trung Thành được rút từ Trung đoàn 3 ở Vĩnh - Trà về đảm trách việc huấn luyện cách đánh đặc công, đã làm rất tốt. Có đánh được đồn địch thì mới thực hiện được chủ trương kết hợp giữa đánh đồn với vây đồn, bức rút và bức hàng. Lúc đó, Trung đoàn tổ chức đánh thử và đánh được nên bộ đội rất phấn khởi. Phía định cũng thay đổi thủ đoạn. Bước đầu, chúng không tập trung lực lượng chủ yếu để mở cuộc hành quân ồ ạt như trước, mà phân tán từng tiểu đoàn chủ lực làm nòng cốt yểm trợ cho lực lượng bảo an đóng đồn. Đến tháng 8-1970, địch đóng mong nhiều đồn bốt ở vùng ven U Minh: Thúy Liễu, Vĩnh Phước, Vĩnh Tuy, Ninh Thạnh Lợi, Tân Lợi và các đồn dọc tuyến sông Cái Lớn: Nhà Ngang, Ba Đình, Cái Nước, dọc theo kênh Xáng Chắc Băng, Huyện Sử, Thời Bình ra Sông Đốc, hình thành vòng vây khép kín U Minh, chia cắt U Minh với phía trước và U Minh với phía nam Cà Mau. Đầu tháng 12-1970, địch sử dụng Sư đoàn 21, một bộ phận của Sư đoàn 9, hai liên đoàn biệt động quân (thay phiên nhau), Lữ đoàn B thủy quân lục chiến, Thiết đoàn 9 cùng lực lượng không quân, hải "quân hạm đội trên sông" của Mỹ và điều động các đơn vị bảo an từ các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,... mở cuộc hành quân lấn chiếm U Minh lần thứ ba. Rút kinh nghiệm từ những lần trước, lần này chúng lấn dần từng bước, lấn đến đâu đóng đồn đến đó. Bộ Tư lệnh Quân khu dùng Đoàn 6 pháo binh đánh thiệt hại nặng căn cứ Xẻo Rô, bắn cháy và bắn chìm 10 chiếc tàu, đội hình tiến quân của địch phải dừng lại để giải quyết hậu quả. Sáng ngày 5-12-1970, địch cho máy bay B52 ném bom rải thảm dọc rạch Mương Đào (An Biên) rồi hành quân bằng đội hình tàu thủy đóng căn cứ hành quân tại kênh thứ 9. Quân khu có ý định đánh thêm một trận nữa để diệt căn cứ trung tâm hành quân, làm thất bại kế hoạch lấn chiếm U Minh lần thứ ba của chúng. Nhưng lúc này tình hình ta rất khó khăn, không còn khả năng thực hiện. Quân địch triển khai xây dựng 11 căn cứ hỏa lực, chiếm hết căn cứ rừng tràm và chúng dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11-1971. Tình hình Quân khu 9 lúc này đã khó khăn càng khó khăn hơn. Anh Kiệt và tôi day dứt khi nhìn thấy bộ đội thiếu ăn. Đạn dược cũng thiếu nghiêm trọng, nhất là đạn hỏa lực và thuốc nổ, đích thân tôi là Tư lệnh phải đứng ra phân phối từng viên đạn hỏa lực. Nhưng cũng chính lúc này, ý định chiến thuật "đặc công hóa bộ binh" lại phát huy tác dụng. Và để giảm bớt mức sử dụng đạn hỏa lực, các đơn vị phát động phong trào dùng vũ khí tự tạo từ bom đạn lép và súng đạn chiến lợi phẩm thu được của quân địch. Mỗi tỉnh phải cử một tiểu đoàn qua biên giới Campuchia cõng đạn về. Nhưng nhiều đơn vị trên đường về đụng độ với địch, phải chiến đấu liên tục nên khi về đến nơi đạn cũng bị hao hụt nhiều. Lúc này, hầu hết các đơn vị bộ đội chủ lực Miền đang hoạt động ở Campuchia. Do đó, địch rảnh tay điều động cả lực lượng tổng trù bị phối hợp với ba sư đoàn chủ lực tập trung bình định U Minh. Tình hình Quân khu lúc này vô cùng khó khăn. Có lúc tình thế nguy cấp, tôi phải điện cho Bộ Chỉ huy Miền đề nghị cho một bộ phận chủ lực trở về nội địa tham gia đánh địch bình định. Còn hai trung đoàn (Trung đoàn 10 và Trung đoàn 20) cho Quân khu thì Quân khu điều Trung đoàn 10 về đánh địch ở U
6/20
Minh, Trung đoàn 20 đánh địch ở Giồng Riềng.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Đến tháng 6-1971, địch lấn chiếm cơ bản U Minh Thượng, một phần U Minh Hạ và đang có kế hoạch lấp kín 17 đồn ở U Minh, sau đó mở rộng lấn chiếm nam Cà Mau. Nắm được ý đồ của địch, Bộ Tư lệnh Quân khu nhận định: Ta đang có nhiều khó khăn, nhưng nếu không kiên quyết chặn địch thì chúng sẽ lấp kín U Minh, mở rộng lấn chiếm Cà Mau và do đó tình thế sẽ xấu đi, khó lường hết. Nhưng, cũng thời điểm này, trên toàn chiến trường Đông Dương, ta đang giành thắng lợi lớn ở các chiến dịch: đường 9 - Nam Lào, Klachie, Snoul và vùng 3 biên giới. Từ nhận định đó, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định mở đợt phản công vào mùa mưa năm 1971 ở U Minh, ngay trong vùng trọng điểm bình định của địch, nhằm mục đích bẻ gãy kế hoạch đóng thêm đồn bốt của địch, cải thiện một bước trạng thái chiến trường, tạo điều kiện để tiến lên đánh bại quân địch ở U Minh; đồng thời đánh một đòn sôi động, tạo ảnh hưởng tốt về chính trị, quân sự, hỗ trợ trực tiếp phong trào tại vùng U Minh và các tỉnh lân cận. Mặc dù có chiến sĩ sợ địch đã ra hàng và khai báo vị trí đóng quân của Tiểu đoàn 7 và Trung đoàn 2. Địch dùng 12 máy bay trực thăng bất ngờ đổ quân xuống trước trận địa của Tiểu đoàn 7, nhưng Tiểu đoàn 7 và Trung đoàn 2 đã nhanh chóng hình thành thế bao vây, diệt gọn Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 33) của địch; đồng thời, trong ba ngày liên tiếp (từ n gày 7 đến 10-9-1971) đã đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn của Trung đoàn 31 đổ quân xuống cứu viện. Quân ta đánh bốn tàu địch trên sông Trẹm. Trung đoàn 10 diệt căn cứ Nỗng Cạn (ở xã Khánh Lâm) do sở chỉ huy nhẹ của Trung đoàn 32 đóng giữ, gần 600 tên địch bị thương vong. Đêm 8 tháng 9, Trung đoàn 20 đánh thiệt hại nặng căn cứ Rọ Ghe của địch. Đến ngày 12 tháng 9, quân địch buộc phải hủy bỏ kế hoạch "tô dày lấp kín U Minh". Để phối hợp với chiến trường U Minh, theo lệnh của Bộ Tư lệnh, Trung đoàn 1 ở Long Mỹ đã đánh quỵ 11 đại đội bao an, tạo điều kiện và tạo thế cho du kích hoạt động. Trung đoàn 3 ở Vĩnh - Trà cũng đã diệt được một số đồn bốt, tạo thế mới cho phong trào quần chúng. Tiểu đoàn 3 U Minh còn phối hợp với bộ đội và du kích huyện Cái Nước diệt năm đồn địch ở tuyến Bình Hưng, trên 11.000 dân trở về vườn cũ. Địch điều trực thăng đổ ba tiểu đoàn xuống giải tỏa. Trung đoàn 10 và đoàn vận tải của Khu đã đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, bắn rơi 5 máy bay. Như vậy, cuộc phản công mùa mưa năm 1971 của Quân khu đã thu được thắng lợi. Tuy chưa thể cải thiện tình hình, nhưng thắng lợi của cuộc phản công đã có tác dụng cổ vũ, củng cố niềm tin của bộ đội và nhân dân miền Tây Nam Bộ vào thắng lợi của cách mạng. Ngược dòng thời gian, như chúng ta đã biết, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đã đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Ngày 25-1-1969, Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có bốn bên tham gia. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, cách mạng nước ta càng đẩy mạnh ba mũi tiến công - chính trị, quân sự và ngoại giao - kết hợp chặt chẽ sức mạnh của ba đòn tiến công này, trong đó đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị để hỗ trợ cho đấu tranh ngoại giao. Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo quân và dân miền Nam thực hiện Nghị quyết Trung ương 18 (tháng 1-1970), sớm dự kiến tình huống Mỹ có thể mở rộng chiến tranh ra phạm vi ba nước Đông Dương, đề ra chủ trương chính xác, chỉ đạo quân và dân ta phối hợp với bạn kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chiến thắng của ta tại chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào đã tác động mạnh mẽ đến cục diện chung chiến trường ba nước Đông Dương; đánh dấu một bước thất bại quan trọng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ. Sức mạnh trên
7/20
chiến trường là tiếng nói quyết định trên mặt trận ngoại giao, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh ngoại giao, nên năm 1972, Đảng ta chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược với quy mô rộng lớn, cường độ mạnh và nhanh gây bất ngờ cho Mỹ. Từ ngày 31 http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
tháng 3 đến 2-6-1972, ta nổ súng tiến công trên chiến trường Trị Thiên, đập tan tuyến phòng thủ phía bắc Quảng Trị, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một vùng rộng lớn phía bắc và phía tây tỉnh Quang Trị, phía tây Thừa Thiên. Phối hợp chặt chẽ với chiến trường chính ta đã giành thắng lợi vang dội, ngày 5-4-1972, chủ lực của B2 tiến công giành thắng lợi lớn trên đường 13 ở Đông Nam Bộ đánh tan một trung đoàn thiết giáp, làm tan rã Chiến đoàn là Sư đoàn 5, giải phóng thị trấn Lộc Ninh..: Ở Quân khu 5 ta diệt căn cứ Đắc Tô, Tân Cảnh, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đánh thiệt hại nặng Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn,... Trên chiến trường thuộc Quân khu 9, bắt đầu từ đêm mùng 6, rạng ngày 7-4-1972, các lực lượng vũ trang đồng loạt nổ súng tiến công, giành giật quyết liệt với quân địch từng mảnh đất, nhánh sông với sáu đợt cao điểm suốt từ tháng 4 đến tháng 81972. Ta đã diệt, bắt rồi thả và binh vận làm rã ngũ, gọi hàng,... Tổng cộng ta đã làm giảm 12.000 tên địch; tiêu diệt 4 chi khu, 2 yếu khu, 6 căn cứ trung đoàn và tiểu đoàn. Trong 916 đồn bốt mà ta đã diệt, bức rút, binh vận khởi nghĩa, có 600 đồn do lực lượng chính trị, binh vận xã ấp trực tiếp gỡ. Song, quân địch đã tái chiếm, tái dựng 650 đồn bốt, đủ thấy cuộc đấu tranh ở đây gay go, quyết liệt như thế nào. Ta giải phóng được 400 ấp với gần 80 vạn dân (trong khi cuối năm 1971 ta mới giải phóng được 20 vạn dân). Lực lượng vũ trang đã có bước phát triển mới: dân quân du kích tăng 50%, bộ đội địa phương của tỉnh và huyện tăng từ 20 đến 50% quân số. Điều quan trọng nhất là các đảng bộ địa phương đã bám được dân, trong đó có tên 1.000 ấp trước đây bị địch kìm kẹp hoàn toàn, nay đã xây dựng được cơ sở đảng và bắt đầu phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng. Bộ đội địa phương tỉnh và huyện đã gắn bó chặt chẽ với dân quân du kích trong tác chiến và xây dựng. Bộ đội chủ lực của Quân khu đã đứng vững trên địa bàn cơ động, giữ được thế liên hoàn phía trước và phía sau, liên hoàn giữa các khu vực chiến trường. Đội hình hậu cần tại chỗ được triển khai, hành lang giao thông liên lạc từ Khu lên Miền và xuống các tỉnh, huyện, xã thông suốt, tạo điều kiện cho công tác chỉ đạo, chỉ huy xử lý tình huống kịp thời hơn. Qua các cuộc tiến công chiến lược, ta đã mở ra tình thế cách mạng thuận lợi mới. Mỹ buộc phải chấp nhận và thỏa thuận sẽ ký Hiệp định Paris vào cuối tháng 10-1972. Nhưng sau cuộc bầu cử Tổng thống, Nixon (Ních xơn) lại lật lọng. Cuối tháng 121972, Mỹ dùng máy bay B52 tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc. Điều này rất đúng với dự đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1967. Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Nhờ dự kiến trước và chuẩn bị sớm về tư tưởng, tổ chức và lực lượng, quân và dân ta ở miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ là đòn chí mạng làm thất bại một bước cơ bản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ. Thắng lợi thu được của hai năm 1971-1972 đã làm thay đổi hình thế chiến trường có lợi cho ta. Từ chỗ bị địch lấn chiếm gần hết đất, hết dân (ta chỉ còn khoảng 2.000 dân), hoàn toàn nằm trong thế bị động chống đỡ địch đánh phá, Quân khu 9 đã gượng dậy và chuyển dần sang thế chủ động tiến công. Bộ Tư lệnh Quân khu bố trí hầu hết các đơn vị chủ lực vào địa bàn trọng điểm. Tháng 10-1972, sau khi thống nhất với anh Võ Văn Kiệt - Bí thư Khu ủy và Thường vụ Khu ủy, tôi quyết định điều chỉnh lại bố trí lực lượng, tập trung bốn trung đoàn chủ lực về địa bàn Chương Thiện. Trung đoàn 1 (do anh Phạm Văn Trà làm Trung đoàn trưởng) ở đông bắc Long Mỹ, Trung đoàn 10 (do anh Tự Đồng chỉ huy) ở tây nam Long Mỹ, Trung đoàn 20 (do anh Sáu Lược làm Trung đoàn trưởng) ở tây Vị Thanh, Trung đoàn 2 (do anh Năm Thông làm Trung đoàn trưởng) cơ động vùng cửa ngõ U Minh; Trung đoàn 3 ở Tam Bình, hoạt động chủ yếu là hướng Vĩnh Long. Sở chỉ huy cơ bản của Quân khu đặt tại U Minh Thượng. Sở chỉ huy tiền phương Quân khu vẫn trụ ở
8/20
tây nam Long Mỹ, ngay sát đồn địch. Tôi thường trực tại sở chỉ huy tiền phương để trực tiếp chỉ huy. Mỗi trung đoàn đảm nhiệm một vùng địa bàn then chốt quy định, nhưng khi cần thiết có thể tập trung từ hai đến ba trung đoàn tiến công trên một http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
hướng. Phương thức tác chiến là: tích cực đánh quân địch ngoài công sự vững chắc, đánh đồn địch mới đóng, đánh tàu địch cơ động trên sông, săn lùng xe cơ giới địch ban đêm, đánh địch với lực lượng tổng hợp nhỏ lẻ, khi có điều kiện thì đánh tập trung tiêu diệt từng tiểu đoàn địch. Khi ta đang tiến hành điều chỉnh đội hình thì ngày 11-1-1973, chính quyền Sài Gòn cho Sư đoàn 21 do tướng Nguyễn Vĩnh Nghi trực tiếp chỉ huy hành quân lấn chiếm vùng tây nam Long Mỹ. Ta vừa tiếp tục điều chỉnh đội hình vừa dùng phân đội nhỏ, trước mắt là Trung đoàn 20 đánh vào sau lưng địch, đồng thời chuẩn bị phương án thời cơ . Ngày 19-1-1973, Trung đoàn 20 xóa sổ Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 31 địch ở Ba Voi, xã Vĩnh Hòa Hưng (phía Vị Thanh), buộc Sư đoàn 21 phải quay về phòng thủ thị xã Vị Thanh. Tiếp đó, ngày 21-1-1973, quân đội Sài Gòn thuộc Quân đoàn 4, Quân khu 4 tiếp tục nống ra thực hiện kế hoạch tràn ngập lãnh thổ, hành quân lấn chiếm trên diện rộng khắp đồng bằng sông Cửu Long. Nắm được âm mưu của địch, chúng tôi có phương án sẵn sàng đối phó. Ngày 23-1-1973, Quân khu 9 tiến hành phương án thời cơ với ý định giải phóng cơ bản huyện Long Mỹ, nhưng Trung đoàn 2 và Trung đoàn 10 không thực hiện được mục tiêu đề ra là tiêu diệt hai chi khu Ngang Dừa và Long Mỹ mà chỉ giải phóng được một số xã. Trung đoàn 20 cùng lực lượng tổng hợp của địa phương giải phóng được tám xã của huyện Giồng Riềng, giáp thị xã Vị Thanh. Ta tổ chức nghi binh: Trung đoàn 2 áp sát thị xã Bạc Liêu, Trung đoàn 1 lên lộ 4 Cái Tắc, Tiểu đoàn Tây Đô qua Châu Thành, Cần Thơ. Địch cho rằng ta mở đợt tiến công lớn nên ngày 25-1-1973, Tư lệnh Quân đoàn 4 ra lệnh chấm dứt hành quân, rút quân chủ lực về phòng thủ các thị xã, thị trấn và các trục giao thông. Thắng lợi lớn nhất trong những đợt tiến công vừa qua là ta đã đứng vững trên vùng trọng điểm, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, tạo thế vững chắc để tiến công quân địch trong tình hình mới. Hiệp định Paris công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27-11973, có hiệu lực từ 7 giờ ngày 28-1-1973. Ngày 29-3-1973, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam làm lễ cuốn cờ về nước. Hiệp định quy định quân Mỹ rút, các lực lượng vũ trang còn lại của "hai bên Việt Nam" ở nguyên tại chỗ. Như vậy, ta đã đánh bại âm mưu "phân tuyến" của đối phương, bộ đội ta không phải "tập kết" ra một nơi (như Hiệp định Geneva 1954), mà ngược lại, ta duy trì trên chiến trường thế xen kẽ "da báo", một thực trạng rất có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Quân và dân ta rất phấn khởi khi Hiệp định Paris được ký kết. Nhưng sau khi Hiệp định được ký kết, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của chúng ta diễn ra thật lạ, có thể nói đó là những ngày "dở trăng dở đèn". Tôi nhớ lúc ấy, từ Trung ương, từng kiện tài liệu gửi vào Nam hướng dẫn, phổ biến các quy định, các hình thức thực hiện hòa hợp dân tộc, thống nhất nước nhà. Trên các làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam hầu như lúc nào cũng hát vang bài Việt Nam trên đường chúng ta đi rất đỗi tự hào, phấn chấn và ngân vang bài thơ Việt Nam! Máu và Hoa với những câu đầy ấn tượng: "Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ", "Đã tắt hôm nay lửa chiến trường",... Nhưng thực tế, không hề có lấy một phút "tắt lửa chiến trường" và máu của đồng bào, chiến sĩ ta ở miền Nam chưa có một phút ngừng rơi. Khi ta lấy được tài liệu mật của địch và qua theo dõi các động thái của chúng, ta càng thấy rõ âm mưu phá hoại Hiệp định của địch. Những kẻ cầm quyền hiếu chiến trong chính giới Mỹ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn thấy rằng, tuy Mỹ phải rút quân, nhưng quân đội Sài Gòn còn 1,1 triệu với 13 sư đoàn chủ lực, lại được Mỹ viện trợ tối đa về quân sự và kinh tế nên vẫn nuôi ảo vọng sẽ thắng ta bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Bởi vậy, nếu theo văn bản Hiệp định thì 7 giờ sáng ngày 28-1-1973, hai bên ngừng bắn, nhưng chính
9/20
ngày đó Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn công khai tuyên bố trong diễn văn của mình là ngừng chiến, không ngừng bắn, không thi hành Hiệp định Paris!", và Thiệu đã gào thét chỉ đạo cấp dưới tiếp tục hành quân bình định, tiếp tục đánh và giết, tiếp tục kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ". http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Ngày 29-1-1973 (24 giờ sau ngừng bắn), Bộ Tư lệnh Quân khu 9 họp đánh giá địch ngoan cố tiếp tục chiến tranh và chỉ thị các đơn vị kiên quyết đánh địch vi phạm Hiệp định. Ngày 2-2-1973, Thường vụ Khu ủy xác định: "Địch không thi hành Hiệp định, ta phải tiếp tục chiến đấu giữ vững thành quả, trước mắt phải kiên quyết trừng trị địch vi phạm Hiệp định". Từ sau tháng 1-1973, Mỹ ký Hiệp định Paris, phải rút hết quân Mỹ, quân chư hầu ra khỏi miền Nam, nhưng âm mưu cơ bản của chúng là vẫn tiếp tục dùng chính quyền và quân đội Sài Gòn làm công cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, tiếp tục chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt, làm tay sai cho Mỹ. Địch không thi hành những điều khoản trong Hiệp định không có lợi cho chúng, mà tiếp tục "một kiểu chiến tranh mới" - lấn chiếm và bình định - bằng quân đội và chính quyền Sài Gòn với viện trợ và cố vấn Mỹ để kiềm chế ta hòng giành thắng lợi cuối cùng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ đã viện trợ ồ ạt cho Sài Gòn3, tăng nhanh quân số và phòng vệ dân sự, đồng thời Mỹ duy trì một lực lượng không quân, hải quân răn đe ở Đông Nam châu Á. Chúng tiến hành các cuộc hành quân lấn chiếm, bình định theo kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" hòng xóa thế trận chiến tranh nhân dân xen kẽ của ta, đẩy lực lượng ta ra khỏi vùng đồng bằng đông dân... Thời kỳ ấy, sau khi ký Hiệp định Paris, ta chủ trương đẩy mạnh và kết hợp các hoạt động chính trị - quân sự - ngoại giao, đấu tranh buộc địch phải thi hành các điều khoản đã ký. Lúc đầu chủ trương đó là đúng, nhưng trong quá trình Mỹ và chính quyền Sài Gònmiền côngNam khai,tiến trắng Hiệphòa định,bình. trong đạo của ta có ýđồng nhấn chí sách lược trước mắt thích là cố ởgắng cách mạng lên trợn bằngphá conhoại đường Tuychỉnhiên, có những lãnh đạo khi giải mộtđưa số chiến 3 trường còn quá nhấn mạnh "giữ vững hòa bình là nhiệm vụ trung tâm số số một hiện nay" . Một số ý kiến chỉ đạo không đúng đó lại được phổ biến xuống cơ sở khi trên chiến trường ta đang có nhiều khó khăn về thực lực (tổn thất năm 1972 chưa kịp bổ sung sau thời gian chiến đấu liên tục...). Thực tế ấy đã làm cho một số nơi chần chừ, để địch lấn chiếm, bình định, ta mất dân, mất đất. Chỉ sau vài tháng thi hành Hiệp định, thực tế chiến trường đã bộc lộ ngày càng rõ ý đồ và hành động phá hoại của địch cũng như sơ hở và tổn thất của ta. Tháng 5-1973, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo chiến trường đã kịp thời nhận định tình hình mới và thống nhất chủ trương mới: Trong khi địch đang dùng hành động quân sự đánh ta, ta cần kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh pháp lý... không phòng ngự đơn thuần... tiến công quân sự của ta bằng phản công. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương còn nghiêm khắc kiểm điểm: Vì sao từ đầu năm 1973, quân Mỹ đã rút ra, lực lượng địch trên chiến trường đã giảm một bộ phận quan trọng cả về bộ binh và binh chủng kỹ thuật, mà địch vẫn giành được chủ động tiến công, ta phải bị động đối phó, có nơi mất đất mất dân như vậy"4. Đó là do ta có khuyết điểm chứ không phải do địch mạnh...; lúc đầu ta đánh giá không hết khả năng thực hiện âm mưu của địch...; lại thiếu chủ trương nhất quán từ đầu về vị trí, nội dung của tiến công quân sự. Địch tiến công mà ta cứ ngồi yên, có nơi còn rút lui, thì rõ ràng là địch mạnh lên, mà ta yếu đi... Ngày 2-2-1973, tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật quân đội Sài Gòn, phổ biến cho các sĩ quan thuộc quyền trong cuộc họp kín tại Cần Thơ: "Trên hòa bình, dưới chiến tranh; ngoài hòa hợp, trong bình định" và đề ra chỉ tiêu đến ngày 263-1978 phải chiếm hếtkhai những vùng miềnxửTây Cùngbỏ lúc,tùchính quyền công khaibỏban hành phátbàn xít tán như: xử bắn những ai công hoan hô đất hòaởbình, bắnNam línhBộ. bỏ trốn, các gia đìnhThiệu có con đi lính trốn, cấmluật tụ tập
10/20
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
hòa bình, cấm đi lại vùng khải phóng,... Chúng ráo riết thực hiện kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ", cắm cờ giành đất, giành dân trong 48 giờ trước khi hiệp định có hiệu lực, đồng thời đẩy mạnh bình định lấn chiếm. Kế hoạch bình định ở trọng điểm Tây Nam Bộ, năm 1978 của địch gồm ba đợt: - Đợt 1: bình định lấn chiếm Chương Thiện. - Đợt 2: bình định lấn chiếm U Minh. - Đợt 3: bình định lấn chiếm Cà Mau Riêng kế hoạch bình định lấn chiếm Chương Thiện, chúng chia làm hai bước: bước một, từ tháng 2 đến tháng 5-1973 lấy lại các vùng đã mất trước khi có Hiệp định và lấn chiếm các vùng quan trọng nhất; bước hai, từ tháng 6 đến tháng 10, tiếp tục thực hiện kế hoạch bình định năm 1973 ở những nơi chưa làm được. Vì sao địch chọn Chương Thiện làm trọng điểm bình định đột phá? Chương và Thiện là tên người thân của Trần Lệ Xuân (vợ của Ngô Đình Nhu). Ngô Đình Diệm quyết định thành lập ra cái tỉnh mới "Chương Thiện" này và ngày 24-12-1960, Lâm Lễ Trinh, Bộ trưởng Nội vụ của Diệm làm lễ ra mắt tỉnh mới. Nhưng ý nghĩa không phải là cái tên mà ở vị trí của vùng đất này. Đây là vùng ruột các tỉnh nam sông Hậu. Thị xã Vị Thanh là trung tâm tỉnh, gồm các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Ngang Dừa (thuộc Cần Thơ), Gò Quan và Giồng Riềng, Ngã Năm Vĩnh Thuận (thuộc Rạch Giá). Mỹ và chính quyền Sài Gòn đánh giá cao vị trí chiến lược của vùng này cả trước mắt cũng như lâu dài. Còn ta xác định đây là vùng đông dân (48 vạn dân), nhiều lúa, địa bàn cơ động trọng yếu nằm giữa và giáp ranh các tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá và nối liền với hành lang biên giới - đường 1C. Địa hình Chương Thiện phần lớn là ruộng chen lẫn vườn dọc theo kênh. Sông rạch đã chia cắt địa hình Chương Thiện thành nhiều khu vực. Ta đứng chân được ở Chương Thiện có nghĩa là làm chủ được địa bàn cơ động của cả miền Tây Nam Bộ gắn liền với Nam Bộ và Campuchia. Chính vì vị trí quan trọng của Chương Thiện nên trong suốt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ta và địch tranh chấp quyết liệt địa bàn này. Ngay từ giữa năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tổ chức ra khu tập trung ấp chiến lược điển hình nhất ở Nam Bộ mà chúng gọi là "Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu", đồng thời tổ chức "Biệt khu U Minh" đóng tại Vị Thanh. Diệm - Nhu cho rằng địa bàn này "tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ". Còn Nguyễn Văn Thiệu thì cho rằng "Sống là đây mà chết cũng là đây!". Thị xã Vị Thanh luôn luôn là căn cứ của một trung đoàn chủ lực quân đội Sài Gòn. Bây giờ, địch chọn Chương Thiện còn có một lý do phụ khác là chúng quyết lấn chiếm lại vùng này vì ta mới "mở" trước khi có Hiệp định Paris. Tôi nhớ lúc đó có ông già ở Hỏa Lựu đến tìm gặp Trung đoàn 1. Khi gặp tôi, ông nói: "Các chú không đánh thì nó không bao giờ chịu thi hành Hiệp định đâu. Các chú đánh đồn bốt nào, tui sẽ dẫn đường cho các chú". Âm mưu của quân thù đã rõ. Lòng dân cũng đã rõ. Tôi nghiệm ra một điều là trong đấu tranh cách mạng, đánh giá đúng tình hình địch - ta là yếu tố có ý nghĩa quyết định để từ đó đề ra đường lối, chủ trương phù hợp. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ta muốn thi hành, địch không chịu thi hành, ta phải đấu tranh bắt buộc chúng thi hành. Nhưng lúc này phải tính xem ta có thể bắt buộc chúng thi hành được không? Rút kinh nghiệm xương máu khi thi hành Hiệp định Geneva 1954, Mỹ - Diệm đã công khai tuyên bố không thừa nhận Hiệp định, chúng dùng súng đạn để đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng của nhân dân ta, thẳng tay tàn sát những người yêu nước, nhưng ta vẫn sử dụng biện pháp đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định
11/20
nên đã bị tổn thất lớn. Tình hình này kéo dài suốt sáu năm trời. Vì vậy, khi tôi đề xuất ý kiến, Khu ủy đã hoàn toàn nhất trí chủ trương phải phát huy thắng lợi của Hiệp định Paris, huy động sức mạnh tổng hợp để trừng trị quân địch vi phạm Hiệp định. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Ngày 28-1-1973, Hiệp định Paris có hiệu lực. Theo quy định, hai bên ngừng bắn tại chỗ, nhưng thực tế chiến tranh vẫn tiếp diễn trên khắp đồng bằng sông Cửu Long. Quân đoàn 4, Quân khu 4 địch tiếp tục nổ súng tiến công lấn chiếm, tiếp tục kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ", tăng cường phản kích với mức độ đánh phá, càn quét ác liệt hơn trước. Tại vùng trọng điểm Chương Thiện, địch tổ chức lấn chiếm quyết liệt ở tây Vị Thanh và đông bắc Long Mỹ. Đầu tháng 3-1973, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 xác định nhiệm vụ trung tâm của Quân khu là: Phá kế hoạch bình định, buộc địch phải thực hiện Hiệp định. Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu đã điện xin ý kiến của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Trung ương Cục, về mặt quân sự xin ý kiến của Bộ Chỉ huy Miền; đồng thời quyết tâm đẩy mạnh phong trào tiến công và phân công trừng trị quân địch vi phạm Hiệp định Paris; trước mắt đẩy lùi và làm thất bại kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ", lấn chiếm và bình định Chương Thiện của chúng. Khi nhận được bức điện "Tất cả bộ đội lui về U Minh! R, Bộ Chỉ huy Miền" - Ký điện: Năm Ngà, tôi nói bức điện này sai quy tắc, người ký tên không ghi rõ chức vụ gì cả. Giờ cứ triển khai theo kế hoạch mà Khu ủy đã thông qua. Ta đã biết rõ địch, nay phải đề cao cảnh giác, kiên quyết không để mất đất, mất dân; đẩy mạnh binh vận làm tan rã địch; vừa tuyên truyền thắng lợi của Hiệp định, vừa củng cố và phát triển lực lượng, sẵn sàng đánh trả trong khuôn khổ Hiệp định cho phép nếu địch tấn công. Phải luôn chủ động đánh địch để bảo vệ Hiệp định. Chủ trương nghị quyết này đã được phổ biến cho các tỉnh và các ngành trong Quân khu. Giữa tháng 3-1973, địch mở cuộc hành quân cấp quân đoàn với lực lượng 30 tiểu đoàn, tổ chức đội hình thành nhiều cánh, đồng loạt đánh vào tây nam Long Mỹ. Chúng dự kiến trong vòng bảy ngày lấn chiếm xong các mục tiêu quy định và hình thành tuyến ngăn chặn từ Ngang Dừa đến Vĩnh Chèo, bịt cửa U Minh, đẩy ta ra khỏi Chương Thiện. Các đơn vị của ta đã bố trí triển khai đánh địch từ xa đến gần, thực hiện chia cắt từng cánh quân địch. Trung đoàn 10 ngăn chặn và đẩy lùi cánh quân địch tiến công ở Giao Đu. Trung đoàn 1 tiêu diệt một tiểu đoàn (thuộc Trung đoàn 16 Sư đoàn 9), chặn cánh quân lấn chiếm Lái Hiếu. Bộ đội địa phương, du kích và các cơ quan Quân khu chặn mũi địch lấn chiếm khu vực Khuông Ninh, Rọc Dứa. Quân địch chỉ đóng được đồn ở kênh thứ 13 nhưng bị đánh khựng lại, không thực hiện được tuyến ngăn chặn Ngang Dừa - Vĩnh Chèo. Pháo binh Quân khu bắn chìm ba tàu tên sông Cái Lớn, đặc công đánh chìm năm tàu tại bến Gò Quan. Bộ đội ta thực hiện áp sát các chi khu Long Mỹ, Ngang Dừa, Giồng Riềng làm công tác binh vận phân hóa quân chủ lực và bảo an địch. Các chị, các mẹ dùng xuồng ba lá chèo vào đồn bốt kêu gọi binh lính địch bỏ ngũ. Nhiều má vừa nhủ vừa chất vấn: "Hòa bình rồi, tụi bay lại đánh nhau là sao? Bộ không thích về đoàn tụ với vợ con ba má sao?"... Và khi lính rã ngũ thì các má, các chị chở họ về quê, liên tục mỗi ngày ta đã làm rã ngũ hàng trăm tên. Ta đánh đến ngày 20 tháng 4 thì các cánh quân của địch bị chặn đứng. Chúng chỉ đóng được hai đồn ở Phụng Hiệp, hai đồn ở tây nam Long Mỹ và một số chốt dã ngoại. Cuối tháng 4-1973, địch điều thêm lực lượng bảo an vào Chương Thiện, đưa tổng số lên tương đương 46 tiểu đoàn để tiếp tục thực hiện kế hoạch bình định, lấn chiếm. Song, khi chúng tôi đang tổ chức đánh địch quyết liệt, thì Bộ Chỉ huy Miền ra Chỉ thị (số 02) nêu phương châm "lấy đấu tranh chính trị làm cơ sở, đấu tranh vũ trang làm hậu thuẫn..." và chỉ thị Quân khu 9 rút hai trung đoàn về căn cứ U Minh để chỉnh huấn. Bộ Chỉ huy Miền còn hai lần điện (số 05 và 07) yêu cầu T3 (mật danh Quân khu 9) phải thấy tình hình mới, phải có biện pháp mới và phê bình T3 không thi hành chủ trương của Trung ương Cục, đồng thời, thông báo cho toàn miền. Lúc đó, dư luận chung cho rằng Tây Nam Bộ chúng tôi "xé" Hiệp định Paris.
12/20
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Trước tình hình đó, anh Võ Văn Kiệt - Bí thư Khu ủy đã thống nhất với tôi, một mặt quyết đánh ghìm giữ địch ở Chương Thiện, không rút trung đoàn ở tuyến trước về; đồng thời triệu tập ngay cán bộ lãnh đạo và chỉ huy các tỉnh đội từ phía nam sông Hậu, thông báo và lệnh cho các tỉnh tiếp tục thực hiện chủ trương của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 9, chờ lệnh mới. Tôi và anh Kiệt chủ trì phiên họp hỏa tốc với các tỉnh thông báo tình hình, nêu rõ chủ trương của Ban Thường vụ Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu. Hội nghị nhất trí cao hai nội dung: - Một là, mệnh lệnh trên hết lúc này trong toàn Quân khu là kiên quyết phá bằng được âm mưu phá hoại Hiệp định Paris của Mỹ - Thiệu, không được để mất đất, mất dân, không có bất cứ mệnh lệnh nào cao hơn. - Hai là, Khu ủy và Quân khu chịu trách nhiệm trước cấp trên; các tỉnh phải chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Quân khu và tư lệnh chiến trường. Sau hội nghị, anh Kiệt xúc động nói với tôi: trong tình hình nước sôi lửa bỏng mà ý kiến trên dưới lại thống nhất cao và nhanh như vậy, chứng tỏ cán bộ của các địa phương sâu sát với hơi thở cuộc sống ở chiến trường, đặc biệt họ có ý chí và lòng tin tuyệt đối với chỉ huy Quân khu. Cuối tháng 5-1973, trên Miền có Hội nghị tổng kết công tác đấu tranh chính trị và binh vận. Đoàn cán bộ tổng kết của Trung ương và Trung ương Cục phê phán Khu 9 làm sai đường lối của trên và nhắc nhở các nơi khác thực hiện "năm cấm" (cấm bao vây đồn bốt, cấm "gỡ" đồn bốt, cấm đánh địch bung ra, cấm pháo kích và cấm xây dựng ấp, xã chiến đấu). Cùng thời gian đó, đoàn đại biểu binh vận và thanh niên của Khu 9 đi R (Miền) dự hội nghị tiếp thu chủ trương của trên, Trung ương Cục cho phép về thẳng cơ sở phổ biến (không cần thông qua Ban Thường vụ Khu ủy), cho rằng, hiện tại lấy đấu tranh chính trị, binh vận làm gốc, nơi nào tiến công quân sự là sai lầm. Anh Trung, Khu ủy viên phụ trách công tác binh vận vừa đi họp trên Miền về nói với tôi: - Trên R, có người đề nghị đưa anh ra tòa, vì anh không chấp hành Hiệp định. Tôi tin tưởng rằng anh Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục và Bộ Chính trị sớm muộn cũng nhận định được tình hình, sẽ xử lý đúng, nên trả lời anh Trung: - Được, anh cứ yên tâm đi! Nhưng anh không được nói với ai chuyện này. Tôi phải đánh đã. Nếu thua thì tôi ra tòa luôn một thể. Chủ trương này là của Khu ủy, anh cũng phải chấp hành! Đến ngày 30-8-1973, tức là hết thời hạn đợt 2 lấn chiếm bình định U Minh, quân địch vẫn không chiếm được Chương Thiện, chưa đánh phá được U Minh. Vùng giải phóng căn cứ U Minh của ta vẫn ổn định. Cục diện chiến trường chưa hề thay đổi theo ý đồ của chúng. Bước hai của địch từ tháng 6 đến tháng 10-1973 là chúng tiếp tục thực hiện mục tiêu của bước một, vì đợt 1 chúng chưa thực hiện được việc bình định lấn chiếm Chương Thiện. Một lần nữa, tháng 10-1973, địch vẫn không thực hiện được kế hoạch. Địch cay cú tập trung lực lượng đến 75 tiểu đoàn, chuẩn bị cuộc hành quân (tháng 11) đánh vào Chương Thiện. Cách đánh của chúng là dùng bom, pháo đánh ác liệt để dọn bãi cho trực thăng đổ cấp tập hàng nghìn quân xuống một lúc, càn quét, cày ủi địa hình kìm giữ dân, tiến hành đóng đồn bốt, kết hợp với các điểm dã ngoại, lấy đó làm điểm, làm bàn đạp để lấn chiếm loang dần ra.
13/20
dần ra.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Tháng 6-1973, địch đánh giá việc lấn chiếm Chương Thiện không phát triển được, nên tăng thêm 7 tiểu đoàn bảo an của các tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, nâng tổng số đơn vị cấp tiểu đoàn lên đến 68 tiểu đoàn vào khu vực Chương Thiện. Các đơn vị trong Quân khu liên tục chiến đấu, diệt nhiều tiểu đội, trung đội địch. Tuy nhiên, đến ngày 30-8-1973, địch lấn chiếm được vùng Ba Hồ và tuyến sông Cái Bé, đồng thời đóng đồn ở vùng tuyến sông Cái Lớn, ngăn chặn đường hành lang vận chuyển thủy của ta từ U Minh lên phía trước. Tình hình đó gây cho ta nhiều khó khăn, các đơn vị phải hành quân mang vác bộ, đi vòng qua nhiều đồn bốt. Tháng 7-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 215 phân tích toàn diện tình hình và ra Nghị quyết về "Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới". Nghị quyết xác định: "Cách mạng miền Nam phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, nhưng phải căn cứ vào từng thời kỳ, hoàn cảnh cụ thể từng vùng, thậm chí từng cuộc đấu tranh mà vận dụng hình thức đấu tranh và chiến thuật tiến công hoặc phòng ngự một cách linh hoạt, sắc bén, đồng thời giữ vững và phát triển lực lượng về mọi mặt của ta,... làm cho lực lượng so sánh giữa ta và địch ngày càng thay thay đổi có lợi cho ta"6. Hội nghị nhấn mạnh: "cách mạng miền Nam có thể phải trải qua nhiều bước quá độ và chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng: tiến hành khởi nghĩa dựa trên lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, hoặc là trong trường hợp chiến tranh lớn trở lại thì tiến hành chiến tranh cách mạng để giành thắng lợi hoàn toàn" toàn"7 . Trung tuần tháng 8-1973, Khu ủy họp hội nghị mở rộng để quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương. Hội nghị nhất trí với Trung ương về đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Cuối tháng 8-1973, Quân khu triển khai học tập tinh thần, nội dung Hội nghị lần thứ 21 đến cấp trung đoàn và các cơ quan quân khu. Cán bộ rất phấn khởi vì thấy từ đây trên dưới nhất trí trong đánh giá tình hình và có phương hướng đúng đắn với cuộc cách mạng ở miền Nam. Các quân khu bạn được lệnh phản công. Ở Quân khu 9, một tình thế mới xuất hiện: địch yếu đi ta tiến công liên tục, không còn tình cảnh bị động đối phó như trước nhà. Ngày 3-9-1973, tôi viết báo cáo gửi Bộ Tư lệnh Miền và Trung ương về tình hình của Quân khu trong tám tháng kể từ sau khi có Hiệp định Paris. Đánh giá tình hình chung, ở Quân khu 9, đồng bằng sông Cửu Long nói chung và có thể ở cả miền Nam, hoàn toàn không phải là xung đột vũ trang từng vụ, từng nơi. Địch cố tình gây căng thẳng để củng cố lực lượng, thực hiện âm mưu xóa bỏ từng phần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thành quả của cách mạng miền Nam. Để thực hiện âm mưu cơ bản đó, địch đã thực sự duy trì tình trạng chiến tranh, thực hiện chương trình bình định trong điều kiện có Hiệp định hòa bình. Đem so sánh trạng thái chiến tranh đang diễn ra với thời kỳ "Chiến tranh cục bộ" thì thấp hơn nhiều, song so với thời kỳ "Chiến tranh đặc biệt" thì cường độ, chiều sâu, bề rộng và tính chất ác liệt hơn nhiều. Thế nhưng quân địch không đủ khả năng mở rộng chiến tranh đồng thời ra khắp nơi, nên chúng thực hiện hòa hoãn ở nơi này, tập trung khả năng đánh nơi khác. Cuối cùng, nếu hàng làm được thì sẽ không từ bỏ nơi nào cả. Chúng sẽ không thi hành Hiệp định. Cứ như vậy thì chiến tranh sẽ kéo dài trong tình hình bất lợi cho ta, địch sẽ làm chủ được vùng nông thôn. Nếu xảy ra như vậy thì ta phải mở lại một cuộc tiến công chiến lược như năm 1972, tổn thất xương máu sẽ nhiều hơn, mà cách mạng sẽ dẫm chân tại chỗ một lần nữa, tình hình sẽ phức tạp hơn hồi năm 1968-1970. Nhận thức tình hình như vậy, tôi đề nghị lên trên: 1. Tình hình trước mắt vẫn có chiến tranh trong điều kiện có Hiệp định hòa bình. Nội dung chủ yếu của chiến tranh mà địch
14/20
tiến hành là bình định lấn chiếm, giành dân, giành đất, đánh phá lực lượng cách mạng, củng cố, xây dựng lực lượng phản cách mạng.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
2. Hiện ở hầu hết vùng đồng bằng sông Cửu Long, địch đang dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, bằng biện pháp phát xít chiến tranh để đánh vào dân, kìm kẹp dân. Như thế sẽ khó thực hiện phương thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, quân sự đánh có mức độ. Do đó, đề nghị phương châm chiến lược trước mắt ở chiến trường miền Nam là quân sự, chính trị kết hợp với pháp lý của Hiệp định. Đến khi nào địch chịu ngừng bắn về cơ bản thì sẽ thay đổi phương châm. Về phương châm hành động hằng ngày, đề nghị thêm chữ tiến công để đủ nội dung tư tưởng cách mạng tiến công. Tiến công địch để giành dân, giành quyền làm chủ; giành dân, giành quyền làm chủ để tiến công địch. Ở đồng bằng sông Cửu Long thêm hai chữ "giành đất". 3. Về hướng tiến công, đề nghị hướng tiến công chủ yếu là vùng tranh chấp đông dân, nhiều của, kết hợp với thọc sâu chuyển biến vùng kìm kẹp, kết hợp với giữ vững củng cố, xây dựng vùng giải phóng. 4. Về phương thức tiến công, đề nghị đánh nhỏ, đánh vừa, đánh để giành dân, lấn đất, chưa cần đánh nổi cộm, chưa cần mở chiến dịch tập trung nổi cộm, đồng thời chuẩn bị những chiến dịch lớn, những đợt tiến công lớn để khi cần thì tiến hành đánh thật đau. 5. Về đối tượng tiến công của ba thứ quân (gồm cả chủ lực cấp trên) là đánh thẳng vào quân kìm kẹp địa phương của địch, đánh thẳng vào cơ sở hạ tầng của địch, kết hợp với đánh tiêu diệt từng tiểu đoàn chủ lực, các đầu não chỉ huy và các kho dự trữ của địch đang trực tiếp hành quân. Đề nghị bố trí các binh chủng nặng như pháo binh, xe tăng..., các đơn vị bộ binh dự bị ở trong vùng giải phóng, các trung đoàn và sư đoàn bộ binh đều chuyển ra vùng tranh chấp, vùng đông dân, thực hành kết hợp tác chiến, huấn luyện và binh vận, sản xuất cải tạo địa hình. 6. Về công tác binh vận, đề nghị lấy đánh vận động làm tan rã liên tục, làm cho thành phần binh sĩ địch liên tục không ổn định làm nội dung chủ yếu, kết hợp với kiên trì xây dựng cơ sở cách mạng trong quân đội địch để làm nòng cất cho binh biến khởi nghĩa trong tương lai. 7. Về lực tượng chính trị, đấu tranh chính trị trước mắt là đấu tranh bung về ruộng vườn, đấu tranh để chống bắt lính, đấu tranh chống vơ vét cướp bóc, đấu tranh để làm tan rã binh lính địch và thường xuyên phối hợp với lực lượng vũ trang đấu tranh để giành và giữ quyền làm chủ. Trên cơ sở đó, xây dựng, củng cố từng bước lực lượng chính trị, chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang và tiến hành vũ trang khởi nghĩa. Những đề nghị trên đây cũng là nội dung chỉ đạo của Quân khu 9 trong phạm vi địa phương mình từ sau ngày 28-1-1973. Đầu tháng 9-1978, địch vẫn tiếp tục kế hoạch bình định lấn chiếm. Lần này, chúng chỉ yêu cầu lấn chiếm Chương Thiện và phong tỏa U Minh. Trước hết là hòa hoãn với khu vực mới lấn chiếm ở vùng Ba Hồ, đồng thời mở mũi lấn chiếm xuống tây nam Long Mỹ. Cùng lúc, địch đề ra kế hoạch cướp lúa. Hai kế hoạch này chồng lên nhau, chúng gọi là "Kế hoạch Trần Khánh Dư". Về bố trí sử dụng lực lượng, địch vẫn duy trì Sư đoàn bộ binh 7 ở khu vực Tiền Giang, chủ yếu yểm trợ lấn chiếm Vùng 4 Kiến Tường, Sư đoàn 9 yểm trợ cướp lúa ở Bạc Liêu và Sóc Trăng, Sư đoàn 21 chịu trách nhiệm các tỉnh Chương Thiện, Rạch Giá và Cà Mau. Ở các vùng kìm và đô thị, chúng phát động chiến dịch gọi là "quét lá rừng" nhằm đánh phá cơ sở cách mạng và bắt lính. Trên cơ sở nắm được ý đồ và kế hoạch của địch, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết tâm đánh bại kế hoạch lấn chiếm và cướp lúa của chúng. Về phương thức hoạt động, Quân khu chủ trương: chống lấn chiếm kết hợp với chống cướp lúa, kiên định nguyên
15/20
tắc bám trụ vững chắc kết hợp cơ động tiến công. Địa bàn trọng điểm của Quân khu vẫn là vùng ruột Hậu Giang (Chương Thiện). Các tỉnh phải hình thành cho được kế hoạch tiếp công rộng khắp, căng kìm địch không để cho chúng dồn lực lượng về trọng điểm của Quân khu. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Trung tuần tháng 9, các trung đoàn đang tổ chức chỉnh huấn cho cán bộ trung, sơ cấp thì được tin địch hành quân lấn chiếm tây nam Long Mỹ và phong tỏa U Minh, thời gian có thể từ ngày 12 đến 15 tháng 9. Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định mở đợt tiến công địch. Đợt hoạt động bắt đầu từ đoàn 10 tiến công đồn Chùa Miên và Xeo Chích (sát tây Chi khu Ngã Năm). Hai ngày sau, địch đưa hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 16 Sư đoàn 9 và một chi đoàn thiết giáp đến giải tỏa. Cùng lúc, bộ đội địa phương huyện Thạnh Trị và du kích xã hoạt động mạnh ở vùng Mỹ Quới bao vây các đồn Láng Sơn, Mỹ Tho thuộc quân bảo an của Chi khu Ngã Năm đi giải tỏa. Tin tức các địa phương liên tiếp báo cáo về: từ ngày 10 đến 13 tháng 9, Tiểu đoàn 2 bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng tiến công căn cứ số 1, đánh Tiểu đoàn bảo an 428 đi cứu viện suốt mấy ngày liền; sau đó, gài thế đánh một trận phục kích, làm thiệt hại nặng Tiểu đoàn bảo an 428, buộc chúng phải băng đồng tháo chạy,... Trung đoàn 15, Sư đoàn 9 địch phải đổ quân đối phó. Cùng thời gian trên, chúng tôi lệnh cho Trung đoàn 1 tiến công mạnh khu vực Lái Hiếu và cho một bộ phận thọc sâu, lấn sát thị xã Vị Thanh, buộc địch phải đưa một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 21 và một chi đoàn xe M113 lên chi viện cho Vị Thanh. Ở khu vực Giồng Riềng, do tác động của Trung đoàn 20, địch phải đưa Trung đoàn 31 Sư đoàn 21 và chi đoàn xe M113 đến giải tỏa. Các tỉnh trong quân khu đều tiến công căng kìm địch, làm cho kế hoạch lấn chiếm và cướp lúa của địch bị phá vỡ, chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta khắp nơi. Tháng 10-1973, địch lại chuẩn bị hành quân ở tây nam Long Mỹ, đồng thời có một cánh quân đánh vào U Minh ở khu vực nam sông Cái Lớn. Chúng tập trung đến các tuyến xuất phát hành quân như Hỏa Lựu, Gò Quao, Long Mỹ. Riêng tại Chi khu Gò Quao có đến bốn sở chỉ huy cấp trung đoàn. Ngày 6-10-1973, địch chưa kịp hành quân thì Quân khu tập trung pháo đánh mạnh vào Chi khu Gò Quao, cả bốn sở chỉ huy đóng ở đây đều bị thiệt hại nặng, hư một tàu tại bến. Đêm sau, ta sử dụng đặc công đánh bồi làm chìm năm tàu nữa. Địch phải giải quyết hậu quả, đưa số còn sống sót và binh lính bị thương về Vị Thanh. Trung đoàn 10 ở tây nam Long Mỹ tiến công diệt bốn đồn ở xã Vĩnh Thuận Đông (sát chi khu), đồng thời pháo kích, uy hiếp mạnh trung tâm hành quân ở Chi khu Long Mỹ. Địch vội vã điều Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 đang đối phó với ta ở Sóc Trăng về giữ Chi khu Long Mỹ. Trung đoàn 20 kìm chân địch ở tuyến sông Cái Bè, đánh bốn trận, tập kích liên tục vào Trung đoàn 9 thiết giáp, diệt bốn chi đoàn xe M113 và đánh thiệt hại nặng hai chi đoàn khác (phá hủy 22 xe M113). Một lần nữa, trong tháng 10-1973, địch vẫn không thể thực hiện được kế hoạch. Đầu tháng 11-1973, địch điều thêm lực lượng hải quân Trần Hưng Đạo số 44, từ căn cứ Cát Lái (Sài Gòn) tăng cường cho hải quân Vùng 4 chiến thuật; rút thêm nhiều tiểu đoàn bảo an ở các tỉnh Bến Tre, Gò Công, An Giang, Châu Đốc, nâng tổng số tiểu đoàn ở khu vực Chương Thiện lên đến 75 tiểu đoàn (75 tiểu đoàn và tương đương, kể cả các tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, giang đoàn,...) chuẩn bị cho cuộc hành quân tháng 11 đánh vào Chương Thiện. Ngoài ra, địch còn tăng thêm dự trữ đạn pháo vào U Minh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Quân khu 9 phải đương đầu với thử thách mới hết sức nặng nề và quyết liệt. Ngày 6-11-1973, Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy họp, chủ trương: phát huy thế chủ động và tư tưởng tiến công, kiên quyết bẻ gãy cuộc hành quân tháng 11 của địch, bảo vệ căn cứ, đồng thời tích cực chuẩn bị kế hoạch để chuyển sang tiến công trong mùa khô tới...
16/20
Dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh, các lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã anh dũng chiến đấu. Điển hình là Trung đoàn 1, bộ đội ta đứng chân trên hai bờ kênh, hai bên là đồng trống, 1.000 quân đấu với trên 1 vạn quân địch cộng với phi pháo, tàu thuyền, chất độc hóa học tăng cường. Lúc đó, tôi nói: Bom đạn ác liệt thế này, chết là chuyện thường, sống mới kỳ! Về sau anh em cứ http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
nhắc lại mãi câu này. Anh em đã dùng chiến thuật vận động là chủ yếu để đánh địch, kết hợp với quần chúng, các má, các chị làm binh vận, kêu gọi quân lính rã ngũ. Khi địch dùng trực thăng đổ bộ cấp tập 15.000 quân xuống Ba Hồ (Giồng Riềng), Trung đoàn 20 chịu trách nhiệm hướng này, bị địch uy hiếp mạnh. Trung đoàn 20 đã tự rút lui, bỏ Ba Hồ, mặt trận này bỗng nhiên bị bỏ trống. Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu đã khiển trách Ban Chỉ huy Trung đoàn 20, ra lệnh và hướng kế hoạch cho trung đoàn trở lại bám địa bàn Ba Hồ. Trung đoàn 20 chỉ rút ra có mấy ngày mà trở lại rất khó khăn, gian khổ, nhưng trung đoàn vẫn thực hiện đúng kế hoạch. Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu ra lệnh cho tất cả lực lượng trên chiến trường toàn khu đẩy mạnh hoạt động, nhất là các cánh quân ở Lái Hiếu, nam - bắc sông Măng Thít thuộc Vĩnh - Trà, v.v. để hỗ trợ cho trọng điểm Chương Thiện nói chung, cho Trung đoàn 20 nói riêng. Cuộc hành quân tháng 11-1973 của địch bị bẻ gãy hoàn toàn. Từ đây địch chấm dứt bình định lấn chiếm Chương Thiện. Lực lượng vũ trang ba thứ quân trên địa bàn Quân khu 9 đều đánh giỏi, điển hình là Trung đoàn 1 do đồng chí Phạm Văn Trà chỉ huy. Trong suốt quá trình đánh địch bình định, 1.000 quân của Trung đoàn cùng với lực lượng địa phương đã quần nhau với hơn 1 vạn quân địch trong phạm vi 20km với những trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, giành giật nhau từng khu vực, từng đoạn sông. Lúc đó đồng chí Sáu Bé, Bí thư Chi bộ xã Phương Phú đã ngày đêm có mặt ở sở chỉ huy của Trung đoàn để cùng Ban Chỉ huy Trung đoàn lãnh đạo và tổ chức lực lượng ba thứ quân, thực hiện tiến công quân địch trên cả ba mũi quân sự, chính trị và binh vận, giành thắng lợi vẻ vang. Đồng chí Phạm Văn Trà sau đó được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nay là Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Pháo binh của Quân khu lúc đó do đồng chí Tư Niên chỉ huy cũng đánh rất giỏi. Anh em đã đánh tàu địch trên sông, đánh căn cứ, đồn bốt của địch và còn tổ chức phục kích, tập kích địch khi chúng hành quân dã ngoại. Còn bên chính trị có đồng chí Sáu Hoài, Chủ nhiệm chính trị, đồng chí Đoàn Cẩm Thính và đồng chí Ba Ròn - Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu, không chỉ giỏi công tác chính trị mà còn giỏi tổ chức cơ quan bám trụ đánh địch. Trong hoàn cảnh bảo đảm hậu cần rất khó khăn, nhưng ngành hậu cần Quân khu đã sáng tạo, dũng cảm và trách nhiệm, giải quyết tốt mọi việc, từ tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa từ miền Bắc đưa vào, đến việc thu mua và khai thác nguồn hậu cần tại chỗ, kể cả việc tổ chức tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dân, phương tiện và thuốc quân y, vũ khí quân giới..., mà đứng đầu ngành là các đồng chí Hai Nhường, Năm Đốm, Bảy Lúa, Ba Lò Rèn, v.v.. Đến đây, trên địa bàn Khu 9, kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" của Nguyễn Văn Thiệu cơ bản đã bị phá sản. Giữa tháng 11, chúng tôi nhận được điện của Trung ương gọi ra báo cáo. Khu ủy Khu 9 cử anh Võ Văn Kiệt đi. Sau đó, trên gọi tiếp tôi ra báo cáo. Trước khi đi, tôi dặn các anh ở nhà quyết không lui mà chỉ có tiến lên, Trung đoàn 1 phải tiến lên quốc lộ 4 rồi đánh lên; Trung đoàn 20 cũng vậy, các đơn vị khác cũng vậy, cứ nhằm Ô Môn tiến lên. Sau này tôi mới biết, cũng chính lúc đó, ở trên R có người đề nghị Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền thi hành kỷ luật tôi vì "vi phạm Hiệp định, làm trái ý trên". Nhận được điện của Trung ương gọi ra báo cáo, tôi đi thẳng ra miền Bắc. Lúc đi giữ bí mật tuyệt đối, tàu vào rạch đón rồi lặng lẽ đi luôn. Anh Võ Văn Kiệt giao lại công việc cho anh Vũ Đình Liệu (tức Tư Bình). Tôi giao nhiệm vụ chỉ huy Quân khu cho anh Lê Ngọc Hưng. Hai người đi hai thời điểm cách nhau một thời gian, đều rất bí mật. Anh Kiệt đi bằng đường bộ. Tôi đi bằng
17/20
đường thủy bị trục trặc. Trước đó, vì những con tàu vỏ thép của đoàn tàu không số đã bị địch phát hiện, chúng săn và đánh dữ dội, ta tổn thất nhiều nên lần này các đồng chí đưa tôi vượt biển, nhưng đi bằng hai thuyền đánh cá bằng gỗ loại nhỏ đã cũ; chiếc chở tôi là tàu số 59 thuộc Đoàn 371 Quân khu 9 do đồng chí Nguyễn Văn Bảy làm trưởng tàu, đồng chí Nguyễn Hồng http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 6
Nghi làm thông tin báo vụ, đồng chí Kỷ là thợ máy tàu. Mỗi thuyền chở năm người, do đồng chí Tư Mâu chỉ huy chung. Đồng chí Tư Mâu là người chuyên tổ chức vận chuyển vũ khí từ Bắc bằng tàu "đánh cá" vào Nam, sau này được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; khi chuyển ngành ra ngoài làm Thứ trưởng Bộ Hải sản. Ngày 24-11-1973, các đồng chí lái tàu xin ý kiến tôi nên đi như thế nào. Tôi nói với các đồng chí đó về hướng đi. Đồng chí Mâu cho thuyền lặng lẽ nhổ neo. Đi được một chặng thì gặp gió to, nước tràn vào thuyền, thuyền bị thủng và chìm, những người trên thuyền phải dồn tất cả lên chiếc thuyền còn lại. Khi ra đến ngang Vũng Tàu thì quyết định tạt vào bờ cho một số người ở lại. Nhưng đến đây, lại xảy ra một chuyện phức tạp. Một chiến sĩ đào ngũ, tối đến không thấy về. Mọi người sốt ruột, trong khi gió vẫn rất to. Tôi quyết định cứ nhổ neo và đi. Ra ngoài khơi, gió mạnh đã thổi dạt thuyền của chúng tôi đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Sau đó Hải quân Trung Quốc thông báo cho hải quân ta sang đón và đưa về cảng Hải Phòng. Chúng tôi đã vượt qua sóng to, gió lớn, vượt qua hiểm nguy, đi mất bảy ngày đêm. Sau khi chúng tôi ra Bắc báo cáo, ở nhà, hai anh Tư Bình và Lê Ngọc Hưng đã cùng với Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 9 kiên định, quyết tâm phát huy những thắng lợi đã giành được, kiên quyết thực hiện phương án tiến công tổng hợp mùa khô, giữ vững quyền chủ động, dùng lực lượng phản công địch tại chỗ. Các bộ phận chủ yếu còn lại vẫn tiếp tục chuẩn bị tiến công, đồng thời đẩy mạnh tiến công quân địch ở vòng ngoài, giải phóng cơ bản các xã Đông Yên (An Biên), An Thạnh Nhì (Long Phú), mở lại hành lang sông Tiệm và diệt tám đồn ở Giồng Riềng, chặn đứng quân địch ở mũi tiến công nam Long Mỹ. Đến ngày 17-12-1973, Quân khu 9 mở đợt tiến công tổng hợp mùa khô. Tuy lực lượng chủ yếu của Quân khu tiến công ở vòng ngoài, nhưng ở trọng điểm ta vẫn giành được thắng lợi lớn. Như vậy, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu đã lãnh đạo quân và dân Quân khu 9 lần lượt đánh bại 75 tiểu đoàn địch, giữ vững địa bàn trọng điểm, tạo được thế và lực mới, xây dựng và củng cố lực lượng ta về mọi mặt, góp kinh nghiệm tốt cho các chiến trường bạn, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền và Trung ương đánh giá đúng địch - ta, có chủ trương chỉ đạo đúng đắn, liên tục tiến công giành thắng lợi. Từ đó, Quân khu rút ra bài học là phải nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, quán triệt tư tưởng tiến công, không mơ hồ hữu khuynh, ảo tưởng hòa bình, kịp thời đánh giá đúng âm mưu thủ đoạn, chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và của ta, xác định đúng phương châm, phương thức hoạt động chỉ đạo, chỉ huy cụ thể, có sự nhất trí cao giữa Khu ủy và Quân khu, giữa trên và dưới. Các lực lượng chính trị - vũ trang phối hợp hoạt động chặt chẽ, đánh bại kế hoạch lấn chiếm, "tràn ngập lãnh thổ" của địch, giữ vững vùng giải phóng. ----Chú thích 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tr. 592. 2. Năm 1973, Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 2 tỷ 670 triệu USD, trong đó 2 tỷ 168 triệu USD về quân sự; cuối năm 1972 đầu năm 1973, Mỹ viện trợ 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, tăng dự trữ vật tư chiến tranh lên gần 2 triệu tấn. 3. Có nơi quy định "ba cấm" (cấm bao vây đồn bốt, cấm "gỡ" đồn bốt, cấm đánh địch bung ra). Có nơi còn quy định "năm cấm" (thêm "hai cấm" nữa: cấm pháo kích, cấm xây dựng ấp, xã chiến đấu). Chỉ thị cho Khu 9 thực hiện "năm cấm".
18/20
4. Ở Khu 5, ta mất 25 vạn dân, 45 xã, 320 ấp, địch đóng thêm 200 đồn bốt; Khu 8, ta mất 10 vạn dân, 24 xã, 120 ấp, địch đóng thêm 287 đồn bốt; Khu 6 và Khu 7 bị địch lấn hầu hết các vùng ta mới mở gồm: 308 ấp với 29 vạn dân... http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-3722201685746468.html
2/8/2018
Chương 7
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 7
(https://www.facebook.com/sharer/sharer (https://ww w.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http:/ .php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van/dangcongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016 12/10/2016kien.html/index-4722201685746 kien.html/index-4722201685746469.html) 469.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) .vn)
CHỈ HUY CHIẾN DỊCH CUỐI NĂM 1974, GIẢI PHÓNG TỈNH PHƯỚC LONG
Sau bảy ngày đêm vượt biển Đông từ Nam ra Bắc, về đến Hà Nội, tôi nghỉ ở nhà số 91 phố Lý Nam Đế. Mấy đồng chí cán bộ bên Tổng cục Chính trị và Cục Cán bộ ra thăm tôi. Anh Văn Tiến Dũng gặp tôi, câu đầu tiên anh hỏi: - Có mệt không? - Có mệt - Tôi cười và đáp. - Cậu như con voi một ngà - Anh Dũng nói. - Cũng chỉ còn một mắt bảy phần mười - Tôi nói. - Về sức khỏe thì cậu cố gắng thêm. Cậu về nắm chắc tình hình và bàn với hai anh Phạm Hùng và Trần Văn Trà để triển khai công việc. công việc. Công việc thì các anh đó biết cả rồi. Có thể sắp tớ i các anh ấy cũng ra họp... - Anh Dũng nắm chặt tay tôi nói. Bên Trung ương làm bữa cơm, gọi tôi sang. Khi ăn có các anh anh Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Ăn xong, anh Thọ nói: - Báo cáo tình hình xong, thì cậu về Miền ngay. Anh Duẩn gặp riêng tôi, dặn: - Về nói với anh Hùng, anh Trà, bàn trong nội bộ phải giải phóng nhanh nhất. Nếu để chậm thì nó lại hồn, nó củng cố sẽ rất khó. Anh nói hai lần: "Nó lại hồn, sẽ rất khó". Rồi anh bảo tôi sang báo cáo tình hình với Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Tôi sang chào Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Bác Tôn nói: - Các chú giải phóng nhanh miền Nam để bác được về thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam, thăm quê Long Xuyên và thăm lại xưởng Ba Son. Báo cáo xong, tôi chuẩn bị trở về Miền. Hôm sắp đi, anh Hoàng Văn Thái gặp và bảo: - Cậu nói giúp, để các ông cho mình trở vào Miền.
19/20
- Chuyện của anh phải Bộ Chính trị quyết định, tôi làm sao nói được - Tôi trả lời anh. Tôi đến chào anh Nguyễn Hữu Thọ, anh Thọ mời tôi ăn cơm. Sau đó anh Hoàng Văn Thái, rồi anh Võ Nguyên Giáp mời tôi đến ăn cơm. Tôi lần lượt đến chỗ hai anh ăn cơm. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 7
Lúc sắp chia tay gia đình, con trai tôi là Lê Mạnh Hà nói: - Ba ơi! Con muốn đi bộ đội, nối nghiệp ba. - Tới đây đất nước hòa bình, xây dựng, sẽ cần nhiều cán bộ khoa học. Con nên đi vào một ngành khoa học, còn ngành nào thì tùy con chọn. Nhưng trước hết con phải phấn đấu trở thành người tốt, sống có lý tưởng và có ích cho xã hội - Tôi khuyên con. Trở về miền Nam, tôi được anh Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh Bộ đội 559 - tổ chức đi theo đường Đông Trường Sơn. Vào đến Đông Hà - Quảng Trị, gặp anh Trần Độ từ Miền ra, tôi hỏi: - Anh ra thì ai thay? Anh im lặng không nói gì, sau đó anh bảo: - Sau khi có Hiệp định Paris, tình hình phức tạp quá. Khi anh Tố Hữu vào phổ biến thì tin ở Trung ương. Tôi bảo: - Tin ở Trung ương là đúng, nhưng phải phản ánh đúng thực tế chiến trường với Trung ương và phải kết hợp hai vấn đề đó lại. Anh bảo giờ anh ra Bắc. Tôi bắt tay chào anh, thấy anh không vui, tôi cũng không hỏi vì sao anh ra. Anh em giao liên đưa tôi đi, vào đến sát đồn Phú Túc của địch, đi theo sườn núi. Tôi thấy đường Đông Trường Sơn đã mở thông thoáng. Vào tới Miền, không thấy ai nhắc chuyện tôi “ra tòa", mà ngày 16-4-1974, Chủ tịch nước ký quyết định thăng quân hàm cho tôi từ cấp Đại tá lên cấp Trung tướng. Ý của anh Trần Văn Trà là tôi làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Miền. Tôi bảo cứ để anh Nguyễn Minh Châu (tức Năm Ngà) làm Tham mưu trưởng, tôi làm Phó Tư lệnh và ý kiến của tôi được các anh chấp thuận. Lúc này, anh Phạm Hùng làm Bí thư Trung ương Cục, anh Trần Văn Trà làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền, anh Lê Văn Tưởng (tức Hai Tưởng) thay vị trí của anh Trần Độ làm Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Miền. Theo lời dặn của anh Lê Duẩn và anh Văn Tiến Dũng, tôi gặp và báo cáo với hai anh Phạm Hùng và Trần Văn Trà. Anh Trà bảo: - Nắm tình hình xong, căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của anh Lê Duẩn và anh Văn Tiến Dũng, cậu làm kế hoạch đi. Sau khi Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền có ý kiến là triển khai luôn. Anh Hùng cũng bảo tôi: - Làm sớm đi. Khi xây dựng kế hoạch tác chiến, tôi có bàn với hai anh Năm Ngà và Hai Tưởng; kế hoạch có ba nội dung: Thứ nhất, xây dựng lực lượng ở các đô thị và vùng ven đô. Vì sau Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, lực lượng ta (cả đặc công và biệt động) bị tổn thất nặng và đã ra khỏi đô thị, giờ phải triển khai xây dựng trở lại để ém quân ở đô thị, hoạt động trong lòng đô thị. Thứ hai, mở vùng giải phóng ra hướng Long An, kể cả vùng nam Long An như Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, Châu Thành,
1/11
Tân Trụ, Chợ Gạo và Tiền Giang, tức là cả phía nam và phía bắc lộ 4. Kể từ Tây Ninh xuống Đức Hòa, Đức Huệ, nam - bắc lộ 4 thì khó nhất là mở hướng này. Nếu nói đến đồng bằng sông Cửu Long thì đây là hướng trọng điểm của kế hoạch đồng bằng.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 7
Ta mở vùng và đứng vững được ở đây thì sẽ ngăn chặn rất hiệu quả sự liên thông của địch từ Sài Gòn xuống miền Tây. Ngược lại, phía ta sẽ nối thông từ chiến khu Dương Minh Châu, miền Đông với đồng bằng sông Cửu Long. Thứ ba, mở rộng đường hành lang Trường Sơn. Vì Trung ương đã mở thông đường Đông Trường Sơn rồi, nay ta phải thông nốt, nối liền từ miền Đông Nam Bộ tới đó, trọng điểm là hai trục đường 14 và 20. Còn hướng sông Lòng Tàu thì Đoàn 10 đã làm tốt, vả lại lúc đó hướng này chưa nổi cộm nên không đặt vấn đề là hướng chính. Các đơn vị chủ lực của Miền bắt đầu huấn luyện và hoạt động tác chiến theo hướng mới. Nhưng thực trạng lúc này, bộ đội đánh tập kích thì được nhưng đánh công kiên lại chưa ổn. Điển hình là trận đánh đồn Rạch Bắp nằm trên lộ 7, ta dùng một trung đoàn bộ binh có xe tăng và lựu pháo đánh hai ngày liền mà không dứt được đồn. Tôi đề nghị với anh Trà cho bộ đội tập huấn lại. Nếu cứ đánh kiểu đội hình “đầu nhọn đuôi dài, bộc phá liên tục” để mở cửa mở thế trận phòng thủ của địch thì e không được, mà có được cũng thương vong lớn, hoặc tiến công theo đội hình xe tăng đi trước bộ binh theo sau, trong khi hỏa lực nói chung, hỏa lực chống tăng nói riêng của địch rất mạnh thì không thành công. Kế đó, tôi mời hai anh Bùi Cát Vũ và Lương Văn Nho trong Bộ Chỉ huy Đoàn 351 đến, hôm đó có cả anh Năm Ngà – Tham mưu trưởng Miền và anh Hoàng Cầm – Phó Tư lệnh Miền. Tôi bảo bây giờ ta hãy tập huấn cho bộ đội cách đánh cùng một lúc tiến hành mở hai cửa mở. Một cửa mở bằng lối dùng đặc công bí mật luồn sâu gỡ cắt hàng rào, một cửa dùng pháo binh bắn chế áp lô cốt và hỏa điểm của địch rồi dùng bộc phá phá hàng rào, pháo binh bắn yểm trợ cho bộ đội xung phong, mục tiêu là tiêu diệt chi khu quân sự của chúng và lấy Chi khu Đồng Xoài làm đối tượng thực tế để luyện tập. Hai anh đã về xây dựng sa bàn trên thực địa với đầy đủ các chi tiết và tập huấn cho cán bộ ở cả ba cấp: đại đội, tiểu đoàn và trung đoàn. Cuộc tập huấn kỹ càng diễn ra suốt ba tháng tại Đồng Pan trong chiến khu Dương Minh Châu. Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng từ sau Hội nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tháng 5-1973, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (tháng 6-1973) và Quân ủy Trung ương (tháng 3-1974), cục diện chiến trường từ cuối năm 1973 và năm 1974 đã chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho ta. Ta đã chủ động đưa thế và lực cách mạng tiến lên từng bước vững chắc, bằng cách phản công và tiến công liên tục, giành thắng lợi ngày càng lớn với tốc độ nhanh trên tất cả các chiến trường từ Khu 9, Khu 8, Khu 7, Khu 6, Khu 5, Tây Nguyên đến Trị Thiên; trên tất cả các mặt trận từ đánh phá bình định, mở vùng giành dân ở đồng bằng, mở rộng căn cứ ở miền núi và vùng giáp ranh làm bàn đạp đến kéo dài thêm hành lang chiến lược từ miền Bắc vào tận miền Đông Nam Bộ,... Đến giữa năm 1974, sau hơn một năm thi hành Hiệp định Paris, hình thái chiến trường miền Nam đã và đang diễn ra một cuộc chiến tranh cách mạng bằng cả quân sự và chính trị chống lại một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới do quân đội và chính quyền Sài Gòn tiến hành dưới sự chỉ huy của Mỹ. Lúc này, địch đang bị động và sa sút toàn diện1, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, đồng thời cũng có những diễn biến phức tạp. Tháng 1974, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gợi ý và hướng dẫn Bộ Tổng Tham mưu khởi thảo kế hoạch đánh giá tình hình trong nước và quốc tế, nắm bắt thời cơ chiến lược, nhạy bén, kịp thời đề xuất chủ trương chuẩn bị và tiến hành giải phóng miền Nam. Sau khi có Nghị quyết 21 của Trung ương ghi nhận thành quả của hơn một năm ta đẩy mạnh đấu tranh vũ trang hỗ trợ trực
2/11
Sau khi có Nghị quyết 21 của Trung ương ghi nhận thành quả của hơn một năm ta đẩy mạnh đấu tranh vũ trang hỗ trợ trực tiếp cho đấu tranh chính trị và binh vận, bắt quân địch phải thi hành Hiệp định và chặn đứng một cách cơ bản kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” của chúng, thì thế và lực của ta được củng cố và phát triển một bước mới. Từ thế và lực mới này, chúng ta đã vạch ra kế hoạch tiến công mùa khô 1974-1975, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy. Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 7
quân sự của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vào cuối năm 1974 sa sút nghiêm trọng. Để có "quả đấm chủ lực mạnh" cho cuộc tấn công và nổi dậy, ngày 20-7-1974, tại Hội nghị quân chính ở căn cứ Dương Minh Châu, đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục, công bố quyết định thành lập Quân đoàn 4. Sự kiện này đánh dấu một bước trưởng thành mới của chủ lực Miền. Quân đoàn 4 gồm: hai sư đoàn bộ binh (7 và 9), Trung đoàn pháo binh 24, Trung đoàn phòng không 71, Tiểu đoàn đặc công 429, Trung đoàn thông tin 69 và các cơ quan, đơn vị phục vụ, bảo đảm. Lúc đầu cử anh Hoàng Cầm làm Tư lệnh kiêm Chính ủy. Sau này anh Hoàng Cầm làm Tư lệnh, anh Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy, anh Bùi Cát Vũ làm Phó Tư lệnh, anh Hoàng Nghĩa Khánh làm Tham mưu trưởng. Lực lượng của quân khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, du kích xã đều phát triển nhanh. Tháng 8-1974, Bộ Chỉ huy Miền quyết định thành lập ở mỗi quân khu (trừ Quân khu 6 và Quân khu Sài Gòn - Gia Định) một sư đoàn nhẹ, tăng cường lực lượng binh chủng và tổ chức cơ quan chỉ huy sư đoàn do một đồng chí phó tư lệnh quân khu kiêm sư đoàn trưởng. Trước mùa khô 1974, Bộ Chỉ huy Miền trực tiếp nắm ba sư đoàn chủ lực: 5, 7, 9; các trung đoàn trực thuộc: 201, 205, 271, 16 và Đoàn 27 đặc công, Đoàn 316 biệt động thành và một số binh chủng. Toàn B2 chỉ có năm tiểu đoàn pháo binh xe kéo, trong đó có hai tiểu đoàn pháo 105 ly và 155 ly thu được của địch, đạn rất thiếu; ba tiểu đoàn tăng - thiết giáp và cả xe M113 và M41 thu được của địch cũng không đủ xe; công binh và thông tin thì càng thiếu và yếu hơn nữa. Vẻn vẹn chỉ có một tiểu đoàn công binh vượt sông không đủ khí tài, một tiểu đoàn công binh công trình, hai tiểu đoàn thông tin vô tuyến điện và một tiểu đoàn hữu tuyến điện. Trung đoàn 271 và 205 được ghép lại, thành lập Sư đoàn 3 thiếu, do đồng chí Đỗ Quang Hưng (tức Sáu Hưng) làm Sư đoàn trưởng. Hai sư đoàn 5 và 3, Trung đoàn 16, 201, Đoàn đặc công 17 và Đoàn 316 biệt động thành đều trực thuộc Bộ Chỉ huy Miền để sử dụng trên các hướng cần thiết. Một số tỉnh có trung đoàn, một số huyện có tiểu đoàn và hầu hết các xã đều có du kích. Các chiến trường khác ở miền Nam cũng có binh đoàn lớn cấp sư đoàn - quân đoàn. Vũ khí của ta cũng được tăng cường thêm. Chiến trường Nam Bộ đã có xe tăng T59, pháo 130 ly và một số khí tài hiện đại khác. Việc thành lập Quân đoàn 4 ở B2 và các sư đoàn chủ lực cơ động cho các quân khu là một sự chuẩn bị lực lượng chủ lực của chiến trường để đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Cuối tháng 10-1974, Trung ương Cục nhận được điện của Bộ Chính trị gọi hai anh Phạm Hùng và Trần Văn Trà ra Hà Nội họp. Trước khi đi, Trung ương Cục giao cho anh Võ Văn Kiệt thường trực bên Trung ương Cục và giao cho tôi thay vị trí chỉ huy của anh Trà. Khi bắt đầu triển khai kế hoạch tác chiến mùa khô thì Bộ Tư lệnh Miền có tôi và các anh Năm Ngà, Hai Tưởng, Hoàng Cầm. Trong Bộ Tư lệnh Miền, mỗi người được phân công phụ trách một hướng, tôi, anh Hoàng Cầm và anh Bùi Cát Vũ lo mở hướng hành lang, Tham mưu trưởng Năm Ngà lo hướng đường 20, triển khai xong việc thì chuyển sang hướng Long An. Còn một vị trí, một hướng vô cùng quan trọng là hướng núi Bà Đen. Lực lượng giải quyết ở hướng này lấy trinh sát và lực lượng của Bộ Tham mưu Miền (gồm một số đơn vị trực thuộc) cộng với lực lượng dân quân du kích địa phương do anh Trần Văn Danh (tức Ba Trần) - Tham mưu phó chỉ huy. Núi Bà Đen là điểm cao thuộc tỉnh Tây Ninh, đứng giữa một bên là Long An - Đồng Tháp Mười, bên kia là Phước Long, tầm quan sát tới tận Sài Gòn và bao quát tới sông Tiền thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Quân ta thực hiện vừa nghi binh vừa đánh. Nhưng khi nổ súng giải quyết ở đây thì vẫn không quên đô thị là trọng điểm và việc xây dựng lực lượng biệt động thành, xây dựng và phát triển Trung đoàn Gia Định. Anh Võ Văn Kiệt, sau đó anh Nguyễn Văn Linh,
3/11
chủ trì lo việc này. Khoảng tháng 12 bắt đầu thực hiện kế hoạch của các hướng. Hướng Tây Ninh làm trước. Khi ta bao vây núi Bà Đen tiến đánh các đồn bốt và phá ấp chiến lược xung quanh thị xã Tây Ninh thì lập tức Sư đoàn 25 địch kéo lên. Như vậy, ta đã làm được việc nghi binh thu hút, căng kéo lực lượng chủ lực của chúng. Phía Trung đoàn Gia Định đánh mấy đồn nhỏ để mở “lõm”, rồi đưa từng tiểu đội vào. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 7
Riêng hướng mở hành lang, vì thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó, nên chủ trương của Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền đã vạch ra là "chủ lực của Miền, của Quân khu 7 và Quân khu 6 phải đánh mở rộng, hoàn chỉnh các vùng căn cứ chuẩn bị cho các hướng: bắc, tây bắc, đông và tây Sài Gòn, thực hiện bao vây, cô lập và ép Sài Gòn. Ngay từ đầu mùa khô phải giải phóng đường 14 từ Đồng Xoài lên giáp Quảng Đức để mở rộng căn cứ Miền về phía sau. Muốn giải phóng đường 14, ta phải diệt cho được mục tiêu chủ chốt là Đồng Xoài. Chúng tôi cũng tiên lượng được rằng, nếu quân ta diệt được mục tiêu này thì tỉnh lỵ Phước Long sẽ lập tức rơi vào tình trạng hoàn toàn bị cô lập. Khi có thời cơ và điều kiện thì ta giải phóng luôn toàn tỉnh Phước Long. Ngành hậu cần của B2 giữ vững truyền thống làm tốt công tác chuẩn bị hậu cần, "lót ổ sẵn" hàng trăm, hàng nghìn tấn lương thực, vũ khí, đạn dược từ trước ở trong Sài Gòn và các địa bàn xung quanh Sài Gòn. Nhằm phục vụ cho chiến trường bước vào những trận đánh lớn quyết định, trong hai năm 1973, 1974, riêng ở miền Đông Nam Bộ ta mở 910km đường ôtô. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong năm 1974 tăng 30% so với năm 1973, B2 là chiến trường xa nhất dự trữ được 45.000 tấn vũ khí, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, đủ cung cấp cho 200.000 người hoạt động trong sáu tháng. Đến đầu năm 1974, hệ thống đường ống dẫn xăng dầu đã từ miền Bắc vào tới Lộc Ninh. Sau chiến thắng Thượng Đức (tháng 8-1974) ở Quân khu 5, Bộ Tư lệnh 559 được giao nhiệm vụ gấp rút mở tuyến đường vào chiến trường Nam Bộ, ép dần xuống phía đông Trường Sơn. Cuối năm 1974, các đơn vị thông tin của Miền cũng đã hoàn thành một số đường dây thông tin hữu tuyến điện quan trọng: một đường dây trần từ sở chỉ huy Miền ở Tà Thiết kéo đến ngã ba Lộc Tấn để nối thông với đường dây trần "Thống nhất" đang kéo từ Bộ Tổng Tham mưu vào; một đường dây trần, cột gỗ từ sở chỉ huy Miền đi Cà Tum, Đồng Pan nối với Trung ương Cục (Chàng Riệc - bắc Tây Ninh); một đường dây trần từ sở chỉ huy Miền đi Bà Chiêm - Võ Tùng, hậu cứ của Quân đoàn 4. Khả năng chỉ huy từ căn cứ Tà Thiết của Bộ Chỉ huy Miền được nâng lên một bước mới. Để chuẩn bị cho mùa khô 1974-1975, ngay từ trong mùa mưa, hậu cần của Miền đã chuyển đến các quân khu, kể cả Sài Gòn, trên 3.000 tấn vũ khí, đạn dược, đã cấp phát đủ các cơ số đạn và lương thực cần thiết cho chiến đấu và dự trữ thường xuyên cho các đơn vị. Đồng thời, tích trữ tại các khu vực sẽ diễn ra các trận chiến đấu mùa khô, chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ, gần 3 vạn ra tấnlượng vật chất, trongphương đó có gần dược và 1.500 tấn ra xăng dầu.Thực Điềuhiện đáng nói mệnh ở đây lệnh là hậu cốMiền, gắng tạo vật chất, tiện 8.000 tại chỗtấn tấtđạn cả những gì có thể tạo được. đúng củacần BộB2 Chỉđã huy ngành hậu cần đã bảo đảm lượng dự trữ thường xuyên từ bốn đến sáu tháng lương thực, thuốc và dụng cụ quân y; ba đến sáu tháng xăng dầu và bắt buộc phải có một năm vũ khí, đạn dược. Làm được như vậy ở một chiến trường trọng điểm ác liệt, xa Trung ương và hậu phương miền Bắc là một chiến công lớn. Đó là công sức, trí tuệ của các anh Tư Võ, Mười Thiện, Bùi Phùng, Mười Vị, Sáu thịnh,... và biết bao cán bộ, chiến sĩ ngành hậu cần của chiến trường B2. Trong việc bảo đảm hậu cần có một trong những ngành thường xuyên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là ngành quân y. Đội ngũ nhân viên quân y Miền với trách nhiệm cao, y đức tốt, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đã làm cho cán bộ, chiến sĩ trên các mặt trận yên tâm chiến đấu, khi bị thương hoặc bị bệnh, được cứu chữa kịp thời, được chăm sóc tận tình, chu đáo. Có thể nói đứng đầu ngành quân y của Miền những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ là bác sĩ Nguyễn Thiện Thành.
4/11
Anh Thành vừa làm Chủ nhiệm quân y Miền, vừa kiêm Giám đốc bệnh viện của Bộ Chỉ huy Miền, đức độ và tài năng của anh được toàn ngành tín nhiệm. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, gian khổ, thiếu thốn, anh vừa chăm lo chỉ đạo việc cứu chữa, chăm sóc bệnh nhân, chăm lo sức khỏe cho Bộ Chỉ huy Miền, vừa chỉ đạo việc chiến đấu bảo vệ hệ thống các bệnh xá, đội điều trị, bệnh viện, lại vừa chăm lo việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quân y cho toàn chiến trường. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 7
Ngày 13-11-1974, hai anh Phạm Hùng và Trần Văn Trà lên đường ra Bắc họp, các lực lượng B2 cũng nhộn nhịp lên đường hành quân tới các vị trí tập kết, bước vào chiến đấu theo kế hoạch, trước tiên là tổ chức đánh Đồng Xoài, vì Đồng Xoài là vị trí then chốt của tỉnh Phước Long cũng như của tuyến đường 14. Tỉnh Phước Long cách Sài Gòn hơn 100km về hướng tây bắc. Đường 14 chạy trên địa phận Phước Long hơn 100km về hướng đông và nối với vùng nam Tây Nguyên. Đây là con đường chiến lược quan trọng. Chúng tôi cho nắm chắc lại việc bố trí của địch địakhu bànvực: Phước Long. VàoBến những cuối năm 1974,- các sư đoàn chủĐức lực của Quân địch bị và cầm chântrên ở các đường 7 (Tây Cát),tháng Tây Ninh, Tân Uyên đường 16, Hoài - Tánh Linhđoàn nên 3chúng chỉcăng đưara được hai đại đội thám sát của Sư đoàn 5 và Sư đoàn 18 lên tăng cường giữ đường 14 - Phước Long. Lực lượng tại chỗ của Tiểu khu Phước Long gồm có tiểu đoàn bảo an, khoảng 60 trung đội dân vệ, một chi đội xe M113 (ba chiếc), hai đại đội cảnh sát quốc gia và cảnh sát dã chiến, 10 trung đội pháo (155 ly và l0 ly), ngoài ra còn lực lượng phòng vệ dân sự, tề điệp, thanh niên chiến đấu và một số nhân viên chính quyền địch có vũ khí. Bố trí phòng ngự của địch ở Phước Long hình thành ba khu vực sau: - Khu vực 1 gồm toàn bộ đường 14 (từ Đồng Xoài đến Bù Đăng). Khu vực này có hai chi khu (Đồng Xoài và Bù Đăng), một yếu khu (Bù Na) cùng trên 50 đồn bốt nhỏ và căn cứ cấp tiểu đoàn. Lực lượng bảo an gồm Tiểu đoàn 341 ở Bù Đăng. Mặc dù địch tập trung gần hết lực lượng bảo an cơ động (ba trong số bốn tiểu đoàn) vào khu vực này, nhưng đường 14 vẫn rất sơ hở vì số quân quá ít so với chiều dài đoạn đường 100 km. - Khu vực 2 là lộ 311 (nối đường 14 với thị xã Phước Long), có một chi khu Bù Đốp và một số đồn bốt nhỏ của dân vệ. Lực lượng bảo an có một đại đội thuộc Tiểu đoàn 341 ở Đức Bốn (nam Chi khu Bù Đốp). - Khu vực 3 là tam giác Phước Bình - núi Bà Rá - thị xã Phước Long. Khu vực này có một chi khu (Phước Bình), một tiểu khu (Phước Long) với nhiều căn cứ quân sự quan trọng như sân bay Phước Bình, kho tàng, trận địa pháo, các cơ quan quân sự và chính quyền tỉnh. Ngoài ra, có nhiều đồn bốt nhỏ bố trí xen kẽ và thành nhiều tầng. Lực lượng địch gồm Tiểu đoàn 340, bốn trung đội pháo, hai đại đội cảnh sát, một chi đội M113, ngoài ra còn nhiều phòng vệ dân sự, thanh niên chiến đấu, v.v.. Tôi giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 7 (do anh Lê Nam Phong làm Sư đoàn trưởng), anh Bùi Cát Vũ trực tiếp chỉ đạo đánh Đồng Xoài và đánh viện binh. Phương án là dùng cách đánh đặc công bí mật gỡ mìn, cắt hàng rào và luồn bộc phá ống vào để phá vật cản mở cửa mở cho một hướng tiến công. Còn một hướng khác thì dùng hai khẩu pháo 85 ly bắn chế áp lô cốt và hỏa điểm đầu cầu của địch để cho bộ binh mở cửa mở xung phong. Đây là lối đánh mới mà Bộ Chỉ huy Miền đã giao cho anh Bùi Cát Vũ tổ chức tập huấn cho cán bộ các cấp (từ trung đoàn đến đại đội) những tháng trước đó. Khi bộ đội đang gỡ hàng rào kẽm gai của địch thì chúng tôi nhận được điện từ Trung ương vào yêu cầu không đánh Đồng Xoài, đặc biệt không dùng pháo lớn, và chỉ tác chiến quy mô cấp đại đội, không đánh chi khu, chỉ đánh đồn cấp đại đội trở xuống. Trong cán bộ có nhiều đồng chí thắc mắc là tại sao cấp trên lại không cho đánh, hơn nữa, cấp bộ mà lại chỉ đạo quá cụ thể. Trong thâm tâm tôi hiểu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của sự việc này, nhưng không thể nói hết ra để giải thích cho anh em được. Khi nhận được lệnh của trên không cho đánh Đồng Xoài, tôi bảo anh em mở xong hàng rào thì cài lại, đánh dấu để đó, giữ
5/11
nguyên lực lượng lui ra bao vây. Chúng tôi sử dụng Trung đoàn 271 thuộc Sư đoàn 3 do anh Sáu Hưng chỉ huy, có anh Hoàng Cầm kiểm tra đôn đốc phía sau, tăng cường cho hướng tiến công chủ yếu này hai khẩu pháo 85 ly và 2.000 viên đạn để đánh
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 7
vào Bù Đăng. Tôi nói với anh em, sau khi đánh được Bù Đăng rồi thì chúng ta sẽ đánh Đồng Xoài là chưa điện ra Bắc thông báo là đánh chi khu. Và tôi điện cho anh Trà biết quyết định điều chỉnh kế hoạch, thay đổi việc chọn mục tiêu đánh trận mở màn cho mùa khô n ày. Bộ Tư lệnh Miền phân công mỗi người bám sát và chỉ đạo một hướng: anh Bùi Cát Vũ ở hướng Đồng Xoài, anh Hoàng Cầm ở hướng Sư đoàn 3, anh Năm Ngà ở hướng Khu 6. Tôi và anh Hai Tưởng ở Sở Chỉ huy trung tâm (lúc đó ở Tà Thiết) chỉ đạo toàn chiến trường B2 mà trọng điểm là miền Đông, trong đó trọng yếu là Tây Ninh - núi Bà Đen. Vị trí Bù Đăng đứng trên một địa hình rừng núi hiểm trở, gồm ba cụm mục tiêu chủ yếu: chi khu quân sự, căn cứ Vĩnh Thiện, khu hành chính và Tiểu đoàn 362 bảo an cùng lực lượng dân vệ đóng giữ. Sáng ngày 14-12-1974, lực lượng của Sư đoàn 3 bắt đầu nổ súng tiến công Bù Đăng. Trung đoàn 271 tiến công trên hướng chủ yếu, đánh vào chi khu quân sự, đến 8 giờ 40 phút đã chiếm được chi khu và khu hành chính. Trung đoàn 201 tiến công trên hướng thứ yếu, 8 giờ đã làm chủ căn cứ Vĩnh Thiện. Cùng lúc, lực lượng vũ trang địa phương tiến công quét sạch các đồn và chốt dân vệ ở xung quanh chi khu. Bộ đội ta thừa thắng truy kích tàn binh địch và lần lượt chiếm các vị trí của chúng ở ngã ba Km 10, Km 48 và cầu 38 trên đường 14. Trên hướng Bù Na, ta tổ chức vây ép khu này. Tiểu đoàn 363 bảo an địch đóng giữ ở đây thấy Đồng Xoài đang bị bao vây, Bù Đăng bị ta chiếm và lộ 14 bị ta cắt đứt ở Km 19 nên đêm 15 tháng 12 rút chạy về Phú Riềng. Ta thu được hai khẩu pháo 105 ly và nhiều đạn pháo. Quân ta truy kích, diệt và làm tan rã gần hết tiểu đoàn này, đồng thời diệt bảy đồn địch từ Bù Na đến Liễu Đức. Chốt địch ở cầu 11 bị Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 209 vây ép, ngày 16 tháng 12 cũng bỏ chạy về Đồng Xoài. Chúng tôi quyết định nhanh chóng chuyển cuộc tiến công sang đợt hai, tiêu diệt hai chi khu Bù Đốp và Đồng Xoài. Rạng sáng ngày 23 tháng 12, Trung đoàn 165 do Trung đoàn trưởng Trần Quang Triệu và Chính ủy Nguyễn Can chỉ huy, cùng lực lượng được tăng cường, nổ súng tiến công Chi khu Bù Đốp. Đánh đến chiều thì ta làm chủ Bù Đốp rồi phát triển về hướng tây, bức rút hai đồn ngã ba Phước Lộc và Phước Quả. Trước nguy cơ Bù Đốp bị tiêu diệt, Tiểu khu Phước Long bị uy hiếp, trưa ngày 23, Quân đoàn 3 địch (do Dư Quốc Đống chỉ huy) dùng máy bay lên thẳng đổ một tiểu đoàn và hai khẩu pháo 155 ly xuống Phước Bình. Lực lượng này lập tức hành quân theo lộ 311 đến phía tây Phước Quả để ngăn chặn lực lượng ta phát triển tiến công từ Bù Đốp lên đánh thị xã Phước Long. Quân địch đã bị thu hút về hướng Bù Đốp đúng như ý định của chúng tôi. Trên hướng chủ yếu, quân ta lập tức triển khai lực lượng để tiêu diệt Đồng Xoài. Đồng Xoài là một căn cứ khá lớn. Lực lượng địch có khoảng hơn 1.000 tên. Xung quanh căn cứ có 11 đến 16 lớp rào kẽm gai và bãi mìn các loại. Trong căn cứ có hơn 500 lô cốt và ụ súng, bốn khẩu pháo lớn 155 ly và 105 ly. Ta xác định, muốn đánh Đồng Xoài phải hạn chế được tối đa uy lực pháo và bom của đối phương nên khi chuẩn bị đánh Đồng Xoài, ta bố trí lực lượng bao vây, vô hiệu hóa cụm pháo ở Bù Na và bố trí cụm pháo phòng không bắn máy bay. Nhiệm vụ đánh Đồng Xoài được giao cho Sư đoàn 7 của anh Lê Nam Phong. Hướng tiến công chủ yếu giao cho Trung đoàn 141 do các đồng chí Lê Dương Liễu làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Danh làm Chính ủy, được tăng cường hai tiểu đoàn bộ binh, ba khẩu cối 160 ly, hai khẩu lựu 122 ly, một khẩu cối 120 ly, một pháo 105 ly, bốn khẩu pháo 85 ly và hai tiểu đoàn
6/11
súng phòng không; giao cho Trung đoàn 201 chặn phía nam, Trung đoàn 209 chặn phía tây căn cứ diệt viện địch từ Phước Vĩnh lên và Châu Thành sang ứng cứu. Đến 5 giờ sáng 26 tháng 12, Trung đoàn 141 nổ súng tiến công Chi khu Đồng Xoài. Đến 15 giờ cùng ngày thì đơn vị diệt mục tiêu cuối cùng là chốt cầu số 2. Sau khi đánh được Đồng Xoài thì phát triển lên đánh Chi khu Phước Bình, gồm cả sân bay Phước Bình và cao điểm Bà Rá; đồng thời, điều Trung đoàn 16 ở Trảng Bàng - Củ Chi lên http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 7
phía bắc thị xã Phước Long, sẵn sàng phối hợp đánh vào thị xã Phước Long khi có lệnh. Khi ta đánh Bà Rá, Phước Bình, sân bay Phước Bình và xuất hiện Trung đoàn 16 ở phía bắc thị xã Phước Long, thì địch trong thị xã Phước Long hoảng loạn bỏ chạy. Đến ngày 5-1-1975, địch bỏ chạy hết. Chiều ngày 6-1-1975, quân ta vào Phước Long. Tôi ra lệnh cho anh em phá hầm ngầm ở trung tâm hành chính, ta làm chủ hoàn toàn thị xã Phước Long, kết thúc thắng lợi chiến dịch. Sau 24 ngày chiến đấu tiến công, ta đã diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở Phước Long, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh, giải phóng tỉnh Phước Long. Ngay sau khi giải phóng Phước Long, anh Võ Văn Kiệt đã điều mấy chục công nhân lên tiếp nhận và quản lý nhà máy chế biến mủ cao su ở đồn điền Phú Riềng thuộc Công ty cao su Thuận Lợi. Chiến thắng đường 14 - Phước Long đã góp phần làm thay đổi cục diện trên địa bàn chiến lược quan trọng này, làm thay đổi đáng kể tương quan về thế giữa ta và địch trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, làm suy yếu hệ thống phòng thủ của địch trên hướng bắc Sài Gòn. Qua "sự kiện Phước Long", ta hiểu địch hơn. Quân địch không đủ khả năng đối phó cùng một lúc với nhiều hướng tiến công của ta, không đủ khả năng chiếm lại một thị xã bị đánh chiếm. Còn Mỹ không dễ can thiệp trở lại miền Nam bằng bất cứ hình thức nào để cứu quân đội Sài Gòn. Chiến thắng đường 14 - Phước Long còn là một đòn mạnh đánh vào tinh thần của quân địch. Ở đây, tôi rút ra một điều là, cán bộ chỉ huy các cấp luôn phải phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong quá trình phát triển chiến đấu. Khi cấp trên ra lệnh, dù chưa hiểu rõ tình hình ở cấp dưới, thì cấp dưới vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành, nhưng tùy từng tình hình mà có những quyết định cho đúng, quyết định kịp thời, quyết định tại chỗ đúng nguyên tắc. Mạnh dạn quyết định dùng chủ lực và hỏa lực tăng cường để tiến công quyết liệt khi biết rõ quân địch đã dao động, hoang mang, quân ta đang ở thế thượng phong thì phải dấn tới giành chiến thắng cao nhất. Từ trước đến nay, diệt địch hành quân dã ngoại, địch đi cứu viện..., nghĩa là diệt địch ở bên ngoài cứ điểm là sở trường của ta. Khi ta đưa được pháo lớn vào đánh thì bộ đội rất phấn khởi; khi ta đánh được quân địch trong căn cứ có công sự, lô cốt vững chắc thì quân địch lập tức hoang mang, dao động. Kế hoạch lúc đầu xác định Đồng Xoài là trận then chốt, nhưng trên không cho đánh. Ta chuyển sang đánh Bù Đăng rồi phát triển tiến công vào Bù Đốp và đánh luôn Bù Na, thu được hai khẩu pháo và nhiều đạn pháo, sau đó phát triển đánh sang Đồng Xoài, anh em rất phấn khởi, hăng hái, còn quân địch thì hoang mang, dao động. Có thể nói, đây là thời cơ phát sinh tại chỗ cả về chiến dịch và chiến thuật. Đến lúc ta đưa tăng, đưa pháo vào, quân địch hoảng hốt, không chống cự mà bỏ chạy. Trung đoàn 16 và đơn vị tăng, pháo còn đứng nguyên chưa phải đánh. Như vậy là, khi ta đánh đòn phủ đầu mà trúng huyệt hiểm thì địch rã. Nếu ta lừng chừng không chớp thời cơ xốc tới mà để chậm, địch đưa lên một liên đoàn biệt động tăng cường cho núi Bà Rá và thị xã Phước Long thì ta sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Đây không phải là chủ trương có trước của Bộ Tư lệnh Miền, mà tình hình cụ thể đòi hỏi phải xử lý như vậy. Có thể nói, chiến thắng đường 14 - Phước Long và núi Bà Đen đối với mặt trận B2 đã tạo ra cho chúng ta thế làm chủ một địa bàn chiến lược quan trọng, uy hiếp trực tiếp phía đông quốc lộ 13 và hệ thống phòng thủ của địch trên hướng bắc Sài Gòn,
7/11
làm thay đổi đáng kể tương quan và thế trận trên chiến trường Đông Nam Bộ có lợi cho ta. Đối với Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu thì chiến thắng Đồng Xoài - đường 14 - Phước Long có ý nghĩa là "trận trinh sát chiến lược" thăm dò khả năng quân đội Sài Gòn và sự can thiệp của Mỹ, làm sáng tỏ hơn những cơ sở để Bộ Chính trị hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam. Lịch sử có nhiều việc tưởng như ngẫu nhiên nhưng lại mang tính quy luật. Chiến http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 7
thắng Đồng Xoài - đường 14 - Phước Long, lần đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh, lại diễn ra đúng lúc Hội nghị Bộ Chính trị đang họp và tập trung bàn về quyết tâm chiến lược, thực hiện nốt nửa sau tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ: "Đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam. Khái quát lại hai năm 1973-1974 thì thấy rất rõ là, sau Hiệp định Paris, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đánh khá ác liệt vào các vùng giải phóng, nhiều nơi ta mất đất, mất dân. Điều đó chứng tỏ quân đội và chính quyền địch đã tương đối vững. Mỹ cho rằng chính quyền Sài Gòn đủ sức đương đầu với ta, Mỹ có thể yên tâm mà rút. Để mất đất, mất dân đã khiến cho ta gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng làm cho địch chủ quan, kết hợp với sự kiện ở Rạch Bắp, huyện Bến Cát - Thủ Dầu Một (ta dùng một trung đoàn bộ binh chủ lực được tăng cường xe tăng và pháo đánh một đại đội nhưng không thành công, bị thương vong, nên phải lui quân), càng làm cho chúng thêm tự mãn. Khi ta huấn luyện cách đánh mới, đánh nhanh, mở cửa mở bằng sự kết hợp đồng thời cách truyền thống với cách dùng đặc công bí mật gỡ vật cản mở trước một hướng, rồi tấn công bằng bộ binh cộng thêm pháo bắn thẳng để đánh chi khu quân sự của địch, thì địch hoàn toàn bị bất ngờ. Khi đánh Chi khu Bù Đăng và đột kích vào trận địa pháo của địch, ta đã thu rất nhiều đạn pháo. Trận này không được báo cáo lên trên là đã "đánh chi khu". Thực ra Bù Đăng là một chi khu quân sự mà địch bố trí còn hiểm hơn Đồng Xoài. Ngoài Bắc cũng không được thông tin trong này đã chuẩn bị trước, tức là tổ chức tập huấn ba tháng liền cho cán bộ ở khu vực Đồng Pan trong vùng chiến khu Dương Minh Châu. Khi Sư đoàn 3 của anh Sáu Hưng đánh Bù Đăng thắng lợi thì lực lượng Sư đoàn 7 của anh Lê Nam Phong lót sẵn đã đánh thẳng vào Chi khu Đồng Xoài. Thực chất cả hai nơi này, ở mỗi nơi ta chỉ dùng lực lượng là một trung đoàn bộ binh cộng với pháo có mức độ. Lực lượng còn lại của Sư đoàn 7 chủ yếu bố trí đón lõng để đánh viện binh. Còn Sư đoàn 9 bố trí ở khu vực Dầu Tiếng - Bến Củi thì kiềm chế, thu hút Sư đoàn 25 và lực lượng địch ở khu vực núi Bà Đen và sẵn sàng đón đánh Sư đoàn 7 địch từ Thủ Dầu Một lên chi viện cho quân địch ở Phước Long. Sư đoàn 9 do đồng chí Ba Hồng chỉ huy có nhiệm vụ kiềm chế hai sư đoàn địch. Đánh xong chi khu ta mới đột phá vào thị xã và đã gây bất ngờ lớn cho địch. Sau khi đánh và giải phóng thị xã Phước Long ta mới có thêm cơ sở khẳng định rằng tại các thành phố, thị xã - cơ quan đầu não của địch - lại chính là nơi chúng yếu nhất; bởi vậy ta có thể dùng biệt động, đặc công kết hợp với bộ binh, có pháo bắn chế áp để đột phá vào, kết hợp với lực lượng quần chúng tại chỗ nổi dậy thì sẽ thành công. Ta đánh thắng trận này trong một tư thế mới - tư thế quân đội Sài Gòn thua đau mà quân Mỹ không dám trở lại. Ta cũng đã chuẩn bị phương án đối phó với địch phản công quyết liệt bằng bộ binh và phi pháo, nhưng địch đã không dám làm, mà chỉ cho khoảng một tiểu đoàn nhảy dù xuống. Do đó, có thể nói cái dở ở đây đã chuyển thành cái hay. Trận thắng Đồng Xoài Phước Long đã thực sự trở thành cơ sở đáng tin cậy để Trung ương hạ quyết tâm giải phóng miền Nam. Trước đó, tháng 11-1974, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình và sơ bộ quyết định kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam tương đối sát. Tiếp đó, tháng 1-1975, Bộ Chính trị cùng Quân ủy Trung ương và các đồng chí chủ trì chỉ huy chiến trường một lần nữa soát xét lại tình hình, chính thức thông qua quyết tâm và kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Chiến thắng Phước Long đến giữa lúc Bộ Chính trị họp, là nhân tố mới đến từ thực tiễn sinh động, kịp thời để Bộ Chính trị hạ quyết tâm thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976.
8/11
-----Chú thích
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-4722201685746469.html
2/8/2018
Chương 8
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 8
(https://www.facebook.com/sharer/sharer (https://ww w.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http:/ .php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van/dangcongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016kien.html/index-5722201685746 kien.html/index-57222016857464610.html) 4610.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) g.vn)
CHỈ HUY CÁNH QUÂN HƯỚNG TÂY - TÂY NAM TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
Sau khi giải phóng tỉnh Phước Long, Bộ Tư lệnh Miền Tây bắt tay xây dựng kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn. Chúng tôi thảo phương án sử dụng lực lượng, lấy lực lượng tại chỗ là chủ yếu, tính toán kỹ thấy thiếu một quân đoàn. Bộ Tư lệnh Miền họp thống nhất điện xin Trung ương đưa Quân đoàn 3 vào tăng cường cho B2. Cả Bộ Tư lệnh Miền gần như thống nhất là sẽ giải phóng Sài Gòn vào tháng 4, vì sang tháng 5 đã vào đầu mùa mưa ở Nam Bộ, việc cơ động của ta sẽ khó khăn; mà khó khăn nhất là hướng tây - tây nam Sài Gòn, vùng Long An với đồng nước, kênh rạch và sình lầy. Cùng với việc soạn thảo kế hoạch là xây dựng "quyết tâm chiến đấu”, sơ đồ đã phác ra năm hướng tiến công của chủ lực và lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị tại chỗ đánh vào sào huyệt cuối cùng của quân thù. Khi hai anh Lê Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị và Văn Tiến Dũng Tổng Tham mưu trưởng được Bộ Chính trị cử vào, các anh xem và nói: "Kế hoạch làm tốt, nhưng phải thêm quân". Hướ nngg ra tiền tuyến lớn, miền Bắc dốc toàn bộ sức m mạạnh nh to to lớn lớn của mình cho miền Nam. Miền Bắc đã chi viện liên tục, toàn diện cả sức người, sức của với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường miền Nam. Chỉ riêng bốn tháng đầu năm 1975, miền Bắc đã đưa nhanh vào miền Nam 110.0 00 cán bộ, chiến sĩ, 230.000 tấn vật chất các loại góp phần quyết định để quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi hoàn toàn. Sau khi hoàn thành chuẩn bị chiến lược cả về thế và lực, cả ở miền Bắc và miền Nam, cuộc Tổng tiến công chiến lược của ta đã mở đầu. Ngày 4-3-1975, ta thực hiện cắt đường 19, đánh một số mục tiêu ở Pleiku để nghi binh tạo thế chiến dịch Tây Nguyên. Sáng ngày 10 tháng 3, ta đánh Buôn Ma Thuột, mở đầu chiến dịch Tây Nguyên, cũng là mở cửa đột phá của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa Xuân 1975. Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 14 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút khỏi Tây Nguyên về Nha Trang, giữ đồng bằng. Ý định của địch là tháo chạy theo các đường 21, 19, 14, nhưng các con đường này đã bị ta chiếm giữ, địch buộc phải rút theo đường đi Cheo Reo. Đến 19 giờ ngày 16 tháng 3, Đại tướng Văn Tiến Dũng điện cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5: "Địch rút chạy trên đường 7, tổ chức truy kích ngay"; cho lực lượng vũ trang Phú Yên kịp thời tổ chức đánh địch. Cuộc rút lui của địch bị bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên đánh tan rã và bắt sống. Ngày 16 tháng 8, lực lượng địa phương giải phóng Kon Tum, ngày 18 tháng 3, giải phóng Pleiku.
9/11
Đến ngày 24 tháng 3, quân ta giải phóng Tây Nguyên. Chiến thắng Buôn Ma Thuột và cả Tây Nguyên tạo ra bước phát triển nhảy vọt cả về thời cơ và thế chiến lược mới. Ngày 25 tháng 3, lực lượng quần chúng ở cả ba vùng chiến lược đã trong tư thế sẵn sàng phối hợp với bộ đội chủ lực thực hiện ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận và địch vận). http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
Phối hợp với hướng tiến công chiến lược của ta ở hướng chủ yếu Tây Nguyên và áp lực của các lực lượng chủ lực của Bộ, địch hoang mang, quân và dân Quân khu Trị - Thiên và Quân khu 5 đã đồng loạt tiến công xóa sổ hai quân đoàn, hai quân khu và một số trung đoàn cơ động của địch, giải phóng toàn bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế (trưa 26 tháng 3); và 3 giờ chiều ngày 29 tháng 3, ta giải phóng Đà Nẵng. Sau khi giải phóng Tây Nguyên, Huế, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, thì lực lượng Quân khu 7, Quân khu Sài Gòn - Gia Định, Quân khu 8, Quân khu 9 đã bám sát trong và ngoài đô thị với tư thế sẵn sàng phối hợp với quân chủ lực thực hiện ba mũi giáp công, giải phóng toàn miền Nam. Ngày 1-4-1975, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền nhận được điện của anh Lê Duẩn truyền đạt nội dung Nghị quyết Bộ Chính trị họp ngày 31-3-1975: "Gửi: Anh Bảy Cường, anh Sáu, Sáu, anh Tuấn*, Tuấn*, Bộ Chính trị đã họp ngày 31-3-1975 nghe Quân ủy Trung ương báo cáo tình hình phát triển của cuộc tổng tiến công của ta trong ba tuần qua, đặc biệt trong thời gian gần đây. Bộ Chính trị nhất trí nhận định: 1. Tiếp theo thắng lợi lớn của ta ở Khu IX và giải phóng tỉnh Phước Long ở miền Đông Nam Bộ, cuộc tổng tiến công chiến lược của ta trên thực tế đã bắt đầu với việc đánh chiếm Tây Nguyên và trong một thời gian rất ngắn đã giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn. Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã trên 35% sinh lực địch, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hai quân đoàn địch, tiêu diệt khoảng 40% các binh chủng kỹ thuật hiện đại, thu và phá hơn 40% cơ sở vật chất hậu cần, giải phóng 12 tỉnh, đưa tổng số dân vùng giải phóng lên gần 8 triệu. Đặc biệt trong trận Đà Nẵng, đã thực hiện được kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng do có những nhân tố mới là: nhân dân căm phẫn địch cao độ chỉ chờ cơ hội là vùng dậy; đại bộ phận sĩ quan và binh lính địch mất hẳn tinh thần chiến đấu. Quân và dân mặt trận Quảng - Đà đã lập được một chiến công xuất sắc: chỉ trong 30 giờ từ khi nổ súng, với lực lượng ít hơn địch, đã kịp thời, táo bạo, tiến công và nổi dậy đánh chiếm căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của quân ngụy ở miền Nam. Qua những chiến thắng nói trên, các lực lượng vũ trang ta đã lớn mạnh vượt bậc: bộ đội thương vong ít, tinh thần và trình độ chiến đấu được nâng lên rõ rệt; vũ khí, đạn dược tiêu hao không đáng kể; ta lại thu được một khối lượng rất lớn vũ khí, đạn dược của địch. Quân chủ lực, trong một thời gian ngắn, đã tăng lên gấp bội, có sức cơ động khắp các chiến trường. Trong tình hình đó, Bộ Chính trị nhận định: về chiến lược, về lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo, địch đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra hoàn toàn bất lực, dù có tăng viện cũng không thể cứu vãn được tình thế của ngụy. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt, mà thời cơ để mở tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn - Gia Định đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của
1/14
quân và dân ta đã bắt đầu. 2. Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ "một ngày bằng hai mươi năm". Do vậy, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động "thần tốc, http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/14
2/8/2018
Chương 8
táo bạo, bất ngờ". Phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp. Tập trung lực lượng lớn hơn nữa và những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc. Phát huy sức mạnh của ba đòn chiến lược, kết hợp tiến công và nổi dậy, từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra. Trên từng hướng và trong từng trận, phải tập trung lực lượng áp đảo, tiêu diệt gọn, làm tan rã nhanh quân địch; tận dụng thời cơ và thuận lợi mới mà dồn dập tiến công, phát triển thắng lợi. Trước mắt - như trước đã định, nay cần làm nhanh hơn - gấp rút tăng thêm lực lượng ở hướng tây Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4 và áp sát Sài Gòn. Đồng thời, nhanh chóng tập trung lực lượng ở hướng đông và đông - nam, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây, cô lập hoàn toàn Sài Gòn từ phía Long Khánh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ chức sẵn sàng những đơn vị chủ lực được trang bị binh khí, kỹ thuật thật mạnh, để lúc thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh chiếm những mục tiêu quan trọng nhất ở trung tâm thành phố Sài Gòn. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cần thúc đẩy các lực lượng quân sự, chính trị của ta hành động mạnh bạo, khẩn trương, phát triển tiến công và nổi dậy, tiêu diệt chi khu, quận lỵ, phá banh từng mảng lớn hệ thống kìm kẹp của địch, nhanh chóng mở rộng vùng giải phóng ở các khu vực trọng điểm. 3. Muốn thực hiện phương hướng chiến lược nói trên cho kịp thời gian, thì ngay bây giờ, cần vạch kế hoạch hành động táo bạo với lực lượng sẵn có tại chiến trường miền Đông. Quân ủy Trung ương đã quyết định nhanh chóng chuyển Quân đoàn 3 cùng các binh khí, kỹ thuật từ Tây Nguyên xuống, đồng thời ra lệnh đưa quân đoàn dự bị vào. Nhưng để tranh thủ thời gian, không nên chờ đợi lực lượng tăng cường đến thật đầy đủ, cũng cần tránh điều động quân không hợp lý, làm ảnh hưởng đến kế hoạch tiến hành chiến dịch. 4. Trong khi Trung ương Cục và Quân ủy Miền vẫn làm nhiệm vụ như hiện nay, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy mặt trận Sài Gòn để tập trung, thống nhất cao độ sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với chiến trường trọng điểm này. Khi anh Sáu, anh Tuấn vào đến nơi thì các anh trao đổi ý kiến để thực hiện ngay. 5. Ngoài này, Bộ Chính trị sẽ tập trung lực lượng chỉ đạo, và đã có những chỉ thị cần thiết cho toàn quân, cho các chiến trường và các ngành, các cấp để bảo đảm trận quyết chiến lịch sử này giành thắng lợi. Tôi gửi đến các anh lời chào quyết thắng. BA"1 Theo quyết định của Bộ Chính trị, anh Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng từ Tây Nguyên vào cùng các anh Đinh Đức Thiện - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Lê Ngọc Hiền - Phó Tổng Tham mưu trưởng và một số cán bộ tổ chức thành một bộ phận ở chiến trường miền Nam, mang bí danh Đoàn A75. Chiều 3-4-1975, Đoàn A75 đã tới cơ quan Bộ Tư lệnh Miền ở phía tây thị trấn Lộc Ninh (sau này trở thành chỉ huy sở cơ bản của chiến dịch giải phóng Sài Gòn). Phần lớn các đồng chí ở Trung
ương Cục đã tới họp với Đoàn A75 để nghiên cứu quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị và bàn các giải pháp thực hiện. Chiều ngày 7 tháng 4, chúng tôi đang họp thì anh Lê Đức Thọ tới. Anh Thọ cho biết: trước khi anh lên đường, Bộ Chính trị và bác Tôn căn dặn là "Ra đi thắng lợi mới trở về”.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
Ngày 8 tháng 4, trong cuộc họp đông đủ Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh B2, anh Thọ nhắc lại tinh thần điện ngày 1 tháng 4 của anh Lê Duẩn và phổ biến quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, gồm có: Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, anh Phạm Hùng làm Chính ủy, Thượng tướng Trần Văn Trà, tôi - Trung tướng Lê Đức Anh làm Phó Tư lệnh. Riêng tôi lại kiêm phụ trách chỉ huy cánh quân phía tây - tây nam Sài Gòn. Trung tướng Lê Trọng Tấn đang chỉ huy cánh quân phía đông cũng được chỉ định làm Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Trung tướng Đinh Đức Thiện là Phó Tư lệnh phụ trách về hậu cần. Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy. Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền được chỉ định làm quyền Tham mưu trưởng. Đại tướng Văn Tiến Dũng đã nêu đặc điểm tình hình địch, những mặt ta cần khắc phục trong trận quyết định này ở chiến trường mới và giao nhiệm vụ cho từng quân đoàn, từng hướng. Bộ Chỉ huy chiến dịch được quyền sử dụng các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần của Miền phục vụ cho chiến dịch. Bộ Chỉ huy chiến dịch còn được tăng cường thêm số cán bộ Đoàn A75 mới vào. Theo quyết định của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền vẫn tiếp tục nhiệm vụ như trước đối với toàn miền. Với cương vị là đại diện Bộ Chính trị, anh Lê Đức Thọ tham gia ý kiến vào mọi mặt công tác của Trung ương Cục cũng như của chỉ huy chiến dịch. Bộ Chỉ huy chiến dịch điều động năm quân đoàn (trên dưới 15 sư đoàn). Đó là các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 có đủ các binh chủng hợp thành, với năm cánh quân theo năm hướng (bắc, tây bắc, đông, đông nam và tây - tây nam) cùng các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân và lực lượng nổi dậy của quần chúng ở nông thôn và thành thị,... Trong khi đó địch chỉ còn khoảng năm sư đoàn đang bảo vệ vòng ngoài Sài Gòn và Quân đoàn 4 đang ở đồng bằng sông Cửu Long, một số quân dù và liên đoàn biệt động quân... Bộ Chỉ huy chiến dịch xác định phải đánh địch, không cho chúng co cụm về Sài Gòn; ngược lại, không để cho quân địch chạy về miền Tây. Tổ chức các mũi thọc sâu, mũi đánh vòng ngoài kết hợp giữa chủ lực với bộ đội địa phương và kết hợp giữa bộ đội với quần chúng nhân dân, đột phá liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng. Từ ngày 9 đến 14 tháng 4, Bộ Chỉ huy chiến dịch thảo luận kế hoạch tạo thế trận bao vây Sài Gòn và các công tác chuẩn bị khác. Anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng cùng ký vào các bản mệnh lệnh điều động lực lượng. Kế hoạch đã điều chỉnh bố trí và phân công các lực lượng như sau: Trên hướng tiến công chủ yếu tây bắc, sử dụng Quân đoàn 3 (do đồng chí Vũ Lăng làm Tư lệnh, đồng chí Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy), có nhiệm vụ: tiến công tiêu diệt căn cứ Đồng Dù, chặn không cho Sư đoàn 25 địch co cụm về Sài Gòn; tổ chức một lực lượng mạnh (cỡ sư đoàn tăng cường) thọc sâu vào nội đô, đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là sân bay Tân Sơn Nhất và tổ chức một bộ phận hợp điểm ở dinh Độc Lập, chiếm lĩnh các quận Tân Bình, Phú Nhuận; tổ chức một sư đoàn có binh chủng phối thuộc, chặn đánh tiêu diệt Sư đoàn 25 địch ở Gò Dầu, Trảng Bàng, sau đó về làm dự bị cho chiến dịch và quân đoàn, chủ yếu là tăng cường cho đơn vị thọc sâu. Trên hướng bắc, sử dụng Quân đoàn 1 (đồng chí Nguyễn Hòa làm Tư lệnh, đồng chí Hoàng Minh Thi làm Chính ủy), có nhiệm
3/14
vụ: bao vây tiêu diệt địch ở căn cứ Phú Lợi, Bình Dương, Lai Khê, Bến Cát, Tân Uyên, ngăn chặn và tiêu diệt Sư đoàn 5 địch, không cho chúng co cụm về Sài Gòn; tổ chức một lực lượng binh chủng hợp thành (cỡ sư đoàn tăng cường) thọc sâu vào nội đô đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là Bộ Tổng Tham mưu địch, các bộ tư lệnh binh chủng địch ở Gò Vấp; tổ chức một bộ phận hợp điểm ở dinh Độc Lập, chiếm lĩnh các quận Gò Vấp, Bình Thạnh. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
Trên hướng đông nam, sử dụng Quân đoàn 2 (đồng chí Nguyễn Hữu An làm Tư lệnh, đồng chí Nguyễn Công Trang làm Chính ủy), có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Nước Trong, Chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ - phà Cát Lái, Chi khu Đức Thạnh, khu Long Bình, căn cứ Long Bình - thị xã Bà Rịa, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, phát triển sang Cần Giờ, tiêu diệt địch ở hữu ngạn sông Đồng Nai, đánh chiếm các quận 9 và 4; tổ chức một mũi hợp điểm ở dinh Độc Lập. Trên hướng đông, sử dụng Quân đoàn 4 (đồng chí Hoàng Cầm làm Tư lệnh, đồng chí Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy), có nhiệm vụ đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm Sở Chỉ huy Quân đoàn 3 địch và sân bay); sử dụng một lực lượng mạnh binh chủng hợp thành thọc sâu vào nội đô đánh chiếm dinh Độc Lập, chiếm lĩnh quận 1, 2, 3 và một số mục tiêu quan trọng như căn cứ hải quân, bộ quốc phòng địch, đài phát thanh. Trên hướng tây - tây nam, Đoàn 232 gồm các sư đoàn 3, 5 và 9, 4 trung đoàn độc lập, một trung đoàn đặc công, được tăng cường một tiểu đoàn xe tăng T54, một tiểu đoàn PT85, một tiểu đoàn pháo 130 ly, một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không, cùng với Sư đoàn 8 Quân khu 8 và các lực lượng vũ trang địa phương có ba nhiệm vụ: một là, chia cắt hai lực lượng Sài Gòn và miền Đông cùng lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là đoạn từ Bến Lục đến Mỹ Tho; hai là, tấn công Biệt khu Thủ đô; ba là, tấn công Tổng nha Cảnh sát, sau đó hợp điểm tại dinh Độc Lập và một bộ phận vào căn cứ Tư lệnh Hải quân (Ba Son và Bạch Đằng). Các lực lượng ở vùng ven và nội đô tổ chức đánh phá các sân bay, bến tàu, kho tàng, trận địa pháo địch, phát động quần chúng nổi dậy, chiếm lĩnh và quản lý các cơ sở trong thành phố, mở rộng địa bàn đứng chân, đánh chiếm, giữ các cầu. Trong tổng tiến công, phối hợp chặt chẽ với chủ lực đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố, làm nòng cốt cho quần chúng nổi dậy. Các binh chủng bảo đảm chỉ huy, cơ động và chi viện cho bộ binh chiến đấu. Không quân và hải quân còn sẵn sàng làm nhiệm vụ phối hợp cùng bộ binh giải phóng các đảo. Có năm hướng đều được tăng cường lực lượng rất mạnh cả về bộ binh và các binh chủng, trừ công binh do thiếu nhiều về đơn vị và phương tiện, đặc biệt là phương tiện vượt sông. Riêng các hướng đông, tây và nam được tăng cường chỉ huy mạnh vì gồm nhiều lực lượng và có nhiều khó khăn. Chỉ huy sở tiền phương của chiến dịch nằm trên khu vực Văn Tám, ở phía tây nam Châu Thành, bắc Bến Cát. Trước khi chỉ huy các cánh quân trở về đơn vị triển khai kế hoạch tấn công, anh Phạm Hùng đã gặp gỡ và nói: "Bằng mọi cách, chúng ta phải chiến thắng trận quyết chiến chiến lược cuối cùng này. Làm sao lúc kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, chúng ta đã có mặt ở Sài Gòn". Bộ Chỉ huy chiến dịch nhất trí điện về Bộ Chính trị đề xuất xin được lấy tên Bác đặt tên cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Đến 11 giờ ngày 9-4-1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhận được điện của anh Lê Duẩn, thay mặt Bộ Chính trị chỉ thị: "Khi đã phát động tiến công thì phải tấn công thật mạnh và liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng, vừa phát động tấn công ở ngoại vi, vừa
4/14
có lực lượng đã chuẩn bị sẵn sàng nắm thời cơ thọc sâu vào trung tâm Sài Gòn từ nhiều hướng. Thực hiện từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, tạo điều kiện cho đồng bào nổi dậy. Không chia làm hai bước... Đó là phương án cơ bản và chắc thắng nhất; đồng ý có dự kiến và chuẩn bị bị tình huống cuộc chiến đấu có thể kéo dài một thời gian"2.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
Chiều ngày 14-4-1975, trong bức điện số 37-B/TK của anh Lê Duẩn gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch nêu rõ: "Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh". Khi nhận nhiệm vụ cùng tôi chỉ huy cánh quân hướng tây - tây nam đánh vào Sài Gòn, anh Lê Văn Tưởng rất phấn khởi vì ở "thời điểm lịch sử" lại được cấp trên giao nhiệm vụ đúng với ước nguyện của mình là "trận cuối cùng được trực tiếp về tham gia giải phóng quê hương" (anh là người gốc Long An). Tôi đã có dịp sát cánh cùng anh trong đợt 2 của Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Nhận nhiệm vụ xong, tôi bảo anh về trước chuẩn bị về tổ chức; chiều 13 tháng 4 anh đi, ngày 14 anh đã có mặt ở sở chỉ huy tây nam. Tôi ở lại họp Bộ Chỉ huy chiến dịch, đến ngày 17 tháng 4 thì xuống Long An chính thức "cầm quân" ở hướng này. Sau khi cùng anh Lê Văn Tưởng trao đổi, chúng tôi đề xuất và được trên chấp thuận, điều anh Lê Quốc Sản, Tư lệnh Quân khu 8 làm Phó chỉ huy, anh Trần Văn Nghiêm (trước đó là Phó chỉ huy Đoàn 232) làm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh cánh quân tây - tây nam. Trên hướng tây - tây nam, việc chia cắt quân địch tại lộ 4 là điểm rất khó khăn, nhiệm vụ này được giao cho Sư đoàn 5 do anh Bùi Thanh Văn (Út Liêm), sau là anh Thược làm Sư đoàn trưởng, anh Nguyễn Xuân Hòa làm Chính ủy. Cũng vì khó khăn nên Sư đoàn 5 đã xuống từ hai tháng trước đó, tìm mọi cách để cắt đứt lộ 4 trước ngày N-3, tức là làm xong trước khi toàn tuyến nổ súng tiến công ba ngày; phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ cắt đứt đoạn từ Tân An tới Bến Lức, giải phóng Tân An, Bến Lức và giữ cho được hai đầu. Lúc đó có cô du kích tên là Sáu Sửa dẫn trung đoàn ra cắt lộ. Cô được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau này cô làm Bí thư Huyện ủy Thủ Thừa và Bí thư Huyện ủy Đức Huệ, rồi làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An. Tôi giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 5 tổ chức một trung đoàn đánh Thủ Thừa, hai trung đoàn đánh thị xã Tân An. Sư đoàn 5 phải làm tốt nhiệm vụ cắt lộ 4, sau đó phát triển vào thành phố, chiếm Phú Lâm. Sư đoàn 8 cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích Khu 8 đánh chiếm Mỹ Tho và đoạn Cái Bè, kiên quyết không cho quân địch từ Sài Gòn chạy về co cụm ở sở chỉ huy Vùng 4 chiến thuật tại Cần Thơ. Còn một mũi tiến công nữa cũng rất khó, đó là Cần Giuộc, Nhà Bè, vì vùng này ngập nước, nhiều sình lầy. Bởi vậy, chúng tôi đã cử ba đồng chí đảm nhiệm mũi này. Đó là đồng chí Huỳnh Công Thân (Huỳnh Văn Mến, Tư Thân) - Phó Tư lệnh Quân khu 8; đồng chí Võ Văn Thạnh (Ba Thắng) - Cục phó Chính trị Miền, quê gốc Nhà Bè; và đồng chí Nguyễn Văn Chiểu (Tư Chiểu) - Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Long An, quê gốc Long An. Lực lượng trên mũi này phải nhờ những xuồng nhỏ của dân để vận động, cả quãng đường dài tiến công là hệ thống đồn bốt giặc dày đặc, đi tới đâu phải gỡ đồn bốt tới đó. Nhưng khi bộ đội ta đánh phủ đầu vài đồn, thì các đồn khác thấy quân ta tiến đến là địch bỏ chạy liền. Việc hóc búa nhất đối với hướng tây - tây nam là vấn đề công binh bảo đảm vượt sông cho các đơn vị tiến quân vào nội đô. Đoàn 232 được Bộ Chỉ huy chiến dịch tăng cường thêm lực lượng bộ binh, pháo và cao xạ, cả pháo nặng 130 ly, có đến một trung đoàn xe tăng và thiết giáp, trong đó một phần ba là tăng T54. Tất cả xe, pháo các loại gần 800 chiếc. Thế mà từ lâu nay Miền chỉ có một phần hai bộ cầu phà nặng (TPP của Liên Xô). Bộ Chỉ huy chiến dịch đã xin Trung ương cho thêm nửa bộ nữa
5/14
nhưng chưa vào. Tất cả các hướng khác lực lượng công binh cũng thiếu. Bộ Chỉ huy chiến dịch dự tính đơn vị cầu phà nào tới nơi sẽ đưa ngay cho Đoàn 232 vì các đơn vị của 232 phải dựa vào lực lượng hiện có và huy động phương tiện tại chỗ mà vượt sông Vàm Cỏ Đông.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
Một vấn đề đặt ra là nếu địch ngoan cố rút nhanh vào nội thành và phá hoại các cầu trên các trục đường tiến vào Sài Gòn thì sao? Ta phải dự kiến để có kế hoạch sẵn sàng đối phó. Ta dùng đặc công chiếm và giữ cho kỳ được các cầu trọng yếu trên các hướng tiến quân. Chúng ta có tất cả sáu trung đoàn đặc công sẵn sàng từ vùng ven đến nội thành. Quân đoàn 3 lại có riêng một trung đoàn đặc công nữa. Như vậy là ta có đủ sức làm nhiệm vụ giữ không cho địch phá cầu, bảo đảm cho các quân đoàn tiến thẳng vào mục tiêu không bị trở ngại. Đoàn 232 vượt sông Vàm Cỏ Đông trước khi chiến đấu nên phải giữ bí mật, tiến hành vượt sông ban đêm và chiếm lĩnh tuyến xuất phát tấn công cũng vào ban đêm trong một khu vực địch còn kiểm soát: khu Mỹ Hạnh ở gần ngã ba đường 9 và đường 10 (Đức Hòa, Long An). Đoạn sông Vàm Cỏ Đông phải vượt nằm trên xã An Ninh, cách Bào Trai (tức Khiêm Hạnh, tỉnh lỵ tỉnh Hậu Nghĩa) trên 10km về phía tây bắc. Đoạn sông dự bị sẵn sàng khi cần thì vượt bằng sức mạnh, qua thẳng thị trấn Hiệp Hòa rồi lên đường 10. Sông Vàm Cỏ Đông ở những đoạn này cả hai bên đều sình lầy. Bên bờ tây sông là vùng ta đã giải phóng từ đầu đợt, vùng "Mỏ Vẹt", một bộ phận của Đồng Tháp Mười, chủ yếu là bưng sình, chỉ có một số giồng đất cao có dân cư. Ở đây cây củi rất hiếm. Trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bộ đội ta về đây, đồng bào có thể giúp ta gạo, thực phẩm, nhưng củi đốt thì rất hiếm. Mỗi người mang theo một bó củi mà dùng. Dọc bờ sông là vùng địch kiểm soát xen kẽ có những căn cứ du kích của ta. Xã An Ninh là một xã có truyền thống cách mạng. Trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Sư đoàn 9 của ta cũng về đóng quân ở xã này để tiến về Sài Gòn trong đợt 2 tấn công và nổi dậy. Địa hình ở đây tương đối tốt, có rẻo đất trồng cây liền ra đường 10, xuống ấp Bào Công rồi đến xã Mỹ Hạnh, xã căn cứ đầu tiên của "Giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa" thời chống thực dân Pháp, xã của Anh hùng quân giải phóng Nguyễn Thị Mỹ Hạnh trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Đoạn sông vượt từ vùng bưng sình của ta đổ bộ lên vùng đất tương đối cao ở phía địch kiểm soát có thể triển khai chiến đấu ngay được. Đường từ hậu phương ra tới bến vượt rất lầy lội, không có biện pháp khắc phục thì khó mà hành quân cơ giới nổi. Cán bộ Đoàn 232 đã cùng cán bộ các địa phương lân cận vận động nhân dân chặt và bó hàng nghìn bó cây, phân tán cất giấu nhiều nơi. Như đã nói, ở đây củi hiếm nên phải vận động nhân dân chuẩn bị từ trước - và trong một vùng rộng thì mới đủ và kịp thời gian. Thế mà mọi việc đều thực hiện rất tốt và đặc biệt là địch không hề biết gì cả. Ngày 18 tháng 4, anh Lê Đức Thọ, đại diện Bộ Chính trị, cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch duyệt lại lần cuối cùng quyết tâm chiến dịch. Tất cả đều nhất trí cao là thực hiện đúng phương châm của Bộ Chính trị đề ra: "Thần tốc - táo bạo - bất ngờ - chắc thắng". Riêng lực lượng chủ lực, ưu thế của ta đã gấp ba lần so với địch về số lượng và gấp nhiều lần về chất lượng. Ta phải bố trí lực lượng tiêu diệt quân địch phòng thủ bên ngoài, đồng thời cùng lúc có lực lượng mạnh thọc thẳng và nhanh vào mục tiêu chủ yếu bên trong. Phải đánh nhanh, mạnh từ ngoài vào kết hợp với tấn công và nổi dậy từ bên trong để địch không kịp trở tay, không kịp phá hoại. Bộ đội kết hợp với lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm lĩnh ngay mọi cơ sở, phố phường trong toàn thành, trong thời gian ngắn nhất. Đây là nội dung và ý nghĩa của thần tốc. Bộ Chính trị, Bộ Chỉ huy chiến dịch quy định năm cánh quân phải hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, năm mục tiêu chủ yếu phân chia cho năm cánh quân phải được chiếm gần như cùng một thời gian nhưng lấy mục tiêu dinh Độc Lập làm mục tiêu trung tâm cuối cùng. Cánh quân nào đã chiếm xong mục tiêu chủ yếu của mình thì phải tiến ngay về dinh Độc Lập. Nếu chưa có lực lượng nào chiếm thì phải đánh chiếm và
6/14
treo cờ chiến thắng của ta lên. Nếu đã có lực lượng ta chiếm rồi thì lui ngay về khu vực tấn công của mình. Phân tích, tổng hợp tình hình từ nhiều nguồn, từ ngày 15-1 đến 20-4-1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã nắm rõ ý đồ của địch. Chúng tập trung lực lượng còn lại (khoảng trên dưới năm sư đoàn) lập tuyến cố thủ ngoại vi Sài Gòn - Gia Định, tăng quân bảo vệ lộ 4 và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện ở Sài Gòn chỉ có hai lữ đoàn dù yếu, địch đang lúng túng điều chỉnh binh http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
lực. Trong khi đó, Mỹ đã bắt đầu thực hiện di tản, dự kiến đến ngày 19-4-1975 sẽ di tản phần lớn người Mỹ ra khỏi miền Nam. Quốc hội Mỹ biểu quyết không viện trợ cho Thiệu. Mỹ cũng bỏ rơi Campuchia. Tình hình đó, càng làm cho quân đội Sài Gòn thêm hoang mang, lo sợ. Tình hình đang chứa đựng nhiều biến đổi bất ngờ, mau lẹ... Trên cơ sở đó, cùng với những diễn biến cụ thể trên chiến trường và hướng tiến quân của mỗi cánh quân ta, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã kịp thời ra những mệnh lệnh, chỉ thị đốc thúc các cánh quân đánh mạnh, tiến nhanh hơn nữa. Ở phía đông, ngày 9-4-1975, theo kế hoạch từ trước, Quân đoàn 4 của ta nổ súng đánh Xuân Lộc - Long Khánh - "cánh cửa thép" của địch trên hướng phòng thủ phía đông. Quân đoàn 3 của địch, được chi viện một lữ đoàn dù cùng phi pháo, không quân và đám tàn quân từ các quân khu 1, 2 và 3 kéo về, đã chống trả quyết liệt. Trận chiến đấu ở đây diễn ra rất gay go, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 và Quân khu 7 đã anh dũng chiến đấu. Đến ngày 12 tháng 4, thế trận vẫn giằng co. Bộ Chỉ huy chiến dịch tăng cường cho Quân đoàn 4 Trung đoàn 95, đồng thời chỉ đạo Bộ Tư lệnh Miền và ban lãnh đạo Quân đoàn 4 thay đổi cách đánh. Theo cách này, Quân đoàn 4 cho một bộ phận đánh cắt quốc lộ 1 tại Dầu Giây, đồng thời bắn phá khống chế sân bay Biên Hòa liên tục ngày đêm. Ngày 19-4-1975, dưới sự chỉ huy của hai anh Trần Văn Trà và Hoàng Cầm, lực lượng vũ trang ta tấn công địch ở Xuân Lộc. Đêm 20 tháng 4, toàn bộ lực lượng địch ở đây bỏ chạy tán loạn về Bà Rịa, Xuân Lộc giải phóng, "cánh cửa thép" phía đông đã mở, đón Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 của ta vào thế trận mới. Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định điều Sư đoàn 3 của Quân khu 5 tiến về giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời l ệnh cho Quân đoàn 4 của ta áp sát Trảng Bom chuẩn bị tổng công kích. Ở phía bắc và tây bắc, địch chỉ còn Sư đoàn 25 và liên đoàn biệt động, bảo an ở Tây Ninh. Toàn bộ hệ thống chính quyền địch đã bỏ chạy về Sài Gòn. Do đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch thống nhất chỉ bao vây Sư đoàn 25, không cho địch chạy về Sài Gòn. Tình hình này tạo điều kiện thuận lợi cho Quân đoàn của ta vào tập kết ở nam Sông Bé, Quân đoàn 3 vào khu vực Dầu Tiếng. Bộ Tư lệnh cánh quân hướng tây - tây nam chỉ huy các lực lượng đẩy mạnh tiến công trên các hướng Bến Lức, Long An, đánh thông hành lang Tây Ninh - Kiến Tường, mở xong các vùng Bến Cầu, Bến Sỏi, Quéo Ba, làm chủ một vùng sông Vàm Cỏ Tây, tiếp tục tiến xuống vùng Tân An, Thủ Thừa, áp sát đánh giao thông lộ 4 và cắt lộ 4 thành nhiều đoạn mà ta làm chủ, bao vây chặt Cần Thơ và pháo kích sân bay Trà Nóc không để chúng chi viện cho Sài Gòn. Trước ngày 20-4-1975, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, cánh quân hướng tây - tây nam đã vào vị trí tập kết. Đoàn 232 đã áp sát tuyến sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa, Sư đoàn 5 và Sư đoàn 8 đã áp sát lộ 4 từ Tân An đến Cai Lậy, áp sát Mỹ Tho. Hai trung đoàn bộ binh đã tập kết ở Cần Đước và Cần Giuộc sát phía nam quận 8 Sài Gòn,... Cánh quân hướng tây - tây nam đã cài thế chuẩn bị sẵn sàng tổng công kích. Ở phía đông nam, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, Quân đoàn 2 cùng Sư đoàn 3 thuộc Quân khu 5 cũng đã áp sát Long Thành, Vũng Tàu, Nước Trong, Bà Rịa,... sẵn sàng đợi lệnh tấn công vào Sài Gòn. Bộ Chỉ huy chiến dịch tích cực nghiên cứu tổ chức và giao nhiệm vụ cho các đơn vị đặc công. Đại tá Nguyễn Chí Điềm được giao giúp Bộ Chỉ huy chiến dịch về đặc công, đồng chí Trần Văn Danh (Ba Trần) được giao phụ trách chung bộ đội đặc công. Các đơn vị đặc công được tổ chức lại thành sáu đoàn có chỉ huy thống nhất. Đoàn 10 ở khu Nhà Bè - Lòng Tàu, Đoàn 116 ở
7/14
Nước Trong - Long Bình, Đoàn 117 ở Vườn Thơm - Bà Dụ, Đoàn 429 ở tây nam Sài Gòn,... Nhiệm vụ của các đoàn này là đánh tàu và cắt đường sông ra biển của địch, đánh chiếm và bảo vệ các cầu vào Sài Gòn, hỗ trợ phong trào nổi dậy của quần chúng, đánh vào các sân bay và các trận địa pháo binh…, liên hệ chặt chẽ với các cánh quân ở khu vực hoạt động của mình
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
để nhận nhiệm vụ cụ thể hoặc phối hợp tác chiến cả phía trước và trong quá trình diễn biến của chiến dịch. Bộ Chỉ huy chiến dịch giao cho biệt động thành hai việc: một là, dẫn bộ đội chủ lực vào mục tiêu nội đô; hai là, làm nòng cốt cho quần chúng nổi dậy ở nội đô. Để thực hiện kết hợp đòn tiến công quân sự với phong trào nổi dậy của quần chúng, Trung ương Cục và Quân ủy Miền đã họp, thông qua các kế hoạch kết hợp tổng tiến công với phong trào nổi dậy của quần chúng toàn B2; nhanh chóng thiết lập chính quyền để quản lý và duy trì trật tự ở những nơi địch tan rã, đẩy mạnh phong trào ở vùng ven và đô thị, tập trung vào phong trào ở Sài Gòn - Gia Định. Trung ương Cục phân công anh Nguyễn Văn Linh - Phó Bí thư Trung ương Cục và anh Võ Văn Kiệt - Ủy viên Trung ương Cục trực tiếp làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định chuyên lo vấn đề tổ chức và chỉ đạo kế hoạch nổi dậy của quần chúng phối hợp với lực lượng quân sự, trong đó có các binh đoàn chủ lực của ta vào thành phố, phân công anh Cao Đăng Chiếm - Giám đốc Công an B2 tổ chức mạng liên lạc của các đồng chí trong Chính phủ cách mạng lâm thời với cơ sở trong nội thành. Từ ngày 18 đến 25 tháng 4, Bộ Chỉ huy chiến dịch và Trung ương Cục đã đưa thêm vào thành phố hàng trăm cán bộ. Trong đó có nhiều đồng chí cấp thành ủy và tương đương, có nhiều đồng chí tương đương ủy viên ban cán sự quận,... để làm nòng cốt cùng cán bộ tại chỗ tổ chức nhân dân nổi dậy. Đồng thời, Trung ương Cục chỉ đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tự giải phóng, với phương châm: xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh. Để đảm vậnvàchuyển 20.000 miền Bắc, TâytảiNguyên và hai Khutuyến 5 vàovận cung cho yêuNinh cầuvà của chiến dịch, mở hậu cầnbảo chiến dịch chiến lược đã tấn huy hàng độngtừ 10.000 xe vận mở thêm tảicấp mớiđủ vào Lộc Long Khánh, sáu tuyến vận tải chiến dịch xuống các cánh do hậu cần B2 phụ trách, kéo dài đường ống dẫn dầu từ Bù Đốp vào Lộc Ninh, tăng cường khai thác lương thực tại chỗ,... Tối 21-4-1975, đúng lúc Bộ Chỉ huy chiến dịch vừa họp xong để rà soát lại lần cuối công tác chuẩn bị cho chiến dịch thì nhận được tin Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Mỹ đưa Trần Văn Hương lên thay. Ngày 25 tháng 4, mọi công tác chuẩn bị của ta đã hoàn thành. Đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng tây - tây nam chúng tôi tiến công. Đến 3 giờ sáng ngày 27, Sư đoàn 5 đã cắt được đoạn từ Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cùng quân và dân Tiền Giang thực hiện đánh cắt lộ 4 từ Mỹ Tho đến bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, tổ chức vượt sông Vàm Cỏ, áp sát địch để bảo đảm cho Sư đoàn 9 cùng binh khí kỹ thuật qua sông. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa. Các trung đoàn 24 và 88 bám sát vào nội đô phía nam Sài Gòn. Khi xe tăng, thiết giáp của ta vượt qua sông Vàm Cỏ thì trời đổ mưa, đoạn thuộc huyện Đức Huệ (Long An) sình lầy, xe không đi được. Nhân dân vác những bó cây và dỡ nhà mình ra lót đường cho xe tăng và pháo ta vượt qua. Lúc đó tôi nói một số đồng chí trở lại giúp dân làm lại nhà, dù người dân không hề đòi hỏi. Sau này, anh Nguyễn Minh Châu - Tham mưu trưởng Miền - đã chỉ huy bộ đội làm lại hầu hết nhà cho dân. Ngày 28-4-1975, Trần Văn Hương từ chức, Dương Văn Minh lên thay. Thường vụ Trung ương Cục gửi điện chỉ thị cho toàn quân và toàn dân "thực hiện quyết tâm không gì lay chuyển là đánh bại hoàn toàn Mỹ, ngụy, đánh sụp chế độ nguỵ Sài Gòn...
8/14
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước"3. Tối 28 tháng 4, Bộ Chỉ huy chiến dịch thông báo tình hình và lệnh cho các cánh quân, các hướng tiếp tục phát triển tiến công để bảo đảm sáng ngày 29 tháng 4 toàn mặt trận nhất loạt thực hi ện tổng tấn công vào thành phố Sài Gòn theo đúng kế hoạch đã định. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
Ngày 29 tháng 4, lúc hơn 10 giờ, Sư đoàn 3 vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến đánh và làm chủ thị xã Hậu Nghĩa, sau đó tổ chức đánh chiếm Chi khu Đức Hòa và căn cứ Trà Cú. Quân địch ở Hậu Nghĩa chạy về Sài Gòn bị Trung đoàn 1 Gia Định do đồng chí Phan Trung Kiên làm Trung đoàn trưởng, từ Xuân Thới Thượng vận động ra bắt hàng trên 1.000 tên. Sư đoàn 3 chiếm thị xã Hậu Nghĩa tạo điều kiện cho Sư đoàn 9 đưa toàn bộ lực lượng vào Mỹ Hạnh, sau đó thọc thẳng vào nội đô. Phía bên trong, lực lượng vùng ven cũng tăng cường hoạt động: Trung đoàn đặc công 429 tiến đánh Tiểu đoàn 8 biệt động địch tại Tân Tạo, Bà Hom, ra Chi khu Phú Lâm; đánh chiếm ấp 2 (Bình Trị Đông), ấp Bình Hưng, Ký Thúc On và cầu Nhị Thiên Đường. Trung đoàn đặc công 117 bắn 200 viên ĐKB vào sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ đội địa phương Bình Chánh đánh chiếm các phân chi khu Tân Túc, Tân Tạo (quận Tân Bình). Sáng ngày 30 tháng 4, các cánh quân ta cùng nhân dân nổi dậy, đồng loạt tấn công đánh chiếm các mục tiêu đã định. Đến 9 giờ 30 phút, quân địch về cơ bản đã mất sức chiến đấu. Cả Sài Gòn - Gia Định trở thành một rừng cờ, biểu ngữ, hoa các loại vẫy chào quân giải phóng. Những nơi chưa có bộ đội quản lý thì nhân dân, chủ yếu là công nhân, sinh viên, học sinh quản lý. Khi bộ đội đến thì họ giao cho bộ đội quản lý. Nhân dân dẫn đường cho các mũi đột kích đánh chiếm các mục tiêu còn lại. Trước tình hình đó, Dương Văn Minh, tân Tổng thống mới nhậm chức của chính quyền Sài Gòn, tuyên bố xin ngừng bắn để thảo luận bàn giao chính quyền. Lập tức, anh Phạm Hùng phát ngay bức điện hỏa tốc gửi thủ trưởng các đơn vị đang cầm quân trên chiến trường: "Địch dao động tan rã. Các cánh quân hãy đánh mạnh, tiến nhanh, chiếm lĩnh các mục tiêu đúng quy định. Hội quân tại dinh Độc Lập ngụy. Địch không còn gì để thương lượng bàn giao. Chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Tiến lên! Toàn Toàn tthắng" hắng"4. Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, các cánh quân của ta tiếp tục tấn công, buộc chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Sáng ngày 30-4-1975, Sư đoàn 9 do anh Ba Hồng (tức Võ Văn Dần) làm Sư đoàn trưởng tiến thẳng vào nội đô, chia thành hai mũi: mũi thứ nhất, Trung đoàn 1 sau khi đánh tan một tiểu đoàn dù địch ở ngã ba Bà Quẹo, đánh chiếm phân chi khu Vĩnh Lộc, tiến vào ngã tư Bảy Hiền, đập tan sự kháng cự của địch ở đây và phát triển theo đường Lê Văn Duyệt, đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, tướng địch Lâm Quang Phát đầu hàng. Mũi thứ hai, Trung đoàn 3 tiến công tiêu diệt Sở Chỉ huy Liên đoàn 8 và Tiểu đoàn biệt động quân 88 của địch trên tuyến vành đai Đại Hàn; tiếp đó đánh tan Tiểu đoàn bảo an 327 ở nam Vĩnh Lộc, tiến công chốt của Tiểu đoàn bảo an 317, diệt Chi khu Bà Hom, đánh chiếm trường đua Phú Thọ và phái một bộ phận sang hợp điểm ở dinh Độc Lập. Lúc 5 giờ 30 phút, mũi tiến công của Trung đoàn 24 phối hợp cùng đơn vị đặc công diệt đồn ngã ba Đình Hưng Đông, sau đó chiếm cầu Nhị Thiên Đường và cầu Chữ Y; 10 giờ 10 phút, đánh chiếm Bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia và đưa một bộ phận sang hợp điểm ở dinh Độc Lập. Trung đoàn 88, từ 5 giờ 30 phút đến 8 giờ, tiến công diệt đồn và phân chi khu Bà Phước, sau đó phát triển tiến công và làm chủ đồn Ông Thìn, ngã ba An Phú, khu Nhà Bè. Trung đoàn 16, lúc 6 giờ 30 phút, chiếm ga An Lộc; 10 giờ 30 phút chiếm cầu Bình Điền, sau đó phát triển vào nội thành.
9/14
Sư đoàn 5, từ 5 giờ đến 12 giờ, tiến công và bức hàng toàn bộ Sư đoàn 22 và các liên đoàn biệt động quân, cùng lực lượng tại chỗ đánh chiếm thị xã Tân An, Chi khu Thủ Thừa,... Các đơn vị đặc công, 8 giờ chiếm quận Tân Bình, 10 giờ chiếm quận Bình Chánh; 12 giờ chiếm Đặc khu Rừng Sác.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
Mũi tiến công do ba đồng chí Tư Thân, Ba Thạnh và Tư Chiểu đánh vào Tổng nha Cảnh sát và Cảnh sát đô thành, địch bỏ chạy hết, không kịp tẩu tán và hủy tài liệu. Khoảng 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4, bộ đội đã làm chủ và tổ chức gác toàn bộ các vị trí. Anh em rất hăng hái nên dù không được giao mục tiêu, nhưng khi hoàn thành nhiệm vụ sớm ở Tổng nha Cảnh sát, đã cho một mũi vào dinh Độc Lập, còn một mũi phát triển ra cảng hải quân, đánh căn cứ Tư lệnh Hải quân địch. Mũi phát triển vào tới dinh Độc Lập thì hợp điểm với mũi thọc sâu của Quân đoàn 2 ở đó. Ở thời khắc lịch sử trưa ngày 30-41975, tại dinh Độc Lập có mặt ba mũi cùng tiến công vào từ hai hướng: hướng đông là mũi của Quân đoàn 2, hướng tây - tây nam là một mũi của Sư đoàn 9 và một mũi của đồng chí Tư Thân (Đoàn 232). Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Lúc này, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta tự lực giải phóng địa bàn, góp phần cùng cả nước chấm dứt cu ộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc kéo dài 30 năm. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta toàn thắng. Nó đã toát lên một điều là đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta đã thấm sâu vào quần chúng, kể cả quần chúng bị bắt buộc vào trong hàng ngũ địch. Đây là thời cơ để bộc lộ tinh thần yêu nước, vì độc lập dân tộc, làm phát lộ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quần chúng vô cùng sinh động, mạnh mẽ và hiệu qua hơn bao giờ hết. Ngày 30 tháng 4 và mồng 1 tháng 5, chúng tôi ở sở chỉ huy cánh tây - tây nam tại một địa điểm phía nam huyện Đức Hòa, Long An. Khi nghe các nơi báo cáo: "Xong rồi!", trong cơ thể có một cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái biết bao! Và, lúc bấy giờ mới thấy thấm mệt, có thể nói mệt rã rời sau bao ngày đêm toàn bộ cơ thể luôn căng ra như dây đàn. Tối hôm đó, khi anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng cho người xuống gọi tôi lên họp, tôi nói, giờ cho tôi ngủ chút đã mệt quá! Và tôi đã ngủ một giấc tới 9 giờ sáng. Trên đời này, ai vừa trải qua những thử thách nghiệt ngã, những ngày tháng căng thẳng, thì hẳn sẽ hiểu và cảm thông cho giấc ngủ ngon lành, không gì cưỡng nổi của những người lính chúng tôi ngay khi vừa kết thúc cuộc chiến tranh. Đời tôi đã đi suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Biết bao kỷ niệm sâu sắc tưởng chừng không thể quên. Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất đối với con người. Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, tôi từng nói vui với anh em: “Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, còn sống thì mới kỳ lạ!”. Bởi vậy, cú chết hụt ở giờ phút cuối cùng, khi mà chiến tranh sắp kết thúc thì tôi không thể nào quên được. Sở chỉ huy của cánh quân hướng tây - tây nam nằm ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Hòa. Suốt ngày đêm, tôi vẫn trụ trong cái chòi nhỏ sát mép sông. Sáng hôm đó, tôi vào ăn cơm, chỗ ăn là nhà họp của địa phương, làm nửa chìm nửa nổi, Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây; vừa ăn xong tự nhiên anh Tưởng bảo tôi: "Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà thở, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó!". Tôi nghe anh, vừa ngả lưng, thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng, cái chòi bay mất, cậu lái xe của tôi hy sinh, cậu Thái bảo vệ bị thương. Nếu hôm đó ăn xong, tôi ra liền thì nhất định "cái chuyện thường" đã xảy ra với tôi và hôm nay, chẳng còn ngồi để mà viết ra những dòng chữ này! Chiến tranh có chừa ai, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên nhiều khi không thể mang "tính quy luật ra mà giải thích"!
10/14
Từ chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975 đến nay đã hơn một phần ba thế kỷ. Thời gian trôi qua cho phép chúng ta có điều kiện nhìn lại mọi sự vật, hiện tượng đã diễn ra ngày càng rõ ràng, đầy đủ, chính xác hơn. Nếu nói tới chiến thắng 30-4-1975 mà chỉ nói về năm cánh quân trên năm hướng tiến công, tức là chỉ nói về các "quả đấm chủ lực" thì không đủ mà phải thấy đây thực sự là một cuộc "Tổng tiến công và nổi dậy" toàn thắng. "Quả đấm chủ lực" - những binh đoàn cơ động là lực lượng nòng cốt http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
của đấu tranh quân sự, với những đòn "điểm huyệt" đã đánh trúng, đánh hiểm ở những trận then chốt và then chốt quyết định. Nhưng để giải quyết đồng loạt, rộng khắp, kịp thời làm cho cả bộ máy chính quyền và đội ngũ quân địch tan rã thì phải thấy rõ vai trò tiến công và nổi dậy của lực lượng tại chỗ, của lực lượng chính trị quần chúng, trong đó có lực lượng của những người bị bắt buộc ở trong hàng ngũ của địch. Lực lượng tại chỗ tạo điều kiện cho các mũi tiến công của chủ lực cơ động. Ngược lại, "quả đấm chủ lực" tạo điều kiện cho lực lượng tại chỗ nhất loạt tiến công có hiệu quả. Phải thấy rõ vai trò lãnh đạo nhạy bén, kịp thời, thống nhất của khu ủy, tỉnh ủy và đảng ủy các cấp cơ sở trong những ngày Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Trong đó, phải ghi nhận hai người giữ trọng trách hàng đầu là Bí thư Khu ủy và Tư lệnh Quân khu. Quân khu 5, Bí thư Võ Chí Công (Năm Công), Tư lệnh Chu Huy Mân (Hai Mạnh); Quân khu 6, Bí thư Trần Lê (Năm Hòa), Tư lệnh Nguyễn Trọng Xuyên; Quân khu 7, Bí thư Lê Quang Chữ, Tư lệnh Lê Văn Ngọc; Quân khu 8, Bí thư Huỳnh Châu Sổ (Năm Bê), Tư lệnh Lê Quốc Sản; Quân khu 9, Bí thư Vũ Đình Liệu, Tư lệnh Lê Ngọc Hưng; Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Bí thư Mai Chí Thọ, Tư lệnh Trần Hải Phụng; Quân khu Trị - Thiên, Bí thư Khu ủy kiêm Tư lệnh Quân khu Lê Tự Đồng. Trong suốt hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng đã phát triển thành ba lực lượng: lực lượng vũ trang cách mạng; lực lượng chính trị, cơ sở cách mạng trong lòng địch, lực lượng quần chúng; lực lượng quần chúng bị bắt buộc. Cả ba lực lượng này chuyển hóa vào từng con người một. Nhưng với sự lãnh đạo tài tình, thấm đẫm tính nhân văn của Đảng ta, đã tạo ra động lực thúc đẩy để các lực lượng này có cơ hội bộc lộ và phát huy khả năng tạo nên sức mạnh, hiệu quả góp phần vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy thần tốc, đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương Cục là: "xã giải phóng xã", "huyện giải phóng huyện", "tỉnh giải phóng tỉnh". Các lực lượng của cách mạng đã hiệp đồng chặt chẽ, kết hợp và cộng hưởng tạo nên sức mạnh to lớn "đánh bật quân xâm lược Mỹ" rồi làm tan rã và quật đổ chính quyền tay sai, dù chúng có một bộ máy đồ sộ, với 1,1 triệu quân được trang bị hiện đại, dưới sự bảo trợ của quan thầy ngoại bang. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng chữ "thời". Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng ta đã tận dụng thời cơ, chớp thời cơ để lãnh đạo quân và dân ta kháng chiến giành thắng lợi. Sau khi có Hiệp định Paris (tháng 1-1973), Mỹ buộc phải rút hết quân đội ra khỏi miền Nam, nhưng chưa rút xong. Chính quyền tay sai Sài Gòn thực hiện ráo riết chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" nhưng chưa triển khai được nhiều. Khi ta đánh "đòn thăm dò chiến lược" Phước Long, địch không dám phản ứng lại, thì đây là thời cơ ta tổng tiến công và nổi dậy giải quyết dứt điểm cuộc chiến tranh. Có thể nói đến cuối năm 1974, trước cuộc Tổng tiến công năm 1975, ở trong nước và cả quốc tế đều thống nhất "đánh cho ngụy nhào". Đây là thời điểm vàng ngọc, thực sự đã tạo ra sức mạnh tổng hợp - sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Nếu để chậm một chút thì chưa chắc đã còn sức mạnh như thế. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chọn đúng thời cơ và tổ chức thắng lợi, hài hòa và rất hiệu quả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chính vì "quả đấm chủ lực" của ta thực hiện đòn mở đầu đánh vào huyệt điểm Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên, đã làm thay đổi nhanh cục diện chiến trường, đẩy quân đội Sài Gòn lâm nhanh vào thế bị động, lúng túng, dẫn đến hoang mang, dao động, vỡ trận, tan rã, sụp đổ trước sức mạnh như nước vỡ bờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trên khắp miền Nam. Cùng với đó, chúng ta không bao giờ quên, sức mạnh của chúng ta có được còn nhờ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của
11/14
nhân dân Liên Xô, nhân dân Trung Quốc, cách mạng Lào và Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân và chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân và nhiều nghị sĩ tiến bộ Mỹ. Đúng như đồng chí Lê Duẩn nói: Sức mạnh dân tộc đã kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng quân thù.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 8
Đối với dân tộc ta, đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Nó kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm kháng chiến, cứu nước, giải phóng miền Nam, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nó trực tiếp góp phần to lớn với cách mạng Lào và Campuchia cùng hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong năm 1975. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của nhân dân ta có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng với tư duy khoa học, biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại. Thắng lợi trọn vẹn của chúng ta còn một nguyên nhân cơ bản nữa là tư tưởng "nhân ái", tư tưởng "nhân nghĩa" bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc: “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo". Tư tưởng này đã kết tinh ở một con người của thời đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã dạy chúng ta "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", chứ Bác không nói "Đánh tiêu diệt". Tư tưởng đó đã chuyển hóa vào hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao,... Đa số chiến sĩ và đồng bào cả nước thể hiện tư tưởng "nhân ái" ở chỗ: trong chiến tranh, khi bắt được tù binh địch, ta đối xử tử tế, cho ăn uống chu đáo rồi trao trả hết, kể cả lính và sĩ quan Mỹ và các nước chư hầu, kể cả ác ôn địch và chúng ta không có hận thù, trả thù. Chính vì không có cuộc trả thù "tắm máu" nào, quân đội và bộ máy chính quyền địch tan rã tại chỗ nên các đô thị của miền Nam hầu như còn nguyên vẹn, không bị tàn phá. Đây là yếu tố tiên quyết, là cơ sở nền tảng cho sự ổn định chính trị để đất nước đứng vững và phát triển đi lên. Số người trong quân đội và chính quyền Sài Gòn trước đây, kể cả ở trong nước và đi di tản, phần lớn bây giờ họ đã và đang hướng về Tổ quốc nhờ chính sách nhân ái này. Đây là điều minh chứng hùng hồn cho tinh thần "đại đoàn kết dân tộc" để giành "chiến thắng trọn vẹn" của cách mạng Việt Nam. Trong suốt 21 năm, Đảng ta và dân tộc ta trải qua một cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, không chỉ đem lại điều hết sức bất ngờ cho toàn nhân loại, cho cả người Mỹ, và như tôi - người đã trực tiếp tham gia cuộc chiến đấu này - đến nay, tôi vẫn suy nghĩ vì sao ta thắng quân xâm lược Mỹ? Vì dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng cháy, có nền văn hóa hàng nghìn năm với tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". Lịch sử đã đem lại cho Việt Nam cơ may là bắt gặp tư tưởng của thời đại - cuộc cách mạng vô sản thế giới và cuộc cách mạng giành độc lập của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Dân tộc ta đã sản sinh ra người con vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đem tư tưởng của thời đại vận dụng vào Việt Nam để Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ mọi kẻ thù xâm lược. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ cho nhân dân ta đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo trong cuộc đấu tranh toàn dân toàn diện: với lực lượng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích); với ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn và đô thị); với ba mặt trận (chính trị, quân sự, ngoại giao). Nói cụ thể hơn, ta có một mặt trận đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, cô lập kẻ thù cao độ để chiến thắng chúng. Đế quốc Mỹ đưa đội quân xâm lược định thống trị nước ta, nhưng chúng đã sa lầy trong biển cả chiến tranh nhân dân rất sáng tạo và mưu lược của ta. Mưu lược chỉ đạo trong cuộc chiến tranh nhân dân của Đảng ta thật tài tình trong việc mở các mặt trận như: mặt trận Tây Nguyên, mặt trận đường 9, mặt trận nội đô, phối hợp mặt trận chính trị và mặt trận quân sự ở nội đô với quân chủ lực và vùng giải phóng bên ngoài,... Có thể nói, mưu lược chỉ đạo trong cuộc chiến tranh nhân dân của Đảng ta là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc và các học thuyết, binh pháp của nhân loại.
12/14
-----* Anh Bảy Cường tức Phạm Hùng; anh Sáu tức Lê Đức Thọ; anh Tuấn tức Văn Tiến Dũng. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 200, t.36, tr.94-97. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-57222016857464610.html
2/8/2018
Chương 9
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ N NGHIỆP GHIỆP CÁCH MẠ MẠNG NG (HỒI KÝ) (NHÀ XUẤT BẢN BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC G GIA IA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-V .VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEUAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SA VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOK CH-CHINH-TRI/BOOKSS072220169080846)
Chương 9
(https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016kien.html/indexkien.html/index-1722201694827 17222016948274611.html) 4611.html) (mailto:dangcongsan (mailto:
[email protected] @cpv.org.vn) n)
CHỈ HUY XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM
Kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền. Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ từ năm quân khu (6, 7, 8, 9 và Sài Gòn - Gia Định) tổ chức lại thành hai quân khu: Quân khu 7 và Quân khu 9. Quân khu Sài Gòn - Gia Định nhập về Quân khu 7. Quân khu 8 nhập về Quân khu 9. Quân khu 6 nhập về Quân khu 5. Cuối tháng 111975, các cơ quan của hai quân khu thống nhất sắp xếp lực lượng theo biểu biên chế mới. Tháng 2-1976, tôi được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9. Trong Bộ Tư lệnh Quân khu có các đồng chí: Lê Văn Tưởng - Chính ủy, Nguyễn Văn Xuyến, Lê Quốc Sản, Phạm Ngọc Hưng và Nguyễn Văn Sỹ - Phó Tư lệnh, Nguyễn Văn Tòng - Phó Chính ủy. Bộ Tư lệnh Quân khu đóng ở thành phố Cần Thơ. Lúc này, toàn quân đang thực hiện giảm quân số, giải thể các đơn vị. Bộ Tư lệnh Quân khu 9 triển khai thực hiện bốn việc cần làm ngay: Một là, Quân khu có ba sư đoàn (330, 8 và 4), chúng tôi quyết định giữ lại Sư đoàn 330 thường trực, còn Sư đoàn 8 và Sư đoàn 4 đưa đi làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Sư đoàn 8 có công binh cơ giới, xây dựng nông trường sản xuất ở Đồng Tháp Mười, đào kênh từ sông Vàm Cỏ Tây qua sông Tiền. Bà con nhân dân gọi l à “kênh Trung ương". Sư đoàn 4 xây dựng các nông trường sản xuất ở vùng tứ giác Long Xuyên. Như vậy, chúng tôi quyết định đưa hai sư đoàn chủ lực đi làm kinh tế, được coi như giảm quân số thường trực nhưng vẫn giữ được ba sư đoàn. Hai là, Quân khu trực tiếp đào tạo cán bộ trung đội trưởng, trung đội phó, tiểu đội trưởng và một số chiến sĩ đã qua chiến đấu tại Trung tâm Đồng Tâm, sau đó đề nghị phong quân hàm sĩ quan. Nhờ làm tốt việc này nên đã giữ được những đồng chí có kinh nghiệm chiến đấu ở lại xây dựng lực lượng vũ trang. Khi bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, anh em đã chiến đấu dũng cảm, không quản gian khổ hy sinh. Ba là, kiểm kê quản lý và sử dụng toàn bộ tài sản, kể cả số vũ khí có trong biên chế sau chiến tranh còn lại và số vũ khí, khí tài, phương tiện, cơ sở vật chất thu được của địch, mà số này rất nhiều cả về số lượng và chủng loại. Bốn là, chiến đấu ở biên giới Tây Nam và dẹp bạo loạn ở Trà Vinh. Về nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam, trước đây Quân khu
13/14
đã tổ chức đánh thắng địch ở ngoài đảo, giờ chúng ta phải nghiên cứu bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyết không để một kẻ thù nào tàn sát đồng bào ta.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-17222016948274611.html
2/8/2018
Chương 9
Việc dẹp bạo loạn ở Trà Vinh, ngay từ đầu, Quân khu ủy đã chủ trương phải giải quyết khôn khéo, mềm dẻo nhưng cương quyết, dứt khoát, không để đổ máu. Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh lúc đó là anh Trung (trước làm công tác binh vận ở Quân khu 9) sốt ruột đề nghị: - Quân khu đưa lực lượng xuống dẹp bạo loạn. - Không được, thậm chí nếu để mất chính quyền một huyện tôi cũng không đưa. Bạo loạn cũng tại các anh. Các anh phải tìm hiểu và thấy rõ những lệch lạc mà sửa, chủ động xử lý, chứ đưa quân đội xuống là làm to chuyện. - Tôi nói. Cuối cùng Tỉnh ủy Trà Vinh đã xử lý tốt vụ bạo loạn và những năm sau đó, tình hình chính trị trong tỉnh ổn định. Kết quả việc thực hiện bốn việc nói trên không những không gây biến động lớn về tổ chức biên chế mà còn tạo được sự ổn định chung trong Quân khu, tạo cơ sở vững chắc cả về con người, tổ chức, xã hội khi có biến động. Khi quân Pol Pot (Pôn Pốt) đánh sang toàn tuyến biên giới Tây Nam, Quân khu 9 không rơi vào tình trạng "bỏ trống địa bàn" vì không có quân thường trực. Lúc đó, hai sư đoàn (4 và 8) đang làm kinh tế chuyển ngay sang chiến đấu. Quân khu tổ chức tám trung đoàn có cơ giới tiếp tục khai hoang Đồng Tháp Mười, đào kênh đưa nước vào thau chua rửa mặn, rồi giao cho địa phương chia cho nhân dân sản xuất. Lúc này, quân Pol Pot đánh thăm dò ta ở biên giới Tây Nam. Quân khu 9 nhanh chóng ổn định tổ chức, vị trí đóng quân của các đơn vị, sẵn sàng chiến đấu. Ngày 17-6-1976, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định về việc hợp nhất hai đảng bộ Quân khu 8 và Quân khu 9, chỉ định Đảng ủy Quân khu lâm thời. Tôi được chỉ định làm Bí thư. Anh Lê Văn Tưởng làm Phó Bí thư. Thực hiện nghị quyết của Quân ủy Trung ương về nhiệm vụ công tác quốc phòng năm 1976, Đảng ủy Quân khu 9 ra nghị quyết xác định: Ổn định một bước vùng mới giải phóng, tích cực chấn chỉnh tổ chức, xây dựng lực lượng, triển khai bộ đội làm nhiệm vụ kinh tế, xác định phương hướng kế hoạch cho các vấn đề cơ bản lâu dài, tiếp tục chuyển hướng các mặt công tác xây dựng lực lượng vũ trang và củng cố quốc phòng theo kế hoạch dài hạn, phù hợp với yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới,... Được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, từ những tháng cuối năm 1976, Quân khu 9 tổ chức xây dựng một số đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, thành lập Trung đoàn thiết giáp 26, Trung đoàn thông tin 29, Trung đoàn công binh 25 và tổ chức thêm tám trung đoàn để thay thế Sư đoàn 4 và Sư đoàn 8 trở lại làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc. Đầu năm 1977, trong lúc Quân khu 9 đang tập trung củng cố xây dựng và phát triển lực lượng, đẩy mạnh sản xuất xây dựng kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, thì trên tuyến biên giới, quân Pol Pot đã tập trung lực lượng áp sát biên giới ta, bố trí Sư đoàn 2 và Lữ đoàn 13 đối diện tỉnh An Giang, Lữ đoàn 2 biên phòng đối diện tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, chúng bố trí một đến hai tiểu đoàn ở các tỉnh sát biên giới của ta. Trước khi phát động cuộc chiến tranh xâm lấn toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, quân Pôn Pốt đã có hai năm tiến hành quấy rối, thăm dò, gây các cuộc xung đột vũ trang ở biên giới nước ta, đồng thời tích cực chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam. Ngày 30-4-1975, miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng, thì ngay sau đó, ngày 3-5-1975, Pol Pot cho quân đổ bộ lên
1/8
đảo Phú Quốc; ta đánh, chúng phải rút. Ngày 5-5-1975, Pol Pot cho quân chiếm đảo Thổ Chu và bắt đi hơn 500 người dân ta; ở huyện Bảy Núi chúng giết hại 780 người dân ta, đồng thời chúng dùng tàu thăm dò các đảo Nam Du, bắc đảo Phú Quốc. Từ đó, chúng liên tục dùng thủ đoạn "trong nóng, ngoài lạnh", bên ngoài tỏ ra hữu nghị với Việt Nam, bên trong ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam trên tất cả các mặt chính trị, quân sự và ngoại giao. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-17222016948274611.html
2/8/2018
Chương 9
Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chủ trương: “Kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước, khôi phục các đảo và đất đai bị lấn chiếm". Quân khu tổ chức lực lượng đánh địch ở các đảo Thổ Chu, Phú Quốc và huyện Bảy Núi. Ngày 7-5-1975, lực lượng vũ trang Phú Quốc dùng áp lực buộc địch rút khỏi đảo Phú Quốc. Ngày 25-5-1975, Quân khu 9 tiến công lấy lại đảo Thổ Chu. Tuy bọn Pol Pot trắng trợn xâm lược nước ta, nhưng ta vẫn kiên trì chủ trương khôi phục mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau, tránh mọi va chạm. Trong hai năm 1975-1976, ta đã chủ động mở bảy cuộc đàm phán, nhưng đều không có kết quả. Thực chất là Pol Pot muốn kéo dài thời gian để chuẩn bị chiến tranh. Chúng đưa phần lớn lực lượng vũ trang ra sát đường biên chuẩn bị sẵn sàng tấn công. Mặt khác, được sự viện trợ ồ ạt của bên ngoài, chúng gấp rút tăng lực lượng vũ trang từ vạn quân chỉ tổ chức ở quy mô đại đội, tiểu đoàn lên 12 vạn quân tổ chức thành 12 sư đoàn chủ lực, 30 trung đoàn bộ đội địa phương và các binh chủng kỹ thuật. Chúng liên tục xâm phạm, đánh phá vùng biên giới của Việt Nam một cách dã man, gây cho nhân dân ta nhiều tổn thất về người và của. Sau hai năm quấy rối, thăm dò, phía Pol Pot chủ trương: "Phải tiêu diệt người Việt Nam ngay trên đất Việt Nam". Chính Pol Pot tuyên bố mục tiêu là đánh đến cây thốt nốt số một, tức là Lăng Cha Cả, Thành phố Hồ Chí Minh của ta. Giai đoạn này, ở trong nước, Pol Pot thực hiện cuộc tàn sát diệt chủng đẫm máu, ở biên giới ta thì chúng liên tục đột nhập vũ trang gây tội ác, số người dân Campuchia và số cán bộ Campuchia hoảng sợ chạy sang ta, theo luật quốc tế, Bộ Ngoại giao ta có công văn chỉ thị trao trả. Khi trao trả bao nhiêu, chúng giết bấy nhiêu, thậm chí chúng giết ngay trên đất của ta, trước mặt ta. Sau này ta không trao trả nữa mà ta cấp lương thực cho họ và nuôi họ. Hồi đó, khi quân Pol Pot đánh sang nước ta, giết dân ta, trở mặt rất rõ, nhưng về đối ngoại ta vẫn nhẫn nhịn gọi là “đồng chí Pol Pot". Vấn đề Campuchia đúng ra là ta phải tự kiểm điểm một cách nghiêm túc. Trong từng giai đoạn ta có sai sót. Rõ ràng là sau thắng lợi mùa Xuân 1975, ta thiếu cảnh giác. Khi chúng đánh ta rất đau mà ta vẫn nghĩ rằng: “Đây chỉ là sai lầm của lãnh đạo và chính quyền địa phương của bạn”. Ta chỉ thực sự thấy rõ âm mưu, bản chất dã man của kẻ thù khi chính thức có nguồn tin tình báo chiến lược về sự liên kết nhằm làm suy yếu Việt Nam trong khi Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả 30 năm chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc, vết thương chưa lành, lương thực thiếu ăn. Từ ngày 23 đến 29-10-1975, 29-10-1975, lãnh đạo hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau và ký thỏa ước. Ngày 30-4-1977, quân Pol Pot tấn công tuyến biên giới Quân khu 9, đến tháng 8 tấn công tuyến Quân khu 7 và tháng 10 tấn công tuyến Quân khu 5. Chúng thực hiện chính sách giết sạch, đốt sạch, phá sạch, tàn sát cực kỳ dã man đồng bào ta ở biên giới. Chúng kết hợp đánh ta ở bên ngoài biên giới với thanh trừng nội bộ bên trong. Về phía ta, các tỉnh, các quân khu phía Nam bị động về sẵn sàng chiến đấu, biên giới bỏ ngỏ do ta giảm quân số và thiếu cảnh giác, nên không hoàn thành nhiệm vụ. Trước hành động xâm lược của bọn Pol Pot, ta vừa phải đối phó với cuộc tấn công của địch, vừa tiến hành xây dựng lực lượng và xây dựng tuyến phòng thủ biên giới. Thực hiện nhiệm vụ chiến lược chung, lực lượng bộ đội thường trực của Quân khu 9 được khôi phục lại biên chế, quân số thực hiện sẵn sàng chiến đấu. Bộ đội địa phương các tỉnh biên giới và nội địa được gấp rút ổn định lại tổ chức biên chế, sáp nhập các tiểu đoàn để xây dựng tiểu đoàn
2/8
chiến đấu mạnh, chuyển các tiểu đoàn khung huấn luyện thành tiểu đoàn chiến đấu. Mỗi tỉnh có một đại đội pháo, một đại đội biên phòng. Mỗi huyện có một đại đội, mỗi xã có từ một đến hai tiểu đội du kích tập trung.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-17222016948274611.html
2/8/2018
Chương 9
Để đáp ứng yêu cầu chỉ huy tác chiến, ngày 31-5-1977, Bộ Tổng Tham mưu quyết định tổ chức Văn phòng Bộ và Cục Tác chiến thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường sở chỉ huy của Bộ ở phía Nam. Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo tăng cường lực lượng cho các quân khu 5, 7, 9, bố trí lại hệ thống hỏa lực mặt đất và phòng không, động viên bộ đội sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết giáng trả khi quân Pol Pot xâm phạm biên giới. Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6-1977, trên tuyến biên giới do Quân khu 9 phụ trách, địch lại tiếp tục tiến công từ An Giang đến Kiên Giang, xâm lấn từ Xà Xía (Hà Tiên) đến xã Vĩnh Điều (Kiên Lương) của tỉnh Kiên Giang. Chúng đưa hai tiểu đoàn của lữ đoàn biên phòng và một trung đoàn bộ binh từ tỉnh Cam Pốt đánh thẳng vào Sa Kỳ, Thạch Động, xã Mỹ Đức, bắc thị xã Hà Tiên. Mũi tiến công vào xã Vĩnh Điều chúng đưa một bộ phận vào Rọc Xây, sát Nhà máy xi măng Hà Tiên (nay thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Từ ngày 11 đến 14- 6-1977, Trung đoàn 20 thuộc Sư đoàn bộ binh 4 phối hợp với Tiểu đoàn 207 bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang đánh địch, song do địch có quân đông hơn nên ta không đánh bật địch ra được. Tôi lệnh cho anh Nguyễn Đệ, Sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ binh 330, điều Trung đoàn 2, Trung đoàn 3 và hai chi đội máy bay chiến đấu (được Bộ quốc phòng chi viện) hiệp đồng với pháo binh Quân khu cùng Trung đoàn tăng - thiết giáp 26 phản kích tiêu diệt địch, đuổi địch ra khỏi biên giới. Sau hai lần tiến công sang tuyến biên giới nước ta tại An Giang và Kiên Giang, địch đều bị thất bại, từ đó chúng liên tục bắn pháo sang đất ta. Ngày 18-7-1977, ta sử dụng không quân tập kích diệt hai trận địa pháo địch ở Cả Ngang, Lục Sơn. Quân khu chỉ đạo cho các đơn vị bảo vệ nhân dân trên tuyến biên giới. Tháng 9-1977, Thường vụ Quân ủy Trung ương họp đề nghị Bộ Chính trị có ch ủ trương giải quyết tình hình biên giới Việt Nam Campuchia và điều động hai quân đoàn (3 và 4) của Bộ vào, mở chiến dịch gồm bốn sư đoàn tham chiến. Tuy kết quả còn hạn chế, nhưng đã tạo tiền đề cho việc tổ chức đánh trả địch ở các bước tiếp theo. Từ ngày 5-11-1977 đến 5-l-1978, ta mở chiến dịch lớn gồm tám sư đoàn tham gia đánh địch ra khỏi biên giới và truy kích chúng qua đất Campuchia, có nơi sâu đến 20-30km. Nhưng ngay sau đó, Bộ Chính trị yêu cầu quân đội phải rút quân về. Ngày 31-12-1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, nêu rõ lập trường quan điểm của Việt Nam là tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ hai nước theo nguyên tắc công bằng, hợp lý. Do quân Pol Pot - Ieng Sary (Yêng Xao) liên tục xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam ở vùng biên giới buộc phải chiến đấu tự vệ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống bình yên yên của mình1. Ngày 5-2-1978, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố lập trường ba điểm giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia: 1. Chấm dứt ngay mọi hành động thù địch bằng quân sự ở biên giới, lực lượng vũ trang của mỗi bên đứng sâu trong lãnh thổ của mình, cách đường biên 5km. 2. Hai bên gặp nhau để bàn bạc và ký một hiệp ước hữu nghị, không xâm lược nhau và ký hiệp ước về biên giới. 3. Hai bên sẽ thỏa thuận một hình thức thích hợp bảo đảm quốc tế và giám sát quốc tế 2.
3/8
Những đề nghị hợp tình, hợp lý, nhân nhượng của ta được dư luận quốc tế đồng tình, nhưng tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary và quan thầy của chúng lại ngoan cố cự tuyệt, tiếp tục tiến hành chiến tranh và vu cáo Việt Nam xâm lược. Ngày 1-2-1978, Trung ương Đảng của Pol Pot họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập thêm năm sư đoàn. Kế đó, chúng đã điều
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-17222016948274611.html
2/8/2018
Chương 9
13/17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương áp sát biên giới, liên tục mở các cuộc tấn công vào lãnh thổ của ta, có nơi chúng tiến sâu tới 15-20km. Như chúng ta đã biết, sau chiến dịch Mậu Thân 1968, lực lượng chủ lực của ta rút sang Campuchia củng cố lực lượng, đồng thời giúp lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng đất nước ngày 17-4-1975, sau đó ta giao cho bạn (mà lúc đó bạn là Đảng Cộng sản Campuchia). Sau chiến thắng vĩ đại này, đáng lẽ nhân dân Campuchia phải được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc, nhưng ngày 17-4-1975 đã trở thành mốc mở đầu một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Campuchia. Đây là thời kỳ tồn tại của "Campuchia dân chủ” do nhóm độc tài cực đoan Pol Pot - Ieng Sary - Khieu Samphan (Khiêu Xămphon) đứng đầu. Một mặt, chúng tiến hành quyết liệt và tàn bạo cuộc diệt chủng đối với những người Campuchia yêu nước, mặt khác, chúng ráo riết xây dựng quân đội và tiến công xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam. Trên hướng Quân khu 9, sau nhiều tháng chiến đấu liên tục, lực lượng chủ lực cơ động chiến đấu trên nhiều hướng, chốt giữ trên các hướng quan trọng, quân số bị tiêu hao, lực lượng địa phương chưa đủ mạnh, vì vậy Quân khu chủ trương vừa chiến đấu đánh địch, vừa xây dựng huấn luyện, bổ sung quân số tại chỗ, đồng thời rút thêm các tiểu đoàn địa phương của các tỉnh phía sau lên tăng cường cho từng khu vực phòng thủ. Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, lực lượng vũ trang Quân khu chỉnh huấn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IV), các tỉnh biên giới tiếp tục xây dựng thêm các tiểu đoàn, trung đoàn để đáp ứng yêu cầu chiến đấu. Ngày 18-2-1978, Đảng ủy Quân khu ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ năm 1978, trong đó xác định: Đảng ủy các cấp, toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, toàn thể cán bộ, chiến sĩ công nhân viên quốc phòng hãy nhận rõ tình hình nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của mình, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo vệ vững chắc biên giới, bảo vệ tốt trật tự trị an nội địa...". Trước tình hình địch tăng cường đánh phá, sử dụng lực lượng tiến công quy mô ngày càng lớn và đánh sâu vào nội địa ta, ngày 2-3-1978, Bộ Tư lệnh Quân khu ra chỉ thị về việc “tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao sức mạnh chiến đấu cho các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới". Từ ngày 5 đến 25-4-1978, Quân khu chủ trương mở đợt phản công toàn diện trên tuyến biên giới nhằm giành lại thế chủ động, khôi phục các khu vực bị địch chiếm giữ, đẩy địch về bên kia biên giới. Đồng thời, huy động lực lượng phía sau l ên xây dựng tuyến phòng thủ. Quân khu giao nhiệm vụ cho Sư đoàn bộ binh 330 cơ động diệt địch tại khu Tràm Hà Tiên, đoạn Phú Mỹ, sau đó đánh sâu qua đất Campuchia 6-7km, dừng lại đánh địch phản kích từ 10 đến 15 ngày, nhằm hỗ trợ cho lực lượng phía sau lên xây dựng tuyến phòng thủ, bảo vệ biên giới. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới, các đơn vị ở tiểu đội 2 đẩy mạnh lao động sản xuất, cày ải được 3.000ha; 3.000ha; gieo sạ được 2.000ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch, đào đắp được 15.000m3 đất kênh cấp I, II, xây dựng được nhiều nhà ở, củng cố doanh trại khang trang hơn. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 5-5-1978, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định tổ chức rút gọn Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh thành Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Anh Trần Văn Trà được Trung ương điều động ra Bắc làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và tôi được điều từ Quân khu 9 về làm Tư lệnh kiêm
4/8
Chính ủy Quân khu. Thiếu tướng Dương Cự Tẩm - Phó Chính ủy, Thiếu tướng Đồng Văn Cống, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Lâm, Đại tá Lương Văn Nho, Đại tá Nguyễn Thời Bưng - Phó Tư lệnh.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-17222016948274611.html
2/8/2018
Chương 9
Bộ Tư lệnh Quân khu thống nhất đề nghị với Bộ Tổng Tham mưu khôi phục lại quân số và một số đơn vị thuộc Quân đoàn 4 (mà Quân khu 7 đã giải thể), đồng thời xin và đưa Quân đoàn 3 vào. Sau đó, Bộ Tổng Tham mưu quyết định điều động toàn bộ lực lượng còn lại của Quân đoàn 3 ở địa bàn Quân khu 5 lên bắc Tây Ninh. Sau khi kiện toàn, tổ chức tại lực lượng và thế phòng thủ, các lực lượng vũ trang Quân khu phát triển thế tiến công tiêu diệt địch, vừa mở rộng đánh chiếm địa hình có lợi, vừa tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm huấn luyện tại chỗ. Để chuẩn bị hoạt động trong mùa khô 1978-1979, Bộ Tư lệnh Quân khu điều chỉnh đội hình, tổ chức lực lượng trực thuộc ba sư đoàn (5, 302, 303) cùng một trung đoàn bộ binh, bốn trung đoàn binh chủng (đặc công, pháo binh, phòng không, thiết giáp), hai đại đội và hai tiểu đoàn bộ binh mới xây dựng cùng các đơn vị bảo đảm (thông tin, công binh, vận tải trinh sát). Sau một thời gian dài buộc phải đánh trả địch ở biên giới với mức độ kiềm chế, ta nhiều lần chủ động đề nghị phía Campuchia tiến hành thương lượng nhưng không những thiện chí của ta không được đáp lại mà tập đoàn phản động Pol Pot còn có hành động hung hăng hơn. Tình hình ngày càng xấu đi. Ở biên giới Tây Nam, các cuộc khiêu khích vũ trang của quân Pol Pot đã mở rộng thành cuộc chiến tranh xâm lược. Trung Quốc đưa ra cái gọi là “Việt Nam xua đuổi, bài xích người Hoa", tuyên bố cắt toàn bộ viện trợ, rút hết chuyên gia về nước; đồng thời tăng cường lực lượng đưa quân áp sát biên giới phía Bắc nước ta, gây tình trạng hết sức căng thẳng. Trong khi đó, Mỹ tăng cường bao vây cấm vận Việt Nam. Trước tình hình đó, ngày 15-6-1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp bàn về cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và tình hình căng thẳng ở biên giới phía Bắc. Trên cơ sở đánh giá toàn diện tình hình ta - địch, Hội nghị xác định đây là một cuộc chiến tranh xâm lược mà ta mất cảnh giác từ sau giải phóng miền Nam tới nay. Hội nghị đã tập trung phân tích khả năng phát triển của tình hình, trên cơ sở đó xác định phương hướng, chủ trương và biện pháp chiến lược nhằm bảo vệ Tổ quốc trong quá trình xây dựng đất nước. Ngày 19-7-1978, Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 69/QĐ-QUTW tổ chức Tiền phương Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ: chỉ huy thống nhất mọi hoạt động tác chiến của các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng ở phía Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Tôi - Tư lệnh Quân khu 7 kiêm Chỉ huy trưởng, các anh Lê Ngọc Hiền và Hoàng Cầm làm Chỉ huy phó. Do tính chất chiến trường có liên quan chặt chẽ với chi ến trường Campuchia nên Quân khu 7 được xem là địa bàn trọng điểm vừa tập trung sức chiến đấu, vừa tham gia tích cực làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Campuchia. Đầu năm 1978, Bộ Tổng Tham mưu thành lập Ban K do đồng chí Trần Văn Quang phụ trách, làm tham mưu về xây dựng lực lượng cho Campuchia. Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Quân khu 7 trực tiếp lo việc này. Cuối tháng 7-1978, Hun Sen gặp một số đồng chí lãnh đạo Việt Nam và gặp Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đề nghị Việt Nam giúp xây dựng lực lượng để sớm trở về nước cứu dân tộc mình. Được Tổng Tham mưu trưởng đồng ý, Hun Sen trực tiếp tổ chức xây dựng lực lượng, chọn người, thành lập các đơn vị. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trung ương, từ tháng 8-1978, các quân khu ở biên giới Tây Nam đã khẩn trương giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Các căn cứ địa lúc đầu phải tạm xây dựng ở trên đất Việt Nam, gần biên giới hai nước.
5/8
phải tạm xây dựng ở trên đất Việt Nam, gần biên giới hai nước. Lúc này, đi đôi với tác chiến trừng trị địch và phòng thủ biên giới, cán bộ, chiến sĩ Quân khu 7 đã tích cực giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Tháng 10-1978, bạn đã tập hợp các cán bộ cách mạng chân chính lập ra đơn vị đầu tiên gồm 125 người, đặt tên là "Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia", sau đó đơn vị này chuyển thành khung huấn luyện.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-17222016948274611.html
2/8/2018
Chương 9
Bạn đến các trại tị nạn người Campuchia chọn các thanh niên khỏe mạnh, hăng hái, đưa về huấn luyện, tổ chức lực lượng vũ trang. Quân khu 7 cử đồng chí Phùng Đình Ấm (tức Ba Cung) và một số đồng chí giúp bạn xây dựng lực lượng. Phía ta chủ yếu huấn luyện quân sự, còn chính trị thì do các đồng chí của bạn đảm nhiệm, trong đó có nhiều bài do đồng chí Hun Sen trực tiếp soạn thảo và lên lớp. Khi lực lượng phát triển đông, Quân khu 7 giúp bạn tổ chức căn cứ huấn luyện ở Long Giao, Đồng Nai. Đến tháng 12-1978, bạn đã xây dựng được 21 tiểu đoàn, 5 đại đội và 69 đội vũ trang tuyên truyền. Đây là lực lượng vũ trang cách mạng nòng cốt đầu tiên của nhân dân Campuchia. Trong quá trình giúp bạn xây dựng lực lượng, quân và dân ta vẫn liên tục đánh địch và tăng cường công tác theo dõi nghiên cứu tình hình, đồng thời chuẩn bị mọi mặt để khi thời cơ đến thì giúp bạn giải phóng đất nước. Ta phản công trên toàn tuyến biên giới, địch bị thiệt hại nặng. Nhưng do có sự giúp đỡ của nước ngoài nên chúng chưa chịu từ bỏ âm mưu tấn công xâm lược ta, chúng vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng ra biên giới (19/23 sư đoàn chủ lực bố trí dọc biên giới). Lực lượng vũ trang ta ngày càng được củng cố, tác chiến ngày càng thu được nhiều thắng lợi trên các tuyến biên giới và đã đánh bật các đơn vị của Pol Pot sang bên kia biên giới. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam đã lùi vào dĩ vãng hơn 30 năm. Là người được trực tiếp tham gia nhiệm vụ chiến đấu và công tác trên chiến trường Nam Bộ và bảo vệ biên giới Tây Nam, bấy lâu nay, tôi hằng suy tư một điều: Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, cụ thể là hai năm 1967 và 1968, khi mà tuyến vận chuyển hậu cần trên dãy Trường Sơn chưa có hoặc có nhưng còn hạn chế, ta đã dùng tàu và ghe vận chuyển trên đường biển, có sự giúp đỡ của nhân dân và Chính phủ Campuchia do Quốc vương Sihanouk đứng đầu. Hàng viện trợ của Trung Quốc và bè bạn các nước xã hội chủ nghĩa được vận chuyển bằng đường biển cập cảng Sihanoukville, rồi từ đây ta chuyển bằng ôtô về mặt trận Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ rất hiệu quả. Rồi một thời kỳ dài (sau năm 1968), các đơn vị chủ lực của ta đứng chân trên đất bạn Campuchia. Bộ đội ta được chính quyền, nhân dân Campuchia và quân đội Hoàng gia giúp đỡ nhiều. Khi Lon Noi được sự hỗ trợ của nước ngoài đã làm đảo chính lật đổ Sihanouk (tháng 3-1970), giới cầm quyền Campuchia thực sự chỉ có một nhóm người phản động làm tay sai cho nước ngoài, còn nhân dân vẫn là nhân dân Campuchia, quân đội vẫn là quân đội Hoàng gia Campuchia, những người đã và đang giúp đỡ chúng ta. Như vậy, về mặt chiến lược, ta đã không đánh giá đúng âm mưu cơ bản và ý định chiến lược của các thế lực thù địch, không kịp thời nhận ra nguy cơ chiến tranh xâm lược đang tồn tại và uy hiếp trực tiếp đối với nước ta. Đây cũng là một bài học lớn. _____________ 1. Xem Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những Những sự kiện quân sự, Nxb. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.537-538.
6/8
2. Xem Bộ quốc phòng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX Những sự kiện quân sự, Sđd, tr.539.
Bài cùng chuyên mục
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-17222016948274611.html
2/8/2018
Chương 10
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 10
(https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016kien.html/inde kien.html/index-27222016948 x-27222016948274612.html) 274612.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) n)
LÀM NHIỆM VỤ QUỐC TẾ Ở CAMPUCHIA
Sau một thời gian bị quân Pol Pot đánh sang biên giới nước ta, ta kiên trì thương lượng nhưng không được. Đến ngày 15-61978, Bộ Chính trị ta xác định: Tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary là kẻ thù nguy hiểm có tội với đất nước Việt Nam và đất nước Campuchia. Lúc bấy giờ, Bộ Chính trị ta mới thành lập các ban phụ trách công tác Z1 để giúp Bộ Chính trị. Ban Công tác Z quân sự lấy bí danh là Ban 10, do đồng chí Thượng tướng Trần Văn Quang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng làm Trưởng ban. Ban Phụ trách công tác Z được thành lập một cơ quan giúp việc, với danh nghĩa là một đoàn, lấy phiên hiệu là Đoàn 478, gồm các cán bộ cao cấp, trung cấp phụ trách công tác tham mưu cho Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng về vấn đi Campuchia. Tiếp đó, Bộ Chính trị thành lập Ban Công tác Z Trung ương, lấy bí danh là B68, do đồng chí Nguyễn Xuân Hoàng, phó Viện trưở ng ng Viện Khoa học quân sự Việt Nam làm Trưởng ban. Ngày 2-12-1978, Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia do ông Heng Samrin (Hênh Xamrin) làm Chủ tịch đã ra mắt nhân dân. Trên cơ sở lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia do đ ồng đ ồng chí Hun Sen tổ chức xây dựng, huấn luyện luyện được 21 tiểu đoàn, trong hai ngày 6 và 7-12-1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm mở cuộc tổng phản công chiến lược đẩy quân địch ra khỏi tuyến biên giới Tây Nam; hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước và nhân dân Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary. Thực hiện quyết tâm trên đây, Bộ đã điều động ba quân đoàn (Quân đoàn 2, 3 và 4) và lực lượng chủ lực ba quân khu (Quân khu 5, 7 và 9) cùng với lực lượng của bạn mở cuộc tổng phản công vào ngày 26-12-1978. Được lệnh của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, đồng chí Lê Đức Thọ chỉ đạo, đồng chí Lê Trọng Tấn - Tổng Tham mưu trưởng - trực tiếp chỉ huy. Ngày 7-1-1979, ta và bạn đã giải phóng Phnom Penh. Ngày 8-1-1979, bạn công bố thành lập Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia do đồng chí Heng Samrin làm Chủ tịch. Ngày 17-1-1979, ta và bạn chiếm lĩnh Angkor (Ăngco) và các thị xã trong cả nước Campuchia.
7/8
Còn nhớ, vào thời điểm trước khi ta nổ súng tiến công giải phóng Campuchia, anh Chu Huy Mân - ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào gặp một số anh em cán bộ, sau đó anh nói với tôi: - Bây giờ ta đánh quân Pol Pot, giải phóng Campuchia, xong giao cho bạn. Ý anh thế nào? - Khi nào bạn đảm đương được thì giao cho bạn - Tôi nói. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
Anh Mân im lặng, không nói gì thêm. Tháng 1-1982, anh Lê Duẩn gặp tôi và anh Lê Trọng Tấn, có cả anh Phi Long - Cục phó Cục Tác chiến - tại nhà số 6 phố Hoàng Diệu, Hà Nội. Anh Duẩn hỏi: - Tình hình ta và bạn tại Campuchia thế nào? Bạn tự đảm đương được chưa? Ta rút quân về đồng bằng để làm ruộng được chưa? Tôi trả lời: - Thưa anh! Trước ngày nổ súng tiến công sang Campuchia, anh Mân vào trong ấy cũng nói với tôi là đánh giải phóng xong thì giao cho bạn rồi về. Tôi trả lời: Khi nào bạn đảm đương được thì giao cho bạn. Anh Duẩn nói: - Các anh bàn cho kỹ, giúp bạn phải khẩn trương để giao cho bạn càng sớm càng tốt. Tôi nói: - Nếu bây giờ ta rút về thì sẽ hỏng hai việc lớn. Anh Duẩn liền hỏi: - Hai việc gì? Anh cứ nói để ta bàn. - Báo cáo anh! Việc thứ nhất là, 10 vạn quân trở về chưa biết làm ruộng, không làm ra lương thực; việc thứ hai, nếu ta rút về thì Pol Pot sẽ quay lại thực hiện mưu đồ của nước ngoài tiếp tục đánh lại ta quyết liệt hơn. Nếu ta không đánh sang, cứ be bờ phòng thủ và tăng thêm quân cũng khó giữ được biên giới. Mà đã đánh, giải phóng, thì ta phải mất khoảng 10 năm để giúp bạn mạnh lên. Bạn có vững mới giữ được, lúc ấy ta về, không phải dai dẳng đương đầu với địch. Nghe tôi nói xong thì anh nói: - Vậy các anh về Bộ Tổng Tham mưu bàn lại cho kỹ để Bộ Chính trị quyết định. Khi đặt chân sang đất bạn, tôi thấy một kiểu trại tập trung thật kinh khủng. Cả đất nước, cả xã hội Campuchia tan nát, tiêu điều. Sau khi giải phóng, Phnom Penh như một thành phố ma. Nhiều nhà không có người ở. Đất nước Campuchia từ bao đời vẫn lấy đạo Phật làm quốc đạo, nhưng chùa chiền bị phá hủy, hầu hết thiết chế văn hóa và cơ sở hạ tầng xã hội bị phá nát, biến cả đất nước thành nhiều trại tập trung gọi là công xã, một xã hội không tín ngưỡng, không cúng bái thờ phụng, không họp chợ, không dịch vụ điện thoại, bưu điện, không tiêu tiền, không trường lớp học hành, con người không quê hương và gia đình. Hôn nhân thì tổ chức cưới tập thể do Angkar (Ăngca) gán ghép. Con người trở thành nô lệ, phải lao động khổ sai. Quyền cơ bản của con người bị tước đoạt. Những cuộc xua đuổi ly hương và những cuộc hành quyết diễn ra dồn dập và triền miên
1/12
với kiểu giết người man rợ của bọn Pol Pot: đập vỡ đầu bằng lưỡi cuốc. Những hố chôn người tập thể, nhiều năm sau vẫn chưa khám phá hết. Mới hơn ba năm Pol Pot cầm quyền mà hàng triệu dân lành đã bị giết hại. Chúng đã tạo ra một không khí lo âu, sợ hãi để đi đến tâm lý tuyệt đối phục tùng vô điều kiện, biến đội quân trẻ mặc áo lính thành những kẻ chỉ làm theo lệnh trên là giết người.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
Khi quân ta đánh sang thì Angkar, cố vấn và quân đội của Pol Pot chạy lên biên giới Thái Lan và trốn vào rừng. Bộ đội ta cùng lực lượng vũ trang của bạn nhanh chóng giải phóng các công xã, cứu nhân dân. Bộ Tư lệnh tiền phương phân công bộ đội bảo vệ các thành phố, thị xã, quản lý khu Hoàng cung, quản lý Nhà vàng, Nhà bạc, bảo vệ đền Angkor Thom (Ăngco Thơm), đền Angkor Wat (Ăngco Vát) và các vùng trọng điểm, đồng thời tổ chức lực lượng truy kích địch. Còn tất cả tập trung cứu đói, cứu đau cho dân và giúp dân sản xuất. Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở Campuchia, ngày 27-2-1979, Quân đoàn 2 có lệnh trở về nước nhận nhiệm vụ mới. Tiếp đó, đầu tháng 8-1979, toàn bộ đội hình Quân đoàn 3 rút quân về nước nhận nhiệm vụ bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc Tổ quốc. Trong bối cảnh đất nước Campuchia vừa thoát khỏi họa diệt chủng, quân Pol Pot bị đánh tan, nhưng lực lượng của chúng còn đông, lại được sự giúp đỡ và chỉ huy từ bên ngoài nên luôn tìm cách phá hoại cách mạng Campuchia, việc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp bạn đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn. Trên cơ sở quan điểm của Đảng là tôn trọng độc lập, chủ quyền, phong tục tập quán của bạn, ta giúp bạn để bạn tự vươn lên làm chủ, giành thắng lợi, tránh tác phong bao biện làm thay. Tình hình nạn đói ở Campuchia lan rộng và ngày càng nghiêm trọng. Số người thiếu đói có thể lên tới hàng triệu và số lương thực cứu trợ mỗi tháng lên tới hàng vạn lần. Chính phủ ta đã chủ trương tập trung lực lượng cứu đói cho nhân dân Campuchia, quyết định mở chiến dịch vận chuyển cứu đói phục vụ sản xuất nông nghiệp trước mắt ở Campuchia và cử hai đồng chí Phó Thủ tướng Đỗ Mười và Lê Thanh Nghị cứu đau cho bạn. Ngày 24-7-1979, Phó Thủ tướng Đỗ Mười đã chủ trì cuộc họp tại Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vận chuyển lương thực khẩn cấp và bàn biện pháp giúp bạn. Đồng thời, đồng chí còn chỉ thị các đơn vị phải nhanh chóng giúp bạn mở cảng biển Kongpong Gom (Kôngpông Xom) để tàu biển của ta và Liên Xô cập bến vận chuyển hàng hóa trực tiếp cho bạn. Đầu tháng 9-1979, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị chỉ thị cho Bộ Nông nghiệp và Bộ Giao thông vận tải vận chuyển hàng viện trợ giúp Campuchia 10.000 tấn thóc giống và 500 tấn ngô giống để bạn gieo trồng kịp thời vụ. Không chỉ tập trung vận chuyển cứu đói, đội ngũ chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam còn vận động nhân dân Campuchia khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, khẩn trương cấy lúa và trồng các loại rau màu để giải quyết nạn đói. Quân đội và chuyên gia Việt Nam đã khắc phục khó khăn, không ngại gian khổ đi cứu đói, cứu đau cho dân; dân bị đói dài ngày đi liền với dịch bệnh xuất hiện. Cụm từ "cứu đói, cứu đau" lúc đó được phổ biến đến từng đơn vị. Ta lập các tổ vận chuyển lương thực, tổ y tế đến từng địa phương cứu đói, cứu đau cho dân; đồng thời đưa các bác sĩ, y sĩ, y tá của ta kết hợp với bác sĩ, y sĩ, y tá của bạn thành lập các bệnh viện, bệnh xá để chữa bệnh cho dân; nhanh chóng khôi phục lại đời sống xã hội Campuchia, tạo mọi điều kiện để người dân tha phương, người dân bị o ép trong các trại tập trung mà bọn Pol Pot gọi là công xã trở về quê hương bản quán của mình, tức là khôi phục lại phum sóc, làng xã, dựng lại nhà cửa, trường học, chùa chiền. Ruộng đất, vườn tược của ai thì được trả lại cho người ấy.
2/12
Những ngày đó, chỗ nào xe đi được thì ta dùng xe để chở lương thực, thực phẩm đến cứu đói cho dân. Nơi nào xe không đi được thì bộ đội gùi, mang vác gạo, muối và thuốc men đến cứu dân. Người dân đói rách lâu ngày, lại không được tắm nên cơ thể vừa tiều tụy vừa toát ra một mùi hôi, khét. Nhưng anh em bộ đội tình nguyện chẳng nề hà, cứu họ như cứu người thân của mình. Người còn đi được thì anh em dìu đi. Người không đi được thì anh em bế, cõng họ về doanh trại, bón cháo, cho uống http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
thuốc, rồi đưa họ đi tắm và giặt quần áo cho họ. Khi họ đã tỉnh lại, có thể đi được thì anh em dìu họ trở về quê. Có thể nói, cứu đói, cứu đau là một thời kỳ đã đi vào lịch sử nước bạn. Chúng tôi sang đó đều cảm nhận rất rõ rằng nếu bộ đội Việt Nam và lực lượng cách mạng Campuchia đến chậm thì không thể lường hết có bao nhiêu người dân ở các công xã sẽ chết vì đói, bệnh tật và bị giết. Từ năm 1975 đến 1979, hàng triệu người dân Campuchia chết, xương người chết rải rác ở nhiều nơi. Ngôi nhà ở gần sở chỉ huy của tôi ở Phnom Penh còn cả hố xương người. Trong khi ta và bạn đang tập trung cứu đói, cứu đau cho nhân dân Campuchia, kết hợp với truy kích địch thì ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động 60 vạn quân với hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và hàng nghìn khẩu pháo, mở cuộc tiến công ồ ạt vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh đến Lai Châu nhằm: "Dạy cho Việt Nam một bài học". Đồng thời, Mỹ xiết chặt việc bao vây cấm vận đối với Việt Nam và phân chia ảnh hưởng trên ba nước Đông Dương. Ta chủ trương vừa đánh lui quân Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, vừa duy trì lực lượng ở Campuchia, tiếp tục cứu đói, cứu đau cho nhân dân Campuchia và truy quét địch. Việc khôi phục lại sản xuất thì từng gia đình, từng thôn bản, phum sóc tự lo, người dân tự làm, nhưng bạn thiếu lao động. Bộ Tư lệnh tiền phương chủ trương huy động bộ đội tham gia sản xuất giúp nhân dân. Chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam còn vận động nhân dân thành lập tổ sản xuất để tương trợ lẫn nhau. Đến cuối năm 1979, cả nước Campuchia đã lập được 46.000 tổ sản xuất, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, khôi phục kinh tế nông thôn. Bộ đội Việt Nam về nước mang hạt bí, hạt bầu, dây khoai lang, hom sắn, thóc giống, cả nông cụ nữa sang giúp nhân dân Campuchia, đồng thời còn giúp xây dựng chính quyền cơ sở, đoàn thể xã hội, trường lớp, chùa chiền, chợ búa, v.v.. Ngay từ đầu và suốt quá trình công tác, chiến đấu trên đất bạn, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam đã giáo dục, quán triệt tư tưởng cho bộ đội ta sang làm nhiệm vụ quốc tế phải lấy mục đích góp phần hồi sinh dân tộc và xây dựng lại đất nước Campuchia, lấy lòng nhân ái để vận động thuyết phục họ hướng thiện, xóa bỏ hận thù. Bởi vậy, khi quân Pol Pot chạy ra rừng, chúng ta đã động viên từng gia đình vào rừng kêu gọi, vận động con em, chồng, cha họ trở về với gia đình, với phum sóc lo làm ăn và xây dựng cuộc sống mới. Chúng tôi cũng động viên những người đã từng đi lính cho Pol Pot trở vào vận động những người lính khác còn ẩn náu. Dần dần số lính này trở về rất nhiều. Còn một số trốn trong rừng, gọi mãi không ra thì bạn bắn súng chỉ thiên để dọa. Sau đó, chúng tôi vận động một số lính đã trở về vào rừng gọi nhóm trốn chạy ra, tuy nhiên họ sợ vì không có vũ khí trong tay, nếu cán bộ cho súng thì họ đi. Nhiều anh em còn băn khoăn ngần ngại. Tôi bảo cứ đưa súng cho số người này. Quả nhiên, sau khi có súng, số người này đã kéo hết nhóm trốn chạy trở về. Chỉ còn Pol Pot trốn đi đâu không ai biết. Về việc giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, chủ trương của ta là phải giúp bạn xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang trên cơ sở xây dựng chính quyền và các đoàn thể. Đồng chí Mai Xuân Tần, thuộc Đoàn chuyên gia quân sự 478, phụ trách việc giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Để giúp bạn sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống và sinh hoạt xã hội, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
3/12
nghĩa Việt Nam ra quyết định tổ chức Đoàn chuyên gia kinh tế và văn hóa của Chính phủ Việt Nam sang giúp Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia (lấy bí danh là A40). Đồng chí Nguyễn Côn, ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế - Kế hoạch Trung ương Đảng - được cử làm Trưởng đoàn; đồng chí Hồ Viết Thắng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch nhà nước, làm Phó Trưởng đoàn và Thường trực tổng hợp của Đoàn; đồng chí Nguyễn Tuân, Thứ trưởng Bộ Điện và Than, được phân công phụ trách khối công nghiệp. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
Tiếp đó, Trung ương Đảng cử Đoàn chuyên gia an ninh (bí danh là K79) gồm đồng chí Viễn Chi, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), làm Trưởng đoàn và các đồng chí Lê Đình Thảo, Trần Mão, Tư Hoàng, Vy Hồng Phong, Nguyễn Tâm Tâm thuộc Đoàn K79 giúp bạn xây dựng lực lượng an ninh. Đoàn chuyên gia kinh tế và văn hóa của Chính phủ vừa phải khẩn trương giúp bạn nghiên cứu chủ trương công tác, đồng thời giúp tổ chức và chỉ đạo thực hiện; song chủ yếu giúp bạn những kinh nghiệm để bạn tự làm, qua đó đưa các ngành trở lại hoạt động, làm cho mọi sinh hoạt trong nước dần dần được khôi phục. Đến tháng 4-1979, hệ thống chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia đã được hình thành từ cấp trung ương đến tỉnh, huyện, bao gồm cả chuyên gia chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và an ninh. Trong quá trình truy kích địch, quân tình nguyện Việt Nam thu được chiến lợi phẩm đều giao ngay cho bạn. Ngày 26-10-1979, Phó Thủ tướng Đỗ Mười thay mặt Chính phủ Việt Nam bàn giao cho bạn số chiến lợi phẩm do Quân đoàn 3 thu được của Pol Pot ở biên giới Campuchia - Thái Lan gồm: hơn 7.000kg vàng, bạc, đá quý, nhiều hòm đồ trang sức, ngà voi, đồng hồ; hơn 30.000 khẩu súng, súng, gần 6 triỉệu viên đạn đạn và hàng nghìn nghìn xe các loại2. Để giải quyết mọi công việc có quan hệ với bạn, ngày 24-8-1979, thay mặt Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn đã ký Quyết định số 19 thành lập Ban Phụ trách công tác K (Campuchia). Ban Phụ trách công tác K gồm: đồng chí Lê Đức Thọ làm Trưởng ban; tôi là Phó ban thứ nhất; các đồng chí Nguyễn Côn, Hoàng Thế Thiện làm Phó ban. Quyết định nêu rõ: Ban này dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị; đối với những chủ trương, chính sách lớn phải xin ý kiến Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương. Từ ngày 18 đến 24-11-1979, Hội nghị chuyên gia toàn Campuchia được tổ chức với sự tham gia của đại biểu Đoàn chuyên gia quân sự 478, Đoàn chuyên gia kinh tế và văn hóa (A40), Đoàn chuyên gia an ninh (K79), chuyên gia một số bộ, ngành, quân khu, tỉnh, thành phía Nam đang làm nhiệm vụ giúp bạn tại Campuchia. Sau khi nghe đồng chí Lê Đức Thọ - Trưởng ban điểm lại một số kết quả giúp bạn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế - văn hóa, tôi báo cáo tình hình địch, ta trên chiến trường, âm mưu, thủ đoạn của địch trong thời gian tới. Hội nghị đã đi sâu bàn các giải pháp nhằm giúp bạn bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, ổn định đời sống nhân dân, phát triển sản xuất. Ngày 21-1-1980, tôi được Chủ tịch nước ký quyết định thăng quân hàm từ cấp Trung tướng lên cấp Thượng tướng. Tháng 2-1980, đồng chí Lê Đức Thọ về nước, Bộ Chính trị cử tôi thay đồng chí Lê Đức Thọ làm Trưởng Ban Phụ trách công tác Campuchia. Trong hai năm 1979, 1980, với tinh thần giúp bạn là tự giúp mình, Đảng và Nhà nước ta đã điều động một lực lượng lớn cán bộ các cấp sang làm chuyên gia giúp bạn. Ta đã hình thành hệ thống chuyên gia từ trung ương đến cấp huyện (đầu năm 1980, ta bỏ chuyên gia cấp huyện). Đến cuối năm 1980, ta đã có 22 đoàn chuyên gia trung ương, 20 đoàn chuyên gia tỉnh, thành phố.
4/12
Trên cơ sở các chủ trương hợp tác đã được hai Đảng, hai Nhà nước thỏa thuận, để thống nhất lãnh đạo chỉ huy, nâng cao hiệu suất chiến đấu và công tác của các lực lượng vũ trang Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, ngày 18-5-1981, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 36/QUTW về tổ chức Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia và thành lập Bộ Tư lệnh Quân
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
tình nguyện Việt Nam tại Campuchia mang phiên hiệu Bộ Tư lệnh 719. Theo quyết định, Bộ Tư lệnh 719 trực thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời là cơ quan đại diện của Bộ Quốc phòng trên hướng Tây Nam, trực tiếp chỉ huy quân tình nguyện và đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp bạn Campuchia. Ngày 29-6-1981, Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm tôi làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Bộ Tư lệnh 719 gồm có: tôi - Tư lệnh, đồng chí Lê Hai - Phó Tư lệnh về chính trị, đồng chí Hoàng Cầm - Phó Tư lệnh về quân sự, đồng chí Nguyễn Văn Tiên - Phó Tư lệnh về kỹ thuật, đồng chí Khôi - Phó Tư lệnh về hậu cần, một thời gian sau bổ sung đồng chí Hồ Quang Hoá làm Phó Tư lệnh. Theo đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, ngày 18-7-1981, Tổng Tham mưu trưởng ra các quyết định chuyển cơ quan tiền phương của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9 thành các bộ tư lệnh 579, 779, 979. Các bộ tư lệnh 579, 779, 979 có quyền hạn tương đương bộ tư l ệnh quân đoàn, chịu sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ Tư lệnh 719 về tác chiến và hoạt động ở Campuchia, đồng thời chịu sự chỉ đạo, chỉ huy của các bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9 về các mặt khác. Ngày 8-6-1982, Bộ Chính trị ra Quyết định số 132 về việc thành lập Ban Lãnh đạo Đoàn chuyên gia tại Campuchia thay cho Ban Phụ trách công tác Campuchia đang thực hiện và chỉ định Ban Lãnh đạo gồm bảy đồng chí, do tôi làm Trưởng ban. Về phương thức giúp bạn, bạn, Ban Lãnh đạo đoàn chuyê chuyênn gia có chỉ thị3: phổ biến kinh nghiệm của Việt Nam để bạ bạnn tự làm, từng bước giúp bạn để bạn đảm đương nhanh nhiệm vụ. Cấp nào, ngành nào của bạn làm được rồi thì ta rút về nước. Trên cơ sở những kết quả giúp bạn đã đạt được, ngày 14-7-1982, thực hiện quyết định của Chủ tịch nước, Bộ Quốc phòng chỉ đạo rút một bộ phận quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia về nước. Đây là đợt rút quân đầu tiên theo thông báo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Đông Dương lần thứ sáu. Sư đoàn bộ binh 317 (Quân khu 7) và một số đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được lệnh trở về Tổ quốc đã được Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Thời kỳ ở Campuchia, với tôi, có một chuyện không thể quên được. Lúc đó ở Việt Nam đã xảy ra đụng độ vũ trang ở biên giới phía Bắc. Liên Xô lập cầu hàng không viện trợ súng đạn cho ta và đưa cố vấn quân sự sang, tổ chức cố vấn đến cấp sư đoàn. Ở trong nước toàn quân đã thực hiện cơ chế chế mới theo Nghị quyết số 074, tức là bỏ chế độ đảng ủy, bỏ chức chính ủy, ủy, chính trị viên, thiết lập cơ chế "Một người chỉ huy" và "Hội đồng Công tác chính trị". Trưởng đoàn cố vấn Liên Xô sang Campuchia gặp tôi, hỏi: - Tại sao quân đội Việt Nam ở đây chưa thực hiện Nghị quyết số 07? - Trong quân đội, chỉ huy và những người lãnh đạo đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng - Tôi trả lời. Sau đó, khi Bộ Chính trị họp ở T78 tại Thành phố Hồ Chí Minh có điện triệu tập tôi về dự. Tại hội nghị, tôi nói rằng riêng ở
5/12
Campuchia vì quân đội của ta đang chiến đấu, xin cho chúng tôi vẫn để chế độ đảng ủy. Tôi trình bày tại sao giữ lại chế độ đảng ủy trong quân đội. Hôm đó có đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư - chủ trì và các đồng chí Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Văn Tiến Dũng, Tố Hữu,... đều có mặt. Tôi cũng nói rõ thêm: Chúng ta phải nhất quán rằng một chủ trương quân sự, một hoạt động quân sự không bao giờ là quân sự đơn thuần, mà hoạt động quân sự là hoạt động chính trị, phục vụ mục đích chính trị. Vì tổ
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
chức quân sự, hoạt động quân sự, suy cho cùng là hoạt động chính trị. Tôi nói, ở trong này, mà hiện tại ở chiến trường chưa làm. Người chỉ huy quân sự là làm chính trị, phục vụ chính trị, phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của tổ chức đảng. Vì vậy, ở bên đất bạn Campuchia, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam vẫn luôn luôn có chế độ đảng ủy. Để xây dựng và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, ngày 15-2-1983, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia ra Nghị quyết số 39 "Về điều chỉnh tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang (1983-1986)", trong đó xác định ba mục tiêu chiến lược của cách mạng Campuchia trong thời gian tới là: "1. Tiếp tục làm cho quân Pol Pot tan rã, suy tàn hơn nữa. 2. Tiếp tục xây dựng thực lực cách mạng Campuchia mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng, đủ sức đảm nhiệm cuộc đấu tranh thắng lợi với mọi kẻ thù, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước. 3. Bảo đảm đoàn kết liên minh chiến lược, chiến đấu Campuchia - Việt Nam trên một thế vững chắc hơn và mạnh hơn hơn""5. Về phía Việt Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng xác định ba mục tiêu chiến lược của Bộ Chính trị Campuchia là phương hướng giành thắng lợi của cách mạng Campuchia, đồng thời là mục tiêu nhiệm vụ quốc tế của quân tình nguyện và chuyên chuyên gia Việt Nam. Thời gian thực hiện xác định từ ba đến năm năm. Đạt được ba mục tiêu chiến lược đó là giành thắng lợi quyết định, Việt Nam có thể rút quân tình nguyện và chuyên gia về nước. Những tháng đầu năm 1983, các đơn vị quân tình nguyện thuộc hai mặt trận 479 và 779 phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia mở các chiến dịch truy quét tàn quân địch để bảo vệ các trục đường giao thông, các địa bàn chiến lược, xóa các căn cứ của quân Pol Pot ở biên giới phía tây, ngăn chặn các nguồn viện trợ từ bên ngoài thâm nhập qua biên giới Thái Lan vào nội địa Campuchia. Quân đoàn 4 làm nhiệm vụ giúp bạn trên địa bàn ba tỉnh Kandan (Kanđan), Kongpong Choang (Kôngpông Chnăng), Pursat (Puốcxát), đời sống nhân dân ở ba tỉnh này rất khó khăn, đặc biệt là nhân dân vùng biên giới. Quân đoàn đã khắc phục khó khăn, phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở nhiều đợt hoạt động liên tục đánh bại các đợt phản kích, triệt phá các căn cứ, kho tàng, hành lang quan trọng của địch ở nội địa cũng như ở biên giới. Đồng thời, Quân đoàn đưa các đội công tác xuống các xã giúp nhân dân xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn, tháng 5-1983, phần lớn lực lượng của Quân đoàn 4 (trừ Sư đoàn bộ binh 9 và Trung đoàn công binh 550 ở lại thuộc mặt trận 479) được lệnh rút quân từ Campuchia về nước. Trong truy quét tàn quân địch, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã cùng với các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia hoạt động ở nhiều nơi, giành thắng lợi. Tuy nhiên, có trận do nắm tình hình địch chưa chắc, dẫn đến tổn thất, trong đó đáng lưu ý là vụ đánh địch ngầm ở Siem Reap (Xiêm Riệp). Tháng 5-1983, Bộ Tư lệnh mặt trận 479 dựa vào những nguồn tin chưa được thẩm tra, phân tích, đi tới nhận định: Chính quyền bạn ở tỉnh Siem Reap đã đi theo địch; chính
6/12
quyền địch trùm lên chính quyền cách mạng, trong đó có hơn 80%, thậm chí có nơi 100% nhân dân theo địch. Cũng theo nguồn tin trên, đến tháng 6-1983, địch sẽ phối hợp với các lực lượng trong nổi dậy, ngoài đánh vào chiếm các cơ quan chính quyền cách mạng trong tỉnh. Bộ Tư lệnh mặt trận 479 đã đi đến một số quyết định sai lầm như: bắt những người đứng đầu để điều tra, hòng tìm ra lực lượng phản động; tước vũ khí của du kích bạn, phân tán cán bộ bạn vào bộ đội ta; chủ trương co lại, bỏ địa bàn nông thôn để rút về bảo vệ các trọng điểm, thậm chí đề nghị không quân đánh phá vào những nơi nghi địch tập http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
trung lực lượng... Những việc làm đó đã gây nên sự dao động lớn về tư tưởng, làm mất phương hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Bộ Chính trị gọi tôi về để xử lý việc này, anh Thọ thay mặt Bộ Chính trị ký điện. Lúc đó tôi đang đi chữa mắt ở Liên Xô. Vị giáo sư bác sĩ chữa mắt cho tôi tỏ ra rất ái ngại chia tay tôi, khi một bên mắt của tôi còn băng kín. Lúc đó anh Phạm Văn Đồng rất bực, anh đã đề nghị mức kỷ luật rất nặng đối với các cán bộ lãnh đạo và chỉ huy có liên quan của Bộ Tư lệnh 479 và 719. Tôi đề nghị: Bộ Chính trị đã giao trách nhiệm cho tôi thì cho tôi toàn quyền xử lý. Tất cả đồng ý. Việc đầu tiên là tôi điện lên mặt trận yêu cầu thả ngay tất cả những người đã bị bắt. Và tôi ra lệnh, kể cả lính Siem Reap đã ra hàng, cả những tên bị người ta tố cáo là có tội ác cũng không được đánh đập, ngược đãi mà phải cho họ ăn uống tử tế rồi thả cho họ về. Việc thứ hai là tôi yêu cầu tất cả các ngành nộp toàn bộ các bản báo cáo tình hình, các bức điện đi, điện đến, tôi ngồi đọc hết. Lúc đầu có anh em không hiểu còn cho tôi là phản động. Họ nói là "Đã hỏi ý kiến của Hà Nội rồi". Tôi biết, nếu hỏi "Ý kiến Hà Nội là của người nào?" thì sẽ rất rối nên tôi "không hỏi, không biết", các anh tin tưởng giao cho tôi "xử lý" thì chỉ "xử lý" thôi. Ở đây, tôi kiên quyết: một là, nhất định không hỏi "Hà Nội là ai?", hai là chỉ "xử lý " thôi, sau khi xử lý rồi thì nhất định không giải thích nữa. Khi tôi trở về báo cáo trong hội nghị Bộ Chính trị toàn bộ sự việc đã giải quyết, thì không ai phát biểu gì; chỉ có anh Phạm Văn Đồng nói: "Xử lý được thế là tốt, xử lý nội bộ có mức độ thế là đúng!". Thực chất các cán bộ bên đó đều mong muốn quan hệ giữa hai Đảng ngày càng tốt hơn, nhưng vì nóng vội và ấu trĩ cho nên phạm khuyết điểm, sai lầm, chứ không hề có ý đồ xấu. Ngay sau đó, Bộ Chính trị cử anh Chu Huy Mân đại diện sang chính thức gặp và xin lỗi Bộ Chính trị bạn. Anh Mân rủ tôi cùng đi, nhưng tôi bảo anh được cử thì anh cứ đi, tôi đã ở bên đó nhiều năm, luôn kề bên bạn nên tôi xin lỗi không hiệu quả và không gây ấn tượng bằng người có cương vị và từ bên ta sang xin lỗi bạn. Sau khi anh Mân sang xin lỗi, Bộ Chính trị Đảng bạn nói: Khuyết điểm có đáng kể gì so với mồ hôi xương máu của hàng vạn chiến sĩ quan tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã đổ xuống để cứu nguy dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng và hồi sinh đất nước. Ngay sau đó, anh Mân đã mang quà đến thăm hỏi từng gia đình có người bị bắt ở Siem Reap. Rút kinh nghiệm vụ đánh địch ngầm ở Siem Reap, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm và có hình thức kỷ luật thích đáng đối với những cán bộ liên quan. Tháng 7-1983, tại Hội nghị tổng kết việc hợp tác giúp đỡ về kinh tế, văn hoá, kỹ thuật giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 1979 đến 1983, thay mặt Ban Lãnh đạo đoàn chuyên gia, tôi đã nêu rõ: "Chúng ta phải giúp bạn mạnh lên, tự mình đảm đương cuộc đấu tranh trong thế liên minh chiến lược chiến đấu ba nước Đông Dương... Nguyện vọng của cán bộ bạn là tha thiết muốn làm chủ lấy đất nước của mình. Một chuyên gia khi về nước mà bạn chưa trưởng thành, chưa đảm đương được nhiệm vụ là chuyên gia đó không hoàn thành nhiệm vụ, dù đồng chí đó làm việc ngày đêm... Vì thế, cần giúp bạn "nâng ba phong trào cách mạng" (đánh địch và địch vận, vận, xây dựng lực lượng, sản xuất) lên một bước mới, với chất lượng mới"6. Với thành tích lớn trong công tác giúp bạn, ngày 27-12-1983, Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ra Quyết
7/12
định số 22/QĐ tặng thưởng Huân chương Lao động cho 142 chuyên gia đã có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình giúp cách mạng Campuchia, có 53 chuyên gia được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (trong đó có đồng chí Nguyễn Côn, Phó Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia, đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Phó ban B68), 41 chuyên gia nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và 48 chuyên gia nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
Năm 1984, cách mạng Campuchia bước sang một giai đoạn mới. Đất nước được hồi sinh sau những năm nỗ lực hàn gắn vết thương do hậu quả của chế độ diệt chủng Pol Pot, đã đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa. Quân đội cách mạng và nhân dân Campuchia từng bước tự đảm đương được những nhiệm vụ trọng yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mặc dù bị đánh thiệt hại nặng trên các địa bàn chiến lược, nhưng được các thế lực bên ngoài giúp sức và dựa vào các căn cứ ở vùng biên giới Campuchia - Thái Lan, quân Pol Pot và quân các phe phái khác cố đẩy mạnh các hoạt động phá hoại, hòng tạo ra thế hai vùng, hai chính phủ có lợi cho chúng. Trước tình hình đó, tôi giao nhiệm vụ trực tiếp cho các mặt trận 479, 579, 779, 979 tiếp tục phối hợp với các lực lượng vũ trang Campuchia chiến đấu. Những đòn tiến công liên tục của quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia vào các căn cứ của quân Pol Pot dọc biên giới Campuchia - Thái Lan, kết hợp với truy quét tàn quân địch trong nội địa, làm cho chúng suy yếu, lâm vào thế bị động đối phó, giúp cho tình hình Campuchia ngày càng ổn định có lợi cho cách mạng. Thực hiện Nghị quyết số 228 của Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia "Về tăng cường tuyến phòng thủ biên giới Campuchia - Thái Lan", ngày 1-9-1984, Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện giao nhiệm vụ cho bộ đội công minh các mặt trận 479, 579, 779 và 979 làm lực lượng nòng cốt giúp nhân dân bạn xây dựng công trình phòng thủ biên giới mang tên "K5" nhằm tạo thế trận đánh địch, bảo vệ biên giới, hạn chế địch tiến công từ biên giới vào nội địa. Tuyến phòng thủ biên giới (K5) gồm hệ thống tổ chức phòng thủ, tập trung bộ đội chủ lực lên các trọng điểm và công sự, chiến hào, vật cản bằng hàng rào dây thép gai, mìn, đê, hào, lũy, rào, hầm chông, cạm bẫy,... Để xây dựng tuyến phòng thủ biên giới, lực lượng quân tình nguyện cùng lực lượng dân công ở mỗi tỉnh của Campuchia tổ chức một tiểu đoàn hoặc hai tiểu đoàn làm một tháng rồi về địa phương lại đưa tiểu đoàn khác lên thay. Tuyến phòng thủ biên giới (K5) dài 800km bắt đầu xây dựng từ cuối năm 1984 đến 1987. Hồi đó, một số đồng chí thắc mắc và cho rằng làm công trình phòng thủ K5 là tốn kém và không cần thiết. Có lẽ vì số anh em này không hiểu hết ý nghĩa và giá trị của nó. Làm K5 có hai ý nghĩa thiết thực. Một là, có tuyến tuần tra biên giới thì các đơn vị vũ trang của bạn vững tâm hơn, dám đảm nhận bảo vệ tuyến đường biên thì quân tình nguyện Việt Nam mới rảnh tay thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chủ lực cơ động chiến lược đúng như mục tiêu mà ta và bạn đã đề ra. Hai là, nếu lúc đó để bạn đứng ra tổ chức những trận đánh lớn hoặc một cuộc "vận động cách mạng lớn" thì bạn chưa làm được; nhưng để bạn đứng ra tổ chức cho dân đào hào, trồng tre phòng thủ biên giới thì bạn làm được và làm tốt. Như vậy, công trình K5 là nơi thực tế tập dượt cho bạn biết làm công tác vận động, tổ chức quần chúng. K5 đã thực sự là một công trình quốc phòng của toàn dân và toàn quân Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam tham gia, thể hiện tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam Campuchia. Tuyến Tuyến tuần tra biên giới này có tác dụng chia cắt chiến lược ngoại biên và nội địa, góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc hạn chế, ngăn chặn sự xâm nhập của địch từ Thái Lan vào trong nội địa Campuchia. Còn ở trong nội địa, ta và bạn đã kết hợp ba mũi tiến công truy quét địch, địch vận và an ninh, làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực địch. Bên cạnh thành tích giúp bạn tiến công địch ở các căn cứ dọc biên giới, truy quét tàn quân địch trong nội địa, phát triển lực lượng cách mạng, ổn định tình hình, chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam còn tích cực giúp bạn xây dựng và phát triển
8/12
kinh tế - xã hội, từng bước để bạn tự đảm đương sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày 21-12-1984, tôi được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký quyết định thăng quân hàm từ cấp Thượng tướng lên cấp Đại tướng.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
Để tạo thế ổn định xây dựng đất nước, từ đầu năm 1985, Bộ Tư lệnh 719 thống nhất với bạn tiếp tục đợt hoạt động mùa khô 1984-1985, mở chiến dịch truy quét địch trên toàn tuyến biên giới Campuchia - Thái Lan, đánh vào các căn cứ sào huyệt của quân Pol Pot. Sau hơn một tháng chiến đấu (từ ngày 9 tháng 1 đến 15-2-1985), ta và bạn làm tan rã một bộ phận lớn sinh lực địch, đánh chiếm các cơ quan chỉ huy, buộc chúng phải thay đổi thế bố trí lực lượng, bị động đối phó, tạo điều kiện cho Campuchia xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng. Sau chiến dịch truy quét địch trên toàn tuyến biên giới Campuchia - Thái Lan, phía quân Pol Pot chuyển hướng chiến lược. Một mặt, chúng đưa sở chỉ huy và cơ sở hậu cần vào sâu trong đất Thái Lan, mặt khác, đánh các điểm tựa, ngăn chặn vận chuyển của ta ra biên giới, phá tuyến phòng thủ biên giới của ta, xoi mở hành lang thâm nhập nội địa. Bên cạnh đó, chúng đưa lực lượng vào sâu trong nội địa, tập trung ở vùng Biển Hồ và vùng phụ cận Phnom Penh, củng cố và xây dựng lực lượng, lấy việc giành dân, giành chính quyền ở cơ sở làm biện pháp chiến lược, chờ thời cơ Việt Nam rút quân về nước thì phản công giành chính quyền. Bộ Tư lệnh 719 chủ trương cùng với bạn tiếp tục đánh cho địch suy tàn, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Tháng 8-1985, khi làm việc với Bộ Chính trị Đảng bạn, đại diện Bộ Chính trị Đảng ta đã thống nhất với bạn thời gian lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tự đảm đương và quân tình nguyện Việt Nam rút về nước. Đến năm 1987, bạn tự đảm đương, ta rút dần và đến năm 1989 thì rút hết. Ngày 5-11-1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký Quyết định số 1318/NQ-NS/TW, 1318/NQ-NS/TW, theo đó tôi thôi giữ chức Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam và Trưởng Ban Lãnh đạo đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia, trở về Bộ Quốc phòng nhận công tác. Đồng chí Đoàn Khuê, ủy viên Trung ương Đảng - Phó Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam, làm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam và Trưởng Ban Lãnh đạo đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia thay tôi. Ngày 26-9-1989, những đơn vị cuối cùng của quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam rút hết về nước, mở ra một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Campuchia và quan hệ đoàn kết, hợp tác Việt Nam - Campuchia. Khi quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam về nước, Chủ tịch nước Võ Chí Công trực tiếp gắn Huân chương Sao vàng lên lá cờ quyết thắng của đơn vị. Hơn mười năm giúp bạn, ta và bạn đã làm nên cuộc cách mạng giải phóng một dân tộc khỏi họa diệt chủng của tập đoàn Pol Pot, hồi sinh một đất nước từ tiêu điều, tan nát, đói rách để mọi người dân có quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Một đất nước có chủ quyền với hệ thống chính trị mới được xây dựng từ trung ương đến cơ sở xã ấp, cùng với những thiết chế văn hóa - xã hội bảo đảm sự độc lập của đất nước và quyền tự chủ của người dân, là nền tảng vững chắc để tiến lên xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới. Thời gian quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp bạn có nhiều bài học sâu sắc được rút ra, theo tôi, trong đó có vấn đề bao trùm nhất, sâu sắc nhất là: chúng ta đã vận dụng đúng đắn và nhuần nhuyễn nguyên nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình cụ thể của giai đoạn này trong việc kết hợp chặt chẽ giữa tinh thần dân tộc thiêng liêng
9/12
tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình cụ thể của giai đoạn này trong việc kết hợp chặt chẽ giữa tinh thần dân tộc thiêng liêng với tinh thần quốc tế cao cả. Nhận rõ bạn có "ổn" thì mình cũng mới "yên "yên"" nên chúng ta coi việc giúp bạn là tự làm cho mình, lo bảo vệ Tổ quốc mình. Bởi vậy, nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng nhường cơm sẻ áo với nhân dân bạn. Các bà mẹ Việt Nam một lần nữa lại dứt ruột gửi con ra chiến trường khi nước nhà vừa mới im tiếng súng sau hơn 80 năm chiến tranh tàn khốc.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 10
Trong chiến đấu, ta làm cho địch tan rã và làm chỗ dựa giúp bạn hồi sinh, xây dựng lại đất nước. Ta và bạn đã huy động được sức mạnh to lớn, nên dù kẻ thù hùng hổ, tàn bạo, lại được các thế lực nước lớn giúp đỡ, điều hành cũng vẫn tan rã. Người dân Campuchia được giải phóng khỏi công xã đã nói rằng, Việt Nam không bắn giết ai mà Việt Nam chỉ giúp họ xóa được chế độ diệt chủng Pol Pot. Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen nói: "Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết. Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, Chính phủ Phnom Penh sẽ không tồn tại". Vì vậy, nhân dân Campuchia mới nói: "Bộ đội tình nguyện Việt Nam là bộ đội nhà Phật". Một đất nước từ lâu đời vẫn lấy đạo Phật làm quốc đạo mà người dân dành cho chúng ta câu nói đó thật đáng quý vô cùng. Khi tôi sang thăm chính thức Campuchia, vua sãi Tep Vong (Tếp (Tếp Vông) nhất định xin gặp để chúc phúc cho tôi. Ở quốc gia Phật giáo này, người dân luôn tỏ lòng tôn kính Quốc vương Sihanouk và vua sãi. Cả hai ông vua đều nói lời cảm ơn nhân dân và đất nước Việt Nam, cảm ơn Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam. Giờ phút đó trong tôi cũng bồi hồi, xúc động và hạnh phúc tột độ. Quân tình nguyện và đoàn chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã trao tặng những phần thưởng cao quý để ghi nhận công lao và thành tích của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Việt Nam với tinh thần quốc tế cao cả, khiêm tốn và trong sáng, đã đổ mồ hôi, công sức và máu xương, trong hơn 10 năm nỗ lực và bền bỉ giúp bạn đạt được mục tiêu: cứu đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và một mục tiêu lớn hơn là: hồi sinh dân tộc - giúp bạn thực hiện mục tiêu củng cố chính quyền, độc lập, dân chủ, xây dựng lại đất nước. ________ Chú thích: 1. Trong các văn kiện của Đảng và quân đội thời kỳ này, Z được dùng để chỉ Campuchia. 2. Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu: Báo cáo tình hình giao vũ khí, khí tài, vật tư hàng hóa, trang thiết bị thu được trong quá trình chiến đấu cho bạn Campuchia, ngày 26-10-1979. Phông 34, Đơn vị bảo quản 222, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương. 3. Chỉ thị từng bước chuyển công việc sang để bạn làm, tích cực bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ trong công tác thực tế. B68. Phông 34, Đơn vị bảo quản 353, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương. 4. Ngày 15-12-1982, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07-NQ/TW "Về việc đổi mới hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội nhân dân Việt Nam, sự nghiệp quốc phòng và thực hiện chế độ một người chỉ huy trong quân đội". 5. Biên niên sự kiện hoạt động của Đảng, Nhà nước, quân đội, chuyên gia Việt Nam - Campuchia, 2008, t. III, tr. 194. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. 6. Báo cáo số 142/DT-BC 142/DT-BC của Đoàn 478. Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tr.188, 189.
10/12
Bài cùng chuyên mục
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-27222016948274612.html
2/8/2018
Chương 11
(/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ N NGHIỆP GHIỆP CÁCH MẠNG MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XU XUẤT ẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN .VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SA /TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKSCH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Chương 11 (https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12 12/10/2016 /10/2016kien.html/indexkien.html/index-3722201694827 37222016948274613.html) 4613.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) n)
THAM GIA LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đứng trước những khó khăn gay gắt: Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận, "chiến tranh ở hai đầu biên giới" vẫn chưa nguôi. Những năm hòa bình sau mấy chục năm chiến tranh ta chưa khôi phục, hàn gắn được bao nhiêu thì từ sự chậm đổi mới cộng với những sai lầm trong chính sách vĩ mô về kinh tế, nhất là đợt biến động "giá - lương - tiền" đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân lao động nói chung, cán bộ, công nhân viên khối hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang nói riêng. Trong lúc đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân tác động, chi phối, rơi vào thói tham ô vụ lợi, hách dịch cửa quyền, quan liêu xa rời quần chúng đã làm xói mòn lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và tạo kẽ hở cho kẻ thù giai cấp và những kẻ cơ hội lợi dụng để đả kích, chỉ trích bộ máy lãnh đạo của Đảng Đảng v vàà N Nhà hà nước, nhằm mục đích phá hoại Đảng Cộng sản, phá hoại thành quả cách mạng... Từ ngày 13 đến 18-10-1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ quân quâ n đội lần thứ IV được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội diễn ra cách đây gần 30 năm rồi, nhưng đến nay, có điều làm tôi còn suy nghĩ: n ghĩ: Không khí Đại hội nặng nề, có người đã vin vào câu chữ trong chỉ đạo lúc đó là "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật..." một cách phiến diện, tận dụng diễn đàn không khí bên ngoài Đại hội để "nói cho sướng miệng" và thực hiện ý đồ cá nhân. Quá trình chuẩn bị giới thiệu nhân sự dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng thì có việc một số cá nhân vận động ngầm xuyên tạc, nói xấu một số đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Khi họ nói với tôi cần có cuộc "hội ý về nhân sự" thì tôi nói "Không được! Giờ ai tốt thì bầu lên làm; đừng có người này nói xấu người kia, có gì thì cứ phê hình trong hội nghị đàng hoàng". Rõ ràng có một ý đồ xấu nhằm chia rẽ đoàn kết nội bộ, đi ngược lại những điều tốt đẹp đã trở thành truyền thống của quân đội ta. Khi giải lao, có người còn khích tôi: - Sao anh im lặng thế? - Im lặng để còn nghe các anh nói - Tôi trả lời. Tôi im lặng vì thấy tình hình quá phức tạp. Trong chiến tranh trước đây, cũng có chuyện phức tạp, nhưng đoạn sau này còn
11/12
phức tạp hơn. Ngày 7-12-1986, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký quyết định: tôi giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Các anh trên Trung ương gọi tôi ra, anh Lê Đức Thọ trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi. Tôi nói với anh Thọ:
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
- Xin các anh để tôi làm nốt nhiệm vụ ở Campuchia, xong, cho tôi làm tổng kết kinh nghiệm về công tác quân sự trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. - Cậu từng làm Tổng Tham mưu phó, rồi Thứ trưởng, giờ qua làm Tổng Tham mưu trưởng, có gì mà không làm được - Anh Thọ động viên tôi. Làm Tổng Tham mưu trưởng, việc đầu tiên là, tôi đi thị sát dọc vùng biên giới sáu tỉnh phía Bắc. Những ngày cuối đông, ở vùng cao rét càng đậm. Sương muối giăng phủ khắp miền biên giới. Chúng tôi gặp gỡ người dân, cán bộ địa phương và kiểm tra trực tiếp, hỏi chuyện cán bộ, chiến sĩ, thấy nhiều vấn đề nổi cộm quá. Bấy lâu nay, các đơn vị cấp dưới báo cáo lên cấp trên thường chỉ nói mặt tốt, ưu điểm, còn mặt yếu kém, khuyết điểm thì không báo cáo. Lúc đó, tôi thấy rõ bộ đội về tinh thần rất căng thẳng, về vật chất thì điều kiện ăn, ở, sinh hoạt rất thiếu thốn, kham khổ. Bởi vậy, bộ đội sinh ra bất mãn, tiêu cực và vi phạm kỷ luật dân vận, có nơi bộ đội quan hệ với nhân dân chưa tốt. Quan hệ cán bộ, chiến sĩ cũng nhiều nơi chưa tốt. Ngày hôm sau, tại một số điểm chốt, tôi bảo anh em hãy cho đơn vị lui về phía sau. Anh em cán bộ và cả chiến sĩ nữa nói rằng nếu mình lui mà bên kia họ lên thì lo lắm. Tôi bảo cứ rút đi. Tiếp đó, tôi cho rút từng phần các đơn vị chủ lực về tuyến hai để đưaanh dânnào quân, bộcho độichủ địa lực phương vàđơn bộ đội biênquyền phòngmình lên tuyến một. Tâm lý chung của cán bộ chỉ huy các cấp là lo sợ không dám và các vị dưới lui xuống. Hôm tôi đến Sở Chỉ huy Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu, tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu kéo đồng chí An là Chỉ huy trưởng Sư đoàn 316 lại gặp riêng tôi và hỏi: - Báo cáo Tổng Tham mưu trưởng, đêm qua đồng chí An đã báo cáo với tôi là anh cho đơn vị của đồng chí lui xuống? - Đúng thế - Tôi trả lời. Tướng Vũ Lập tỏ ra sửng sốt, bất ngờ nói rằng: - Vậy thì xin anh cho văn bản! Tôi bảo đồng chí Phi Long, Cục phó Cục Tác chiến cùng đi với tôi viết lệnh để tôi ký. Thấy thái độ kiên quyết của tôi, anh Vũ Lập nói vẻ xoa dịu: - Anh lệnh thì dù mệnh lệnh bằng giấy hay bằng miệng chúng tôi cũng chấp hành. Nhưng anh cho giấy để cơ quan còn lưu trữ. Lúc này, tôi chỉ thực hiện điều chỉnh sơ bộ, để thế phòng thủ biên giới của bộ đội ta có chi ều sâu, vững chắc hơn. Từ biên giới trở về, tôi báo cáo tình hình với anh Văn Tiến Dũng (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và anh Nguyễn Văn Linh (Thường trực Ban Bí thư Trung ương). Anh Linh nói: - Mình mới được gọi ra, mình chưa đề nghị họp được.
1/25
Tôi gặp anh Lê Đức Thọ, anh Phạm Văn Đồng, báo cáo các vấn đề: ta, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á. Tôi nói cả ý kiến các địa phương, ý kiến của quần chúng và những suy nghĩ của tôi. Tình hình nhân dân và bộ đội ở biên giới là đáng lo ngại, cần phải chấn chỉnh, tổ chức lại. Tôi nói thẳng với anh Văn Tiến Dũng rằng: nếu đối phương mà đánh lớn thì bộ đội ta sẽ đánh trả nhưng cũng có bộ phận không nhỏ sẽ... rã! Về "chiến tranh tâm lý", họ đưa sang ta đủ thứ, từ cái nhỏ nhất như hộp quẹt
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
lửa, nhưng ta thì không có gì hết, v.v… Bộ đội biên cương ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, vậy mà ngân sách quốc phòng chỉ mới lo chuyện đời sống, chưa tính đến trang bị, đã chiếm tới 25% tổng ngân sách quốc dân, bởi vì quân số thường trực quá lớn, trong khi nền kinh tế - xã hội đang lâm vào khủng hoảng. Cứ như thế này tiếp diễn thì ta sẽ chịu được bao lâu nữa? Nghe tôi nói vậy, anh Phạm Văn Đồng lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lắc đầu: - Không chịu được! Không chỉ khủng hoảng về kinh tế mà còn khủng hoảng cả về tư tưởng nữa. Nói thì hăng hái, nhưng thực chất trong lòng thì lo lắm. Bên quân đội, tôi nói với anh Văn Tiến Dũng về thỏa ước liên minh của Trung Quốc và Mỹ tháng 10-1975. Anh Dũng nói: - Tình hình phức tạp... - Phía Nam, nhất là ở Tây Nguyên và vùng biển đảo còn sơ hở. Bố trí như thế thì không thể đánh lâu dài được. Trong quân đội có nhiều cán bộ bề ngoài nói thì rất hăng nên chỉ thấy mặt tốt của họ, còn đằng sau thế nào thì anh chưa biết hết. Hiện tại số cán bộ chủ trì các quân khu, quân đoàn và cơ quan Bộ Tổng Tham mưu thì hăng lắm, còn ở cấp dưới như thế, đời sống bộ đội như thế, ngân sách quốc phòng như thế, liệu ta có trụ được không? - Tôi nói hết l ời. Anh Dũng hỏi tiếp: - Ý kiến anh thế nào? - Trước hết, cần quan tâm đến hai vấn đề: đời sống bộ đội và bố trí lực l ượng phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Tôi trả lời rồi hỏi anh: - Giờ, giảm quân số được không? Anh nói: - Hiện nay quân số thường trực đã rất lớn, mà trước khi anh ra làm Tổng Tham mưu trưởng, Bộ Tổng Tham mưu còn đề nghị tăng thêm một quân đoàn đứng chân ở đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Tình hình này mà giảm quân thì khó, mà để vậy cũng thật khó. Tăng quân số, tăng chi phí quốc phòng, nhưng an ninh quốc phòng không bảo đảm, nguy cơ đối với độc lập dân tộc trên lĩnh vực quốc phòng tăng lên. Lúc đó, tôi cảm nhận một điều là cần phải giảm quân và điều chỉnh lại thế bố trí chiến lược. Tôi gặp anh Trường Chinh và báo cáo anh đúng một giờ với tư cách Tổng Tham mưu trưởng báo cáo Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Anh Trường Chinh chăm chú nghe. Báo cáo xong, tôi hỏi: - Anh có hỏi gì nữa không? - Mọi điều rõ rồi. Cảm ơn! Vấn đề này cần suy nghĩ thêm - Anh Trường Chinh trả lời.
2/25
Vấn đề điều chỉnh, bố trí và giảm quân, trong Bộ Chính trị lúc đó có hai ý kiến đồng ý nên điều chỉnh; còn lại nhiều ý kiến cho rằng điều chỉnh là khó, vì lúc đó ta nghe qua đài phát thanh, phía bên kia có quan chức cấp cao vẫn tuyên bố "Sáng ăn cơm Vân Nam, tối ăn cơm ở Hà Nội". Vậy giảm quân như thế nào, chuyện gì sẽ xảy ra? Mà không giảm quân thì chi phí quốc phòng không giảm được. Lúc đó, anh Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, hai anh Phạm Hùng và Đỗ Mười làm Phó Chủ tịch; các anh ấy muốn giảm chi phí quốc phòng, giảm quân nhưng đều thấy khó.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Từ ngày 15 đến 18-12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội. Đại hội diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều đặc điểm mới. Ở trong nước, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội lên đến đỉnh điểm, lạm phát lên tới 774%. Trước tình hình đó, Đại hội VI đã xác định các chính sách và biện pháp để ổn định tình hình, nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đã thảo luận và nhất trí về đường lối đổi mới đất nước, xác định nhiệm vụ cấp bách nhất là đổi mới tư duy kinh tế, nêu rõ vai trò của các thành phần kinh tế trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, khẳng định kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế cả nước; thống nhất quan điểm và chủ trương về công nghiệp hóa, tập trung vào ba chương trình kinh tế lớn và về quản lý kinh tế, kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, nhấn mạnh sự thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Đối với nhiệm vụ quốc phòng, Đại hội nêu bật quan điểm chỉ đạo: toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI gồm 124 ủy viên chính thức, 49 ủy viên dự khuyết (Đảng bộ quân đội có 15 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết). Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đoàn đại biểu quân đội có anh Đoàn Khuê và tôi được bầu vào Bộ Chính trị. Ngày 18-2-1987, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký Quyết định số 6782/HĐNN bổ nhiệm tôi - Đại tướng Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Đoàn Khuê làm Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Quyết làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư của Đảng kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, tôi làm Phó Bí thư. Ngày 17 và 18-6-1987, Quốc hội khóa VII họp kỳ thứ nhất bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước. - Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Võ Chí Công. - Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Lê Quang Đạo. - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Hùng. - Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng: Võ Chí Công. - Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng: Phạm Hùng và các ủy viên: Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ và tôi. Đại hội VI đã quyết định công cuộc đổi mới đất nước với những nội dung cơ bản trong "đường lối đổi mới" như: xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế - xã hội bằng hành chính quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa với năm thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước. Về quan hệ đối ngoại là thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa mà tư tưởng xuyên suốt là Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Đây là những vấn đề mới mẻ, đầy thử thách, gian nan, nhất định phải làm bằng được, nhưng không thể nóng vội, vì cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong cán bộ các cấp, các ngành. Bởi vậy, Đảng ta chỉ rõ: thực hiện đổi mới trước
3/25
hết là phải "đổi mới tư duy". Triển khai thực hiện chủ trương này, về lĩnh vực quốc phòng, trên cương vị Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tôi đã cùng tập thể Đảng ủy Quân sự Trung ương và các đồng chí trong cơ quan Bộ Quốc phòng tập trung nghiên cứu, điều chỉnh tổ chức biên chế, bố trí chiến lược của quân đội cho phù hợp với kế hoạch phòng thủ cơ bản trong thời kỳ mới. Anh Đoàn Khuê tiếp tục xây dựng kế hoạch điều chỉnh chiến lược. Chúng tôi thống nhất trong điều chỉnh chiến lược, bố trí lại đội hình chiến lược bảo đảm mục tiêu đánh lâu dài, giảm chi phí quốc phòng, phát huy được sức mạnh toàn dân, http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
toàn diện, tạo nên sức mạnh phòng thủ đất nước và đủ sức mạnh chống lại mọi tình huống chiến tranh. Đó là con đường đổi mới xây dựng quân đội nhân dân, đổi mới công cuộc xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ quốc phòng và an ninh, kết hợp chặt chẽ công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi tôi báo cáo ý tưởng về điều chỉnh chiến lược, được Bộ Chính trị nhất trí, chúng tôi tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ quan Bộ Quốc phòng, trong đó nòng cốt là Bộ Tổng Tham mưu, tiến hành song song hai việc lớn: một là, xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch điều chỉnh bố trí chiến lược và giảm quân số. Hai là, soạn thảo các văn bản, tài liệu, giáo trình và triển khai trên toàn quốc " Thế trận chiến tranh nhân dân" và nhiệm vụ "Quốc phòng toàn dân", làm cơ sở lý luận và thực tiễn để Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 02/NQ-BCT xác định nhiệm vụ quốc phòng đến năm 1990 và những năm tiếp theo. Nghị quyết được triển khai thực hi ện đã nhanh chóng đi vào cuộc sống; phát động được toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng các khu vực phòng thủ từ tỉnh, thành phố đến cơ sở xã, tạo nên sức mạnh tại chỗ của nền quốc phòng. Ở đây tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về "Chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, lâu dài, tự lực, tự chủ và đoàn kết quốc tế" đã được vận dụng phù hợp với tình hình mới, hoàn cảnh mới của đất nước. Cũng từ đây, Ngày truyền thống 22 tháng 12 vốn là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giờ mang thêm một ý nghĩa – "Ngày hội Quốc phòng toàn dân". Anh Đoàn Khuê chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu tiến hành nghiên cứu biên soạn và triển khai tổ chức thực hiện cuộc điều chỉnh chiến lược với tư tưởng xuyên suốt là đánh lâu dài, trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, số quân thường trực ít, nhưng tinh nhuệ, hiện đại, cơ động linh hoạt, xây dựng khu vực phòng thủ bền vững bảo đảm cho người dân vừa đánh giặc vừa sản xuất phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống. Việc xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh để chống chiến tranh xâm lược do cấp ủy đảng trực tiếp lãnh đạo và điều hành. Bí thư Tỉnh ủy phải đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng của tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy việc xây dựng, phát huy tác dụng khu vực phòng thủ, điều động, chỉ huy các lực lượng vũ trang và lực lượng quần chúng tại chỗ trong tình huống có chi ến tranh và cả trong tình huống chống "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ; rồi xây dựng sự liên kết giữa các khu vực phòng thủ với nhau; xác định rõ các "khu vực phòng thủ then chốt", có sự kết hợp giữa các lực lượng vũ trang, giữa các quân khu và Bộ, kết hợp giữa lực lượng chủ lực cơ động của quân khu và chủ lực cơ động của Trung ương; đặc biệt tăng cường phòng thủ bờ biển, hải đảo và thềm lục địa,... Một vấn đề nữa là chú trọng xây dựng công nghiệp quốc phòng tự chủ, có khoa học kỹ thuật tiên tiến, có lực lượng cán bộ và nhân viên khoa học ngày càng phát triển. Phương hướng là sẽ giảm quân thường trực với số lượng lớn, nhưng lực lượng nghiên cứu khoa học nên tăng chứ không giảm. Công việc khẩn trương, đòi hỏi phải tính toán rất kỹ. Nhiều đêm chúng tôi phải thức trắng để làm việc. Anh Đoàn Khuê chỉ đạo từng việc cụ thể về bố trí lực lượng, từng đơn vị, từng cơ quan một, trong đó đặc biệt chú ý cân nhắc khi bố trí các đơn vị chủ lực cơ động của Bộ, của các quân khu, lực lượng phòng không quốc gia, lực lượng không quân, hải quân. Chú ý khâu bảo quản và hiện đại hóa vũ khí, tiến tới tự động hóa phòng không tầm trung và tầm cao. Lực lượng hải quân phát triển và bố trí
4/25
ngày càng thêm chặt chẽ ở hướng Cam Ranh, biển đảo và đóng được tàu 5.000 tấn, tiến lên 10.000 tấn. Trên cơ sở đó, đã bố trí lại lực lượng và tổ chức phòng thủ trên các hướng, các địa bàn chiến lược quan trọng, vùng biển đảo và biên giới đất liền, các trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế,... Bảo đảm khả năng phòng thủ của từng địa phương và cả nước vững chắc trong mọi tình huống. Bộ Chính trị quyết định di chuyển vị trí đóng quân của Quân đoàn 3, một trong những quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ, từ miền Bắc vào Tây Nguyên, đồng thời tăng cường lực lượng ở Cam Ranh và vùng biển đảo. Cơ cấu biên chế, tổ chức và nhiệm vụ, chức năng của các học viện, nhà trường trong toàn quân cũng được điều chỉnh thích hợp. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Cùng với việc soạn thảo tài liệu hướng dẫn và triển khai xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố là việc biên soạn các tài liệu để tiến hành tập huấn kiến thức quốc phòng và quân sự cho đội ngũ Bí thư Đảng các tỉnh, huyện và tương đương, kể cả các bộ, ban, ngành ở cấp Trung ương. Các cơ quan Bộ Tổng Tham mưu đã soạn thảo 21 tài liệu cơ bản, tổ chức các lớp tập huấn, tiến hành diễn tập với nhiều tình huống, nhiều giả định sát thực tế trên cả hai nội dung: chống "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ và đối phó với các tình huống chiến tranh, điển hình là các cuộc diễn tập ở Hải Phòng, Khánh Hòa và Đồng Nai. Tiến hành đồng thời với việc điều chỉnh bố trí đội hình chiến lược là tính toán cụ thể việc giảm quân số để bảo đảm đánh lâu dài và trực tiếp giảm chi phí quốc phòng. Lúc này, Bộ Chính trị không nói mức giảm là bao nhiêu, mà để Bộ Quốc phòng tính toán sao cho hợp lý. Tôi đưa ra con số giảm trên 60% số quân thường trực và xin ngân sách quốc phòng từ 15 đến 18%, đầu tiên là tổng ngân sách, tiến tới là ngân sách thu trong nước. Với quân số cuối cùng này, chúng tôi hoàn toàn nhất trí và anh Đoàn Khuê bắt tay vào xây dựng kế hoạch. Khi Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch điều chỉnh chiến lược và giảm mạnh quân số quân đội, từ quân thường trực 1,5 triệu xuống còn 45 vạn và bước đầu để 5 vạn quân dự bị (từ 9 quân đoàn giảm xuống còn 4 quân đoàn), nhưng sức mạnh chiến đấu không giảm mà càng được tăng cường, thì toàn thể Bộ Chính trị nhất trí hoàn toàn, gánh nặng ngân sách quốc phòng được giải quyết một cách cơ bản. Đi đôi với việc giảm quân số, giảm ngân sách quốc phòng, chúng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước có chính sách cụ thể cải thiện đời sống cho bộ đội tại ngũ; giải quyết việc làm và đời sống cho số cán bộ, chiến sĩ xuất ngũ trong đợt giảm quân số thường trực về địa phương. Đối với cán bộ, chiến sĩ và công nhân viên quốc phòng tại ngũ thì trước mắt là nâng mặt bằng tiền lương của sĩ quan và những người hưởng lương trong quân đội lên 1,5 lần; thứ hai là giải quyết nhà ở cho họ. Từ lâu vấn đề nhà ở cho các hộ gia đình luôn là chuyện bức xúc trong đời sống của anh chị em. Bởi vậy, để giải quyết một cách cơ bản, chúng tôi đã đưa ra một phương cách mới là xin trích một phần quỹ đất quốc phòng để chia và cấp cho anh em tự xây nhà ở, còn đơn vị thì lo phần kết cấu hạ tầng như đường sá, điện, nước..., cho các khu hộ gia đình. Trong đó ưu tiên cho số anh em giải quyết chính sách ra quân (như về hưu, nghỉ mất sức, gia đình thương binh, liệt sĩ,...). Số anh em không có gia đình ở đô thị, trở về sinh sống ở nông thôn thì cấp một khoản tiền cùng với vật liệu xây dựng để anh em có thể xây được căn hộ cấp IV. Đề nghị của chúng tôi được các đồng chí trong Bộ Chính trị và Nhà nước đồng ý. Các đồng chí nói rằng trước mắt là Bộ Quốc phòng tự thu xếp, nếu còn thiếu thì báo cáo để Nhà nước bổ sung. Sau một thời gian, việc ăn ở, định cư của các hộ gia đình cán bộ, công nhân viên quốc phòng đã được giải quyết một cách căn bản. Một vấn đề nữa là giải quyết việc làm cho số anh chị em ra quân do giảm quân số thường trực với số lượng lớn. Chúng tôi đề
5/25
nghị với Bộ Chính trị và một số bộ, ban, ngành có liên quan đến xuất khẩu lao động thì phải ưu tiên cho bộ đội. Trung ương nhất trí, các bộ cũng hoàn toàn ủng hộ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội, có những đợt ra quân, anh chị em ở các đơn vị và cơ quan quân đội đi lao động ở nước ngoài, lại được tổ chức thành "đoàn, đội" có nền nếp, chặt chẽ. Tính từ năm 1987 đến 1990, quân đội đã tổ chức cho 37.338 người đi lao động xuất khẩu. Khi anh em trở về nước vừa có nghề, vừa được giải
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
quyết chính sách theo chế độ, thỏa đáng, vừa có một khoản thu nhập đáng kể để cải thiện kinh tế và ổn định đời sống gia đình. Nhiều đồng chí khi trở về đã có một khoản vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống và làm giàu chính đáng, góp phần giải quyết khó khăn chung cho đất nước. Trong việc tăng cường phòng thủ bờ biển, hải đảo và thềm lục địa có hai vấn đề nổi lên rất quan trọng và cấp thiết cần phải giải quyết. Đó là, tiếp tục hoàn thiện bố trí lực lượng trên các đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa và việc xử lý các vấn đề thuộc cảng quân sự Cam Ranh. Cuối tháng 2-1987, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Quân chủng Hải quân củng cố và tăng cường lực lượng phòng thủ quần đảo Trường Sa. Cuối tháng 3-1987, tôi xuống làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân và chỉ thị rõ: Phải thấy hết vị trí chiến lược của biển Đông. Trước tiên, phải lo phòng thủ quần đảo Trường Sa, nơi có thể xảy ra xung đột. Ta phải hành động kiên quyết để bảo vệ các đảo nổi và đảo chìm. Các đồng chí suy nghĩ mọi cách để xây dựng hải quân hùng mạnh. Ngày 10-6-1987, tôi vào Cam Ranh, tiếp tục làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân và Vùng 4, tôi nói rõ thêm: Ta phải nỗ lực cao nhất để bảo vệ quần đảo Trường Sa, tăng cường khả năng phòng thủ tại chỗ, giữ vững các đảo, coi trọng việc chi viện từ bờ ra. Vừa qua quốc phòng và cả nước chưa làm hết sức. Nay ta phải làm, làm cho ngày nay và cho thế hệ mai sau. Cuối năm 1987 và tháng 1-1988, Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị đã tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ cho các quân chủng: Hải quân, Phòng không và Không quân, kế hoạch hiệp đồng tác chiến giữa ba quân chủng để bảo vệ quần đảo Trường Sa và vùng cảng Cam Ranh. Chiều ngày 13-2-1988, làm việc với Tư lệnh Hải quân, tôi đã phê phán nghiêm khắc việc để mất đảo Đá Chữ Thập và giao cho Tư lệnh Quân chủng kiêm nhiệm Tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Ngày là tháng 2, đúng mùng 1 Tết Mậu Thìn, Bộ Tư lệnh Hải quân vào Sở Chỉ huy Vùng 4 ở Cam Ranh để trực tiếp chỉ huy các đơn vị. Hai ngày sau, tôi gửi báo cáo lên Ban Bí thư, Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Ngoại giao đề nghị giải quyết một số vấn đề cấp bách như tàu vận chuyển hàng ra Trường Sa, cấp kinh phí, vật tư cho hải quân. Ngày 22-2-1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đã ký quyết định giải quyết những vấn đề cấp bách mà nhiệm vụ bảo vệ biển đảo đặt ra. Trước mắt là nhiệm vụ đóng quân trên các điểm đảo thuộc chủ quyền của ta. Ngay sau đó, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đã làm việc với các cơ quan nhà nước để tiếp nhận vật tư, trang bị, tài chính cho hải quân. Ngày 16-3-1988, Bộ Chính trị đã họp và có kết luận về nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Từ ngày 4 đến 9-5-1988, tôi trực tiếp ra thị sát tình hình bộ đội chốt giữ ở quần đảo Trường Sa. Trước đó, ngày 12 tháng 4, ta công bố công khai các đảo mà Việt Nam đã quản lý từ trước đến nay: Ngày 7 tháng 5, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của Quân chủng tại đảo Trường Sa. Tới dự có đại diện các cơ quan của Bộ Quốc phòng, các quân chủng và Tỉnh ủy tỉnh Phú Khánh. Lễ mít tinh tổ chức ngay bên cột mốc có dòng chữ khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Trong bài
6/25
phát biểu tại buổi lễ, tôi đã nhắc lại: Trong những năm 1950 và 1960, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ hữu nghị, tình sâu nghĩa nặng. Đặc biệt là sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trong những năm từ 1965 đến 1970 là rất to lớn và có hiệu quả. Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình. Mặt khác, thắng lợi của chúng ta cũng đã góp phần đáng kể phá vỡ sự bao vây của đế quốc Mỹ đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa... Sau khi nêu lên sự kiện ngày 14-3-1988 vừa qua, tôi nói rằng: Tại sao một số người lãnh đạo Trung Quốc nhân danh gì lại sử dụng vũ lực xâm chiếm một phần l ãnh thổ của Việt Nam trên http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
biên giới Việt - Trung, chiếm quần đảo Hoàng Sa, nay lại lấn chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam chúng ta?... Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự thật trên thực tế, phù hợp với pháp lý quốc tế, với đạo lý quốc tế… Chúng ta tin tưởng rằng trong tương lai, nhân dân và cán bộ Trung Quốc sẽ hiểu rõ sự thật... Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta... Hôm nay, giữa trời cao, biển rộng bao la, trước anh linh tổ tiên và các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắc nhủ với các thế hệ mai sau: "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta!". Các chiến sĩ hải quân cùng hô vang với tôi: "Xin thề!". Tiếng hô: "Xin thề! Xin thề! Xin thề!" vang vọng cả biển trời. Sau đó, tôi đã chỉ đạo Quân chủng Hải quân khẩn trương xây dựng các nhà giàn và bố trí lực lượng trên tất cả các đảo nổi, đảo chìm ở quần đảo Trường Sa và thềm lục địa. Anh em rất tích cực vận chuyển và xây dựng các công trình phòng thủ đảo. Các quân chủng, binh chủng: hải quân, không quân, phòng không, đặc công, thông tin đã tiến hành diễn tập thực binh chi viện đảo và tiếp tục hoàn chỉnh các phương án phòng thủ. Về vùng vịnh Cam Ranh và quân cảng Cam Ranh, tôi đặc biệt quan tâm đến vị trí này ngay từ khi tôi làm Tổng Tham mưu trưởng. Đây là một trong ba vịnh tốt nhất thế giới cùng với San Francisco (Xan Phranxixcô) của Mỹ và Rio de Janeiro (Riô đơ Giannêrô) của Braxin. Cam Ranh có vị trí chiến lược, một khu vực phòng thủ then chốt của miền Trung và của cả nước, là căn cứ bảo vệ cả vùng biển rộng lớn và quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, ở Cam Ranh còn có một điều vô cùng quý giá mà không phải cảng biển nào cũng có được là ngay sát mặt nước biển mặn chát lại có một mỏ nước ngọt với trữ lượng lớn. Biên giới phía Bắc nóng bỏng như vậy, kể cả những trọng điểm như Chi Lăng, Vị Xuyên, Trà Lĩnh, tôi cũng chỉ cố gắng đến được hai lần; vậy mà với Cam Ranh, tôi vào tới bốn lần. Vậy bây giờ xu hướng giải quyết với Liên Xô về Cam Ranh như thế nào, về lực lượng cố vấn như thế nào, tôi nghĩ giải quyết phải có tình có lý, có pháp lý. Trước đây, hai nhà nước Liên Xô và Việt Nam đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện, những gì đã ký kết thì phải tôn trọng. Những gì bổ sung ngoài nội dung ký kết thì phải trao đổi, hai bên đồng thuận thì mới được thực hiện. Chẳng hạn, họ yêu cầu cho gia đình của họ vào ở bãi Cam Ranh cho thuận tiện đối với sĩ quan của họ, đây là điểm "bổ sung", ta đồng ý. Nhưng nếu Liên Xô đưa tàu ngầm và các chiến hạm mang đầu đạn hạt nhân vào quân cảng Cam Ranh thì ta từ chối, vì sẽ làm phức tạp thêm, hơn nữa trong hiệp định ký kết giữa hai nước không ghi. Khi vào Cam Ranh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh đưa tôi đi thị sát toàn bộ khu vực. Thấy họ khai thác đá và cát trong vịnh để xây dựng kho và hầm ngầm, tôi bảo: "Không được! Cứ cho họ khai thác thế này thì vịnh Cam Ranh sẽ bị sa mạc hóa". Ở đây mỗi cục đá là một cục vàng, cát cũng là vàng, một nhành cây cũng không được chặt mà chỉ có trồng thêm. Sẽ giải quyết đá và cát cho họ, nhưng không phải lấy ở vịnh mà lấy trong đất liền mang ra. Trở về Hà Nội, tôi báo cáo các anh trong Bộ Chính trị. Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, tôi đề nghị kiên quyết: Một là, không đưa vũ khí hạt nhân vào Cam Ranh. Hai là,
7/25
không khai thác đá và cát trong vịnh Cam Ranh. Các anh đồng ý. Lúc đó, tôi đã nghiên cứu kỹ văn bản hiệp định để có thể gỡ vấn đề. Trong hiệp định không có chỗ nào nói đến "hạt nhân và nguyên tử", nên với danh nghĩa Bộ trưởng Quốc phòng, tôi nói với Trưởng đoàn cố vấn Liên Xô: "... Trong văn bản hiệp ước không nói, nên các đồng chí không được lấy đá ở trong vịnh để xây dựng công trình, mà phải lấy ở ngoài. Hơn nữa, văn bản hiệp định cũng không hề nói đến vũ khí hạt nhân, nên mọi vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang đầu đạn hạt nhân không được có ở đây". Sau khi Đại sứ Liên Xô điện về nước, họ xin gặp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của ta. Anh Phạm Hùng gặp Đại sứ Liên Xô (theo yêu cầu của Đại sứ), đồng thời gọi tôi lên. Tôi http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
bảo trong hiệp ước không có chuyện hạt nhân, tên lửa và không khai thác đá và cát trong vịnh Cam Ranh. Chúng tôi sẽ có đá và cát cho các đồng chí. Đại sứ Liên Xô điện về nước. Sự việc êm! Tôi chỉ đạo bộ đội ở vịnh Cam Ranh làm một con đường chừng 30km vào khai thác đá núi trong đất liền chở ra vịnh. Đến khi Liên Xô tan rã, Chính phủ Nga thay thế tiếp tục thực hiện hiệp định, duy trì quân đội Nga đứng chân ở Cam Ranh. Mặc dù hiệp định còn hiệu lực tới năm 2004, nhưng tàu ngầm và chiến hạm của Liên Xô không còn ở Cam Ranh. Cuối tháng 2-1987, diễn ra cuộc họp "Bộ Chính trị hẹp" tại Nhà con rồng - Sở Chỉ huy của Bộ Quốc phòng. Tại đây, sau khi nghe báo cáo tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và nhiều vấn đề quan trọng, tôi đã báo cáo tình hình quân đội, tình hình biên giới phía Bắc, tình hình liên quan đến Trung Quốc, Mỹ, một số nước ASEAN đối với ta và đề xuất việc tiến hành phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tìm cách gia nhập ASEAN. Bộ Chính trị nhất trí với đề xuất của tôi và giao cho Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng thực hiện việc này. Tôi nói: Đề nghị Bộ Ngoại giao làm, Bộ Quốc phòng sẽ giúp đỡ. Anh Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nói: Đề nghị Bộ Quốc phòng và anh Lê Đức Anh lo cái đoạn "mở đầu" như thế nào. Anh Trường Chinh nói: - Bộ Ngoại giao làm là tất nhiên rồi. Nhưng trước hết đề nghị anh Lê Đức Anh suy nghĩ cách làm, biện pháp cụ thể và làm cái đoạn "mở đầu" với Trung Quốc. Bộ Chính trị đồng ý với ý kiến của anh Trường Chinh. Tôi dự kiến, sẽ "mở hai luồng thăm dò". Một là, thăm dò qua cộng đồng Hoa kiều ở khu vực Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh, vì từ xưa đến nay, nói chung cộng đồng người Hoa có truyền thống đoàn kết bao bọc nhau, có tổ chức chặt chẽ và có quan hệ mật thiết với Chính phủ Trung Hoa lục địa. Hai là, thăm dò qua đường đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội. Khoảng mươi ngày sau, vào đầu tháng 3-1987, tôi vào gặp Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nói chuyện với Ban Hoa vận của Thành ủy, gặp gỡ một số người đại diện và có uy tín trong cộng đồng người Hoa của khu vực Chợ Lớn. Cuộc gặp có tám Hoa kiều, một đồng chí đại diện Thành ủy và tôi. Tôi điểm lại quá trình quan hệ hữu nghị của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Trung Quốc - Việt Nam. Tôi nói có những đồng chí người gốc Việt nhưng đã tham gia Giải phóng quân Trung Quốc, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng có khá nhiều người gốc Trung Quốc là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi nói về cộng đồng người Hoa suốt mấy chục năm qua định cư, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đã tham gia, đóng góp vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, tôi đã chứng kiến có những bà mẹ người Hoa nuôi giấu và cứu chữa thương binh là bộ đội giải phóng ngay tại nhà mình, bất chấp hiểm nguy. Đó là những nghĩa cử cao đẹp của bà con Hoa kiều tại khu vực Chợ Lớn này. Người Việt và người Hoa, Trung Quốc và Việt Nam, hai nước bấy lâu vẫn đoàn kết, hữu nghị. Vừa rồi xảy ra chuyện Trung Quốc và Việt Nam xung khắc nhau là chuyện không bình thường. Vì vậy, cả người Việt và người Hoa có trách nhiệm góp sức mình hàn gắn lại tình hữu nghị, đoàn kết để
8/25
xóa bỏ cái không bình thường này. Tình hữu nghị Việt - Trung là truyền thống tốt đẹp, chúng ta cần làm cho nó bền vững và phát triển. Tôi nói những điều này, nét mặt mọi người rạng rỡ. Họ phát biểu: Từ lâu rồi, chúng tôi cũng muốn như thế. Việt Nam và Trung Quốc cứ tốt như hồi xưa với nhau, giúp nhau như anh em trong nhà thì chúng tôi sung sướng lắm. Chúng tôi cũng muốn góp công xây dựng đất nước Việt Nam, quê hương thứ hai của mình... Cuộc gặp gỡ những người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc trong niềm vui tươi, phấn khởi và có sự đồng thuận cao.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Trở ra Hà Nội, tôi nói đồng chí Vũ Xuân Vinh, Cục trưởng Cục Đối ngoại quân sự gửi thiếp mời Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đến dùng cơm tại nhà khách Bộ Quốc phòng. Tôi và đồng chí Đại sứ vừa ăn cơm vừa nói chuyện. Tôi nói về quá trình quan hệ hữu nghị giữa hai nước và khẳng định Trung Quốc giúp Việt Nam về cách mạng nói chung, về quân sự nói riêng là rất quan trọng. Từ chiến dịch Biên giới năm 1950 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tận nơi để chỉ đạo, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã cử các đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh là những vị tướng giỏi cùng đoàn cố vấn Trung Quốc sang giúp bộ đội Việt Nam về cách đánh chiến dịch. Ở Điện Biên Phủ, nếu không có lựu pháo, vũ khí, đạn dược và quân trang quân dụng của Trung Quốc giúp đỡ thì Việt Nam khó giành được thắng lợi. Những năm đánh Mỹ, có những đoàn cán bộ, những đoàn học sinh miền Nam được đưa sang Trung Quốc học tập. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng rất ủng hộ Trung Quốc, quân đội Việt Nam hành quân vượt Thập Vạn Đại Sơn theo điện yêu cầu của đồng chí Chu Ân Lai sang đánh dẹp quân Tưởng, giải phóng vùng đất Ung - Liêm - Khâm để đón đại quân Nam Hạ của các đồng chí giải phóng quân Trung Quốc, v.v… Đánh Đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, đó là chiến thắng của Việt Nam và cũng là chiến thắng chung của hai Đảng, hai nước. Vậy mà bây giờ tại sao lại xung đột? Việc này không phải do nhân dân và bộ đội gây ra. Tôi mới nhậm chức, nhưng cũng sẽ báo cáo với lãnh đạo của Việt Nam, đề nghị lãnh đạo hai nước gặp nhau giải quyết việc này. Tôi kể lại với Đại sứ Trương chuyến đi với đồng chí Phạm Văn Đồng sang Tô Châu gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông hồi tháng 12-1966. Khi Chủ tịch Mao Trạch Đông hỏi "Chiến trường miền Nam có khó khăn và cần gì?", tôi nói rằng cần súng đạn và tiền để mua gạo; thì một tháng sau chiến trường Nam Bộ đã nhận được vũ khí và tiền của nhân dân Trung Quốc gửi đến. Nghe tôi nói vậy, Đại sứ Trương Đức Duy nói: Tôi sẽ về báo cáo với lãnh đạo bên tôi. Đến đây, sứ mệnh "mở luồng" và "thăm dò" mà Bộ Chính trị giao cho tôi, được xem như đã hoàn tất và tôi báo cáo tình hình với các anh trong Bộ Chính trị để các anh có kế hoạch gặp Đảng, Nhà nước Trung Quốc. Trong chuyến thăm Xingapo (tháng 7-1990), Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã "đánh tiếng" là "sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam". Một tháng sau đó, ngày 19-8-1990, Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân gửi thư qua đường đại sứ mời Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Đỗ Mười sang thăm Trung Quốc. Cuối tháng 7-1991, Bộ Chính trị cử tôi làm phái viên của Bộ Chính trị sang bàn bạc những vấn đề cụ thể về việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Cùng đi với tôi có đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương. Sáng ngày 28 tháng 7, chúng tôi bắt đầu khởi hành. Trên đường đi Bắc Kinh, chúng tôi dừng chân ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây. Đồng chí Triệu Phú Lâm, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Quảng Tây tiếp chúng tôi và giới thiệu những thành tựu kinh tế - xã hội Quảng Tây đạt được trong 10 năm cải cách, mở cửa. Ông cũng cho biết: - Tuy mấy năm gần đây Quảng Tây đã thực hiện chính sách về buôn bán ở biên giới nhưng nhân dân ở vùng biên giới còn nghèo nên rất cần có sự trao đổi qua lại. Năm 1988, Quảng Tây bị mất mùa, nhờ có lúa gạo của Việt Nam bán sang nên đã giải quyết được một phần nhu cầu cho nhân dân. Chúng ta cùng cố gắng từng bước làm tốt trật tự biên phòng để bảo đảm ổn định chính trị và kinh tế. Đáp lời ông, tôi nói:
9/25
- Trước đây Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ to lớn cho Việt Nam, tỉnh Quảng Tây ở sát kề Việt Nam cũng đã giúp đỡ nhiều cho Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Đồng chí Vi Quốc Thanh là người Quảng Tây, trước là Trưởng Đoàn cố vấn Trung Quốc, đã nhiệt tình giúp đỡ quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Được thông báo những thành tựu của tỉnh Quảng Tây trong 10 năm cải cách, mở cửa, chúng tôi rất phấn khởi, đặc biệt là khi
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
quan hệ giữa Quảng Tây và Việt Nam ngày càng được trở lại bình thường. Chúng ta cùng cố gắng quản lý biên giới cho tốt hơn, làm cho biên giới ngày càng trở thành biên giới hữu nghị. Tôi rất cảm ơn sự đón tiếp của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Tây. Sau khi ăn cơm trưa ở Quảng Tây, chúng tôi đi máy bay lên Bắc Kinh. Ra sân bay Bắc Kinh đón chúng tôi có đồng chí Chu Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, nữ đồng chí Chu Sĩ Cầm, Cục trương Cục 2 châu Á và một số cán bộ Ban Đối ngoại. Đồng chí Chu Lương chủ yếu giới thiệu về cải cách kinh tế của Trung Quốc những năm vừa qua. Sáng hôm sau (ngày 29 tháng 7) từ 9 giờ đến 12 giờ, đồng chí Kiều Thạch, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc làm việc với chúng tôi tại Đại lễ đường. Cùng dự, về phía Trung Quốc còn có các đồng chí: Chu Lương và Chu Thiện Khanh, Trưởng và Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Chu Sĩ Cầm, Trịnh Quốc Tài là Cục trưởng và Phó Cục trưởng Cục 2 châu Á, Ban Đối ngoại; Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; Từ Đôn Tín, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Cuộc hội đàm này để chuẩn bị cho cuộc hội kiến chính thức với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân sau đó. Sáng ngày 30 tháng 7, đồng chí Chu Thi ện Khanh và một số cán bộ Ban Đối ngoại Trung Quốc đưa chúng tôi tới thăm xã Tứ Quý Thanh (tức bốn mùa xanh) ở ngoại ô Bắc Kinh. Buổi chiều, Thủ tướng Lý Bằng tiếp đoàn chúng tôi tại Tử Quang Cáo trong Trung Nam Hải. Cuộc hội kiến chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31-7-1991, phía Trung Quốc do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân làm Trưởng đoàn. Trước khi hội đàm, có ít phút gặp riêng giữa Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và tôi, có hai phiên dịch của hai Ban Đối ngoại Trung ương Việt Nam và Trung Quốc. Đồng chí Giang Trạch Dân nêu một vấn đề khá "hóc búa": - Tới đây lãnh đạo cấp cao hai nước gặp nhau sẽ mở lại trang sử tốt đẹp quan hệ Trung - Việt. Nhưng có một vấn đề quan trọng phải bàn riêng, vì ra họp chung khó nói. Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng Bí thư. Trước chưa biết, nhưng nay nghiên cứu lịch sử mới biết Nam Sa (tức Trường Sa) là của Trung Quốc. Nghe vậy tôi liền nói: - Tôi cũng như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về Trung ương, có dịp nghiên cứu lịch sử, địa l ý và pháp lý thì thấy Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Bây giờ chúng ta nên cử các cơ quan chức năng nghiên cứu và xác định cụ thể. Nghe vậy, đồng chí Giang Trạch Dân không nói gì nữa, chỉ cười thôi. Rồi ông bảo: - Tới giờ rồi, mời đồng chí ra hội đàm! Nói chung cuộc hội đàm đạt kết quả tốt, mọi vấn đề đặt ra đều được hai bên thỏa thuận, nhất trí. Trung Quốc cũng thấy rằng quan hệ hữu nghị với Việt Nam để phát triển là một nhu cầu của cải cách, mở cửa của họ. Họ đang có nhu cầu phát triển, ta
10/25
cũng có nhu cầu bình thường hóa quan hệ để ổn định và phát triển. Tôi còn nhớ một số đoạn trong lời phát biểu của hai Trưởng đoàn tại cuộc hội đàm này. Đồng chí Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đứng dậy trịnh trọng nói:
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
- Tôi nhiệt liệt hoan nghênh đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà. Hôm nay, được dịp quen biết đồng chí Lê Đức Anh phái viên đặc biệt của Việt Nam, chúng tôi rất phấn khởi. Đồng chí đã hội đàm rất tốt với đồng chí Kiều Thạch và đồng chí Lý Bằng. Một giờ sáng nay, tôi mới ở địa phương về đến Bắc Kinh. Theo tập quán của chúng tôi, xin mời đồng chí nói trước. Tôi đứng lên nói: - Tôi rất phấn khởi được gặp đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước. Tôi biết đồng chí rất bận, nhưng vẫn dành thì giờ tiếp chúng tôi. Cảm ơn đồng chí. Chúng tôi rất phấn khởi thấy được thành tựu 10 năm cải cách của các đồng chí. Điều đó cổ vũ rất lớn đối với Đảng và nhân dân Việt Nam chúng tôi. Về công việc, chúng tôi đã thông báo kết quả Đại hội VII. Hôm qua, tôi đã nêu tất cả những ý này với đồng chí Kiều Thạch và đồng chí Lý Bằng. Hôm nay, gặp đồng chí Tổng Bí thư, xin đề nghị đồng chí cho ý kiến về việc Đoàn cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc sẽ được thực hiện trong năm 1991 này. Từ nay đến khi có cuộc gặp cấp cao đó, đề nghị đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo các ban gặp nhau trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng, kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hết, chúng tôi mời đoàn Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng san Trung Quốc sang làm việc với Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tôi đề nghị các đoàn thể, các hội hữu nghị Việt - Trung và Trung - Việt trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Tôi có mấy ý kiến như thế, mong đồng chí cho ý kiến. Đồng chí Giang Trạch Dân nói: - Hôm qua tôi đã đọc thư đồng chí Đỗ Mười gửi cho chúng tôi. Hôm nay tôi xin nói thẳng thắn. Sáng nay tôi gặp đồng chí Lý Bằng, đồng chí Kiều Thạch và nhiều đồng chí Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác, chúng tôi đã bàn với nhau và chúng tôi hoan nghênh Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam do đồng chí Đỗ Mười dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc năm nay. Tôi rất đồng ý với ý kiến của đồng chí Lê Đức Anh, các cơ quan của hai Đảng qua lại trao đổi ý kiến với nhau. Ban Đối ngoại Trung Quốc sang thăm Việt Nam trước. Hôm qua đồng chí Lý Bằng đã trao đổi ý kiến với các đồng chí rất tốt. Ý kiến chúng ta nhất trí với nhau. Tình hình thế giới bây giờ rất phức tạp. Tôi biết đồng chí Lê Đức Anh hiểu biết hơn tôi về quân sự. Đồng chí là Bộ trưởng Quốc phòng, tôi là Chủ tịch Quân ủy Trung ương... Tôi giữ chức Tổng Bí thư từ ngày 24-6-1989, từ đó đến nay, tôi không ngờ tình hình Đông Âu biến động và Liên Xô rối ren đến như vậy. Chúng ta là những người cộng sản, phải thực sự cầu thị. Hiện nay chủ nghĩa xã hội đang thoái trào. Tình hình ngày nay khác tình hình khi nước chúng tôi giải phóng và khi nước các đồng chí được giải phóng. Nhưng chúng ta là những nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải khẳng định chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi. Chúng ta phải thấy đây là quá trình đấu tranh hết sức gian khổ. Cho nên chúng ta là hai nước láng giềng, hai Đảng Cộng sản cầm quyền, không có lý do gì không xây dựng quan hệ láng giềng hữu hảo với nhau. Từ sự đột biến ở Đông Âu và qua 25 tháng tôi công tác ở Trung ương, tôi nhận thức được rằng kiên trì chủ nghĩa xã hội là rất quan trọng. Các nước phương Tây lúc nào cũng muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội khỏi trái đất này. Đảng
11/25
Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân Trung Quốc đánh đổ chính quyền Quốc dân Đảng, giành chính quyền. Chúng tôi xây dựng đất nước, không bao lâu, chúng tôi phải chống Mỹ viện Triều. Cho nên phương Tây, nhất là Mỹ qua hai lần đọ sức bằng phương thức chiến tranh, chúng không xóa được chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Họ dùng biện pháp "diễn biến hòa bình" của Ngoại trưởng Mỹ Dulles (Đalét), để đối phó với chủ nghĩa xã hội, đối phó với bức màn sắt - như Nixon đã viết cuốn 1999 chiến thắng không cần chiến tranh...
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Đối với âm mưu lật đổ, chúng có pháp bảo: dùng chế độ đa đảng để lật đổ Đảng Cộng sản. Chúng tôi rất cảnh giác chế độ đa đảng. Về mặt này chúng tôi kiên quyết chống hoạt động đa đảng. Quả thật như thế, Yeltsin (Enxin) vừa lên làm Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga liền thủ tiêu các cơ sở đảng ở cơ quan, xí nghiệp. Yeltsin đã từng là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Nghe tin này, như người Trung Quốc nói "Xúc mục kinh tâm" - Những điều trông thấy khiến ta giật mình. Hiện nay các nước phương Tây muốn dùng chiêu bài dân chủ, tự do, nhân quyền để thực hiện "diễn biến hòa bình". Mỗi năm chúng tôi triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc một lần. Tôi đã dự hội nghị đó hai lần. Quan điểm của tôi là, Đại hội đại biểu nhân dân là của dân, không đi theo con đường nghị viện kiểu phương Tây. Chúng tôi cũng có tám đảng nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không cho phép có đảng đối lập... Chúng tôi bây giờ hết sức cảnh giác với tư tưởng luân phiên nắm chính quyền. Điều đáng sợ không phải là có tồn tại hay không tồn tại vấn đề đó mà là ở chỗ Đảng có kiên quyết chống tư tưởng đó, có cảnh giác với âm mưu đó hay không. Nếu biết cảnh giác, có biện pháp, thì không sợ gì cả... Tôi nhận thức được quân đội nhân dân phải tuyệt đối đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quân đội là cây súng, hình thái ý thức là cây bút. Với tư cách quân đội, đồng chí Lê Đức Anh lâu năm hơn tôi. Tôi vừa đi hơn 20 tỉnh và thành phố trong tổng số 30 tỉnh, thành. Tôi đã đi 18 quân khu. Trước đây tôi chưa được bầu làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau khi được bầu tôi thường xuyên đi thăm các quân khu. Đồng chí Lê Đức Anh hiểu tầm quan trọng của cây súng hơn tôi. Cây bút cũng rất quan trọng. Về tuyên truyền quả thật phải không ngừng cải tiến phương pháp tuyên truyền. Mục đích của tuyên truyền là đi sâu vào lòng người. Nếu ta chỉ theo cách cũ cứng nhắc là không được. Tuyên truyền phải sống động, hoạt bát, không thế sẽ không có kết quả tốt. Về phương thức, về công tác tư tưởng, phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Hiện nay ti vi rất phổ biến ở thành phố. Hằng ngày dân chúng cứ nghe, nhìn, rồi qua tai, mắt, nếu chúng ta không có năng lực phân tích thì dân chúng sẽ hấp thụ những điều dở... Chúng ta chống tư sản không chỉ chống văn hóa màu vàng. Phải chống cả tự do hóa tư sản. Đứng về góc độ phiên dịch chắc khó diễn đạt hết hàm ý của nội dung này. Nội dung chống này bao gồm việc chống lại tất cả những tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội, chống những sự thối tha đồi trụy của tư sản. Còn đối với những kỹ thuật tiên tiến, cách quản lý khoa học, văn hóa ưu tú của tư sản chúng ta lại phải học tập. Chúng tôi có chuyển hướng cải cách mở cửa, khuyến khích nước ngoài đầu tư nhưng phải tôn trọng pháp luật... Trên đây tôi đã giới thiệu tóm tắt nhận thức của cá nhân. Tôi tin rằng chuyến đi thăm của đồng chí thúc đẩy việc tiến tới bình thường hóa quan hệ hai Đảng, hai nước. Qua đồng chí, xin gửi lời thăm tốt đẹp tới đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi rất phấn khởi được gặp đồng chí. Hôm nay là bước mở đầu tốt đẹp của chúng ta. Cuộc đàm đạo được nối tiếp trong buổi chiêu đãi ngay tối hôm đó tại Trung Nam Hải. Đồng chí Giang Trạch Dân nói tiếp: - Fucik (Phu xích) viết trong tác phẩm Viết dưới giá treo cổ có một câu nói tôi mãi mãi không quên: "Nhân dân ơi! Tôi yêu nhân dân, nhưng nhân dân đừng quên cảnh giác!". Ý này rất hay, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác. Tôi hiểu rằng kinh nghiệm của đồng chí Lê Đức Anh rất phong phú. Các nước phương Tây bắt đầu tính toán đến vấn đề rất nghiêm trọng đối với chúng ta là
12/25
vấn đề giáo dục thanh niên. Thanh niên dễ tiếp thu văn minh phương Tây. Tiếp thu kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của phương Tây, chúng ta không phản đối. Tôi thường xuyên có quan điểm tiếp thu những văn hóa ưu tú phương Tây. Nhưng phải làm cho thanh niên thấy nhân dân ta đã từng bị áp bức của các cường quốc... Bắt đầu từ năm nay, chương trình giáo dục cấp I của chúng tôi có phần giáo dục tình hình đất nước, có phần lịch sử cận đại, vì thế hệ chúng tôi sớm muộn cũng đi gặp Các Mác, nên chính quyền sau này rơi vào tay ai không thể không suy nghĩ. Tôi xin nói thẳng với đồng chí và nói nhiều vì lần đầu gặp đồng chí nhưng cảm thấy như người bạn lâu năm. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Tôi nói: - Khi ở chiến trường, tôi thấy rõ sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tất nhiên có cả Liên Xô. Sự giúp đỡ của Trung Quốc cụ thể, thiết thực như: súng B40, lương khô, mũ cối, giày, dép, quần áo, thuốc xoa chống muỗi, chống vắt, v.v., rồi giúp cả tiền chuyển vào chiến trường để mua gạo... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các đồng chí đã viện trợ toàn diện cho Việt Nam. - Đó là việc cần làm - Đồng chí Giang Trạch Dân nói. - Bây giờ Trung Quốc hơn một tỷ dân, đang tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đó là viện trợ to lớn nhất, không thể đánh giá hết được - Tôi nói. - Tôi nghe thông báo về Đại hội VII, thấy các đồng chí kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tự đáy lòng tôi thấy rất phấn khởi - Đồng chí Giang Trạch Dân nói. - Về quốc tế, đồng chí nói gọn, đủ, tôi rất phấn khởi trước lập trường quan điểm của đồng chí, điều đó làm tăng niềm tin ở tương lai xã hội chủ nghĩa đối với chúng tôi. Trong thời điểm này, Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ to lớn trước sự tồn vong, còn hay mất của chủ nghĩa xã hội, của phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. Đó là nhận thức sâu sắc của chúng tôi. Về phía Việt Nam, chúng tôi kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên không cần lập mặt trận chống ai, nhưng Trung Quốc ổn định, vững, là niềm cổ vũ lớn cho phong trào cộng sản quốc tế - Tôi nói. - Quan hệ quốc tế với quốc gia, chúng tôi theo năm nguyên tắc chung sống hòa bình, mấu chốt nhất là không can thiệp vào nội bộ của nhau. Còn giải quyết quan hệ Đảng với Đảng, chúng tôi theo bốn nguyên tắc, mấu chốt cũng là không can thiệp vào nội bộ nhau. Người ta ai cũng mong muốn người trong họ hàng của mình tốt lên. Láng giềng cũng muốn láng giềng của mình tốt hơn. Như tôi đã nói, trước tình hình quốc tế hiện nay, chủ nghĩa xã hội đang thoái trào, những nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền không còn bao nhiêu, nên tôi hết sức tán thưởng đường lối Đại hội VII của Việt Nam... Đối với chúng ta phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng. Trong kinh tế, sở hữu nhiều thành phần nhưng phải lấy công hữu làm cơ sở. Đó là những điều tâm huyết của tôi. Lần đầu tiên được gặp đồng chí, tôi rất thú vị - Đồng chí Giang Trạch Dân nói. - Lần đầu tiên được gặp đồng chí Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, tôi thấy rất thân tình. Những lời từ đáy lòng đồng chí nói ra được thể hiện cụ thể ở những nơi tôi đến tham quan: xã Tứ Quý Thanh, Công ty gang thép Thủ Đô,... - Tôi nói. - Đồng chí lớn tuổi hơn tôi, làm việc lâu năm hơn tôi, kinh nghiệm phong phú hơn tôi - Đồng chí Giang Trạch Dân nói. - Chúng tôi ở nước nhỏ, tầm nhìn hạn chế trong phạm vi độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia - Tôi khiêm tốn nói. Đồng chí Giang Trạch Dân cười, vui vẻ nói: - Trung Quốc có câu nói "Con chim chích tuy nhỏ, nhưng gan mật đều có". Tôi chủ trương bố trí cho cán bộ công tác cơ sở rồi mới điều lên trên, như vậy mới tốt... Chúng tôi phải quyết tâm phát triển kinh tế. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải do một
13/25
mình chúng tôi quyết định được. Chúng tôi phải hết sức cố gắng. Trời không chiều ý người nên chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, như thế tốt hơn chỉ nghĩ tới một mặt. Tối hôm nay, tôi rất phấn khởi được làm quen và được tâm sự nhiều với đồng chí, một lần lạ, lần sau quen. Chuyến đi của đồng chí là một chuyến đi tốt "Bon voyage" - Đồng chí Giang Trạch Dân nói tiếng Pháp. Chúng tôi trở về Việt Nam. Ngày 3-8-1991, tại cuộc họp Bộ Chính trị, sau khi tôi báo cáo kết quả chuyến đi Trung Quốc, các thành viên dự họp phát biểu sôi nổi và thống nhất đánh giá chuyến đi đạt kết quả tốt và nhất trí mấy việc cần làm là: http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
- Thông báo kết quả chuyến đi này với Lào và Campuchia. Thông báo về chuyến đi trong nội bộ Đảng và báo cáo với Quốc hội. - Triển khai các công việc cần thiết trước mắt, nhất là các cơ quan chức năng như Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và Thủ tướng Chính phủ để xúc tiến các bước trong tiến trình thực hiện bình thường h óa quan hệ Việt - Trung. Tiếp đó là những cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa hai Ban Đối ngoại Trung ương của hai Đảng, giữa Bộ Ngoại giao hai nước và giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm với Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy. Tháng 11-1991, nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc Lý Bằng, Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 5 đến 10. Sau lễ đón tiếp và hội đàm, hai bên ra Thông cáo chung và ký Hiệp định chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Trung - Việt trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình, đồng thời ký kết quan hệ bình thường giữa hai Đảng, mở đầu trang sử mới trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước sau hơn 10 năm trắc trở. Nhớ lại, tôi từ chiến trường Campuchia trở về nhậm chức Tổng Tham mưu trưởng được hơn hai tháng, rồi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng trong bối cảnh nước ta đang lâm vào khủng hoảng kinh tế. Tình hình thực tế về kinh tế - xã hội đang đặt ra một số vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, trong khi đó lại nảy sinh những khó khăn về đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhất là cán bộ cao cấp: Tổng Bí thư Lê Duẩn ốm nặng phải nằm viện dài ngày rồi qua đời; Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh, quyền Tổng Bí thư lâm bệnh rồi qua đời; đồng chí Lê Đức Thọ bị bệnh ung thư rồi mất; Cố vấn Phạm Văn Đồng bị bệnh; trước đó, các anh Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Duy Trinh đã ra đi; anh Lê Trọng Tấn, anh Hoàng Văn Thái rồi anh Đinh Đức Thiện cũng từ trần. Một biến động về nhân sự chưa từng có. Lúc đó, các thế lực phản động trong và ngoài nước ra sức bôi nhọ, âm mưu l ật đổ sự lãnh đạo của Đảng. Nữ nhà văn Dương Thu Hương đứng lên diễn thuyết, dựng chuyện bôi nhọ Đảng Cộng sản. Bùi Tín - Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, chạy sang nhóm phản động ở nước ngoài. Bùi Tín và nhóm Hoàng Minh Chính chắc mẩm là khi ở trong nước "khởi sự" thì bên kia sẽ hỗ trợ... Đồng thời với việc gây rối, bọn Lê Quốc Túy đổ bộ đường biển vào Cà Mau, Hoàng Cơ Minh qua đất Lào đột nhập về. Lúc đó, tôi nói: Thực chất chúng chỉ gây rối thôi. Hơn một triệu quân với bao nhiêu vũ khí, phương tiện hiện đại và đôla mà không làm gì được, nay bọn phản động này quậy thế ăn thua gì. Việc quan trọng bậc nhất là ta cần phải củng cố nâng cao bản chất giai cấp vô sản. Tôi nghĩ, bằng mọi cách Đảng phải giữ vững quyền lãnh đạo và củng cố quyền lãnh đạo cao nhất đối với đất nước; củng cố không phải một lúc mà phải làm từng bước. Đến khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, ở nước ta, các phe nhóm phản động càng chống phá quyết liệt. Trước tình hình đó, tôi đề nghị phải thực hiện đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần làm hai việc: Thứ nhất, củng cố lại Đảng để xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp công nhân. Thứ hai, chăm sóc lợi ích và đời sống của nhân dân cả nước. Là một cán bộ lãnh đạo và chỉ huy, gần 50 năm gắn bó với quân đội, với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên các chiến trường, trải qua cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ
14/25
xâm lược, giải phóng đất nước và gần 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Campuchia, đã từ lâu tôi rất tâm huyết với công việc "tổng kết kinh nghiệm chiến tranh cách mạng". Bởi tôi cho rằng làm được việc này một cách đầy đủ, thấu đáo sẽ có ý nghĩa rất to lớn. Trước hết là, sẽ lý giải một cách thuyết phục tại sao ta, một nước nhỏ, nghèo, nền sản xuất lạc hậu mà chiến thắng được nhiều kẻ thù lớn. Hai là, việc tổng kết sẽ có ích cho công việc giữ nước hôm nay và mai sau. Điều này cần lắm, vì nước Việt Nam ta ở một vị trí địa - chiến lược rất quan trọng nên luôn bị những nước lớn "dòm ngó". Chính vì rất tâm huyết với
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
công việc có ý nghĩa này nên cuối nhiệm kỳ Đại hội VI, tôi đã viết hai bức thư lên cấp trên để đề đạt nguyện vọng xin không ứng cử vào Quốc hội khóa IX và xin rút khỏi danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng để chuyên trách công tác tổng kết kinh nghiệm chiến tranh. Ý nguyện của tôi không được Bộ Chính trị chấp nhận. Các anh trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư còn động viên tôi: Anh cố gắng làm thêm một khóa nữa để cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vượt qua những khó khăn gay gắt này. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, tiến hành từ ngày 24 đến 27-6-1991, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tôi được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương đã bầu tôi vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Từ ngày 19 tháng 9 đến 8-10-1992, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ nhất đã bầu tôi làm Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Thị Bình làm Phó Chủ tịch nước. Nếu như nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VI là thực hiện công cuộc đổi mới, thì nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VII là nhiệm kỳ triển khai công cuộc đổi mới một cách toàn diện, trọng tâm là đổi mới nền kinh tế, tập trung vào mấy việc lớn: hình thành nền kinh tế nhiều thành phần; đưa kinh tế quốc doanh ra hoạt động theo cơ chế thị trường; tìm cách mở cửa với bên ngoài. Đảng ta đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thông qua Hiến pháp năm 1992 để phù hợp với điều kiện mới. Đảng và Nhà nước dựa vào Cương lĩnh và Hiến pháp để hoạt động. Về bối cảnh quốc tế, lúc này hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới khủng hoảng, Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Việt Nam bị cắt hoàn toàn viện trợ. Trung Quốc chưa bình thường hóa quan hệ, Mỹ đang bao vây cấm vận Việt Nam. Về công tác đối nội, đây là giai đoạn toàn Đảng, toàn dân ta triển khai công cuộc đổi mới đất nước trong hoàn cảnh thuận lợi cũng có, mà khó khăn, thách thức cũng nhiều. Bởi vậy, tôi cũng như các thành viên trong Bộ Chính trị dồn hết tâm lực cho công việc với một quyết tâm và cố gắng cao nhất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy mọi động lực mới, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất,... Về công tác lập pháp, Quốc hội khóa IX đã soạn thảo và thông qua nhiều văn bản pháp luật. Để thực hiện nghiêm túc và trực tiếp đóng góp vào lĩnh vực hoạt động quan trọng này của Nhà nước, tôi, trên cương vị Chủ tịch nước và đồng chí Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch nước, đã tập trung nghiên cứu, góp ý kiến vào các dự án luật và pháp lệnh. Chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh đất nước vừa trải qua ba cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, còn gặp nhiều khó khăn, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình". Trung ương Đảng, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, thường xuyên chỉ đạo việc khắc phục hậu quả chiến tranh và thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với cương vị và trách nhiệm của mình, tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi, bàn bạc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại
15/25
giao về những chủ trương, công việc lớn mang tầm chiến lược, những việc trước mắt đang đặt ra bức thiết phải giải quyết để bảo đảm công tác an ninh - quốc phòng và công tác đối ngoại hoạt động tốt, nhằm ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh. Trong điều kiện đời sống còn khó khăn, những người có công, nhất là các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống cô đơn, nghèo khổ, Bộ Chính trị đã có chủ trương khắc phục từng bước. Ngày 10-9-1994, với cương vị Chủ tịch nước, tôi ký Lệnh số 36L/CTN, công bố Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" và Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người tham gia hoạt động kháng chiến, người có công với cách mạng. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Sau gần hai tháng triển khai thực hiện Pháp lệnh trên phạm vi cả nước, ngày 1-12-1994, Đảng và Nhà nước ta long trọng tổ chức lễ phong tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" đợt một tại hội trường Ba Đình lịch sử. Ngày 2912-1994, lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, hàng trăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở tuổi ngoài 70 đã đi bên tôi, trong cương vị người đứng đầu nhà nước, hay nói đúng hơn là lần đầu tiên trong đời tôi được đi bên các Bà mẹ Việt Nam anh hùng duyệt hàng quân danh dự trong khuôn viên của Phủ Chủ tịch. Bên hàng quân danh dự là những chiến sĩ trẻ trung và nghiêm trang, nắng Ba Đình soi rõ ánh mắt và nụ cười rạng rỡ của các bà mẹ. Kể từ khi công bố hai pháp lệnh nói trên, đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng bảy đợt danh hiệu cao quý cho 42.803 bà mẹ. Cũng từ đây đã xuất hiện phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", xây tặng "Nhà tình nghĩa" và nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Phong trào xây dựng "Quỹ đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với nước" trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã trở thành nếp sống mang đậm tính nhân văn và truyền thống văn hóa "Uống nước nhớ nguồn nguồn"" của các tầng l ớp nhân dân trong cả nước. Khi tôi được biết tin cả nước có 10.700 Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống đã được các tổ chức xã hội, các cơ quan đoàn thể nhận phụng dưỡng suốt đời, tôi rất vui mừng. Trong lòng tôi vẫn mong ước làm sao để nâng mức sống của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các đối tượng có công với cách mạng ngang hàng, hoặc vượt trội so với mức sống trung bình của người dân trong cùng khu vực. Một lần vào thị sát hai tỉnh miền Tây Nam Bộ là Kiên Giang và Cần Thơ, tôi phát hiện ở đây có nhiều người dân mất hết ruộng đất canh tác. Tôi đã gặp và hỏi những nông dân này vì sao mất ruộng, thì họ trình bày hết, rồi họ khóc. Thì ra một số cán bộ có tiền lợi dụng lúc nông dân gặp khó khăn đã mua ruộng của họ, thế là nông dân mất ruộng. Mà nông dân cả đời gắn bó với ruộng đất canh tác nhằm duy trì cuộc sống, nay ruộng không còn thì lập tức rơi vào khốn khó. Lúc đó, tôi nói với cán bộ lãnh đạo của tỉnh rằng, vấn đề cơ bản nhất đối với nông dân là vấn đề ruộng đất. Chúng ta làm cách mạng để giành chính quyền cho nhân dân, chính quyền của dân, do dân, vì dân. Nay có chính quyền rồi, đã nắm quyền rồi, một số cán bộ lại xuất hiện tư tưởng phú nông, địa chủ. Anh là cán bộ, đảng viên không chịu tu dưỡng theo bản chất giai cấp công nhân, thì khi có quyền trong tay, hoặc anh sẽ trở thành điền chủ mới, người làm thuê cho anh lại chính là những nông dân mà anh vừa tham gia cuộc cách mạng giải phóng nay vì ích khốn phải bán ruộng rồi trở thành thuê như từng phải thuêvới cholãnh địa chủ trước đây; hoặc anh sẽhọ, là người kỷ,khó vô cảm, coi việc người dân mất người ruộnglàm là chuyện bìnhđãthường. Tôilàm đề nghị đạo tỉnh cho nông dân vay tiền và bằng nhiều cách giúp họ chuộc lại đất. Hôm đó, ông Tám Quýt, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, một người trong kháng chiến đã chiến đấu rất dũng cảm, nói: "Tôi sống sát dân mà không hiểu dân!". Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX, tháng 9-1997, tôi báo cáo: Chúng ta đã tự khẳng định mình bằng những thành tựu đạt được trong 5 năm qua - những năm đầy sóng gió. Song, chúng ta còn những khuyết điểm nội tại có chiều hướng gia tăng, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ trở thành nguy cơ. Bốn nguy cơ của cách mạng nước ta đã được Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng chỉ rõ: 1. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, 2. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; 3.
16/25
Nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; 4. Âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Bao trùm lên tận bốn nguy cơ đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân đang có chiều hướng phát triển, biểu hiện muôn hình muôn vẻ trong các doanh nghiệp, cơ quan của Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó" nó"1. Vì vậy, chúng ta phải có biện pháp đđểể đẩy lùi và loại trừ chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, trong các doanh nghiệp nhà nước thì mới đẩy lùi được mọi nguy cơ,
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
mới hoàn thành được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nếu chúng ta không loại trừ được chủ nghĩa cá nhân và không khắc phục được bốn nguy cơ mà để chúng biến thành hiện thực trong Đảng, trong bộ máy nhà nước thì hậu quả thật khó lường. Trong lịch sử chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng ta, đã có nhiều truyền thống quý báu, mà một trong những truyền thống đó là sự kế thừa. Chúng ta thường nói Đại hội VI là mốc son của công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng ý tưởng này đã xuất hiện từ Đại hội IV, tới Đại hội V thì rõ dần ra, tới trước Đại hội VI, tình thế, điều kiện về mọi mặt đã chín muồi cho việc Đảng, Nhà nước ta quyết định chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước và công khai mở ra năm thành phần kinh tế. Việc điều chỉnh về chiến lược quân sự và quốc phòng, giảm h ơn một nửa số quân thường trực, giảm ngân sách quốc phòng như thế là những quyết định lớn, những việc lớn lắm. Chúng ta cần khẳng định rằng chính thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong suốt hơn 20 năm cũng là cơ sở cho công cuộc đổi mới đất nước ngày hôm nay, tuy rằng mô hình đó của chủ nghĩa xã hội còn có những khuyết tật cần sửa chữa, đổi mới. Chính đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn là người đầu tiên phát hiện ra "vấn đề của nông dân": 5% ruộng đất giao cho hộ gia đình thì người ta làm ra 50% thu nhập, còn 95% ruộng đất giao cho hợp tác xã thì chỉ làm ra khoảng 50% thu nhập. Như vậy, nông dân làm ruộng không có động lực, cần phải tạo ra động lực cho bà con nông dân. Lịch sử về đổi mới trong nông nghiệp đã minh chứng: bắt đầu từ tư duy "khoán hộ" của anh Kim Ngọc, 15 năm sau thì xuất hiện "khoán chui", "khoán sản" của Hải Phòng đã làm cơ sở cho Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (tháng l-1981) và Nghị quyết "khoán 10" (tháng 4-1988) của Bộ Chính trị khóa VI. Lúc này, sức sản xuất thực sự được giải phóng, sản xuất bung ra. Nếu như trước đó, khi đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đề ra chỉ tiêu 21 triệu tấn lương thực, nhiều người hoài nghi, thì đến thời điểm này chúng ta không những đã giải quyết được cơ bản về lương thực, bảo đảm an ninh lương thực, mà còn có gạo xuất khẩu. Nhiệm kỳ Đại hội IV và V, Bộ Chính trị đã chủ trương tập trung đầu tư cho một số công trình trọng điểm như: thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, xi măng Hoàng Thạch, thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long, khai thác dầu khí, v.v.. Về dầu khí, lúc đó, bị lôi kéo vào chiến dịch cấm vận, các Công ty kinh doanh dầu khí của một số nước đang hợp tác với ta liền chịu bồi thường để hủy bỏ hợp đồng và rút lui, Đảng và Nhà nước ta quyết định mời Liên Xô vào hợp tác, liên doanh, thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi. Ngày 19-6-1981, tại điện Klemlin, Hiệp định về việc Liên Xô giúp Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam và thành lập Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô được ký kết. Và, Việt - Xô Petro trở thành mốc son lịch sử ra đời của ngành dầu khí Việt Nam. Công cuộc đổi mới đất nước hôm nay đã và đang thành công là do ta kế thừa những thành quả của các nhiệm kỳ Đại hội Đảng trước và nhờ có cơ sở nền tảng của những công trình mà thế hệ lãnh đạo trước đã lo một bước. Ở nhiệm kỳ mà chúng tôi được đảm trách các vị trí chủ trì, chúng tôi đã thường xuyên giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập trung sức mạnh, trí tuệ của tập thể với việc phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm và vai trò, phẩm chất, năng lực của từng cá
17/25
nhân. Cá nhân cán bộ, đảng viên có trách nhiệm rất cao với tập thể, với đất nước thì mới có những đóng góp hiệu quả vào công việc của dân của nước. Bất cứ tập thể nào cũng phải có một người đứng đầu điều hành. Trong đó nếu ai đó lại xen lợi ích cá nhân vào thì sẽ hỏng cho cả tập thể và hỏng cả việc điều hành. Bởi vậy, tập thể tốt hay xấu trước hết là do cá nhân đứng đầu.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Muốn đạt được những thành tựu đổi mới, phải thực hiện dân chủ. Dân chủ là vấn đề then chốt, là động lực của cách mạng. Thực tế cho thấy, nhiều giải pháp mang tầm vĩ mô đã được nhân dân phát hiện, kiến nghị và được áp dụng có hiệu quả to lớn. Điều quan trọng là phải biết phát huy nội lực, dựa vào dân động viên nhân dân bằng lợi ích để tạo ra những tiềm năng mới và đó cũng là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong"2. Về đường lối đối ngoại, Đảng ta đề ra chủ trương Việt Nam muốn là bạn của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới cùng phấn đấu vì hòa bình độc lập, hữu nghị và phát triển, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Ta ký Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữa Việt Nam và Trung Quốc (tháng 11-1991), đồng thời xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Bộ Chính trị giao cho lãnh đạo của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng lo việc này. Anh Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nói với tôi: - Anh có cách gì hay thì anh làm bước mở đầu. Tôi đồng ý và chọn con đường tiếp cận từ khoa học. Tôi chọn ngành y học và cử anh Nguyễn Huy Phan (Thiếu tướng, bác sĩ Viện Quân y 108, giáo sư đầu ngành y học phẫu thuật chỉnh hình) làm "người mở đầu". Khi đi dự hội nghị khoa học quốc tế ở Paris, anh Phan đã trình bày công trình "phẫu thuật chỉnh hình" của mình, được các nhà khoa học đánh giá cao. Tại hội nghị, các nhà khoa học Mỹ đã có lời mời Giáo sư Nguyễn Huy Phan sang thăm Mỹ. Trước khi đi, tôi dặn anh Phan: - Sang đó, anh làm tốt việc trao đổi về khoa học với các nhà khoa học Mỹ là đã phục vụ nhân dân, phục vụ chính trị rồi. - Tôi sẽ thực hiện lời Chủ tịch căn dặn và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ - Anh Nguyễn Huy Phan xúc động nói. Đoàn của anh Phan sang Mỹ. Khi trao đổi về nghiệp vụ, các nhà khoa học phẫu thuật của Mỹ hỏi ta về việc họ muốn làm một điều gì đó cho Việt Nam. Ta mời họ sang tham gia phẫu thuật nhân đạo cho trẻ em bị khuyết tật môi, hở hàm ếch. Họ đồng ý và cử đoàn bác sĩ "Phẫu thuật nụ cười" sang ta. Sau đó, Chính phủ quyết định đưa anh Phan lên làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Mỹ để làm "cầu nối" liên lạc. Sau này, công việc thành công, nhưng ít người biết được thời điểm đó cũng rất căng thẳng. Bởi vì những ý tưởng, chủ trương này phải giữ bí mật. Anh Phan được cử đi thực thi nhiệm vụ mở quan hệ với một nước đế quốc vừa gây chiến tranh xâm lược nước ta, thì bị mọi người và nhất là cấp trên trực tiếp gán cho tội "thỏa hiệp, đầu hàng địch". Vì cấp trên trực tiếp của anh không được phổ biến, quán triệt. Khi tôi bị xuất huyết não (năm 1997) nằm cấp cứu tại Viện Quân y 108, anh Phan vào thăm tôi, thấy tôi nằm bất động, anh khóc: "Thủ trưởng ơi, hãy sống lại đi. Chỉ có Thủ trưởng sống lại thì mới minh oan cho tôi!...". Khi tôi khỏe trở lại, công việc đã thành công, tôi đã đề nghị khôi phục mọi quyền lợi chính trị cho anh Nguyễn Huy Phan và anh được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
18/25
Sau bước mở đầu thành công bằng con đường khoa học, bước tiếp theo là ta tiến hành việc tạo thuận lợi cho phía Mỹ trở lại Việt Nam tìm người Mỹ mất tích và hài cốt lính Mỹ chết trong chiến tranh. Tôi thấy rằng phía Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề người Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương nên ngay từ những năm cuối thập niên 1970, sau khi cuộc chiến tranh vừa kết thúc, sang thập niên 1980, họ đã lần lượt cử người sang Việt Nam để đặt vấn đề và đối thoại với ta nhằm giải quyết vấn đề này. Từ đầu năm 1987, có nhiều chuyến thăm Việt Nam của các đoàn Mỹ. Từ tháng 8-1987, năm cuối
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
nhiệm kỳ của Tổng thống Reagan (Rigân) và những năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Bush (Busơ cha) đã bắt đầu cử đoàn cao cấp - Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ do tướng (về hưu) Vessey, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ dẫn đầu đã lần lượt đến Việt Nam. Các cuộc trao đổi, tiếp xúc Việt - Mỹ ở giai đoạn này thực chất là tiếp xúc ngoại giao song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Có thể nói ở tất cả các cuộc tiếp xúc giai đoạn đầu, phía Mỹ cứ muốn áp đặt việc giải quyết hai vấn đề lớn: Một là, vấn đề chính trị ở Campuchia. Hai là, vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích và hài cốt lính Mỹ chết trong chiến tranh (gọi tắt là POW/MIA). Họ coi đây là hai vấn đề tiên quyết để xóa bao vây cấm vận và bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Về vấn đề Campuchia, ở đây có hai yếu tố, thứ nhất là, nhân dân Campuchia đã thoát khỏi họa diệt chủng và việc của Campuchia do chính quyền Campuchia giải quyết. Thứ hai là, nền kinh tế - xã hội của Campuchia đã thực sự hồi sinh, hệ thống chính trị của bạn đã vững. Việt Nam đã rút hết quân tình nguyện và đoàn chuyên gia về nước. Bởi vậy, đến giai đoạn sau thì phía Mỹ đã đồng ý và tự giác gạt bỏ "vấn đề Campuchia" ra khỏi "điều kiện tiên quyết" của việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Về vấn đề POW/MIA, mặc dầu lúc đầu phía Mỹ khăng khăng xem đây là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ; nhưng trước sau như một, ta vẫn khẳng định đây là vấn đề nhân đạo, thuần túy nhân đạo không gắn với chính trị. Khi Tổng thống Mỹ đưa ra "bản lộ trình" (ngày 9-4-1991) gắn các bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam với việc đạt được tiến bộ trong vấn đề POW/MIA và vấn đề Campuchia, Campuchia, thì dịp này, một số phần tử xấu ở Mỹ tung ra bức ảnh giả về cái gọi là "ba phi công Mỹ còn sống đang bị giam cầm tại Việt Nam". Bức ảnh đã kích động mạnh dư luận về vấn đề POW/MIA tại Mỹ Mỹ.. Ngày 2-8-1991, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật (S.Res.82) thành lập ủy ban đặc biệt về vấn đề POW/MIA để làm sáng tỏ vấn đề còn tù binh Mỹ sống và bị giam cầm ở Việt Nam không (gọi tắt là vấn đề POW) và ở Việt Nam, Lào còn kho hài cốt lính Mỹ không. Ngày 20-4-1992, ủy ban này cử phái đoàn đầu tiên sang Việt Nam, đưa ra đề nghị năm điểm. Từ ngày 16 đến 2111-1992, Ủy ban này lại cử tiếp đoàn thứ hai do Thượng nghị sĩ John Kerry (Giôn Keri) dẫn đầu sang Việt Nam. Ngày 18 tháng 11, với cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi đã tiếp đoàn. Tôi khẳng định một lần nữa chính sách nhất quán của Việt Nam coi vấn đề POW/MIA là vấn đề thuần túy nhân đạo. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ thực hiện các thỏa thuận giữa hai chính phủ và mong hai bên tích cực hợp tác giải quyết sớm vấn đề này. Trong buổi tiếp, Thượng nghị sĩ John Kerry đã trao cho tôi bức thư của Tổng thống Mỹ George Bush, trong thư đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong thời gian qua, bày tỏ mong muốn đẩy mạnh sự hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới và khẳng định cam kết của Chính phủ Mỹ thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Ông John Kerry bày tỏ mong muốn được vào thăm Thành cổ Hà Nội và công trình ngầm dưới lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi đã chấp thuận và dẫn ông đi. Khi trở về Mỹ, ông ta đã khẳng định nguồn tin có ba phi công Mỹ còn sống đang bị giam giữ và kho hài cốt lính Mỹ chỉ là chuyện bịa đặt với dụng ý xấu làm lung lạc dư luận Mỹ và phá hoại, ngăn cản tiến trình bình thường hóa
19/25
quan hệ giữa hai nước. Sau đó, phía Mỹ đã tự giác bỏ vấn đề "POW" (tù binh) trong các cuộc tiếp xúc và các văn bản trao đổi song phương. Đồng thời, Mỹ mở văn phòng tại Hà Nội liên quan đến vấn đề MIA, thành lập Lực lượng đặc nhiệm tìm kiếm hỗn hợp về MIA. Ngày 3-2-1994, Tổng thống Mỹ Bia Clinton (Bin Clintơn) tuyên bố: không ngăn cản Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho Việt Nam vay tiền để đầu tư phát triển kinh tế và tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với Việt Nam. http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Ngày 12-7-1995, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và mở văn phòng liên lạc tại Washington và Hà Nội. Tháng 11 cùng năm thì lập Tổng lãnh sự quán của hai nước tại thành phố San Francisco và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VII của Đảng ta, ở năm đầu nhiệm kỳ (năm 1991) ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, đến nửa cuối nhiệm kỳ (năm 1995), ta đã thiết lập quan hệ với Mỹ. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đồng thời, Việt Nam có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới và hầu hết các nước đều thực hiện quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với Việt Nam. Được sự nhất trí của Bộ Chính trị, với tư cách Chủ tịch nước, tôi tiếp xúc, hội đàm với một số nguyên thủ quốc gia khi đến thăm Việt Nam; đồng thời, cũng thực hiện nhiều chuyến thăm hữu nghị một số nước. Tôi đã thông báo những kết quả ban đầu về đổi mới kinh tế của Việt Nam những năm đầu thập niên 1990. Tôi còn nhở, trong bài diễn văn của mình tại Hội nghị cấp cao lần thứ 11 Phong trào Không liên kết ngày 19-10-1995 tại Colombo (Côlômbô), tôi đã nhấn mạnh: Hội nghị cấp cao lần thứ 11 của Phong trào Không liên kết chúng ta họp vào thời điểm trọng đại của lịch sử. Năm nay toàn thế giới kỷ niệm lần thứ 50 ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, với lòng biết ơn sâu sắc đối với các dân tộc, các lực lượng đã chiến thắng chủ nghĩa phát xít và mở ra kỷ nguyên mới của nhân loại. Nửa thế kỷ qua, trên 100 nước đã giành được độc lập và thế giới đã trải qua những thay đổi hết sức sâu rộng. Để đưa các dân tộc chúng ta vượt qua nghèo nàn lạc hậu, theo chúng tôi, trước hết và quan trọng nhất, phải nêu cao ý chí độc lập, tự cường và phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết hợp tác của chính chúng ta để có hoà bình và ổn định bền vững. Tôi khẩn thiết kêu gọi Phong trào Không liên kết hãy làm hết sức mình để giúp đỡ các dân tộc anh em sớm chấm dứt chiến tranh, giữ vững độc lập, khôi phục hòa bình, phát triển đất nước... Nhận lời mời của Tổng thống Pháp F. Mitterrand (Ph. Míttơrăng), từ ngày 7 đến 12-5-1995, tôi sang Cộng hòa Pháp dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng phát xít. Đúng 9 giờ 45 phút ngày 8-5-1995, tôi cùng với trên 50 vị nguyên thủ quốc gia, thủ tướng và trưởng đoàn của 80 nước tham dự lễ kỷ niệm tại quảng trường Khải hoàn môn. Chúng tôi thật xúc động khi chứng kiến, tại Khải hoàn môn, quốc kỳ Việt Nam được trang trọng kéo lên phấp phới tung bay rực rỡ cùng với quốc kỳ của các nước. Trong lời phát biểu tại cuộc gặp với Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, tôi nhấn mạnh: Hai Đảng chúng ta có mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống. Mối quan hệ đó được các đồng chí: Hồ Chí Minh, Pon Vayang Cutuyarie (Pôn Vayăng Cutuyriê), Marcel Cachin (Mácxen Casanh), Maurice Thorez (Môrítxơ Tôrê) và nhiều đồng chí lão thành cách mạng khác của hai Đảng dày công vun đắp ngay từ những ngày đầu khi Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Những người cộng sản và nhân dân Việt Nam khâm phục tinh thần bất khuất kiên cường, sự hy sinh to lớn của những người cộng sản Pháp trong cuộc chiến đấu chống sự chiếm đóng của quân đội phát xít, góp phần to lớn vào việc giải phóng nước Pháp và đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chúng tôi mãi mãi ghi nhớ sự ủng hộ to lớn, nhiệt tình của Đảng Cộng sản và nhân dân lao động Pháp đối với nhân dân Việt Nằm trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ vì độc lập, tự do, thống nhất
20/25
đất nước và xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, cùng với việc phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, chúng tôi hết sức tranh thủ những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn của các nước, của các đảng trên thế giới, trong đó có kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Pháp... Tại bữa cơm thân mật do Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Pháp mời riêng Chủ tịch nước Việt Nam và phu nhân, khi ông Chủ tịch Thượng viện hỏi chân tình là Việt Nam có cần gì không, thì tôi trả lời: "Chúng tôi cần tình hữu nghị!".
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
Đồng chí R. Hue, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp phát biểu, đã ca ngợi những thành tựu to lớn về các mặt của nhân dân ta; khẳng định Đảng Cộng sản Pháp sẽ làm hết sức mình để tăng cường quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai Đảng, mong muốn hai Đảng đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực như kinh tế, khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời thúc đẩy Chính phủ Pháp mở rộng hợp tác với Việt Nam. Từ ngày 22 đến 24-10-1995, với tư cách là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên hợp quốc tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York (Niu Oóc), Mỹ. Tổ chức Liên hợp quốc lúc đó có 185 nước và Liên hợp quốc là cộng đồng đông dân cư nhất. Ở trụ sở có 185 phái đoàn và các đại sứ đứng đầu mỗi đoàn. Ta có quan hệ với 167 nước. Tôi vinh dự trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam tham dự một hội nghị đa phương mang tính toàn cầu. Đoàn Chủ tịch của Việt Nam tham dự Lễ kỷ niệm với vị thế quốc tế mới được nâng cao do giành được độc lập và chính sách đối nội, đối ngoại hợp tình hợp lý của ta, mà thành tựu nổi bật nhất gần đây là việc Trung Quốc và Mỹ bình thường hóa quan hệ với ta, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và ta vừa ký Hiệp định khung về hợp tác với Liên minh châu Âu (EU). Điều đó đã thể hiện trước toàn thế giới chính sách nhất quán của ta: Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước, các dân tộc và nỗ lực đóng góp vào các vấn đề quốc tế chung của Liên hợp quốc. Trong bài diễn văn của mình đọc trước Đại hội đồng Liên hợp quốc sáng 23-10-1995, tôi còn nhớ: Mùa thu này, cùng với kỷ niệm 50 năm thành lập Liên hợp quốc, các dân tộc trên thế giới đồng thời trọng thể kỷ niệm 50 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít... Từ những kinh nghiệm mất mát của hai cuộc chiến tranh thế giới, các quốc gia Liên hợp quốc chúng ta đã long trọng cam kết "Quyết tâm cứu vãn các thế hệ tương lai khỏi các thảm họa chiến tranh". Hiến chương khẳng định mục tiêu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia... Lần đầu tiên trong lịch sử Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên của đại gia đình Liên hợp quốc đã họp mặt ở cấp đại diện cao nhất. Tại dịp kỷ niệm trọng thể này, chúng ta cùng nhau thông qua một Cương lĩnh hành động của Liên hợp quốc để đoàn kết phấn đấu vì một thế giới tốt đẹp hơn. Tôi mong rằng, trên thế giới xây dựng một tương lai không còn hận thù mà chỉ còn hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc và các quốc gia. Vì một thế giới tốt đẹp hơn và một Liên hợp quốc xứng đáng với sự trông đợi của nhân dân thế giới, chúng ta một lần nữa khẳng định các nguyên tắc tiến bộ của Hiến chương về hòa bình, độc lập chủ quyền, bình đẳng giữa các dân tộc và thúc đẩy các quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Đó là kim chỉ nam cho hành động của tổ chức chúng ta trong kỷ nguyên mới. Tôi thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Liên hợp quốc phiên bản Trống đồng Đông Sơn và họ đã đặt ở vị trí trang trọng tại trụ sở của Liên hợp quốc. Trống đồng Việt Nam, biểu tượng của văn hóa Việt Nam có mặt tại trụ sở Liên hợp
21/25
quốc có ý nghĩa đặc biệt. Trong tôi bỗng trào dâng niềm xúc động với ý thức lớn lao rằng: Biết bao mồ hôi, xương máu của đồng bào và chiến sĩ đã đổ ra suốt những năm chiến tranh giải phóng đất nước, vượt qua biết bao gian nan, thử thách ở chặng đường đầu tiên của sự nghiệp đổi mới đất nước vừa qua mới có được ngày hôm nay. Dân tộc Việt Nam từ bùn đen nô lệ, từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới, nay đã sánh ngang hàng với các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Trong các cuộc hội đàm, các nước rất quan tâm đến những thông tin mà tôi đã thông báo về những kết quả quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước tính đến năm 1996, như: trong sáu năm liên tiếp kể từ năm 1991, GDP tăng với mức trung bình hằng năm là 8,5%, riêng năm 1996 tăng 9,46%. Từ nước thiếu lương thực, được nhân dân http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
thế giới viện trợ nhân đạo, nay ta đã đủ ăn và có gạo hàng hóa xuất khẩu. Lạm phát từ 774% năm 1986 giảm xuống còn 4,5% năm 1996. Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần hình thành và đang phát huy hiệu quả. Tổng kim ngạch xuất nhập nhẩu tăng từ 5,1 tỷ USD năm 1990 lên 18 tỷ USD năm 1996 (năm 1996, xuất khẩu tăng 32%). Từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài (năm 1987) tới nay, Việt Nam đã thu hút được trên 28 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 10-1996, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư. Bộ máy quản lý nhà nước hoạt động có hiệu quả, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; sự nghiệp giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; an ninh - quốc phòng và ổn định chính trị được giữ vững là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và có những điều kiện cần thiết để bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là kết quả của đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nỗ lực to lớn và sáng tạo của nhân dân Việt Nam. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 164 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và trung tâm chính trị, kinh tế hàng đầu của thế giới; có quan hệ thương mại với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ; quan hệ đầu tư trực tiếp với hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đang tích cực tham gia Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), chuẩn bị tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) và chuẩn bị cho việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có thể nói nhiệm kỳ 1991-1997 là giai đoạn Việt Nam triển khai toàn diện công cuộc đổi mới đất nước với một nỗ lực rất cao của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, riêng về công tác đối ngoại, chúng ta đã thực hiện và triển khai một cách vừa thận trọng, nghiêm túc, vừa tích cực chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa. Những hoạt động đối ngoại nói trên đã thu được những kết quả rất quan trọng. Ta đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn đất nước và con người Việt Nam, hiểu rõ và ghi nhận chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau và cùng có lợi. Kết quả hoạt động tích cực của công tác đối ngoại cùng với những thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới ở giai đoạn này đã thực sự nâng tầm vị trí của nước ta trên trường quốc tế. Và từ đó, ta đã tranh thủ sự giúp đỡ, khai thác được thế mạnh của từng quốc gia, từng tổ chức quốc tế vào công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước. Câu khẩu hiệu, đồng thời cũng là chủ trương của Đảng ta: "Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới" đã trở thành hiện thực. Trước đây, Đảng ta đã từng huy động sức mạnh đoàn kết quốc tế kết hợp chặt chẽ với phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước, thì ngày nay, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng, chúng ta cũng đã và đang phát huy sự kết hợp một cách khoa học giữa nội lực của toàn Đảng, toàn dân với việc phát triển tình hữu nghị và hợp tác quốc tế, tạo nên sức mạnh mới cho sự nghiệp cách mạng xây dựng và phát triển đất nước ở giai đoạn mới. Chúng ta mãi mãi nhớ ơn nhân dân thế giới, bầu bạn xa gần đã và đang ủng hộ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giành và
22/25
giữ độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta mãi mãi là người bạn chân thành của cộng đồng các dân tộc sống trên hành tinh tươi đẹp này. Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nhất định thắng lợi vẻ vang. Từ năm 1998, tôi cùng với hai đồng chí Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Với trách nhiệm của mình, tôi cùng các đồng chí cố vấn tích cực tham gia góp ý kiến với Đảng và Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội IX, khi bàn về xây dựng đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tôi đề nghị Điều lệ Đảng và bản chất của Đảng thì giữ nguyên như http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Chương 11
trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc". Tôi tin tưởng Đảng ta luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển Tổ quốc. Nghỉ việc nước, về với cuộc sống đời thường, tôi rất vui khi thấy đất nước ngày một đổi thay trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng ổn định, mức sống được nâng lên. Cơ sở quan trọng để tôi dành tâm sức, trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng là hậu phương gia đình ổn định; quê hương, dòng họ tiên tổ là gốc rễ; công lao cha mẹ sinh thành, anh em ruột thịt hòa thuận, đó là niềm tự hào, chắp cánh cho mọi quyết tâm, hoài bão trong tôi. Về gia đình nhỏ của tôi, vợ trước là Phạm Thị Anh, sinh năm 1923, quê ở An Tây, Bến Cát, Bình Dương; là Thường vụ Hội Phụ nữ Khu Đông - Nam Bộ. Sau giải phóng miền Nam, Phạm Thị Anh làm cán bộ tổ chức tại Trường Cán bộ phụ nữ của Trung ương Hội mang tên Trường Lê Thị Riêng. Phạm Thị Anh có hơn 60 năm tuổi đảng, đã từ trần. Tình yêu đến với chúng tôi trong hoạt động cách mạng, đấu tranh chống thực dân Pháp trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Chúng tôi sinh được hai con gái. Con gái đầu sinh thiếu tháng, vừa sinh xong phải chạy giặc càn nên được hai ngày thì qua đời. Con gái thứ hai là Lê Xuân Hồng (Hồng chị) sinh năm 1951, là Tiến sĩ tâm lý học, nguyên là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương 3 (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh), nay đã nghỉ hưu. Vợ sau là Võ Thị Lê, sinh năm 1927, quê ở Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam. Thời kháng chiến chống thực dân Pháp, vợ tôi ở trong Ban Chấp hành Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Gia Lai. Sau hòa bình, vợ tôi tập kết ra Bắc, được đi học và trở thành bác sĩ y khoa, công tác tại Bệnh viện Việt Xô Hà Nội, nay đã nghỉ hưu, 68 năm tuổi đảng (năm 2015). Với người chồng trước, vợ tôi có một con gái là Huỳnh Thị Lệ Hạnh, sinh năm 1950, là kỹ sư thông tin, cán bộ hàng không, nay đã nghỉ hưu. Chúng tôi sinh được hai con. Con trai đầu là Lê Mạnh Hà, sinh năm 1957, Tiến sĩ ngành thông tin viễn thông tại Liên Xô (trước đây) và là Thạc sĩ quản lý nhà nước chuyên về kinh tế vĩ mô học tại Đại học Harvard (Havớt), Mỹ; hiện nay làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Con gái Lê Xuân Hồng (Hồng em) sinh năm 1959, Cử nhân kinh tế, nguyên là cán bộ ngành hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, nay đã nghỉ hưu. Các con tôi đã lập gia đình và nuôi dạy các cháu trưởng thành. Chúng tôi có sáu cháu và bốn chắt. Như vậy, gia đình tôi có đủ bốn thế hệ, như các cụ xưa từng nói là "tứ đại đồng đường" - quả là hạnh phúc. Các con tôi đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi rất vui khi thấy các con cháu sống xứng đáng với truyền thống gia đình, đang bước tiếp con đường cách mạng của Đảng, của Bác Hồ mà ông, cha của chúng đã chọn. ----Chú thích
23/25
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr. 611. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 280.
Bài cùng chuyên mục
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-072220169080846/index-37222016948274613.html
2/8/2018
Thay lới kết (/)
ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG (HỒI KÝ) (NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NỘI 2015) (HTTP:/ (HTTP://DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU /DANGCONGSAN.VN/TU-LIEU-VAN-KIEN/TU-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS-LIEU-VE-DANG/SACH-CHINH-TRI/BOOKS072220169080846)
Thay lới kết (https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-
Cập nhật lúc 15h12 - Ngày 12/10/2016 12/10/2016kien.html/indexkien.html/index-2722201610045 272220161004594614.html) 94614.html) (mailto:
[email protected] (mailto:
[email protected]) .vn)
Kể từ ngày tham gia cách mạng (1937) rồi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản (ngày 1-5-1938), tôi đã tham gia tuyên truyền vận động cách mạng ở quê nhà; rồi xa quê đi hoạt động bí mật, vận động công nhân đấu tranh chống thực dân Pháp ở đồn điền cao su Lộc Ninh, tham gia đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945; tham gia cuộc chiến tranh giải phóng suốt 30 năm trên chiến trường Nam Bộ - Thành đồng Tổ quốc, góp phần chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; tham gia chống chiến tranh xâm lược ở hai đầu biên giới Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng do tập đoàn phản động mà Pol Pot là kẻ đứng đầu gây ra; và tham gia lãnh đạo, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Đến nay (năm 2015), tôi đã có gần 80 năm hoạt động cách mạng và 77 năm tuổi Đảng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, ở cương vị nà nào, o, dù dù thuận lợi hay khó khăn, tôi đều nỗ lực vượt qua, làm tròn nhiệm vụ của mình với tình cảm cách mạng trong sáng, hết lòng hết ssức ức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ một cậu bé, vì thấy sự bất công, tàn bạo của chế độ cũ, được các đồng chí cán bộ đảng giác ngộ, giáo dục, rèn luyện, tôi đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, làm Bí thư chi bộ của công nhân đồn nhân đồn điền cao su, trải qua các cấp Huyện ủy, Tỉnh ủy, Khu ủy, Quân khu, Tổng Tham mưu phó, Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam và Trưởng Đoàn chuyên gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Tiếp đó tôi được giao các trọng trách: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi được bầu là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII, IX; là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI, VII VIII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII. Tôi đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác. Ngoài ra, tôi còn được các nước Lào, Campuchia, Cuba và Liên Xô
24/25