Bài Tập Hỗn Dịch- Nhu Tuong

May 1, 2017 | Author: Phạm Phước Đầy | Category: N/A
Share Embed Donate


Short Description

Bài tập hỗn dịch nhũ tương dành cho DSTH...

Description

BÀI TẬP HỖN DỊCH Trả lời ngắn các câu sau 1. Nêu tên 3 thành phần của một hỗn dịch 2. Theo kich thước của tiểu phân rắn phân tán, có 2 loại hỗn dịch 3. Hai loại hỗn dịch dựa theo bản chất của môi trường phân tán 4. Phân loại hỗn dịch theo đường sử dụng 5. Kể tên 3 giai đoạn của quá trình điều chế hỗn dịch bằng phân tán cơ học 6. Chất rắn phân tán trong hỗn dịch được chia thành 2 loại A. Chất rắn thân nước B. 7. Hai phương pháp điều chế hỗn dịch Trả lời đúng sai các câu từ 8 đến 22 8. Hỗn dịch là hệ phân tán vi dị thể của tướng rắn phân tán trong môi trường lỏng hay mềm. 9. Môi trường phân tán có thể là thân nước hay thân dầu. 10. Chất rắn phân tán có thể thân nước hay sơ nước. 11. Điều chế hỗn dịch nước với chất rắn sơ nước dễ hơn chất rắn thân nước. 12. Điều chế hỗn dịch bắt buộc phải dùng chất gây thấm. 13. Hỗn dịch thuốc phải đạt yêu cầu đục đều, không phân lớp hoặc lắng cặn ở đáy chai. 14. Hỗn dịch uống chỉ có thể là hỗn dịch nước. 15. Hỗn dịch tiêm chỉ có thể là hỗn dịch nước. 16. Hỗn dịch dùng ngoài có thể là hỗn dịch nước và hỗn dịch dầu. 17. Hỗn dịch điều chế theo phương pháp phân tán cơ học, bền vững hơn (phân chia nhỏ hơn) phương pháp ngưng kết. 18. Hỗn dịch đa liều không được điều chế với hoạt chất độc A, B ít tan. 19. Giai đoạn nghiền ướt trong quá trình điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học là quan trọng nhất. 20. Có thể lọc hỗn dịch qua rây để loại các tiểu phân kích thước quá lớn. 21. Môi trường phân tán của hỗn dịch có thể là một nhũ tương. 22. Potio hỗn dịch là hỗn dịch uống mà thành phần có chất làm ngọt.

Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 23 đến 27 23. Hỗn dịch thô, các tiểu phân rắn có kích thước: 24. Hỗn dịch mịn, các tiểu phân rắn có kích thước: 25. Dược chất rắn nào sau đây thân nước: A. Terpin hydrat

B. Lưu huỳnh

C. Bismuth nitrat kiềm

D. Long não

E. Menthol

26. Chất gây thấm nào sau đây đúng cho hỗn dịch nước: A. Gôm Arabic

B. Span

C. Cholesterol

D. Tween 80

E. A và D đúng

27. Chất gây thấm nào sau đây dùng cho hỗn dịch dầu: A. Gôm Arabic

B. Span

C. Tween 80

D. Lecithin

E. B và D đúng

BÀI TẬP NHŨ TƯƠNG

28.Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vi dị thể gồm 2 pha 29.Pha nước (tướng nước) là chất lỏng có bản chất: 30.Pha dầu (tướng dầu) là chất lỏng có bản chất: 31.Pha phân tán còn được gọi là: 32.Pha ngoại còn được gọi là: 33.Thành phần của nhũ tương gồm: 34.Hai kiểu nhũ tương chính là: 35.Hai nhóm nhũ tương theo nguồn gốc: 36.Ba nhóm ngũ tương theo đường sử dụng: 37.Nêu 3 phương pháp điều chế nhũ tương 38.Yêu cầu cảm quan đối với nhũ tương phải là: 39.Kể tên 3 chất nhũ hóa tạo nhũ tương D/N 40.Kể tên 3 chất nhũ hóa tạo nhũ tương N/D Trả lời đúng sai các câu từ 41 đến 59

41.Nhũ tương là những hệ phân tán vi dị thể của hai chất lỏng không đồng tan với nhau. 42.Nhũ tương là những hệ phân tán vi dị thể, cấu tạo bởi một chất lỏng ở dạng tiểu phân rất nhỏ phân tán trong một chất lỏng khác đồng tan hoặc trộn lẫn được. 43.Kiểu nhũ tương là N/D khi pha phân tán là nước, còn môi trường phân tán là dầu. 44.Khi pha nội là dầu, pha ngoại là nước trong một hệ phân tán thì nhũ tương tạo thành sẽ là kiểu D/N. 45.Các chất nhũ hóa dễ tan trong nước sẽ tạo kiểu nhũ tương N/D. 46.Kiểu nhũ tương hình thành (N/D hoặc D/N) phụ thuộc chủ yếu vào bản chất và tỉ lệ của các chất nhũ hóa trong hệ. 47.Các chất nhũ hóa dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương N/D. 48.Các nhũ tương dùng uống bao giờ cũng điều chế ở dạng N/D. 49.Các nhũ tương tiêm hoặc dùng ngoài có thể ở dạng D/N hoặc N/D. 50.Gôm arabic là chất nhũ hóa tạo nhũ tương N/D. 51.Cholesterol là chất nhũ hóa tạo nhũ tương N/D 52.Các Tween là chất nhũ hóa tạo nhũ tương D/N 53.Các Span là chất nhũ hóa tạo nhũ tương kiểu D/N. 54.Lecithin là chất nhũ hóa mạnh, dễ phân tán trong nước thường dùng làm chất nhũ hóa tạo nhũ tương D/N. 55.Điều chế nhũ tương theo phương pháp keo khô phải phối hợp chất nhũ hóa dạng bột khô vào tướng ngoại. 56.Điều chế nhũ tương theo phương pháo keo ướt phải hòa tan chất nhũ hóa vào tướng ngoại, rồi thêm từ từ tướng nội vào. 57.Điều chế nhũ tương theo phương pháp keo khô chỉ áp dụng ở qui mô nhỏ với dụng cụ điều chế là cối chày. 58.Nhũ tương là dạng thuốc phân tán vi dị thể nên bền vững, khó bị tách lớp. 59.Bao bì nhũ tương phải có thể tích lớn hơn thể tích thuốc và trên nhãn phải ghi “lắc trước khi dùng”. Chọn một trả lời đúng nhất cho các câu từ 60 đến 64

60.Gôm arabic và gôm Adragant thuộc nhóm chất nhũ hóa 61.Cholesterol thuộc nhóm chất nhũ hóa 62.Nhũ dịch là nhũ tương thuốc sau: A. Nhũ tương lỏng kiểu D/N dùng ngoài da B. Nhũ tương đặc kiểu D/N dùng ngoài C. Nhũ tương đặc kiểu N/D dùng để tiêm D. Nhũ tương lỏng kiểu D/N dùng đường uống E. Nhũ tương đặc kiểu N/D dùng ngoài

63.Pha dầu gồm các dược chất và tá dược sau, ngoại trừ: A. Vitamin A

B. Vitamin D

D. Glycerin

E. Tinh dầu

C. Dầu, mỡ, sáp

64.Pha nước gồm các dược chất và tá dược sau, ngoại trừ: C. Tinh dầu

A. Vitamin B1

B. Glycerin

D. Cồn etylic

E. Nước khử khoáng

ĐÁP ÁN: Câu 8 ĐA Đ

9 Đ

10 Đ

11 S

12 S

13 S

14 S

15 S

16 Đ

17 Đ

18 Đ

19 Đ

20 S

21 Đ

22 Đ

23

24

25 C

26 E

Câu 27 ĐA B

41 42 Đ S

43 Đ

44 Đ

45 S

46 Đ

47 Đ

48 S

49 Đ

50 S

51 Đ

52 Đ

53 S

54 Đ

55 S

56 Đ

57 Đ

58 S

Câu 59 ĐA Đ

60 61

62 D

63 D

64 C

View more...

Comments

Copyright ©2017 KUPDF Inc.
SUPPORT KUPDF