bt nhom

September 17, 2017 | Author: Hoa Chau Ta | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Download bt nhom...

Description

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

CẤU TRÚC VỐN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN LỜI MỞ ĐẦU Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Như vậy, các quyết định về vốn suy cho cùng cũng là vì mục tiêu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do dó các quyết định về vốn phải kỹ lưỡng và đầy cân nhắc. Sau khi lựa chọn các loại vốn của công ty, thách thức đối với các nhà quản trị là phải quyết định cấu trúc vốn tối ưu. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có nhiều vốn chưa hẳn đã là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngược lại. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định nguồn tài trợ và phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp. Lựa chon cơ cấu vốn tối ưu cũng là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước đang trong giai đoạn chịu sự biến động rất lớn của nền kinh tế thị trường, nên rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ để tồn tại, thắng trong cạnh tranh mà còn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Một thực trạng nữa hiện nay ở các doanh nghiệp, nhìn chung vốn được cấp nhỏ bé so với nhu cầu, tình trạng thiếu vốn diễn ra liên miên.. gây căng thẳng trong quá trình kinh doanh và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Công cụ mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp không thể không quan tâm khi quyết định cơ cấu vốn của công ty đó là các loại “ đòn bẩy” .Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ “ đòn bẩy” được sử dụng thường xuyên. Cả nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy nợ để tạo ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản hoạt động lớn hơn. Doanh nghiệp thường hay sử dụng 2 loại đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Sử dụng “đòn bẩy” đúng cách sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đáng kể. Còn ngược lại, doanh sẽ phải gánh chịu những rủi ro khó tránh khỏi. Do đó, một khi sử dụng đòn bẩy kinh doanh hay tài chính, các nhà quản trị tài chính cần nghiên cứu kỹ và thận trọng. Hy vọng bài thuyết với chủ đề “ Cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính” sẽ giúp làm rõ hơn những vấn đề như đã trình bày . Nhóm 2

Trang 1

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

I. Cấu trúc vốn : ( Capital structure ) 1. Định nghĩa : Cấu trúc nguồn vốn liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, doanh nghiệp phải xác định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ (debt) và vốn chủ sở hữu (equity), bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Ví dụ:Một công ty phát hành 20 tỷ đồng cổ phiếu và đi vay nợ 80 tỷ đồng, thì cấu trúc vốn của công ty là 20 tỷ đồng từ cổ phiếu, 80 tỷ từ đi vay 2. Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn : a. Nguồn vốn vay : Nguồn vốn vay là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết đồng thời phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nguồn vốn vay mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. * Vay ngắn hạn: Thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm Lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn Thuờng được dùng để bổ sung vốn lưu động * Vay dài hạn: Thời gian đáo hạn dài hơn một năm Lãi suất vay dài hạn thường cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn Thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài sản cố định. Nguồn vốn vay có thể được huy động từ các tổ chức tài chính, ngân hàng hay việc phát hành trái phiếu.

Nhóm 2

Trang 2

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

b. Nguồn vốn chủ sở hữu : Nói đến nguồn vốn chủ sở hữu là nói đến nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động được. Bởi vì, đối với một doanh nghiệp trước khi đi vào họat động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ (vốn góp nếu doanh nghiệp cổ phần,hoặc là vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là doanh nghiệp nhà nước) Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản nợ phản ánh tình hình tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. 3. Các tỷ số đo lường cấu trúc vốn : Các tỷ số thường được dùng để đánh giá và xem xét cấu trúc vốn của doanh nghiệp: Nợ dài hạn Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn: là những khỏan nợ có thời hạn thanh tóan trên một năm chẳng hạn như vay dài hạn bằng phát hành trái phiếu, tài sản thuê mua. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại Vốn cổ phần = Mệnh giá cổ phiếu

x Số cổ phiếu đang lưu hành

Thu nhập giữ lại là thu nhập ròng sau khi đã chi trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức. Cách tính tóan các cổ phần trên đây sử dụng giá trị trên sổ sách kế tóan. Trong thực tế các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo giá trị thị trường: Vốn cổ phần = P x N Trong đó: P: Giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo N: Số cổ phiếu đang lưu hành Ngòai ra người ta còn sử dụng tỷ số tài chính liên quan khi phân tích cấu trúc vốn của doanh nghiệp,đó là: Nợ dài hạn Tỷ Số nợ = Tổng tài sản

Nhóm 2

Trang 3

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

Tổng tài sản bao gồm: Tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng giá trị tòan bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái của bảng cân đối kế tóan. Tỷ số này cho thấy gánh nặng nợ của doanh nghiệp: Tỷ số tự tài trợ =

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Qua tỷ số này có thể thấy được khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp đối với các tài sản khác của mình(khả năng tự chủ về tài chính. Trên cơ sở xem xét mức độ của các tỷ số này nhà quản trị có phương án để tăng hay giảm các tỷ số trên cho phù hợp với tình hình họat động và vị thế tài chính của doanh nghiệp. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp: - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp với thuế suất cao hơn sẽ sử dụng nhiều nợ để đạt lợi ích từ thuế. Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất quan trọng trong cấu trúc vốn. - Chi phí phá sản: - Cơ hội tăng trưởng: Sự bất cân xứng về thông tin yêu cầu một khoản tiền thưởng bổ sung đối với các doanh nghiệp để tăng các nguồn vốn bên ngoài bất chấp chất lượng dự án đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp tăng nợ, khoản tiền thưởng bổ sung phản ánh ở một tỷ suất lợi nhuận yêu cầu cao hơn. Các doanh nghiệp với nhiều cơ hội tăng trưởng có thể nhận ra là sẽ quá đắt nếu sử dụng nợ để tài trợ cho sự tăng trưởng đó. - Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người chủ doanh nghiệp với người cho vay tiềm tàng càng lớn. Do vậy các doanh nghiệp nhỏ thường khó có điều kiện tiếp cận với các khoản tín dụng. Ngoài ra các doanh nghiệp lớn có thể dựa vào lợi thế quy mô lớn trong việc tăng nợ vay dài hạn và có thể có sức đàm phán với các định chế tài chính cao hơn. Tuy nhiên, quy mô cũng được xem là một dấu hiệu cho các nhà đầu tư bên ngoài. Fama và Jensen (1983), Rajan và Zingales (1993) cho rằng các doanh nghiệp lớn có xu hướng công bố thông tin cho người bên ngoài nhiều hơn các Nhóm 2

Trang 4

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

doanh nghiệp nhỏ. Sự bất cân xứng thông tin với các doanh nghiệp lớn là ít hơn làm các doanh nghiệp này có khuynh hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn các khoản nợ và do vậy đòn bẩy nợ sẽ thấp - Khả năng sinh lời: Giới khoa học tài chính vẫn chưa có được sự thống nhất về quan hệ giữa khả năng sinh lời và đòn bẩy nợ. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi nhuận để lại như là nguồn vốn tái đầu tư, sau đó mới sử dụng vốn nợ và phát hành vốn chủ khi cần thiết. Khi đó giữa khả năng sinh lời và đòn bẩy nợ có mối quan hệ nghịch chiều. Tuy nhiên mô hình thuế M&M lại cho rằng các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao nên đi vay nhiều khi các doanh nghiệp đó có nhu cầu lớn hơn để tận dụng rào chắn về thuế thu nhập công ty. Do vậy, khả năng sinh lời có mối quan hệ thuận chiều với cấu trúc nợ. - Ngành kinh doanh: Do rủi ro tài sản, dạng tài sản và yêu cầu các nguồn vốn bên ngoài thay đổi giữa các ngành nên tỷ suất nợ kỳ vọng thay đổi giữa các ngành kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành thường có những đặc tính như nhau so với các doanh nghiệp thuộc các nghành khác. Vì vậy, các ngành thường có xu hướng duy trì cấu trúc nợ tương đối qua thời gian. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc vốn trong quản trị tài chính: Cấu trúc vốn là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu kinh tế - tài chính quan tâm và để nhiều thời gian nghiên cứu.Đứng trên góc độ nhà quản lý tài chính tại doanh nghiệp việc nghiên cứu cấu trúc vốn giúp họ tìm ra lời giải cho những câu hỏi sau: Xác định cấu trúc vốn như thế nào là hợp lý và có lợi cho doanh nghiệp? Nên vay nợ hay là không? Nếu vay nợ, doanh nghiệp gánh chịu rủi ro ở mức độ nào? Việc hiểu tường tận về cấu trúc vốn các nhà quản trị sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ở trên, từ đó đề ra các quyết định tài trợ đúng đắn nhằm tăng hiệu quả họat động của doanh nghiệp. Gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Nhóm 2

Trang 5

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

II. Đòn bẩy kinh doanh ( Operating Leverage): 1. Khái niệm: Đòn bẩy kinh doannh( operating leverage) là mức độ sử dụng chi phi kinh doanh cố định của công ty. Cụ thể ở đây chúng sẽ nghiên cứu về chi phí cố định và chi phí biến đổi. Lưu ý: chúng ta chỉ sử dụng khái niệm đòn bẩy kinh doanh trong phân tích ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi. Trong ngắn hạn, quy mô hay công suất kinh doanh của một công ty đã được thiết lập, chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi số lượng sản xuất hay tiêu thụ thay đổi. Chi phí cố định bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý. Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ thay đổi, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng , một phần chi phí quản lý hành chính. 2. Bản chất: Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến kết quả của các cách kết hợp khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.Cũng như trong vật lý, đòn bẩy nghĩa là sử dụng điểm tự cố định để đẩy một vật lên cao,còn trong tài chính, đòn bẩy kinh doanh là dựa vào chi phí cố định để đẩy EBIT lên. Nói cách khác, tỷ số giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi mà công ty sử dụng đã quyết định đòn cân nợ kinh doanh bao nhiêu. Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi công ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp. 3. Ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Công ty sử dụng đòn bẩy hoat động với mục đích gia tăng EBIT với tốc độ lớn hơn so với không sử dụng khi doanh thu thay đổi. Do chi phí kinh doanh cố định là chi phí không đổi theo doanh thu cho nên khi sử dụng đòn bẩy kinh doanh

Nhóm 2

Trang 6

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

đến một sản lượng tiêu thụ hòa vốn nào đó thì toàn bộ doanh thu trở thành lợi nhuận trước thuế và lãi. Ví dụ : Bảng 1: Ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh lên lợi nhuận: Công ty F

Công ty V

Phần A: Trước khi thay đổi doanh thu Doanh thu Chi phi kinh doanh Chi phí cố định Chi phí biến đổi Lợi

nhuận

10.000 7.000 2.000

Công ty 2F 19.500

11.000 2.000 7.000

14.000 3.000

kinh

doanh( EBIT) Tỷ số đò bẩy kinh doanh

0,82

Chi phí cố định/ tổng chi

0,78

0,22

0,72

Chi phí cố định/ doanh thu Phần B: Sau khi doanh thu

0,70

0,18

29.250

15.000

16.500

7.000 3.000 5.000

2.000 10.500 4.000

14.000 4.500 10.750 330%

400%

100%

phí

tăng 50% những năm kế tiếp Doanh thu Chi phí kinh doanh Chi phí cố định Chi phí biến đổi Lợi nhuận kinh doanh (EBIT) Phần trăm thay đổi EBIT (EBITt-EBITt-1)/EBITt-1

.

4 Phân tích điểm hòa vốn: Mặc lợi của đòn bẩy kinh doanh là khuếch đại EBIT doanh thu tăng vượt qua điểm hòa vốn. Tuy nhiên, mặt bất lợi của đồn bẩy kinh doanh là làm giảm EBIT nếu doanh thu không tăng vượt qua điểm hòa vốn. •

Nhóm 2

Vậy điểm hòa vốn là gì?

Trang 7

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó sản lượng hoặc ở đó doanh thu bằng tổng chi phí, do đó lợi nhuận bằng 0. Trong phân tích đòn bẩy kinh doanh điểm hòa vốn rất quan trọng. •

Phân tích hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố

định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ. •

Điểm hòa vốn được xác định dựa trên những giả định sau:

 Giá bán không đổi  Biến phí đơn vị sản phẩm cố định và tăng tỷ lệ theo theo khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ.  Tổng định phí không đổi. Những giả định trên trọng những phân tích ngắn hạn, có nghĩa là trong điều kiện quy mô sản xuất đã được xác lập và giá không đổi. Giới hạn sản lượng là công suất thiết kế tối đa, nếu sản lượng tăng vượt mức công suất tối đa thì tất cả các giả định trên không còn phù hợp nữa vì lúc này tổng định phí sẽ tăng và biến phí cũng có thể thay đổi. •Trong kinh doanh chúng ta phải đầu tư chi phí cố định, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ sẽ sẽ tạo ra doanh thu, nếu doanh thu đủ lớn để bù đắp được chi phí cố định và chi phí biến đổi thì công ty sẽ có lợi nhuận, còn ngược lại nếu doanh thu quá thấp, phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi không đủ bù đắp chi phí cố định công ty sẽ bị lỗ. •Khi doanh thu doanh thu đã vượt qua mức đủ bù đắp chi phí cố định và chi phí biến đổi thì công ty có thể gia tăng lợi nhuận càng nhanh, bởi vì những công ty có chi phí cố định lớn thường tiết kiệm chi phí biến đổi hơn và khả năng gia tăng doanh thu lớn hơn. •Phân tích hòa vốn là nội dung quan trọng trong việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí –khối lượng –lợi nhuận. Nó giúp người quản lý xác định được sản lượng, doanh thu hòa vốn để xác định vùng lãi lỗ của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản lý sẽ có những chiến lược trong sản xuất và trong cạnh tranh để đưa sản lượng ,doanh thu của mình vượt lên điểm hòa vốn này trong dài hạn. •Công thức hòa vốn:

Nhóm 2

Trang 8

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

Đặt EBIT: là lợi nhuận trước thuế và lãi ( lợi nhuận hoạt động) P : là đơn giá bán V : biến phía đơn vị P-V : là lãi gộp Q: là số lượng sản xuất và tiêu thụ F: là định phí Q0 : là sản lượng hòa vốn Tại điểm hòa vốn thì doanh thu bằng chi phí nên EBIT= 0. Do đó ta có: P.Q0 = V.Q0 + F ⇔ ( P – V).Q0 = F ⇔ Q0 = F/(P - V ) Hay: Tổng định phí (F) Sản lượng hòa vốn Q0

= Giá bán (P) –Biến phí (V)

Doanh thu hòa vốn S0 = Giá bán x Sản lượng hòa vốn(Q0) Đồ thị : Minh họa về sản lượng hòa vốn Doanh thu, chi phí S TC Biến phí TC0 Định Phí F Q0

Q

O Sản lượng tiêu thụ Nhận xét: -Khi sản lượng đạt được mức Q0 thì tổng chi phí TC0 tương ứng với mức doanh thu S0 . Trong trường hợp này đường tổng chi phí TC nằm trên đường đường doanh thu S , chứng tỏ với mức sản lương bán ra Q0 và doanh thu thu vào Nhóm 2

Trang 9

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

đạt mứv So thì không thể nào bù đắp được tổng chi phí. Do đó mà doanh nghiệp bị lỗ. Ví dụ : Công ty A chuyên sản xuất xe đạp có đơn giá bán là 50$, chi phí cố định hàng năm là 100 000$ và chi phí biến đổi là 25$ / đơn vị. Từ dữ liệu bà toán ta có đồ thị mô tả quan hệ giữa tổng doanh thu, tổng chi phí kinh doanh và lợi nhuận tương ứng với từng mức sả phẩm như sau: P(1000$) S TC 200

Biến phí Định Phí

100

O

2000

4000

Q(đơn vị)

- Xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn: Áp dụng công thức ta có sản lượng hòa vốn là: Q 0 = Tổng định phí (F)/ (Giá bán (P) – Biến phí (v)) 4000

Hay Q0 = (50 − 25 ) = 4000 (đơn vị) Doanh thu hòa vốn sẽ là: 50

× 4000 = 200 000 $

Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ là vượt quá 4000 đơn vị thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại dưới 4000 đơn vị thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Ý nghĩa của việc phân tích điểm hòa vốn: - Phân tích hào vốn giúp cho Doanh nghiệp lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp với quy mô thị trường, đồng thời lựa chọn hình thức đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro do sự biến động sản lượng tiêu thụ sản phẩm.

Nhóm 2

Trang 10

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

- Việc lựa chọn quy mô và công nghệ đầu tư phụ thuộc vào quy mô thị trường, nếu quy mô thị trường nhỏ hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh, một dự án có điểm hòa vốn thấp sẽ ít rủi ro hơn một dự án có điểm hòa vốn cao. Tuy nhiên trong quy mô thị trường có tiềm năng lớn một dự án có quy mô lớn sẽ có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao hơn. - Đối với một cong ty đang phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp công ty thấy được tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà doanh thu phải phấn đấu vượt qua để duy trì lợi nhuận kinh doanh. Một công ty có rủi ro kinh doanh tiềm ẩn cao khi doanh thu hòa vốn cao. Điểm hòa vốn cho thấy mức độ sủ dụng chi phí kinh doanh cố định của một công ty hay mức độ sử dụng đòn bảy kinh doanh cảu công ty. Qua việc phân tích bằng đồ thị ta thấy định phí đóng một vai trò quan trọng đối với khỏan lãi hay lỗ trong họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đo định phí càng lớn doanh nghiệp càng gánh nhiều rủi ro. 5. Độ bẩy kinh doanh( degree of operating leverage – DOL): a. Khái niệm: DOL là đại lượng đo mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, được tính bằng phần trăm thay đổi của nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng(doanh thu tiêu thụ). b.Công thức tính: Độ bẩy kinh doanh được xác định theo công thức sau: Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động DOL =

(*) Phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu)

DOL =

EBIT / EBIT Q / Q

Do độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng ( hoặc doanh thu) khác nhau nên khi nói đến độ bẩy chúng ta chỉ nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng nào đó. Trên thực tế để thu thập được số liệu về EBIT là không dể dàng nên để tiện cho việc tính toán, ta có phép biến đổi như sau: Nhóm 2

Trang 11

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

Vì lãi gộp bằng doanh thu trừ chi phí nên ta có: EBIT = PQ – (VQ + F) = PQ – VQ – F = Q(P – V) – F Do giá bán và chi phí cố định là không đổi nên ∆EBIT = ∆ Q(P – V)



∆Q(P - V) ∆EBIT = Q( P - V ) - F EBIT

Thay vào (*) ta có : DOL =

∆Q( P −V ) Q( P −V ) − F ∆Q Q





Q ( P −V )

∆Q ( P −V ) =  Q ( P −V ) − F  . ∆Q = Q ( P −V ) − F   Q

Chia cả tử và mẩu cho ( P – V ) ta được : Q ( P −V ) Q ( P −V ) DOL = Q( P −V ) − F = Q − Q (**) 0 ( P −V )

Hai công thức (*) và (**) dùng để tính độ bẩy theo số lượng Q. Hai công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty nào mà sản phẩm đơn chiếc, chẳng hạn như xe hơi hay máy tính. Đối với những công ty mà sản phẩm đa dạng và khó tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng tiêu chuẩn độ bẩy theo doanh thu. Công thức như sau: DOL =

S −V EBIT + F = (***) với S là doanh thu còn V là chi phí S −V − F EBIT

biến đổi. Xét ví dụ đã đưa ra về công ty A, ta có: DOL tại mức sản lượng Q= 6000 ( đơn vị) là: DOL=

6000 =3 6000 − 4000

DOL tại mức sản lượng Q= 7000 ( đơn vị ) là: DOL=

7000 1 =2 7000 − 4000 3

Độ bẩy kinh doanh tại mức sản lượng Q( 6000) là 3 có nghĩa là từ mức sản lượng tiêu thụ là 6000 ( đơn vị), cứ mỗi phần trăn thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận đạt được sẽ thay đổi 3%. Từ mức sản lượng 6000 ( đơn vị) lên 7000

Nhóm 2

Trang 12

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

( đơn vị ) thì độ bẩy kinh doanh giảm từ 3 xuống 2

1 . Do đó, kể từ điểm hòa vốn 3

nếu sản lượng càng tăng thì độ bẩy càng giảm. 6. Quan hệ giữa độ bẩy kinh doanh và điểm hòa vốn: Để thấy được mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn ta xét bảng lợi nhuận và độ bẩy hoạt động tại nhiều mức sản lượng khác nhau như sau: Số lượng sản xuất

Lợi

nhuân

kinh

Độ bẩy hoạt động

và tiêu thụ (Q) doanh (EBIT) (DOL) 0 - 100 000 0,00 1000 -75 000 -0,33 2000 -50 000 -1,00 3000 -25 000 -3,00 4000 0 Không xác định 5000 25 000 5,00 6000 50 000 3,00 7000 75 000 2,33 8000 100 000 2,00 Từ bảng ta thấy sản lượng di chuyển càng xa điểm hoà vốn thì lợi nhuận kinh doanh hoặc lỗ sẽ càng lớn, ngược lại độ bẩy lại càng nhỏ.

Đồ thị miêu tả mối quan hệ sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động

Nhóm 2

Trang 13

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

Ta có đồ thị trên là do tiến hành khảo sát hàm số y= x/ (x –a) với y là DOL , x là Q, a là Q0. Nhận xét: - Độ bẩy hoạt động tiến dần đến vô cực khi số lượng sản xuất cà tiêu thụ dần tiến đến điểm hòa vốn. -Khi số lượng sản xuất và tiêu thụ càng vượt xa điểm hòa vốn thì độ bẩy sẽ tiến dần đến 1. 7. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp: Rủi ro của doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận giảm. Các yếu tố chính của riuir ro của doanh nghiệp là sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất. Độ bẩy hoạt động cũng là một bộ phận của rủi ro của doanh nghiệp, nó tác động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của hai yếu tố trên lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy kinh doanh không phải là nguồn gốc của rủi ro, vì độ bẩy cao cũng không có ý nghĩa gì khi doanh thu cà cơ cấu chi phí cố định. Do vậy mà không nên đồng nhất coi độ bẩy hoạt động cũng là rủi ro của doanh nghiệp, vì nguồn gốc là do sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất, nhưng độ bẩy có tác động khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận nên nó cũng khuếch đại rủi ro của doang nghiệp. Từ góc độ này có thể coi độ bẩy hoạt động là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ thành rủi ro khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất. 8. Ý nghĩa của độ bẩy kinh doanh đối với doanh nghiệp:

Nhóm 2

Trang 14

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

Độ bẩy kinh doanh chính là công cụ giúp nhà quản trị biết được sự thay đổi doanh thu có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách thu và chi của mình. Nhưng nhìn chung, các công ty không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao bởi vì chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ doanh thu cũng dễ dẫn đến lỗ trong hoạt động. III. Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) : 1. Nội dung: a. Định nghĩa: Đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư. b. Đặc điểm đòn bẩy tài chính: - Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ - Công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính. Không có một công ty nào bị ép buộc phải sử dụng nợ và cổ phiếu ưu đãi để tài trợ cho hoạt động của mình mà thay vào đó công ty có thể sử dụng nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu thường. 2. Phân tích quan hệ EBIT và EPS: a. Nội dung: - Lợi nhuận trước thuế và lãi ( earnings before interest and taxes_EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. EBIT được đề cập đến như "khoản kiếm được từ hoạt động", "lợi nhuận từ hoạt động" hay "thu nhập từ hoạt động".

Nhóm 2

Trang 15

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

-Lợi nhuận trên cổ phần EPS (earnings per share) là chỉ số nói lên phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Đây cũng có thể coi như phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là chỉ số xác định khả năng lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư) - Phân tích quan hệ EBIT-EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đới với lợi nhuận trên cổ phần. - Từ sự phân tích xác định điểm bàng quan (indifferent point)_điểm của EBIT mà ở đó các phương án tài trợ (phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, nợ) đều mang lại EPS như nhau. b. Công thức tính: - Xác định EPS : EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Lợi nhuận sau thuế cổ phiếu ưu đãi được hưởng)/Tổng số cổ phiếu thường phát hành - Xác định điểm bàng quan: + Bằng phương pháp hình học: Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS chúng ta tìm ra điểm bàng quan, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đó bất kỳ phương án nào cũng đem lại EPS như nhau. Đới với mỗi phương án, chúng ta vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS với tất cả các điểm của EBIT.

6

E P S

Nợ

CP ưu đãi

5

Cp thường

4 3

Điểm bàng quan giữa tài trợ cp ưu đãi và cp thường

2 1 0 0

Nhóm 2

100

200

300

400

500

600

700 EBIT

Trang 16

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

+ Bằng phương pháp đại số: Tính EPS theo EBIT cho mỗi phương án ,sau đó thiết lập phương trình cân bằng như sau: (EBIT1,2 – I1)(1- t)- PD1

=

(EBIT1,2 – I2)(1- t)- PD2

NS1

NS2

Trong đó: EBIT1,2 : EBIT bàng quan giữa 2 phương án tài trợ 1 và 2 I1, I2 : lãi phải trả hàng năm tương ứng với phương án tài trợ 1 và 2 PD1, PD2 : cổ tức phải trả hàng năm theo phương án tài trợ 1 và 2 t : thuế suất thếu thu nhập công ty NS1, NS2 : số cổ phần thông thường theo phương án 1 và 2 c. Ý nghĩa của điểm bàng quan: Điểm bàng quan cho ta biết nếu EBIT thấp hay cao hơn điểm bàng quan thì phương án tài trợ nào tạo ra được EPS cao hơn hay thấp hơn từ đó lựa chon phương án tài trợ phù hợp. 3. Độ bẩy tài chính: a. Định nghĩa: DFL (Degree of Financial Leverage) là tỷ số đòn bẩy cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty b. Công thức tính: Công thức xác định tỷ lệ đòn bẩy tài chính như sau: DFLEBIT= (% thay đổi trong EPS) / (% thay đổi trong EBIT) = %EPS / %EBIT =

EBIT EBIT – I - {PD / (1- t)}

Phương án tài trợ bằng nợ thì PD= 0. Khi đó: DFLEBIT = EBIT / (EBIT-I) c. Ví dụ: Để làm rõ hơn, ví dụ công ty cần huy động thêm 50 triệu. Công ty xem xét 3 phương án huy động vốn: + Phát hành cổ phiếu thường + Phát hành trái phiếu lãi suất 12% + Phát hành cổ phiếu ưu đãi vổ tức 11%

Nhóm 2

Trang 17

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

Công ty có EBIT hiện tại là 15 triệu nếu mở rộng sản xuất EBIT kỳ vọng là 27 triệu. Thuế thu nhập công ty là 40% Ta có xác định độ bẩy tài chính như sau: + Dùng phương án tài trợ bằng nợ: DFLEBIT=27.000.000 =

EBIT / ( EBIT – I) = 27.000.000 / (27.000.000 -

6.000.000 ) = 1,285 + Dùng phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi: DFLEBIT=27.000.000 =

EBIT EBIT – I - {PD / (1- t)} =

27.000.000 27.000.000 – {5.500.000 / (1 – 0,4 )

= 1,51 Độ bẩy tài chính của phương án dùng cổ phiếu ưu đãi lớn hơn độ bẩy của phương án dùng nợ có nghĩa là mức biến động của EPS khi EBIT biến động đối với phương án tài trợ tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi cao hơn phương án tài trợ bằng nợ. Và điều này phụ thuộc vào vấn đề tiết kiệm thuế do sử dụng nợ với chi phí trả cổ tức.  Nếu PD > (1-t) I thì

DFL(nợ) < DFL(CP ưu đãi)

 Nếu PD < (1-t) I thì

DFL(nợ) > DFL(CP ưu đãi)

4. Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính: - Về mặt tích cực, các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn đồng nghĩa là sự dao động trong EPS cũng tăng tương ứng.Hầu hết các công ty đang bị định giá thấp đều mong muốn có một EPS khả quan và do đó tỷ số DFL có thể được sử dụng để công ty quyết định xem mức độ đòn bẩy công ty cần sử dụng là bao nhiêu để đạt được mục tiêu cần thiết.

Nhóm 2

Trang 18

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

- Về mặt tiêu cực, nguy cơ mất khả năng thanh toán có thể được gây ra bởi việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Doanh nghiệp càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính cao. IV. Đòn bẩy tổng hợp (Total Leverage ): 1. Đòn bẩy tổng hợp : Bằng cách kết hợp đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động chúng ta sẽ có được đòn bẩy tổng hợp. 2.Tác động của đòn bẩy tổng hợp đến doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có mức độ đòn bẩy tài chính và kinh doanh cao, một sự thay đổi nhỏ trong doanh số sẽ dẫn tới một sự biến đổi lớn trong EPS. 3. Công thức tính độ bẩy tổng hợp( DTL = degree of total leverage): DTL = DOL x DFL DOL: độ bẩy hoạt động DFL: Độ bẩy tài chính DTL = Q ( P - V) Q(P-V)-FC-I Trong đó Q là số lượng sản phẩm sản xuất và bán ra P là giá mỗi sản phẩm V là chi phí biến đổi tính trên mỗi sản phẩm FC là chi phí cố định (fixed costs) I : lãi suất đi vay Hoặc công thức 2 DTL = (EBIT+FC)/{EBIT-I-[PD/(1-t)]} PD là phần chia cổ tức ưu đãi 4. Một ví dụ về đòn bẩy tổng hợp: Công ty newco sản xuất và bán ra được 140000 đơn vị sản phẩm hàng năm. Công ty này có chi phí biến đổi là 20$/sản phẩm, và tổng chi phí cố định là 2.4 triệu đô la. Lãi suất của chi phí đi vay hằng năm là 100.000 đô la. Nếu doanh số của newco tăng 20% thì điều gì sẽ ảnh hưởng đến eps. Biết mỗi sản phẩm giá 50$.

Nhóm 2

Trang 19

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

DTL= Q(P–V) Q(P – V) – F - I Đòn bẩy tổng hợp của công ty newco : DTL = 14000(50/20) /((140000*302400000 - 100000))=2.47 Nếu doanh số của newco tăng 20% thì EPS của công ty sẽ tăng 20%x2.47= 49.4%. Từ ví dụ trên ta thấy nếu DTL càng lớn thì EPS kì vọng càng cao khi doanh số bán ra tăng. Tuy nhiên rủi ro cũng rất lớn khi công ty làm ăn không có lãi. 5. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Môt công ty đồng thời có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao và đòn bẩy tài chính cao ( đòn bẩy tổng hợp cao) thì sẽ rất rủi ro trong đầu tư khá lớn. Tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao nghĩa là doanh nghiệp tạo ra ít doanh thu như lợi nhuận biên tế lớn. Điều này tạo ra rủi ro trong việc dự báo doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai. Vì chỉ cần một sai số rất nhỏ cũng làm khoảng cách sai lệch đáng kể giữa dòng tiền thực tế và dòng tiền dự đoán. Nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của công ty trong tương lai. Rủi ro doanh nghiệp gặp phải sẽ tăng lên cực đại khi tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao kết hợp thêm với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao trong khi lãi suất sinh lợi thực tế không cao. Do đó sẽ làm giảm vốn trên chủ sỡ hữu và ROE của doanh nghiệp 6. Đòn bẩy tổng hợp vừa có thể làm gia tăng EPS của doanh nghiệp vừa có thể làm gia tăng rủi ro của doanh nghiệp Ví dụ: Một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh như sau EBIT = $500,000 Chi phí cố định FC = $100,000 Chi phí biến đổi là $18.75 một sản phẩm Giá $43.75/sản phẩm. Trường hợp 1: Doanh nghiệp không phải đi vay, lúc này giá mỗi cổ phiếu kì vọng là $100,000

Nhóm 2

Trang 20

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

Trường hợp 2: Hằng năm doanh nghiệp phải trả $100,000 tiền lãi đi vay. Lúc này giá mỗi cổ phiếu kì vọng là $50,000 ( do phải chịu rủi ro nên giá mỗi cổ phiếu của trường hợp 2 thấp hơn trường hợp 1) Bài làm Trường hợp 1. EBIT Lãi phải trả EBT Thuế suất (30%) EAT Chia cổ tức ưu đãi Lợi nhuận sau thuế Giá mỗi cổ phiếu kì

Trường hợp 1 $500,000 0 $500,000 $150,000 $350,000 0 $350,000 $100,000

Trường hợp 2 $500,000 $100,000 $400,000 $120,000 $280,00 0 $280,000 $50,000

EPS kì vọng

$3.5

$5.6

vọng

Trường hợp 1: Ta có DTL = (500000+100000)/500000 = 1.2 Trường hợp 2: Ta có DTL = ( 500000+100000)/(500000-100000)= 1.5 So sánh 2 trường hợp ta thấy. Trường hợp 1 Trường hợp 2

EPS kì vọng $3.5 $5.6

DTL 1.2 1.5

Kết luận. EPS kì vọng càng cao thì doanh nghiệp chịu rủi ro càng cao ứng với mức DTL càng cao.

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhóm 2

Trang 21

Bài tập nhóm môn Tài chính doanh nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

1.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ts Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê năm 2006) 2.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ts Lưu Thị Hương, Đại học Kinh tế quốc dân) 3. www.tailieu.vn

Nhóm 2

Trang 22

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF