De Kiem Tra Lan 2-Test-De 2
September 25, 2017 | Author: tranlethuynga | Category: N/A
Short Description
Download De Kiem Tra Lan 2-Test-De 2...
Description
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN: HỆ ĐIỀU HÀNH THỜI GIAN: 45 PHÚT DƯƠNG ĐÌNH DŨNG Họ và tên: ....................................................................................................... – Lớp: ................... Bảng trả lời: 1
A B C D
1
A B C D
1
A B C D
1
A B C D
1
11
21
31
2
12
22
32
3
13
23
33
4
14
24
34
5
15
25
45
6
16
26
46
7
17
27
37
8
18
28
38
9
19
29
39
10
20
30
40
1
1. Hệ thống rơi vào trạng thái deadlock khi: a. tất cả các tiến trình bị deadlock. b. chỉ cần 1 tiến trình bị deadlock. c. thỏa một trong bốn điều kiện deadlock. d. không thu hồi được tài nguyên. 2. Hãy chỉ ra đâu là các điều kiện gây tắt nghẽn: a. Coffman, Elphick và Shoshani. b. Mutual exclusion, Wait for, No preemption, Circular wait. c. Deadlock, Banker, Semaphore, loop for. d. không xác định được các điều kiện tắt nghẽn. 3. Trong bốn điều kiện gây tắc nghẽn hệ thống, điều kiện nào không xuất hiện thì hệ thống không deadlock: a. tài nguyên không chia sẻ (mutex). b. có chu trình (circular wait). c. không thu hồi tài nguyên (no preemtion). d. bất kỳ điều kiện nào. 4. Đồ thị biểu diễn tài nguyên các đỉnh đồ thị là ___ và các cạnh là ____: a. tài nguyên - tiến trình. b. tài nguyên và tiến trình, số lượng. c. tài nguyên và tiến trình, quan hệ. d. không xác định được tập đĩnh và tập cạnh. 5. Có một đồ thị với các quan hệ như sau P1 R2, P1 R1; P2 R1, P2 R2, ta có kết luận gì về đồ thị này? a. hệ thống bị deadlock. b. hệ thống có thể bị deadlock. c. không thể có mối quan hệ này. d. hệ thống không bị deadlock. 6. Giữa deadlock và trì hoãn vô hạn định, chỉ ra đặc điểm của trì hoãn vô hạn định: a. trì hoãn vô hạn định có cơ hội thoát. b. trì hoãn vô hạn định là deadlock. c. trì hoãn vô hạn định cấp cao hơn deadlock. d. trì hoãn vô hạn định là vòng lặp vô tận. 7. Có một đồ thị như sau P1 R1, R1 P2, R1 P3, P3 R2, R2 P1, R2 P4. Xác định chu trình trong đồ thị trên: a. P1 – R1 – P3 – R2 – P1. b. P1 – R1 – P2 – R2 – P3 – P4 – R2 – P1. c. P1 – P2 – P3 – P4 – R1 – R2 – P1. d. R1 – P3 – R2 – P4 – P2 – P1 – R1.
1 – ĐỀ 2
8. Đâu là một phương pháp xử lý deadlock: a. dùng một protocol. b. giới hạn số lượng tiến trình. c. tăng cường nhiều tài nguyên. d. xây dựng hệ điều hành tốt hơn. 9. Hãy xếp thứ tự quá trình xử lý deadlock: a. phát hiện, ngăn ngừa, xử lý, phục hồi. b. phát hiện, phục hồi, ngăn ngừa, tránh. c. ngăn ngừa, tránh, phát hiện, phục hồi. d. tránh, phát hiện, ngăn ngừa, phục hồi.. 10. Ngăn chặn tắt nghẽn dạng tài nguyên không thể chia sẻ nhưng cho phép kết xuất người ta dùng kỹ thuật gì để giải quyết? a. tăng cường thêm tài nguyên. b. dùng spooling điều phối tài nguyên. c. phân chia thời gian sử dụng xoay vòng. d. tạo ra nhiều tài nguyên ảo. 11. Giải thuật chủ nhà băng (banker) mô phỏng cho những đối tượng nào sau đây? a. đồ thị, giải thuật, chuỗi. b. tiến trình, hệ điều hành. c. tài nguyên, tiến trình. d. vốn, người vay, nhà băng. 12. Cho một hệ thống như sau:
Proc P1 P2 P3 P4
Allocation A B C 1 2 0 2 2 0 0 2 0 1 1 1
A 4 4 7 3
Max B 4 2 4 2
C 1 3 5 5
Biết ban đầu A=7 , B=7 , C=5. Hỏi có mấy chuỗi cấp phát an toàn? a. 0. b. 1. c. 2. d. 3. 13. Cho một hệ thống như sau:
Proc P1 P2 P3 P4
Allocation A B C 1 2 0 2 2 0 0 2 0 1 1 1
A 4 4 7 3
Max B 4 2 4 2
C 1 3 5 5
Biết ban đầu A=7 , B=7 , C=5. Hãy liệt kê các chuỗi cấp phát an toàn. a. P2 P3 P1 P4 và P2 P1 P4 P3. b. P2 P4 P1 P3 và P2 P1 P4 P3. c. P2 P4 P3 P1 và P2 P3 P1 P4. d. P2 P4 P1 P3. 14. Các thiết bị nhập xuất (I/O) có thể chia tương đối thành hai loại là: a. nhập bằng tay và nhập tự động b. thiết bị khối và thiết bị tuần tự c. thiết bị điện tử và thiết bị cơ khí d. loại onboad và loại ngoại vi 15. Đặc điểm của thiết bị khối là chúng có thể được truy xuất (đọc hoặc ghi) các khối như thế nào? a. ngẫu nhiên b. theo thứ tự c. tuỳ theo phần cứng d. phụ thuộc hệ điều hành 16. Chuẩn giao tiếp của thiết bị và bộ điều khiển bắt buộc: a. đồng nhất về linh kiện điện tử b. nhà thiết kế phần mềm phải tuân thủ c. các dòng máy tính giống nhau d. nhà sản xuất thiết bị và bộ điều khiển tuân thủ
2 – ĐỀ 2
17. Sector là một cung từ chứa dữ liệu trên đó. Sector nằm trên đơn vị nào sau đây? a. head b. cylinder c. track d. driver 18. Một đĩa cứng có 4 mặt đĩa, số track/mặt là 2048, số sector/track là 64. Hỏi kích thước đĩa là bao nhiêu? a. 256 MB b. 512 MB c. 512 GB d. 1024 GB 19. Với một đĩa có nhiều mặt đĩa (driver) việc đọc/ghi dữ liệu do bộ điều khiển thực hiện. Bộ điều khiển có thể: a. đọc/ghi trên hai driver b. đọc/ghi trên từng driver c. vừa đọc vừa ghi trên một driver d. vừa đọc vừa ghi trên hai driver 20. Đây là tập hợp các địa chỉ do bộ xử lý phát sinh, gọi là địa chỉ gì? a. địa chỉ logic b. địa chỉ vật lý c. không gian địa chỉ d. địa chỉ thanh ghi bộ xử lý 21. Địa chỉ thật sự ứng với vị trí của dữ liệu trong bô nhớ chỉ được xác định khi nào? a. thực hiện lúc biên dịch chương trình b. thực hiện lúc nạp dữ liệu c. thực hiện lúc chạy chương trình d. thực hiện truy xuất đến dữ liệu 22. Trong mô hình link-loader, đặc điểm nào sau đây cho biết mô hình này không được bảo vệ a. thời điểm biên dịch b. ánh xạ bộ nhớ tương đối sang tuyệt đối c. không kiểm soát địa chỉ phát sinh d. không kiểm soát giới hạn địa chỉ 23. Một yếu điểm của mô hình link-loader: thời điểm kết buộc địa chỉ là thời điểm nạp, do đó nó sẽ có nhược điểm là: a. có nhiều vùng nhớ thừa b. bộ nhớ sử dụng luôn bị quá tải c. không thể xác định vùng nhớ tiếp d. không thể dời tiến trình trong bộ nhớ 24. Việc di chuyển tiến trình về vùng nhớ mới lớn hơn trong kỹ thuật base & bound dựa vào: a. cập nhật địa chỉ tương đối b. cập nhật địa chỉ mới của thanh ghi nền c. nạp lại tiến trình từ đầu d. không thể di chuyển đến vùng nhớ khác 25. Vì sao bộ nhớ bị phân mảnh ngoại vi trong kỹ thuật base & bound? a. do việc dời chỗ tiến trình b. các tiến trình ra/vào để lại khe hở c. do bộ nhớ không đủ lớn d. tất cả a, b, c đều sai. 26. Với cách cấp phát liên tục và trong trường hợp tiến trình được điều phối vào CPU, khi hết thời gian xử lý của nó, tiến trình: a. vẫn nằm trong bộ nhớ b. swap ra bộ nhớ phụ c. chuyển đến vùng nhớ khác d. thay đổi các thanh ghi 27. Trong kỹ thuật cấp pháp không liên tục, cơ chế MMU có nhiệm vụ: a. quản lý các phân đoạn bộ nhớ b. chuyển địa chỉ 2 chiều thành 1 chiều c. quản lý các thanh ghi d. quản lý bảng phân đoạn 28. Để diễn tả đầu và chiều dài các phân đoạn người ta dùng các đại lượng nào sau đây? a. thanh ghi nền và thanh ghi giới hạn b. chiều dài đoạn và số hiệu đoạn c. thanh ghi nền và độ dời (offset) d. số hiệu đoạn (s) và độ dời trong đoạn (d) 29. Cho một bảng phân đoạn (seg, base, limit) với nội dung như sau {; ; }. Cho một địa chỉ logic , hãy tính ra địa chỉ vật lý của nó a. 501 b. 320 c. 949 d. 299 30. Với một bảng phân đoạn được tổ chức trong bộ nhớ, làm sao để kiểm soát sự thay đổi số phân đoạn trong tiến trình? a. cấp số lượng phân đoạn dư rất nhiều b. chuyển một lượng phân đoạn ra vùng nhớ phụ c. dùng thanh ghi đặc tả kích thước d. tổ chức thành các bảng phân đoạn đa cấp
3 – ĐỀ 2
31. Trong kỹ thuật phân đoạn, các phân đoạn có thể được chia sẻ các tiến trình có thể chia sẻ với nhau những gì? a. từng phần chương trình b. toàn bộ chương trình c. cả hai đáp án trên (a, b) d. chia sẻ các bảng phân đoạn 32. Trong kỹ thuật phân đoạn, khi nào thì xuất hiện hiện tương phân mảnh ngoại vi? a. không bao khi nào b. khi các phân đoạn không liên tục c. khi các khối nhớ tự do đều quá nhỏ d. khi các tiến trình không dùng hết phân đoạn 33. Trong kỹ thuật phân trang cơ chế phần cứng hỗ trợ thực hiện chuyển đổi địa chỉ là: a. MMU b. Page Table c. d. base reg và limit reg 34. Một không gian địa chỉ có kích thước là 1024, có kích thước mỗi trang là 32. Hãy cho biết dùng bao nhiêu bit biểu diễn cho địa chỉ logic ? a. 10 bit cho p, 5 bit cho d b. 5 bit cho p, 5 bit cho d c. 5 bit cho p, 15 bit cho d d. 5 bit cho p, 10 bit cho d 35. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa bảng trang thường và bảng trang nghịch đảo? a. chứa các khung trang b. mỗi dòng là một cặp mã tiến trình và số hiệu trang c. mỗi phần tử là bộ lưu vị trí vật lý d. chứa các số hiệu trang và số hiệu khung 36. Phân trang theo yêu cầu (demand paging) là hệ thống sử dụng kỹ thuật _______ a. xây dựng bảng trang theo yêu cầu b. phân trang theo yêu cầu kích thước tiến trình c. phân trang trên bộ nhớ ảo d. phân trang kết hợp với kỹ thuật swapping 37. Cho một chuỗi truy xuất các trang bộ nhớ như sau: 1, 2, 3, 4, 1, 2, 5, 1, 2, 3, 4, 5, áp dụng thuật toán FIFO trên 3 khung trang thì sinh 9 lỗi, áp dụng 4 khung trang thì số lỗi trang sẽ là: a. 0 b. 10 c. 11 d. 12 38. Cho một chuỗi truy xuất các trang bộ nhớ như sau: 1, 2, 3, 4, 1, 2, 5, 1, 2, 3, 4, 2, 5, áp dụng thuật toán tối ưu trên 4 khung trang ban đầu đều trống. Hỏi số lỗi xảy ra là bao nhiêu? a. 6 b. 7 c. 10 d. 13 39. Một máy tính chạy Windows XP, bộ nhớ ảo được tổ chức trên một ổ đĩa logic nào đó (mặc định hoặc do người dùng chỉ định). Bộ nhớ ảo đó là: a. một thư mục ẩn, tên vram. b. một file ẩn, tên pagefile. c. một thư mục ẩn, tên pagefile. d. một file ẩn, tên swap. 40. Giả sử bộ nhớ chính được phân thành các vùng có kích thước A1: 600K, A2: 500K, A3: 200K, A4: 300K (theo thứ tự), cho biết các tiến trình có kích thước P1: 212K, P2: 417K, P3: 112K, P4: 426K (theo thứ tự). Phương pháp cấp phát đoạn nào sẽ không đủ bộ nhớ? a. chỉ mình worst fit. b. worst fit và first fit. c. worse fit và best fir. d. best fit và first fit.
--------HẾT--------
4 – ĐỀ 2
View more...
Comments