Giaotrinh Revit Phantrienkhai(Full Permission)

July 8, 2017 | Author: Kevin Tran | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Download Giaotrinh Revit Phantrienkhai(Full Permission)...

Description

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

giúp tạo hộp cắt nhằm hiển thị mô hình cắt trong phối cảnh trục đo(hình 3.1.1).

Hình 3.1.1 3.2.Tạo bản sao view nhìn(DUPLICATE VIEW): RAC chỉ cho phép chúng ta đưa mỗi view nhìn hình chiếu vào một tờ giấy(bản vẽ). Vì vậy để đưa cùng một view nhìn hình chiếu nhưng với các thiết lập hiển thị khác nhau vào nhiều tờ giấy, chúng ta phải tạo ra các view nhìn hình chiếu đó với các tên khác nhau(view nhìn bản sao). RAC cũng cung cấp cho chúng ta hai tùy chọn khi tạo view nhìn bản sao: view nhìn bản sao độc lập(không phụ thuộc vào view nhìn gốc) và view nhìn bản sao phụ thuộc(phụ thuộc vào view nhìn gốc, khi view nhìn gốc thay đổi thì view nhìn bản sao thay đổi theo). 3.2.1.Tạo bản sao view nhìn độc lập(Duplicate View/Duplicate View with Detailing): Ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > Duplicate View. *Lưu ý: Nếu ta đang ở khung nhìn nào thì khi gọi lệnh trên, chương trình sẽ tạo bản sao của khung nhìn đó. Sau khi gọi lệnh, một bản sao của view nhìn hình chiếu được tạo ra(nếu view nhìn hình chiếu gốc bao gồm các đối tượng mô hình 3D và ghi chú 2D thì lệnh này sẽ tạo view nhìn bản sao chỉ hiển thị các đối tượng mô hình 3D, không có hiển thị các ghi chú 2D). Ta có thể hiệu chỉnh hiển thị của các đối tượng mô hình trong view nhìn bản sao mà không ảnh hưởng đến view nhìn hình chiếu gốc. Xem hình minh họa bên dưới:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 81

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Công cụ Duplicate View with Detailing tương tự như Duplicate View nhưng view nhìn bản sao sẽ có hiển thị thêm các đối tượng ghi chú 2D của view nhìn gốc. Ta có thể hiệu chỉnh hiển thị của các đối tượng mô hình 3D hoặc ghi chú 2D trong view nhìn bản sao mà không ảnh hưởng đến view nhìn gốc. Xem hình minh họa bên dưới:

3.2.2.Tạo bản sao view nhìn phụ thuộc: Khác với view nhìn bản sao độc lập, view nhìn bản sao phụ thuộc sẽ hiển thị các đối tượng mô hình 3D và ghi chú 2D(view nhìn gốc hiển thị như thế nào, view nhìn bản sao phụ thuộc sẽ hiển thị như thế ấy). Đồng thời khi ta hiệu chỉnh hiển thị của các đối tượng mô hình 3D hay ghi chú 2D view nhìn bản sao phụ thuộc hoặc view nhìn gốc thì đều ảnh hưởng đến hiển thị của view nhìn còn lại. Thường ta chỉ nên tạo view nhìn phụ thuộc trong các trường hợp sau: -Mặt bằng công trình rất rộng, cần phân thành những vùng nhỏ hơn để đưa vào hồ sơ thiết kế. Mỗi view nhìn có giới hạn vùng nhìn khác nhau. -Cần đưa cùng một view nhìn và các bản vẽ khác nhau. Gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Duplicate as Dependent. 3.3.Tạo các view nhìn mặt bằng(Floor Plan/Ceiling Plan): Như ta đã biết, view nhìn mặt bằng(bao gồm mặt bằng sàn/trần) sẽ tự động được tạo ra khi ta tạo mới một cao độ(Level). Tuy nhiên, trong trường hợp chúng ta lỡ tay xóa các view nhìn mặt bằng trong bảng trình duyệt dự án(Project Browser), chúng ta vẫn có thể gọi lại các view nhìn mặt bằng này. Ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Plan Views | Floor Plan/Reflected Ceiling Plan. Hộp thoại New Floor Plan xuất hiện. Tại đây, ta tick chọn các view nhìn chưa có trong bảng Project Browser và OK. Các view nhìn sẽ được đưa trở lại vào bảng Project Browser. *Lưu ý: Tại cuối hộp thoại, ta có tùy chọn Do not duplicate existing views – không cho tạo view nhìn đúp(view nhìn bản sao) với view nhìn đã có. Nếu có tick chọn thì hộp thoại sẽ chỉ hiển thị tên các view nhìn chưa được đưa vào trong bảng Project Browser.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 82

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

3.4.Thiết lập phạm vi nhìn(View Range) cho một vùng nhìn nhỏ(view nhìn con) trong view nhìn mặt bằng tổng bằng công cụ PLAN REGION: Giả sử chúng ta có một dự án với cao độ giữa khối nhà bên trái và bên phải như hình dưới:

Như đã biết về View Range ở mục 3.1 trang 79(các đối tượng nằm trong vùng nhìn từ Cut Plan đến View Depth mới được hiển thị trong view nhìn mặt bằng). Vì vậy, với ví dụ như hình minh họa trên, nếu ta chuyển sang view nhìn mặt bằng thì sẽ không thể nhìn thấy khối nhà bên phải trên mặt bằng. Với công cụ Plan Region, ta có thể thiết lập lại View Range trong một vùng phạm vi xác định(bằng cách vẽ phác) và nhờ đó, các đối tượng nào nằm trong vùng Plan Region vừa vẽ sẽ hiển thị theo View Range thiết lập cho Plan Region đó. Ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Plan Views | Plan Region. Tại thẻ ngữ cảnh > pano Draw, ta sử dụng các công cụ vẽ phác để xác định phạm vi view nhìn con. Sau đó thiết lập View Range tại bảng thông số cá thể. 3.5.Tạo view nhìn mặt đứng bằng công cụ ELEVATION: Mặc định khi tạo mới một dự án, RAC đã tự động tạo sẵn cho ta 4 hướng nhìn chính: East, West, South, North(Đông, Tây, Nam, Bắc). Trong trường hợp muốn tạo một view nhìn mặt đứng khác, ta cần chuyển sang view nhìn mặt bằng, gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Elevation. Rê chuột xác định vị trí và nhấn chuột để đặt biểu tượng mặt đứng trên mặt bằng. Nhấn chọn biểu tượng mặt đứng(biểu tượng hình vuông hoặc tròn), ta có các tùy chọn như hình minh họa bên.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 83

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Nếu nhấn chọn biểu tượng tam giác chỉ hướng nhìn, ta có các tùy chọn:

3.6.Tạo view nhìn mặt cắt bằng công cụ SECTION: Ta có thể tạo mặt cắt Section tại các view nhìn mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, khung nhìn chi tiết. Gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Section. Dùng chuột xác định điểm đầu và điểm cuối để xác định đường cắt tạo mặt cắt. Dùng các nút kiểm soát để điều chỉnh điểm nhìn, độ nhìn, bề rộng vùng nhìn,… tương tự như tạo mặt đứng. Nút biểu tượng mũi tên 2 chiều giúp đảo chiều hướng nhìn, nút biểu tượng quay đầu giúp ẩn/hiện biểu tượng cắt ở đầu còn lại của dấu cắt.

Ngoài ra, ta cũng có thể tạo mặt cắt giật cấp bằng cách nhấn chọn đường dấu cắt, gọi lệnh từ thẻ ngữ cảnh > pano Section > công cụ Split Segment. Con trỏ chuột chuyển sang biểu tượng dao cắt, đưa con trỏ chuột đến vị trí muốn tạo cắt giật cấp trên đường dấu cắt và nhấn chuột để thực hiện lệnh cắt(tương tự như lệnh Split Element đã học). Ta được kết quả như hình dưới:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 84

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

3.7.Tạo view nhìn trích chi tiết bằng công cụ CALLOUT: Trong trường hợp ta muốn tạo view nhìn trích chi tiết từ một view nhìn chính(mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) ta có thể dùng công cụ Callout để thực hiện việc này. Trước tiên, để tạo view nhìn trích chi tiết từ view nhìn chính nào thì ta cần phải chuyển sang view nhìn chính đó. Gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Callout. Sau khi tạo xong view nhìn trích chi tiết trên view nhìn chính, bên bảng trình duyệt dự án(Project Browser) sẽ xuất hiện thêm một view nhìn có tên Callout of . Hình minh họa:

Chuyển sang view nhìn trích chi tiết vừa được tạo:

3.8.Tạo view nhìn 3D hình chiếu trục đo bằng công cụ DEFAULT 3D VIEW: Hình chiếu trục đo là hình không gian 3 chiều không tuân theo luật xa gần, tức là các đường, cạnh song song sẽ luôn song song, các kích thước bằng nhau sẽ không bị thay đổi bất kể ở vị trí xa hay gần vị trí quan sát. Để tạo view nhìn hình chiếu trục đo, ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ 3D View | Default 3D View. Một view nhìn hình chiếu trục đo có tên {3D} được tạo ra bên bảng trình duyệt dự án. Nếu ta gọi lại lệnh này từ lần thứ 2 trở đi thì chương trình sẽ chuyển sang view nhìn hình chiếu trục đo {3D}(chứ không tạo mới nữa) để ta quan sát, kiểm tra bản vẽ. Ngoài ra, ta có thể tạo các view nhìn cắt hình chiếu trục đo bằng cách nhấn phải chuột vào hộp View Cube > Orient to View > Floor Plans hoặc Sections để tạo các view nhìn hình chiếu trục đo

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 85

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

cắt bằng hoặc cắt đứng. Hình minh họa:

Gọi lệnh Kết quả 3.9.Tạo view nhìn 3D phối cảnh, tiểu cảnh bằng công cụ CAMERA: View nhìn phối cảnh, tiểu cảnh là view nhìn diễn họa không gian như thực tế mắt người nhìn, tuân theo luật xa gần, các đối tượng có cùng kích thước nhưng ở gần người quan sát sẽ to hơn và ngược lại. Các đường, cạnh song song sẽ tụ lại tại một điểm. Ta có thể tạo view nhìn phối cảnh ở tất cả các view nhìn(mặt bằng, mặt đứng, …). Ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ 3D View > Camera. Nhấn chuột để xác định vị trí mắt nhìn và điểm nhìn. Mặc định, một view nhìn có tên 3D View 1 sẽ được tạo ra bên bảng trình duyệt dự án(Project Browser). Ta cũng có thể hiệu chỉnh lại cao độ mắt nhìn và điểm nhìn tại bảng thông số cá thể của view nhìn Camera(chuyển sang view nhìn Camera, không nhấn chọn đối tượng nào thì mặc định sẽ là bảng thông số cá thể của view nhìn Camera) hoặc hiệu chỉnh trực quan bằng cách chuyển sang các view nhìn mặt bằng(để thay đổi vị trí Camera trên mặt bằng) hoặc mặt đứng(để thay đổi vị trí Camera trên mặt đứng), tại bảng Project Browser, nhấn phải chuột vào tên view nhìn Camera, nhấn chọn Show Camera, Camera sẽ xuất hiện để ta hiệu chỉnh lại. Hình minh họa:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 86

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Tuy nhiên, cách trực quan và hiểu quả nhất trong việc hiệu chỉnh lại góc nhìn của Camera là tại view nhìn Camera đó, ta ấn phím F8. Trình đơn Wheel Menu xuất hiện, tại đây ta sử dụng các nút LOOK/WALK/UP/DOWN/ZOOM/PAN để canh chỉnh lại góc nhìn theo ý muốn. Hình minh họa:

3.10.Tạo view nhìn không gian động bằng công cụ WALKTHROUGH: 3.10.1.Tạo view nhìn Walkthrough: View nhìn không gian động là view nhìn trình diễn theo sự di chuyển của camera(giống như ta vừa di chuyển, vừa quay phim) để tạo ra các video quan sát công trình. Để tạo view nhìn không gian động, trước tiên ta nên chuyển sang view nhìn mặt bằng. Ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Walkthrough. Trên thanh tùy chọn(Option Bar) ta có các tùy chọn: -Perspective: tick chọn/không tick chọn sẽ kích hoạt view nhìn phối cảnh/view nhìn hình chiếu trục đo. -Scale: nếu không tick chọn hộp kiểm Perspective(tức là kích hoạt view nhìn hình chiếu trục đo) thì ta có thể định tỷ lệ view nhìn. -Offset: khoảng chênh cao của cao độ đặt camera so với cao độ(Level) mà ta chọn tại mục From. -From: cao độ(Level) đặt camera. Sau khi thiết lập các tùy chọn mong muốn tại thanh tùy chọn, dùng con trỏ chuột để vẽ đường di chuyển của camera trên view nhìn mặt bằng. Hình minh họa: Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 87

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Sau khi hoàn thành việc vẽ đường di chuyển của camera, một view nhìn không gian động có tên Walkthrough 1 tự động được tạo bên bảng trình duyệt dự án(Project Browser). 3.10.2.Hiệu chỉnh view nhìn Walkthrough: Chuyển sang view nhìn Walkthrough 1 vừa tạo, nhấn trái chuột vào đường bao khung nhìn để hiệu chỉnh. Hình minh họa: Ta cũng có thể hiệu chỉnh kích cỡ(chiều cao, rộng) của view nhìn tại thẻ ngữ cảnh Modify|Cameras > pano Crop > công cụ Size Crop. Hình 3.10.2.1

Hình 3.10.2.1

Để hiệu chỉnh lại đường di chuyển của camera, cao độ đặt camera, góc nhìn của camera, thêm bớt các khung hình chính(Key Frame),… Trước tiên ta cần chuyển sang view nhìn mặt bằng, mặt đứng hoặc hình chiếu trục đo {3D}(tùy vào ta muốn hiệu chỉnh các yếu tố trên tại mặt bằng, mặt đứng hay hình chiếu trục đo). Tại bảng Project Browser, nhấn phải chuột vào tên view nhìn động(Walkthrough 1), nhấn chọn Show Camera để đường di chuyển của camera hiện ra. Ta gọi lệnh hiệu chỉnh view nhìn động tại nút Edit Walkthrough(hình 3.8.1).

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 88

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Hình minh họa:

Nếu muốn hiệu chỉnh yếu tố nào, trên thanh tùy chọn(Option Bar), ta nhấn chọn yếu tố đó để hiệu chỉnh tại trình đơn xổ xuống của mục Controls(hình minh họa bên dưới).

-Nếu chọn Active Camera sẽ hiệu chỉnh điểm nhìn, độ nhìn xa. -Nếu chọn Path sẽ hiệu chỉnh lại đường di chuyển, cao độ của camera. -Nếu chọn Add Key Frame sẽ thêm các khung hình chính(nhấn chọn một vị trí mong muốn thêm khung hình chính trên đường di chuyển(Path) của camera). -Nếu chọn Remove Key Frame sẽ bớt đi các khung hình chính. Tuy nhiên, cách trực quan và hiểu quả nhất trong việc hiệu chỉnh lại các yếu tố đường di chuyển của camera, cao độ đặt camera, góc nhìn của camera là sử dụng công cụ Wheel Menu đã được giới thiệu ở mục 3.9.Tạo view nhìn 3D phối cảnh, tiểu cảnh bằng công cụ CAMERA(trang 86). -Để hiệu chỉnh đường di chuyển của camera, cao độ đặt camera, ta sử dụng nút WALK/UPDOWN. -Để hiệu chỉnh góc nhìn của camera, ta sử dụng nút LOOK. Ngoài ra, ta cũng có thể hiệu chỉnh lại các thông số khung hình bằng cách nhấn chọn nút tổng khung hình(hình 3.8.2). Hộp thoại Walkthrough Frames xuất hiện, tại đây ta có thể hiệu chỉnh lại tổng số khung hình(Total Frames), số khung hình trên mỗi giây(Frames per second) và tốc độ di chuyển camera trên mỗi khung hình(bỏ tick chọn Uniform Speed và thay đổi hệ số tốc độ di chuyển camera tại cột Accelerator).Hình minh họa 3.10.2.2:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 89

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Hình 3.10.2.2 3.10.3.Xuất view nhìn Walkthrough thành file video: Để xuất view nhìn Walkthrough thành file video, đầu tiên, ta cần chuyển sang view nhìn Walkthrough, gọi lệnh từ trình đơn ứng dụng Menu Application(nút biểu tượng chữ R màu tím góc trên bên trái màn hình) > Export > Images and Animations > Walkthrough. Hộp thoại Length/Format hiện ra: Ta có các tùy chọn: -All frames: xuất video với tất cả các khung hình. -Frame range: nếu không lấy tất cả các khung hình mà chỉ lấy một đoạn khung hình thì ta tick chọn tùy chọn này. Chọn khung hình đầu tiên tại Start và khung hình kết thúc tại End. -Frames/sec: số khung hình trên 1 giây. -Visual Style: kiểu diễn họa mô hình, bao gồm các kiểu khung dây(Wire Frame), nét khuất nét thấy(Hidden Line), tô màu(Shaded with Edges),… -Dimensions: kích thước khung hình. -Zoom to: phóng to, thu nhỏ hình ảnh so với kích thước thật. Nhấn OK. Hộp thoại Export Walkthrough xuất hiện. Ta đặt tên cho file video tại dòng File name, chọn định dạng cho file video tại dòng Files of type. Nhấn Save.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 90

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Hộp thoại Video Compression hiện ra để chọn phương án nén file video, nên để mặc định. Nhấn OK. Chương trình bắt đầu chạy các khung hình hoạt cảnh của view nhìn walkthrough, khi nào các khung hình hoạt cảnh kết thúc thì lúc đó việc xuất view nhìn động walkthrough thành file video mới hoàn thành. 3.11.Hiệu chỉnh, thiết lặp lại hiển thị của đối tượng theo cá thể hoặc chủng loại trong một view nhìn bất kỳ: 3.11.1.Hiệu chỉnh, thiết lặp lại hiển thị của đối tượng theo cá thể trong một view nhìn bất kỳ bằng lệnh OVERRIDE GRAPHICS IN VIEW: Khi ta thiết lặp vật liệu cho đối tượng thì các thông số màu tô đối tượng(Shading), mẫu tô bề mặt(Surface Pattern) và mẫu tô khi đối tượng bị cắt(Cut Pattern) sẽ hiển thị cho đối tượng trong tất cả các view nhìn. Trong trường hợp ta muốn thiết lặp lại hiển thị của đối tượng trong một view nhìn cụ thể nào đó thì RAC cung cấp cho chúng ta lệnh Override Graphics in View để thực hiện việc này. Trước tiên, ta chuyển sang view nhìn muốn hiệu chỉnh hiện thị đối tượng, nhấn chọn đối tượng, nhấn phải chuột vào đối tượng, trình đơn ngữ cảnh(Contextual Menu) hiện ra, nhấn chọn Override Graphics in View, nhấn chọn By Element…(nếu chỉ muốn hiệu chỉnh hiển thị của một đối tượng đang được chọn) hoặc By Category…(nếu muốn hiệu chỉnh hiển thị tất cả các đối tượng có cùng chủng loại với đối tượng đang được chọn). Hình minh họa:

Sau khi chọn một trong hai tùy chọn trên, hộp thoại View-Specify Category Graphics(Hình 3.9.1.1) xuất hiện, ta có các tùy chọn: -Visible: tick chọn/không tick chọn sẽ hiển thị/không hiển thị đối tượng. -Halftone: đối tượng được hiển thị bằng các nét mờ(màu xám). -Projection Lines: hiệu chỉnh nét thấy của đối tượng -Surface Patterns: hiệu chỉnh mẫu tô bề mặt đối tượng. -Surface Transparency: hiệu chỉnh độ trong suốt của đối tượng. -Cut Lines: hiệu chỉnh nét cắt của đối tượng. -Cut Patterns: hiệu chỉnh mẫu tô mặt cắt của đối tượng. Các tùy chọn: +Weight: độ dày nét. +Color: màu sắc của nét(nếu là Lines), màu sắc của mẫu tô(nếu là Pattern). +Pattern: kiểu đường nét(nét đứt, nét liền mảnh, nét gạch chấm,… nếu là Lines), kiểu mẫu tô(hatch) (nếu là Pattern).

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 91

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Hình 3.11.1.1 3.11.2.Hiệu chỉnh, thiết lặp lại hiển thị của đối tượng theo chủng loại trong một view nhìn bất kỳ bằng hộp thoại VISIBILITY/GRAPHIC OVERRIDES: Lệnh này có chức năng tương tự như mục 3.9.1 ở trên, nhưng phạm vi hiệu chỉnh hiển thị đối tượng ở cấp độ vĩ mô hơn, tức là hiệu chỉnh hiển thị của tất cả các đối tượng có cùng chủng loại trong view nhìn. Ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Graphics > công cụ Visibility/Graphics. Hộp thoại Visibility/Graphic Overrides hiện ra(hình 3.9.2.1): Tại bảng hộp thoại, ta quan tâm đến 2 thẻ: -Thẻ Model Categories để hiệu chỉnh hiển thị các đối tượng mô hình 3D. -Thẻ Annotation Categories để hiệu chỉnh hiển thị các đối tượng ghi chú 2D. Cột Visibility là cột liệt kê các chủng loại đối tượng mô hình 3D(hoặc các chủng loại đối tượng ghi chú 2D nếu ta chọn thẻ Annotation Categories). Nếu ta tick chọn/không tick chọn tên chủng loại nào thì tất cả các đối tượng thuộc chủng loại đó sẽ hiển thị/không hiển thị trong view nhìn hiện hành. Ngoài ra, ta cũng có thể hiệu chỉnh lại kiểu đường nét(Lines), kiểu mẫu tô(Pattern) cho chủng loại các đối tượng(tương tự như đã trình bày ở mục 3.9.1 trang 91) bằng cách canh dóng và nhấn chọn vào các ô trắng tương ứng. Các ô có màu xám sẽ không cho phép chúng ta hiệu chỉnh hiển thị.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 92

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Hình 3.11.2.1 3.12.Ghi kích thước bằng các công cụ tại bảng DIMENSION: Để ghi các kích thước(đo độ dài, đo góc, đo bán kính, đo độ dài cung,…) trên mô hình công trình, ta gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Dimension > các công cụ tương ứng. *Lưu ý: RAC không cho phép chúng ta hiệu chỉnh lại thông số kích thước như AutoCAD, vì vậy muốn kích thước hiển thị đúng chúng ta phải vẽ mô hình đúng kích thước thiết kế. 3.12.1.Ghi kích thước độ dài giữa hai cạnh song song bằng công cụ ALIGNED DIMENSION: 3.12.1.1.Ghi kích thước: Ta gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Dimension > công cụ Aligned Dimension. Tại thanh tùy chọn, ta có các tùy chọn: -Place Dimension: vị trí đặt đường dóng đo kích thước. Ta có các tùy chọn: +Wall centerlines: tự động(ưu tiên) đặt đường dóng tại tim tường. +Wall faces: tự động(ưu tiên) đặt đường dóng tại mặt ngoài tường. +Center of core: tự động(ưu tiên) đặt đường dóng tại tim của lõi tường. +Faces of core: tự động(ưu tiên) đặt đường dóng tại mặt ngoài của lõi tường. -Pick: cách đặt đường kích thước khi nhấn chuột để đo. Ta có các tùy chọn: +Individual References: ghi kích thước riêng lẻ từng đoạn, mỗi lần nhất chuột xác định 2 điểm dóng thì một đường ghi kích thước được tạo ra. +Entire Walls: tự động ghi kích thước trên suốt chiều dài tường.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 93

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

*Lưu ý: Tùy chọn Entire Walls chỉ áp dụng với đối tượng là tường, các đối tượng không phải là tường sẽ không tự động ghi kích thước được. Nếu chọn tùy chọn Entire Walls, ta sẽ có thêm các tùy chọn khác cho cách đo Entire Walls tại nút Options, nhấn chọn nút Options, hộp thoại Auto Dimension Options hiện ra: Tại mục Select references(chọn các đường canh dóng để ghi kích thước), ta có các tùy chọn: -Openings: thêm đường ghi kích thước tại các khoảng mở trên chiều dài tường(nếu tường có khoảng mở như: gắn cửa đi, cửa sổ,…) -Intersecting Walls: thêm đường ghi kích thước tại vị trí các tường có giao cắt với tường đang cần ghi kích thước. -Intersecting Grids: thêm đường ghi kích thước tại các vị trí giao cắt với lưới trục. Sau khi ghi kích thước xong, ta vẫn có thể hiệu chỉnh lại khoảng dóng đo kích thước bằng cách nhấn chọn đường ghi kích thước(đường dim):

Hoặc thêm bớt các đoạn ghi kích thước bằng cách nhấn chọn đường dim, tại thẻ ngữ cảnh > pano Witness Lines > công cụ Edit Witness Lines. Ngoài ra, ta có thể thay thế giá trị đo bằng chữ ghi chú, thêm các chữ ghi chú tiền tố, hậu tố, bên trên, dưới của giá trị đo bằng cách nhấn chọn giá trị đo. Hộp thoại Dimension Text xuất hiện, ta có các tùy chọn: Mục Dimension Value: -Use Actual Value: tick chọn để hiển thị giá trị đo. -Replace With Text: hiển thị chữ ghi chú thay thế cho giá trị đo. Mục Text Fields: thêm các chữ ghi chú ở phía trước, sau, trên, dưới của giá trị đo.Hình minh họa:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 94

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Mục Segment Dimension Leader Visibility: chọn phương án hiển thị đường dẫn(link) giữa giá trị đo và đường ghi kích thước ngang. Ta có 3 tùy chọn: -By Element: mặc định hiển thị theo thông số kiểu của đường ghi kích thước. -Always On: luôn luôn bật hiển thị đường dẫn. -Always Off: luôn luôn tắt hiển thị đường dẫn.

3.12.1.2.Hiệu chỉnh thông số kiểu của đường dim: Thông số kiểu(Type Properties) giúp ta hiệu chỉnh lại các phương án hiển thị của đường dim. Mục Graphics ta quan tâm tới các tùy chọn: -Dimension String Type: kiểu hiển thị ghi kích thước, có 3 tùy chọn:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 95

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

-Leader Type: kiểu hiển thị đường dẫn(link) giữa giá trị đo và vị trí đường dim(đường dẫn chỉ xuất hiện khi giá trị đo được di chuyển ra xa đường dim). Có 2 tùy chọn: +Arc: đường dẫn là cung tròn. +Line: đường dẫn là đoạn thẳng. -Leader Tick Mark: biểu tượng tại đầu đường dẫn. -Tick Mark: chọn các phương án hiển thị biểu tượng dấu ngắt tại các đoạn ghi kích thước.

-Line Weight: độ dày nét dim. -Tick Mark Line Weight: độ dày biểu tượng dấu ngắt tại các đoạn ghi kích thước. -Dimension Line Extension: độ nhô ra của đường ghi kích thước ngang(hình 3.12.1.2.1). -Witness Line Gap to Element: khoảng hở giữa đường dóng và đối tượng được ghi kích thước. -Witness Line Extension: độ nhô ra của đường dóng(hình 3.12.1.2.1). -Color: màu sắc của đường dim. -Dimension Line Snap Distance: khoảng cách giữa các đường ghi kích thước(hình 3.12.1.2.1)

Hình 3.12.1.2.1 Mục Text ta quan tâm tới các thông số: -Width Factor: độ co dãn của giá trị đo(chữ số) theo phương ngang. -Underline: gạch chân giá trị đo. -Italic/Bold: in nghiêng/in đậm giá trị đo. -Text Size: kích cỡ của giá trị đo. -Text Offset: khoảng cách giữa giá trị đo và đường ghi kích thước ngang. -Read Convention: chọn các phương án hiển thị giá trị đo thuận theo hướng đọc bản vẽ. -Text Font: font chữ cho giá trị đo. -Text Background: chọn phương án hiển thị phông nền của giá trị đo. -Units Format: thiết lập lại đơn vị đo của đường dim.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 96

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Text Background: Opaque Text Background: Transparent 3.12.2.Ghi kích thước độ dài giữa hai điểm theo phương đứng hoặc ngang bằng công cụ LINEAR DIMENSION: 3.12.2.1.Ghi kích thước: Gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Dimension > công cụ Linear Dimension. Đưa con trỏ chuột đến điểm đầu mút thứ nhất, nhấn chuột để xác định. Đưa con trỏ chuột đến điểm đầu mút thứ hai, nhấn chuột để xác định. Đường ghi kích thước hiện ra, nhấn chuột lần thứ ba để xác định đường ghi kích thước theo phương đứng hoặc ngang. 3.12.2.2.Hiệu chỉnh thông số kiểu của đường dim: Tương tự mục 3.12.1.2 trang 94. 3.12.3.Ghi kích thước đo bán kính của đường tròn hoặc cung tròn bằng công cụ RADIAL DIMENSION: 3.12.3.1.Ghi kích thước: Gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Dimension > công cụ Radial Dimension. Đưa con trỏ chuột đến cung hoặc đường tròn, nhấn chuột. Đường đo bán kích cung hiện ra, nhấn chuột xác định vị trí đặt đường dim. 3.12.3.2.Hiệu chỉnh thông số kiểu của đường dim: Tương tự mục 3.12.1.2 trang 94. 3.12.4.Ghi kích thước đo góc bằng công cụ ANGULAR DIMENSION: 3.12.4.1.Ghi kích thước: Gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Dimension > công cụ Radial Dimension. Nhấn chuột vào hai cạnh không song song. Đường ghi kích thước góc hiện ra, nhấn chuột xác định vị trí đặt đường ghi kích thước. 3.12.4.2.Hiệu chỉnh thông số kiểu của đường dim: Tương tự mục 3.12.1.2 trang 94. 3.12.5.Ghi kích thước độ dài cung tròng bằng công cụ ARC LENGTH DIMENSION: 3.12.5.1.Ghi kích thước: Gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Dimension > công cụ Radial Dimension. Nhấn chuột vào cung tròn cần đo, nhấn chuột xác định cạnh mép thứ nhất, nhấn chuột xác định cạnh mép thứ hai. Đường ghi kích thước độ dài cung tròn hiện ra, nhấn chuột xác định vị trí đặt đường ghi kích thước. 3.12.5.2.Hiệu chỉnh thông số kiểu của đường dim: Tương tự mục 3.12.1.2 trang 94. 3.12.6.Ghi kích thước cao độ bằng công cụ SPOT ELEVATION:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 97

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Dimension > công cụ Spot Elevation. Đưa chuột đến vị trí cần đo cao độ, nhấn chuột xác định đường ghi kích thước cao độ. 3.12.7.Ghi độ dốc bằng công cụ SPOT SLOPE: Gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Dimension > công cụ Spot Slope. Đưa chuột đến cạnh mép hoặc bề mặt cần đo độ dốc. Đường ghi độ dốc hiện ra, nhấn chuột xác định vị trí đặt đường ghi độ dốc. 3.13.Tạo chữ ghi chú 2D bằng công cụ TEXT: 3.13.1.Tạo chữ ghi chú 2D: Gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Text > công cụ Text. Tại thẻ ngữ cảnh > pano Format, ta có các phương án tạo chữ với đường dẫn và canh dóng lề như hình mô tả, chọn phương án mong muốn.

Đưa con trỏ chuột vào vùng vẽ, nhấn chuột xác định vị trí đặt chữ. Nhập nội dung tại ô tương ứng, nhấn phím Enter để xuống dòng. Khi muốn kết thúc, nhấn chuột ra ngoài phạm vi của ô gõ chữ. Để chỉnh sửa vị trí và hiển thị ta nhấn chọn lại chữ ghi chú đã tạo. Để chỉnh sửa nội dung chữ đã ghi, ta nhấn chọn lại chữ ghi chú đã tạo, tiếp tục nhấn chọn dòng chữ. Hình minh họa:

3.13.2.Hiệu chỉnh thông số kiểu của chữ ghi chú: Để hiệu chỉnh thông số kiểu của chữ ghi chú ta nhấn chọn chữ ghi chú đã tạo, nhấn nút Edit Type, hộp thoại thông số kiểu(Type Properties) hiện ra, ta có các tùy chọn: Mục Graphics: -Color: màu sắc của chữ ghi chú. -Line Weight: độ dày nét của đường dẫn(đường mũi tên) nếu có. -Background: chọn phương án hiển thị phông nền Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 98

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

của chữ(tương tự Text Background của thông số kiểu của đường ghi kích thước trang 96,97) -Show Border: hiển thị khung bao của chữ. -Leader/Border Offset: khoảng cách giữa chữ với đường dẫn hoặc khung bao. -Leader Arrowhead: chọn kiểu biểu tượng mũi tên tại đầu đường dẫn. Mục Text: các thông số tương tự mục Text của thông số kiểu của đường ghi kích thước trang 96. 3.14.Vẽ hình 2D cho mô hình, tạo vùng che phủ hoặc tô bề mặt: 3.14.1.Vẽ hình 2D cho mô hình bằng công cụ DETAIL LINE, MODEL LINE: Công cụ Detail Line giúp ta vẽ các đường nét hình học cơ bản để triển khai chi tiết hơn cho một mô hình 3D(tương tự các lệnh vẽ bên AutoCAD). Ta gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Detail > công cụ Detail Line. Tại thẻ ngữ > pano Draw ta có các tùy chọn vẽ các đường nét hình học cơ bản tương tự mục 1.7.Các công cụ vẽ những đường nét hình học cơ bản(trang 20). Hình minh họa: Ngoài ra, ta có thể chọn kiểu đường nét tại pano Line Style.

Công cụ Model Line có chức năng tương tự như Detail Line, chỉ khác là các đối tượng đường nét được tạo từ công cụ Model Line sẽ được hiển thị ở các view nhìn khác(vì được xem như là đối tượng 3D). 3.14.2.Tạo vùng che phủ bằng công cụ MASKING REGION: Gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Detail > công cụ Region | Masking Region. Dùng các công cụ vẽ phác tại pano Draw để xác định vùng diện tích cần che phủ. Nhấn nút biểu tượng Finish Edit Mode(dấu tick màu xanh) để hoàn thành lệnh. Trên view nhìn, vị trí nào tạo vùng che phủ thì các mô hình 3D nằm bên dưới sẽ bị che khuất. Hình minh họa:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 99

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

3.14.3.Tô bề mặt bằng công cụ FILLED REGION: Tạo vùng tô bề mặt tương tự như lệnh Hatch/BHatch bên AutoCAD. Để tạo vùng tô bề mặt, ta gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Detail > công cụ Region | Filled Region. Dùng các công cụ vẽ phác tại pano Draw để xác định vùng diện tích cần tô bề mặt. Để chọn mẫu tô cho bề mặt, ta nhấn nút Edit Type, bảng thông số kiểu(Type Properties) hiện ra, tại dòng Fill Pattern nhấn chọn tên kiểu mẫu tô, hộp thoại Fill Patterns hiện ra, chọn kiểu mẫu tô mong muốn. Hình minh họa:

3.15.Các công cụ xác định diện tích, không gian mô hình công trình: 3.15.1.Xác định diện tích, khối tích phòng bằng công cụ ROOM: 3.15.1.1.Xác định, gắn thẻ ghi chú phòng: Phòng(Room) là không gian bên trong công trình, phòng được tạo ra bởi các bức tường, nền sàn, trần và mái. Như đã giới thiệu ở các công cụ vẽ tường, sàn, trần, mái nhà. Khi vẽ các đối tượng này, chúng ta đều có thể bặt hoặc tắt tham số xác định ranh giới phòng của các đối tượng tường, sàn, trần, mái nhà tại bảng thông số cá thể hoặc thông số kiểu tùy chủng loại đối tượng. RAC sẽ dựa vào các đối tượng này(tường, sàn, trần, mái) để tính chu vi, diện tích và khối tích của phòng. Vì vậy, khi chúng ta thay đổi thêm bớt, di chuyển các đối tượng này thì các thông số chu vi, diện tích, khối tích phòng được cập nhật tự động ngay lập tức. Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 100

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Để xác định các thông số của phòng, đầu tiên ta cần chuyển sang mặt bằng sàn(Floor Plan), ta gọi lệnh từ thẻ Architecture > pano Room & Area > công cụ Room. Trên thanh tùy chọn(Option Bar) ta có các tùy chọn: -Upper Limit: giới hạn trên của phòng(chiều cao phòng), sẽ được RAC dùng để tính khối tính phòng. -Offset: khoảng chênh cao(tăng nếu giá trị dương, giảm nếu giá trị âm) so với cao độ chọn tại Upper Limit. Sau khi tùy chọn xong, ta nhấn chuột vào vị trí xác định phòng. Vùng xác định diện tích phòng và thẻ ghi chú phòng được tạo ra. Hình minh họa:

Hình 3.15.1.1.1 Ngoài các đối tượng mô hình tường, sàn, trần, mái nhà xác định ranh giới phòng như đã giới thiệu, ta cũng có thể tạo ra các đường ranh giới xác định phòng bằng cách gọi lệnh từ thẻ Architecture > pano Room & Area > công cụ Room Separator. Dùng các lệnh vẽ tại pano Draw để xác định đường phân chia phòng(Hình 3.15.1.1.1). Để hiệu chỉnh lại tên phòng, số thứ tự phòng, ta nhấn chọn thẻ ghi chú phòng, nhấn chọn dòng chữ(text) để nhập lại tên phòng, nhấn chọn số để nhập lại số thứ tự cho phòng. Trong trường hợp phòng tạo ra chưa được gắn thẻ hoặc ta lỡ tay xóa mất thẻ ghi chú phòng, ta vẫn có thể gọi lại lệnh gắn thẻ ghi chú phòng bằng cách gọi lệnh từ thẻ Architecture > pano Room & Area > công cụ Tag Room, nhấn chuột vào vùng đã xác định phòng. Để thẻ ghi chú phòng hiển thị thông số diện tích và khối tích của phòng, ta tiến hành các bước sau: -Bật hộp thoại Area and Volume Computations tại thẻ Architecture > pano Room & Area > biểu tượng tam giác ở góc dưới, bên phải pano. Hình minh họa: Hộp thoại Area and Volume Computations hiện ra, ta có các tùy chọn: Mục Volume Computations: -Areas only (faster): chỉ tích diện tích phòng(thể tích không được tính đến). -Areas and Volumes: tính diện tích và thể tích phòng.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 101

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Mục Room Area Computation: -At wall finish: diện tích phòng được tính từ bề mặt hoàn thiện của tường. -At wall center: diện tích phòng được tính tại tim tường. -At wall core layer: diện tích phòng được tính tại lớp lõi tường. -At wall core center: diện tích phòng được tính tại tim lõi tường. Sau khi tick chọn hộp kiểm Areas and Volumes, OK. Ta nhấn chọn thẻ ghi chú phòng, hiệu chỉnh thông số kiểu(nút Edit Type), tick chọn Show Volume, Show Area. Lúc này, thẻ ghi chú sẽ hiển thị thêm các thông số diện tích và khối tích phòng. 3.15.1.2.Tạo bảng liệt kê, tô màu các phòng: Sau khi đã xác định phòng và gắn thẻ ghi chú các phòng, để tạo bảng liệt kê và tô màu các phòng trên mặt bằng(hoặc mặt đứng) ta gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Color Fill > công cụ Color Fill Region. Đưa con trỏ chuột đến vị trí đặt bảng liệt kê trong vùng vẽ và nhấn chuột xác nhận, hộp thoại Choose Space Type and Color Scheme xuất hiện, ta chọn các tùy chọn như hình minh họa dưới:

Bảng liệt kê phòng được tạo ra và sẽ tự động tô màu ngẫu nhiên cho các phòng chức năng. Để hiệu chỉnh lại các thông số như tên bảng liệt kê, màu tô phòng, ta nhấn chọn bảng liệt kê, gọi lệnh hiệu chỉnh từ thẻ ngữ cảnh > pano Scheme > công cụ Edit Cheme. Hình minh họa: Hộp thoại Edit Color Scheme hiện ra, tại đây ta có thể đổi lại tiêu đề bảng liệt kê, thay đổi màu tô phòng.Hình minh họa:

3.15.2.1.Xác định không gian chức năng(phân khu) bằng công cụ AREA PLAN: Công cụ AREA PLAN có tác dụng tương tự như công cụ ROOM, chỉ khác là công cụ này giúp chúng ta phân khu chức năng trên mặt bằng công trình(ví dụ không gian khu vực sảnh Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 102

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

đón, hành lang, khu vực hành chính, khu vực tham quan,…), tức là ở cấp độ vĩ mô hơn so với công cụ ROOM. Để phân khu ta gọi lệnh từ thẻ Architecture > pano Room & Area > công cụ Area | Area Plan. Hộp thoại New Area Plan hiện ra: Tại mục Type ta có 2 tùy chọn: -Gross Building: tổng diện tích xây dựng, bao gồm cả diện tích chiếm chỗ của tường và cột. -Rentable: diện tích sử dụng. Trong diện tích sử dụng có các khu vực diện tích theo từng công năng khác nhau, không gồm tường và cột. Nên chọn Rentable. Tại mục Select one or more levels for which you want to create new views: chúng ta chọn một hoặc nhiều view nhìn muốn tạo mặt bằng phân khu chức năng. Nhấn OK. Một hộp thoại tiếp theo hiện ra, hỏi chúng ta có muốn tự động để cho RAC tạo đường biên phân khu chức năng dựa vào các tường bao bên ngoài không? Ta nên chọn là No và sau đó dùng các lệnh vẽ phác để xác định các khu vực phân khu chức năng:

Một view nhìn Area Plan(Rentable) của cao độ ta chọn được tạo ra. Tại view nhìn này, ta gọi lệnh từ thẻ Architecture > pano Room & Area > công cụ Area Boundary để xác định khu vực phân khu chức năng. Để gọi lệnh xác định khu vực phân khu chức năng và gắn thẻ ghi chú cho khu chức năng vừa phân ta gọi lệnh từ thẻ Architecture > pano Room & Area > công cụ Tag Area(tương tự như tạo và gắn thẻ ghi chú phòng(Room)). 3.15.2.2.Tạo bảng liệt kê, tô màu các khu vực chức năng: Tương tự mục 3.15.1.2.Tạo bảng liệt kê, tô màu các phòng(trang 102). 3.16.Tạo bảng thống kê, dự toán các chủng loại đối tượng mô hình có trong dự án: Khi ta tiến hành dựng và hoàn chỉnh mô hình công trình thì các thông số như diện tích, khối tích tường, sàn, cột, dầm, số lượng cửa đi, cửa sổ, các vật dụng trang thiết bị v.v… đã được tạo ra và lưu giữ trong file dự án RAC rồi. Việc của chúng ta là chỉ cần sử dụng các công cụ lệnh tạo thống kê, dự toán để RAC hiển thị các thông số này ra cho chúng ta xem xét, quản lý, chỉnh sửa mà thôi. Nếu muốn thống kê theo m2 xây dựng, hãy tạo view nhìn phân khu chức năng bằng công cụ Area Plan(Gross Building). Sau đó sử dụng công cụ Schedule/Quantities > chọn chủng loại Areas(Gross Building) để thực hiện việc thống kê theo m2 xây dựng. Nếu muốn thống kê theo giá vật liệu xây dựng, hãy tạo bảng thông kê bằng công cụ Material Takeoff > chọn chủng loại đối tượng mà ta muốn thống kê theo vật liệu. Nếu muốn thống kê theo đơn giá đối tượng, hãy tạo bảng thống kê bằng công cụ Schedule/Quantities > chọn chủng loại đối tượng mà ta muốn thống kê theo đơn giá.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 103

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Để tạo bảng thống kê, ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Schedules | Schedule/Quantities hoặc Material Takeoff(tùy thuộc vào mục đích thống kê đã nêu ở trên). Hộp thoại New Schedule hiện ra: Tại mục Category, chọn chủng loại đối tượng mà ta muốn thống kê. Tại mục Name, đặt tên tiêu đề cho bảng thông kê sẽ tạo. Nhấn OK.

Tiếp tục xuất hiện hộp thoại Schedule Properties, thẻ Fields:

Mục Available fields, RAC sẽ cung cấp cho chúng ta các hạng mục thống kê của chủng loại đối tượng vừa chọn ở hộp thoại New Schedule. Tùy thuộc vào chủng loại đối tượng mà các hạng mục này sẽ khác nhau. Muốn thống kê hạng mục nào, ta nhấn chọn hạng mục đó, sau đó ấn nút Add  để thêm hạng mục đó vào mục Scheduled fileds (in order)(Các hạng mục sẽ được thống kê(theo trình tự)). Nếu sau khi đã Add(thêm hạng mục) nhưng ta đổi ý không

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 104

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

muốn thống kê hạng mục nào thì nhấn chọn hạng mục đó bên mục Scheduled fileds (in order), ấn nút  Remove để gỡ bỏ khỏi bảng thống kê. Thẻ Filter(lọc theo hạng mục đã Add , tức là các hạng mục nào đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu tại thẻ Filter này thì mới được đưa vào bảng thống kê):

Ta có, Filter by: lọc theo hạng mục, nhấn vào trình đơn xổ xuống để chọn hạng mục được dùng làm tiêu chuẩn để lọc(cấp 1). Nhấn chọn trình đơn xổ xuống bên phải để chọn điều kiện lọc và nhấn chọn trình đơn xổ xuống bên dưới để chọn giá trị lọc. Các mục And bên dưới để thêm tiêu chuẩn lọc cấp 2, 3, 4. Nếu không muốn lọc theo hạng mục, nhấn chọn None. Thẻ Sorting/Grouping(sắp xếp và nhóm trong bảng thống kê):

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 105

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Ta có, Sort by: sắp xếp và nhóm theo hạng mục(cấp 1), nhấn chọn trình đơn xổ xuống để chọn hạng mục. Ascending/Descending: sắp xếp và nhóm hạng mục theo thứ tự tăng dần/giảm dần. -Header: hiển thị tiêu đề hạng mục trên mỗi nhóm, Footer: hiển thị tiêu đề dưới đáy mỗi nhóm, nhấn vào trình đơn xổ xuống tương ứng để chọn các phương án hiển thị dưới đáy của mỗi nhóm: +Title, count, and totals: hiển thị tiêu đề, số lượng và tổng số. +Title, and totals: hiển thị tiêu đề và tổng số. +Count, and totals: hiển thị số lượng và tổng số. +Totals only: chỉ hiển thị tổng số. -Blank line: tạo dòng trống ngăn cách giữa các nhóm. -Then by: sắp xếp và nhóm theo hạng mục cấp 2, 3, 4. -Grand totals: hiển thị tổng số các đối tượng được liệt kê. Nhấn vào trình đơn xổ xuống để chọn các phương án tương tự như Footer. -Itemize every instance: tick chọn sẽ hiển thị các đối tượng được liệt kê (có hạng mục được chọn tại Sort by là giống nhau) thành từng dòng riêng lẻ, không tick chọn sẽ gộp các đối tượng được liệt kê(có hạng mục được chọn tại Sort by là giống nhau) thành một dòng chung. Thẻ Formatting(hiệu chỉnh hiển thị các hạng mục):

Tại mục Fields, ta lựa chọn hạng mục muốn hiệu chỉnh hiển thị. Mục Heading để thay đổi tên tiêu đề cho hạng mục. Mục Heading orientation: đặt tiêu đề theo phương ngang(Horizontal) hoặc phương đứng(Vertical). Mục Alignment: canh chỉnh tên tiêu đề hạng mục theo lề trái, giữa hoặc phải(Left, Center, Right). Hidden field: ẩn hạng mục. Calculate totals: tính tổng số của hạng mục. *Ví dụ cụ thể: Thống kê các đối tượng cửa đi trong dự án nhà phố đang thực hành. Cách làm: Yêu cầu đặt ra là thống kế đối tượng cửa đi có trong dự án, vì vậy ta sẽ dùng công cụ thống kê theo đơn giá đối tượng(thống kê vật liệu hoặc thống kê diện tích không có ý nghĩa Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 106

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

với đối tượng cửa đi). Chúng ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Schedules | Schedule/Quantities. Chọn thống kê theo chủng loại cửa đi tại mục Category và đặt tên cho bảng thống kê là BẢNG TK CỬA ĐI, hình minh họa:

Tiếp đó, hộp thoại Schedule Properties hiện ra, chúng ta chọn các hạng mục thống kê cho các đối tượng cửa đi. Ở đây chúng ta sẽ thống kê các hạng mục KÝ HIỆU(MARK), QUI CÁCH(TYPE), SỐ LƯỢNG(COUNT), LOẠI CỬA(TYPE COMMENTS) và GHI CHÚ(DESCRIPTION). Vì vậy, ta chọn các hạng mục kể trên trong bảng Available fields và ấn nút Add  để thêm vào bảng Scheduled fields(in order)(các hạng mục sẽ được thống kê),hình minh họa:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 107

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Nhấn OK, ta được kết quả như hình dưới:

Lúc này, các đối tượng cửa đi có trong dự án đã được RAC tự động thống kê đầy đủ cho chúng ta. Tuy nhiên, các tiêu đề hạng mục(fields) vẫn còn là tiếng Anh, các đối tượng cửa đi được thống kê sắp xếp ngẫu nhiên, chưa trật tự. Ta phải hiệu chỉnh thêm, bằng cách: -Để đối tên các hạng mục từ tiếng Anh thành tiếng Việt, ta chỉ cần nhấn chọn tiêu đề hạng mục đó và nhập nội dụng tiếng Việt thay thế. -Để sắp xếp các đối tượng theo trình tự hợp lý, logic, ta nhấn chọn nút Edit ở mục Sorting/Grouping của bảng thông số cá thể, hình minh họa:

Hộp thoại Schdule Properties hiện ra, ta hiệu chỉnh các thông số như hình minh họa dưới(ý nghĩa các thông số đã được giải thích ở mục lý thuyết 3.16.Tạo bảng thống kê, dự toán các chủng loại đối tượng mô hình có trong dự án trang 103.

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 108

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Nhấn OK, kết quả ta được như hình minh họa dưới:

Ngoài ra, ta cũng có thể thêm hạng mục thống kê THÀNH TIỀN(COST), nhập đơn giá cho các loại cửa đi thì RAC sẽ tự động cho ra kết quả THÀNH TIỀN bằng cách lấy SỐ LƯỢNG(COUNT) nhân với đơn giá vừa nhập,… Hay sử dụng công cụ thống kê Material Takeoff, ta cũng hoàn toàn có thể thống kê được diện tích bề mặt tường cần sơn, từ đó tính ra số lít sơn cần mua  tính được giá tiền mua sơn, hay thống kê khối tích tường xây, khối tích bê tông cốt thép dùng để xây dựng công trình, từ đó áp dụng định mức sẽ tính được giá thành xây dựng công trình v.v… 3.17.Triển khai các đối tượng mô hình thư viện trong dự án bằng công cụ LEGEND: Các đối tượng mô hình thư viện(tường, sàn, trần, cửa đi, cửa sổ, trang thiết bị nội thất,…) sau khi được tạo hoặc đưa vào trong dự án sẽ được RAC tự động lưu giữ. Nếu muốn triển khai chi tiết các đối tượng này(kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao,…), ta không cần phải đi vẽ triển khai 2D(như AutoCAD) vì RAC sẽ có công cụ cho chúng ta thực hiện này, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho chúng ta. Để thực hiện việc triển khai các đối tượng mô hình thư viện, ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Legends | Legend. Hộp thoại New Legend View hiện ra với các thông số: -Name: tên bản vẽ triển khai. -Scale: tỷ lệ bản vẽ triển khai. Nhấn OK, bên bảng Project Browser, một view nhìn triển khai được tạo ra, nằm trong hạng mục Legends. Bên vùng vẽ(Drawing Area), ta thấy một khung nhìn trống(màu trắng). Để đặt các đối tượng mô hình thư viện vào khung nhìn trống để triển khai, ta gọi lệnh từ thẻ Annotate > pano Detail > công cụ Component | Legend Component. Trên thanh tùy chọn, ta nhấn vào mục Family, trình đơn xổ xuống để chọn đối tượng mô hình thư viện muốn triển khai, tại mục View ta nhấn chọn hướng nhìn của đối tượng(đối tượng nhìn trên mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,…). Nếu chọn các đối tượng không có chiều dài xác định(ví dụ tường, cửa kính,…), ta nhập chiều dài mẫu cho đối tượng tại mục Host Length. Hình minh họa:

Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 109

Giáo trình Revit Architecture 2013.

Chi tiết: http://revit-art-trainning.blogspot.com/

Sau đó nhấn chuột đặt đối tượng vào khung nhìn trống, gọi các công cụ ghi kích thước, ghi chữ ghi chú,… để triển khai các đối tượng mô hình thư viện. Hình minh họa:

3.18.Tạo bản vẽ triển khai 2D trong một view nhìn riêng biệt bằng công cụ DRAFTING VIEW: Công cụ Drafting View giúp chúng ta tạo một view nhìn riêng biệt để sử dụng các công cụ khai triển 2D như Detail Line, Fill Region,… và thực hiện việc vẽ 2D(tương tự như việc vẽ 2D bằng phần mềm AutoCAD) mà không ảnh hưởng đến các view nhìn khác trong dự án. Do đó, nếu muốn sử dụng lại một bản vẽ 2D của file AutoCAD vào trong dự án, ta có thể tạo một view nhìn Drafting View và nhập file AutoCAD 2D đó vào để sử dụng. Để tạo view nhìn Drafting View, ta gọi lệnh từ thẻ View > pano Create > công cụ Drafting View. Sau khi tạo view nhìn Drafting View, bên bảng Project Browser, một view nhìn vẽ nháp được tạo ra, nằm trong hạng mục Drafting Views(Detail). Bên vùng vẽ(Drawing Area), ta thấy một khung nhìn trống(màu trắng), ta có thể dùng các công cụ vẽ 2D của RAC hoặc nhập bản vẽ AutoCAD vào. 3.19.Tạo khổ giấy, khung tên: Để có một bản vẽ kỹ thuật cuối cùng thì ngoài việc đi tạo và triển khai các view nhìn 2D(mặt cắt, bằng, đứng,…) và 3D(phối cảnh, tiểu cảnh) cũng như các bảng thống kê(schedule), triển khai cấu kiện(legend),… Chúng ta còn phải đi tạo khổ giấy, trong đó có khung tên. Trước khi đi tạo khổ giấy,khung tên, ta phân tích thấy: khổ giấy, khung tên bao gồm các đoạn thẳng để tạo khung bản vẽ, khung tên, các chữ cố định(ví dụ: SVTH, GVHD, Công ty TNHH…, Trường ĐH…v.v…). Ngoài ra, vì khổ giấy, khung tên sẽ được dùng lại ở các dự án khác, nên cần phải có các dòng chữ có khả năng thay đổi(chữ tham biến)(ví dụ: tên người thiết kế, tên dự án, vị trí dự án, duyệt bởi, người vẽ,…). Chính vì vậy, khi đi tạo khổ giấy,khung tên, RAC sẽ cung cấp cho chúng ta đủ 3 công cụ trên để chúng ta có thể hoàn thiện được một khổ giấy, khung tên cần thiết. Để tạo khổ giấy, khung tên mới, ta truy cập trình đơn ứng dụng Application Menu(nút R màu tím góc trên bên trái màn hình-xem lại mục giới thiệu giao diện) > New > Title Block. Hộp thoại hiện ra, chọn khổ giấy với kích thước mong muốn, hình minh họa: Biên soạn: KTS. Phạm Đình Tú

T r a n g | 110

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF